Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TUAN 34 BUOI 1 LOP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.23 KB, 24 trang )

TUẦN 34
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Tiết 67 : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-
li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- Rèn cho HS đọc đúng và trả lời câu hỏi thành câu đủ ý .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ : 3 HS đọc TL bài: Sang năm con lên bảy
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Luyện đọc
Mt: Đọc trôi chảy. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
- Gọi 1 HS khá đọc bài trước lớp.
GV treo tranh minh hoạ lên cho HS quan sát và giới
thiệu tranh.
-Cho HS đọc phần xuất xứ của đoạn trích.
GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu => mà đọc được .
+ Đoạn 2: Tiếp theo => vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài
.
-Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh các từ
hay đọc sai : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi…
-Lần 2: HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần
giải nghĩa từ


- Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
+1 HS khá đọc bài cả lớp
theo dõi. HS quan sát .
+1 HS đọc, cả lớp lắng
nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu
đoạn
+ học sinh nối tiếp nhau đọc
bài, lớp theo dõi đọc thầm
theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải
trong SGK.
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo
dõi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mt:Hiểu ý nghĩa truyện.
Đoạn 1 HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
(?) Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? ( …
Rê –mi học chữ trên đường hai thầy trò đi kiếm
sống )
(?)Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? (Lớp học
rất đặc biệt. Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách
là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh
gỗ nhặt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi.)
(?)Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau
như thế nào.? (Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra
những
-HS đọc thầm và trả lời câu
hỏi
-Nhận xét, bổ sung.

1
chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt
hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao
giờ quyên.)
Đoạn 2 +3 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất
hiếu học.?( Các chi tiết đó là: Lúc nào trong túi Rê-
mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp. Chẳng bao lâu
Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê
trách… )
- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học
tập của trẻ em?( Trẻ em cần được quan tâm, chăm
sóc, tạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập…)
- Bài văn trên cho ta biết nội dung gì?
Nôi dung : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm
giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm
học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
+ Cả lớp đọc thầm, trả lời
câu hỏi.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ HS tự trả lời theo hiểu biết
của mình .
+2HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Mt: Đọc diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài
Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Lớp nhận xét .
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên
bảng và hướng dẫn HS đọc.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên.

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm 2 .
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương – khen những HS đọc
hay.
+ 3 HS thực hiện đọc. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét .
+ HS lắng nghe
+HS luyện đọc diễn cảm
theo nhóm.
+ Đại diện nhóm thi đọc.
Lớp nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Yc HS về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị
bài: “ Nếu trái đất thiếu trẻ em ”
**********************************************************
Toán
Tiết 166 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS: Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều .
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
- Hỗ trợ đặc biệt: Giúp HS nắm vững và biết tính vận tốc, quãng đường ,thời gian ….
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
HS: Xem trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: 2 HS làm lại bài 3,4 ( trang 171)
2. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Mt: Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều
Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . Cho HS trao đổi
để xác

+ 1 HS đọc, lớp đọc
thầm theo .
2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
định dạng toán . Cả lớp làm bài vào vở, GV quan sát
giúp đỡ HS yếu . Gọi 3 HS lên làm trên bảng .
- GV nhận xét chữa bài
a) Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là 120 : 2,5 = 48 ( km/giờ )
b)Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là 15 x 0,5 =7,5
( km)
c) Thời gian người đó cần để đi là 6 : 5 = 1,2 ( giờ )
Đáp số : a. 48 km/giờ ; b. 7,5 km; c. 1,2 giờ
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . Yêu cầu HS tự làm
vào vở . Gọi 1 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài
làm trên bảng, sửa bài.
Vận tốc của ô tô là 90 : 1,5 = 60 (km/giờ )
Vận tốc của xe máy 60 : 2 = 30 (km/giờ )
Thời gian xe máy đi từ A đến B là 90 : 30 = 3 (giờ )
Ô tô đến B trước xe máy là 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . GV vẽ sơ đồ lên
bảng . Gợi ý cho HS cách tính .
- Cho HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu.
- Gọi 1 HS lên bảng giải .
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, sửa bài.
Tổng vận tốc của 2 ô tô là 180: 2 = 90 (km/giờ )
Vận tốc của ô tô đi từ A là 90 : (2+3) x 2 = 36
(km/giờ )
Vận tốc của ô tô đi từ B là 90 - 36 = 54 ( km/giờ )

Đáp số: 36 km/ giờ ; 54 k/giờ
+ HS trao đổi cách giải
sau đó tự làm bài, 3 em
làm trên bảng, lớp nhận
xét sửa
+HS đọc đề, tự làm bài .
+ HS nhận xét sửa bài .
+ HS đọc đề, tự làm bài .
+ 1 HS lên bảng làm .
Lớp sửa bài
3.Củng cố - Dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. Chuẩn bị bài : “ Luyện tập ”.
**********************************************************
Đạo đức
Tuần 33 : TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG : TÌM HIỂU VỀ UBND XÃ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Giúp HS tìm hiểu về một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học
tập và sinh sống.
- HS biết yêu quý địa phương mình bằng những hành vi và việc làm cụ thể, phù hợp
với khả năng của mình.
- HS có ý thức và tinh thần tự giác góp sức nhỏ bé của mình xây dựng và bảo vệ
địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Tài liệu về lịch sử địa phương. Tranh ảnh của xã
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Tìm hiểu một số các hoạt động của địa phương.
Mt: hiểu về một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học tập và
3
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

sinh sống.
+ GV giới thiệu cho HS biết về một số các hoạt
động tại địa phương:
- Các tổ chức chính quyền của xã.
- Giơí thiệu các chức danh chủ tịch xã , phó chủ
tịch của xã
- Các ban ngành : Đảng ủy xã - Hội nông dân - Hội
cựu chiến binh – Hội chữ thập đỏ -Hội người cao
tuổi - Đoàn thanh niên - Ban an ninh
+ GV yêu cầu HS nêu vai trò của từng tổ chức này.
+ HS chú ý lắng nghe.
+ Vài HS nêu, em khác nhận
xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và giới thiệu tranh ảnh và một số các hoạt động tại địa
phương.
Mt: Trưng bày một số tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được theo nhóm sau đó
từng nhóm giới thiệu với các bạn cả lớp về nội dung từng hoạt động trên tranh ảnh.
+ GV tổ chức cho HS trưng bày một số tranh ảnh
mà các em đã sưu tầm được theo nhóm sau đó từng
nhóm giới thiệu với các bạn cả lớp về nội dung từng
hoạt động trên tranh ảnh.
+ GV và cả lớp cùng chú ý và nhận xét bổ sung
thêm nội dung
( nếu cần)
+ HS trưng bày và giới thiệu
theo nhóm.
+ Nhận xét, bổ sung.
2. Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tìm hiểu giới thiệu về thiên
nhiên ở địa phương
********************************************************************

Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Chính tả(nhớ – viết)
Tiết 34 : SANG NĂM CON LÊN BẢY
(Ôn tập về quy tắc viết hoa)
I. MỤC TIÊU :
- Nhớ các khổ thơ 2, 3, 4 của bài “Sang năm con lên bảy.”
- Làm đúng các bài tập chính tả, viết đúng, trình bày đúng các khổ thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức cho HS viết bảng lớp, nháp.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Mt:Ghi nhớ nội dung, cách trình bày, luyện viết tiếng khó, viết đúng chính tả bài
viết.
- GV yêu cầu một số HS đọc thuộc lòng bài viết
- Cho HS nêu những chữ khó HS hay viết sai –
cho HS luyện viết những chữ khó đó vào vở
- 1 HS đọc bài toàn bài. Lớp nhìn
bài ở SGK, theo dõi bạn đọc.
- 1 HS đọc thuộc lòng các
4
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
nháp và bảng lớp.
- GV nhắc HS chú ý 1 số điều về cách trình bày
các khổ thơ, dãn khoảng cách giữa các khổ, lỗi
chính tả dễ sai khi viết.
- Cho HS viết bài vào vở, đi kiểm tra, nhắc nhở

thường xuyên.
- HS viết xong, GV đọc cho HS dò lại bài.
- Cho HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét lỗi cơ bản.
khổ thơ 2, 3, 4 của bài. Lớp
theo dõi bạn đọc.
- HS nêu những chữ khó, tập viết
trên bảng lớp, lớp viết nháp.
- HS nhớ viết bài vào vở.
- HS tự dò bài.
- HS đổi vở, soát lỗi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mt: Làm đúng các bài tập chính tả.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề.
-Nhắc HS thực hiện lần lượt 2 yêu cầu: Tìm tên
cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy
cho đúng chính tả.
- Cho HS tự làm bài, chữa bài bảng lớp, lớp
nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề.
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi. Đại diện nhóm
trình bày, các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc đề. Lớp đọc
thầm.
- HS làm bài.
- HS sửa bài, nhận xét.
-1 HS đọc đề. HS phân tích các

chữ. Làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày,
nhận xét.
3.Củng kết - dặn dò: GV thu bài HS về chấm. Nhận xét tiết học. HS về nhà viết lại
những lỗi sai chính tả. Chuẩn bị: Ôn thi.
**********************************************************
Toán
Tiết 167 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
-Giúp HS ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
- Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- Giáo dục HS tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
-Vận dụng được công thức và tính đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: Cho HS làm lại bài tập 2,3 tiết trước .
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập
Mt: ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề. Tìm hiểu đề.
- Cho HS làm bài vào vở, chữa bài bảng lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Chiều rộng nền nhà: 8 x
3
4
= 6 (m)
-HS đọc đề. Tìm hiểu đề, nêu
cách giải.

-HS làm vở.
-HS sửa bài trên bảng, nhận
xét.
5
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Diện tích nền nhà. 8 × 6 = 48 (m
2
) = 4800 (dm
2
)
Diện tích 1 viên gạch. 4 × 4 = 16 (dm
2
)
Số gạch cần lát. 4800 : 16 = 300 ( viên )
Số tiền mua gạch 20000 × 300 = 6 000 000 (đồng)
Đáp số: 6 000 000 đồng.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề. Nêu dạng toán, công thức
tính.
- Cho HS giải vở + bảng lớp.
- Nhận xét
Tổng độ dài 2 đáy 36 × 2 = 72 (m)
Cạnh mảnh đất hình vuông 96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông 24 × 24 = 576 (m
2
)
Chiều cao hình thang 576 × 2 : 72 = 16 (m)
Đáy lớn hình thang (72 + 10) : 2 = 41 (m)
Đáy bé hình thang 72 – 41 = 31 (m)
Đáp số: 41 m ; 31 m ; 16 m
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề. Hướng dẫn tìm hiểu đề.

- HS nêu công thức tính diện tích hình thang, tam giác,
chu vi hình chữ nhật, giải và sửa bài.
- Nhận xét
Chu vi hình chữ nhật ABCD (84 + 28) × 2 = 224 (cm)
Cạnh AE : 84 – 28 = 56 (cm)
Diện tích hình thang EBCD: (84 + 28) × 28: 2 = 1568
(cm
2
)
Cạnh BM = MC= 28 : 2 = 14 (cm)
Diện tích tam giác EBM : 28 × 14 : 2 = 196 (cm
2
)
Diện tích tam giác DMC: 84 × 14 : 2 = 588 (m
2
)
Diện tích EMD: 1568 – ( 196 + 588) = 784 (m
2
)
Đáp số: 224 cm ; 1568 cm
2
; 784 cm
- HS đọc đề. Nêu dạng toán.
Nêu công thức tính.
-HS làm vở.
-HS sửa bài bảng lớp. Lớp
nhận xét.
- HS đọc đề. Tìm hiểu đề.
Nêu công thức tính diện tích
hình thang, tam giác, chu vi

hình chữ nhật, giải và sửa
bài.
P
HCN
= (a + b) × 2
S
HT
= (a + b) × h : 2
S
Tamgiac
= a × h : 2
-HS giải.
-HS sửa bài bảng lớp. Lớp
nhận xét.

3. Củng cố – dặn dò: Tóm tắt nội dung bài. HS về nhà làm lại các bài tập. Chuẩn bị: Ôn
tập về biểu đồ. Nhận xét tiết học.
********************************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Luyện từ và câu
Tiết 67 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con
người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật Út Vịnh, về bổn phận của trẻ em
thực hiện an toàn giao thông
- Có ý thức về quyền con người và bổn phận của bản thân.
-Viết được đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ GV: - Từ điển học sinh, bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để HS làm bài

tập 1
6
a Quyền là những điều mà xã hội hoặc pháp luật công nhận
cho được hưởng, được làm được đòi hỏi.
b Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: 3 HS làm lại BT3, tiết Ôn tập về dấu ngoặc kép .
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mt: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của
con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng. Biết viết đoạn văn theo yêu
cầu bài tập.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS làm cá nhân vào nháp.
-GV phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ
bảng phân loại (những từ có tiếng quyền)
cho 4 HS làm bài trên phiếu.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
-GV khuyến khích và giúp đỡ các em giải
nghĩa các từ trên sau khi phân chúng
thành 2 nhóm.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu BT2, lớp đọc
thầm. Suy nghĩ, làm bài trao đổi theo cặp
– viết ra nháp hoặc gạch dưới (bằng bút
chì) những từ đồng nghĩa với từ bổn
phận trong SGK.
- cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải

đúng
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu BT3, lớp đọc
thầm.
-Cho HS đọc lại Năm điều Bác dạy, suy
nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em (tuần 32, tr.166, 167),
trả lời câu hỏi.
-Cho HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
(?)Truyện Út Vịnh nói điều gì ?
(?)Điều nào trong “Luật Bảo vệ, chăm
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc
thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm
bài cá nhân, viết bài trên nháp. 4 em làm
trên phiếu.
-Phát biểu ý kiến.
-HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng
lớp, trình bày kết quả.
-Sửa lại bài theo lời giải đúng, viết lại
vào vở.
-1 HS đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm.
Suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi
theo cặp – viết ra nháp hoặc gạch dưới
(bằng bút chì) những từ đồng nghĩa với
từ bổn phận trong SGK.
- 2, 3 HS lên bảng viết bài.
- Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
-1 học sinh đọc yêu cầu BT3, lớp đọc

thầm.
-Học sinh đọc lại Năm điều Bác dạy, suy
nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em (tuần 32, tr.166, 167),
trả lời câu hỏi.
-Phát biểu ý kiến.
-Đọc thuộc lòng Năm điều Bác dạy.
-1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả
lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
+ Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một
chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm
vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm
cứu em nhỏ
- HS đọc điều 21, khoản 1
- HS đọc điều 21, khoản 2
7
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận
của trẻ em phải “thương yêu em nhỏ”
(?)Điều nào trong “Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận
của trẻ em phải thực hiện an toàn giao
thông ?
- HS viết đoạn văn vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS viết đoạn văn vào vở.
- Đọc bài viết, lớp bình chọn người viết
bài hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò: Yêu cầu HS hoàn chỉnh lại vào vở BT4. Dặn HS về nhà chuẩn
bị: “Ôn tập về dấu gạch ngang”. Nhận xét tiết học.

*********************************************************
Kể chuyện
Tiết 34 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHÚNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng nói:
- Tìm và kể được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà
trường, XH chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng
các bạn tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hợp lí Cách kể giản dị, tự nhiên.
Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Một số tranh ảnh về nhà trường xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc trẻ em thực
hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: GV gọi 2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe đã đọc tiết trước đã học
2. Bài mới : GTB –ghi đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Mt: Biết phân tích đề, tìm và kể được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về
việc gia đình, nhà trường, XH chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công
tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
-GV gọi 1HS đọc đề bài. GV mời em HS phân tích đề
-gạch chân từ quan trọng trong đề:
1)Kể một câu chuyện mà em biết về viẽc gia đình nhà
trường, XH, chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2)Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong
chi đội tham gia công tác xã hội.
-Gọi 2 HS đọc gợi ý 1,2 SGK. Yc cả lớp theo dõi để
hiểu rõ những hành động, hoạt động nào thể hiện sự

chăm sóc bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường, xã
hội; những công tác xã hội nào thiêu nhi thường tham
gia.
-GV nhắc hs: Gợi ý trong sgk giúp các em rất nhiều
khả năng tìm được câu chuyện.
-1HS đọc đề bài. Trả lời
câu hỏi phân tích đề-gạch
chân từ quan trọng trong
đề.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm
theo gợi ý SGK.
8
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
-GV gọi một số hs nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
-Mỗi hs lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.
-Một số HS nêu tên câu
chuyện định kể.
-Lập nhanh dàn ý cho câu
chuyện.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Mt: Kể được câu chuyện theo yc bài.
a) Kể chuyện theo nhóm
-Tùng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe
câu chuyện của mình cùng trao đỗi về ý nghĩa của câu
chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-GV nhận xét, khen hS kể câu chuyện đúng yêu cầu
của đề và kể hay, nêu đúng ý nghĩa Cả lớp bình chọn
bạn kể hay nhất.
-HS kể theo cặp và trao đổi

về ý nghĩa câu chuyện.
-HS xung phong thi kể
cùng đối thoại về nội dung
ý nghĩa của câu chuyện.
- Hs nhận xét bạn kể hay,
nêu đúng ý nghĩa bình
chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn HS về luyện kể lại câu chuyện
chuẩn b cho tiết ôn tập.
**********************************************************
Toán
Tiết 168 : ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS ôn tập củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một
bảng thống kê số liệu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: 2 hs lên làm lại bt 2,3 tiết trước
2.Bài mới : GTB – ghi đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập
Mt: ôn tập củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng
thống kê số liệu
Bài tập 1
:
Hs đọc bài tập 1. GV treo biểu đồ kẻ sẵn lên
bảng (?)Các số trên cột dọc của biểu đồ chỉ gì?
(?) Các tên người ở hàng ngang chỉ gì?
-GV cho hs tự làm rồi chữa
a) Có 5 hs trồng cây
b) Bạn trồng được ít cây nhất là Hoà(2 cây)

c) Bạn trồng được nhiều cây nhất là Mai( 8 cây)
d) Những bạn trồng cây nhiều hơn bạn Dũng: Mai,
Liên
e) Những bạn trồng cây ít hơn bạn Liên: Lan, Hoa,
Dũng
Bài 2: yc hs đọc đề bài
a)GV phát phiếu yc hs bổ sung vào phiếu hoàn thành
bài tập
-Hs đọc bài tập 1
-Hs bổ sung vào phiếu hoàn
thành bài tập, nhận xét
9
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Loại quả Cách ghi số hs trong khi
điều tra
Số hs
Cam 5
Táo 8
Nhãn 3
Chuối
Xoài 6
b)GV cho hs lên bảng vẽ và điền số liệu còn thiếu vào
bảng
Bài 3: GV cho hs đọc đề bài, làm bài, chữa bài và giải
thích vì sao khoanh tròn vào đáp án chọn.
-Hs đọc đề bài, làm bài, chữa
bài và giải thích vì sao
khoanh tròn vào đáp án chọn
3.Củng cố –dặn dò: -GV nhận xét tiết học. HS hoàn thành bài tập nếu làm chưa xong.
********************************************************

Tập đọc
Tiết 68 : NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. MỤC TIÊU :
- Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới
tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học
sinh đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: GV gọi 3 học sinh đọc bài Lớp học trên đường và trả lời các câu hỏi.
(?) Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
(?) Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
2. Bài mới: “Nếu trái đất thiếu trẻ em ”
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mt: Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do.
-GV gọi HS đọc bài thơ.
-GV chia đoạn đọc: 4 khổ thơ là 4 đoạn đọc
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn thơ.
-Lần 1 : Theo dõi, sửa phát âm cho HS các từ hay đọc
sai:
ghê gớm, Pô-pốp, khuôn mặt, sung sướng.
-Lần 2: đọc bài giải nghĩa các từ khó trong phần giải
nghĩa từ SGK
- GV gọi 2 HS đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn
nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em.
-1 HS đọc cả bài thơ. Cả
lớp đọc thầm theo

-HS đọc nối tiếp bài
-
-2 HS đọc cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu nội dung bài.
-Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ thơ 1, 2. - 1Học sinh toàn bài, cả
10
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
(?) Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh”
là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”? (Nhân vật “tôi” là
tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ
trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng
kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được
phong tặng Anh hùng Liên Xô.)
(?) Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?( Vào cung
thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ
tranh theo chủ đề con người chinh phụ vũ trụ.)
(?) Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh
được bộc lộ qua những chi tiết nào?(Qua lời mời xem
tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng,
háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem/ .Qua
các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở
đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm”
thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt. Qua vẻ
mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.)
Khổ thơ 3: GV cho HS đọc thầm
(?)Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? (Đầu
phi công vũ trụ Pô-pốp rất to. Đôi mắt to chiếm nửa
già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao. Ngựa xanh
nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa. Mọi người đều

quàng khăn đỏ. Các anh hùng trông như những đứa trẻ
lớn.)
(?) Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những
điều gì sâu sắc? (Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các
bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông
minh.Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong
đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói
mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các
vì sao
Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là
những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn
người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn
nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ
em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người
lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.)
Khổ thơ cuối: Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng
(?) Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai? (Lời anh hùng
Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.)
(?) Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào? (Nếu không
có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
Người lớn làm mọi việc vì trẻ. Trẻ em là tương lai của
thế giới. Trẻ em là tương lai của loài người.Vì trẻ em,
mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.Vì trẻ
lớp đọc thầm theo, trả lời
câu hỏi
-Đọc thầm khổ thơ 3
-HS trả lời câu hỏi
-1 HS đọc thành tiếng khổ
thơ cuối
-HS thảo luận nhóm trả lời

câu hỏi.
11
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những
đỉnh cao.)
Ý nghĩa : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người
lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ.
Mt: Đọc trôi chảy, kết hợp học thuộc lòng bài thơ.
-Gọi 4 em đọc bài
-Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cách đọc
diễn cảm bài thơ: Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng
trong đoạn thơ. Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc
nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả
đọc chậm lại.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.
-HS đọc bài theo nhóm
-Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
-GV nhận xét tuyên dương
-4 HS đọc bài cả lớp nhận
xét.
-Học sinh đọc diễn cảm bài
thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc
lòng từng đoạn, cả bài thơ.
3.Củng cố –dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài
********************************************************************
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Toán
Tiết 169 : LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố thực hành tính cộng, trừ
- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần
chưa biết của phép tính và giải toán về chuyển động cùng chiều
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
X: 25,6 = 5,5 x 9,7 ; 8,75 x X + 1,25 x X= 20
2. Bài mới: Luyện tập chung
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập
Mt: On tập, củng cố thực hành tính cộng, trừ
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu
cầu đề.
- GV cho HS làm bài vào vở và trên bảng
a) 52778 b)
85
100
c) 515,97
- GV củng cố cho HS về thứ tự thực hiện các phép tính
trong biểu thức có chứa phép cộng, trừ
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
-Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi
cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở
a) 3,5 b) 13,6
GV nhắc lại cách tìm số hạng , tìm SBT chưa biết
- Học sinh đọc đề, xác định yêu
cầu đề, làm bài vào vở và trên
bảng
-Học sinh sửa bài.

-1HS nêu đề bài
-HS làm bài vào vở và trên
bảng.
-HS đọc đề, xác định yêu cầu.
12
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nêu cách làm.
Đáy lớn của mảnh đất hình thang: 150 x
5
3
=
250 ( m )
Chiều cao của mảnh đất hình thang :250 x
2
5
= 100
( m )
Diện tích mảnh đất hình thang
( 150 + 250 ) x 100 : 2 = 20 000 ( m
2
)
= 2 ha
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài . Thảo luận, nêu hướng
giải.
-Học sinh giải vào vở .
Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch : 8 giờ –2
giờ= 6 (giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là: 45 x 2 =
90 (km)

Hiệu vận tốc ô tô du lịch và ô tô chở hàng là: 60 – 45 =
15 (km)
Thời gian ô tô du lịch đi đuổi kịp ô tô chở hàng là:90 :15
= 6 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc : 8giờ + 6giờ =
14 giờ
Đáp số:14 giờ
Bài5: Cho HS đọc yêu cầu bài
-Cho HS thảo luận và làm theo nhóm
4 1 4 1 4
;
5 5 4
x
hay
x x x
= =
tức là
4 4
20x
=
Vậy x= 20
Thảo luận nhóm làm bài vào
vở và bảng
-HS nhận xét và sửa bài.
-
-HS đọc đề, xác định yêu cầu
đề. Thảo luận, nêu hướng
giải.
-Học sinh giải vào vở và
bảng.

- HS nhận xét và sửa bài.
-HS đọc đề, xác định yêu cầu
đề.
- Học sinh thảo luận, nêu
hướng giải. Học sinh giải vào
vở.
- HS nhận xét và sửa bài.
3.Củng cố – dặn dò : Giáo viên nhận xét. . HS về hoàn chỉnh bài nếu chưa làm xong.
Chuẩn bị: Luyện tập chung
*************************************************************
Tập làm văn
Tiết 67 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU :
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo đề bài đã cho: bố cục trình
tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày.
- Có ý thức tự giác đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình.
Biết sửa bài; viết lại một đoạn văn trong bài cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bảng phụ ghi một số lỗi cần sửa chung trước lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: GV gọi vài hs đọc lại dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh.
2. Bài mới: GTB
13
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét chung về kết quả bài viết của học sinh.
Mt: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo đề bài đã cho: bố cục trình
tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày.
-GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết(
Tả cảnh) tuần 32 và một số lõi điển hình về chính tả,
dùng từ đặt câu, ý

a) GV nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
-Những ưu điểm chính:
+ Xác định đúng nội dung, yêu cầu đề bài ra, chọn tả
được những nét tiêu biểu của cảnh tả.
+Bố cục: Có đủ 3 phần, hợp lý, ý phong phú, các diễn
đạt mạch lạc, dùng từ có nhiều hình ảnh gợi tả, gợi
cảm
-Những thiếu sót hạn chế: Một số bài nội dung tả còn
sơ sài, ý lủng củng, dùng từ thiếu chính xác, chữ viết
xấu sai nhiều lỗi chính tả.
b) Thông báo số điểm cụ thể: Điểm cao nhất:
- 2 hs đọc đề bài
-HS theo dõi lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
Mt: Biết sửa bài; viết lại một đoạn văn trong bài cho hay hơn.
-GV trả bài cho hs
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
-GV chỉ cho hs các lỗi cần chữa trên bảng phụ.
-YC hs lên chữa từng lỗi. Cả lớp chữa vào giấy nháp.
-GV nhận xét sau khi hs trao đổi về bài chữa của các
bạn.
- Tiếng nói truyện dì dầm.
- Tiếng gà gáy ầm ầm. Tiếng ve kêu nga ngả.
- Những tia nắng vàng đầu tiên trong ngày.
- Một ngày mới bao giờ cũng bắt đầu bắng tiếng gà,
tiếng ve.
b) Hướng dẫn hs sửa lỗi trong bài.
-GV yc học sinh đọc lời nhận xét, sửa lỗi sai trong
bài, phát hiện thêm lỗi trong bài của mình, viết lại các
lỗi theo từng đoạn( lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn

đạt )
-GV theo dõi kiểm tra hs làm việc.
c) Hướng dẫn hs học tập những đoạn văn, bài văn hay
-GV đọc cho hs nghe đoạn văn bài văn có ý riêng,
sáng tạo của hs. YC hs trao đổi tìm ra cái hay cái
đáng học của đoạn văn, bài văn
d) HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn
-YC hs viết lại đoạn văn viết chưa đạt cho hay hơn
-GV gọi hs nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
-HS theo dõi
-Hs lên chữa từng lỗi. Cả lớp
chữa vào giấy nháp.
-HS nhận xét cách chữa của
bạn
- Học sinh đọc lời nhận xét,
sửa lỗi sai trong bài phát
hiện thêm lỗi trong bài của
mình, viết lại các lỗi theo
từng đoạn( lỗi chính tả, dùng
từ, câu, diễn đạt )
-Theo dõi trao đổi tìm ra cái
hay cái đáng học của đoạn
văn, bài văn GV vừa đọc.
- Hs viết lại đoạn văn viết
chưa đạt cho hay hơn
- Hs nối nhau đọc đoạn văn
vừa viết.
3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn hs viết chưa đạt viết lại cả bài, chuẩn bị
cho tiết ôn tập.
14

Luyện từ và câu
Tiết 68 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU GẠCH NGANG )
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
+ GV:Bảng phụ, phiếu học tập.
Tác dụng của dấu gạch ngang Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối
thoại
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
3)Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: 2 HS làm bài tập 4: Quyền và bổn phận
2. Bài mới: Ôn tập về dấu câu - Dấu gạch ngang.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mt: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang. Nâng cao kĩ năng
sử dụng dấu gạch ngang.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Giáo viên mời 2 học sinh nêu ghi nhớ về dấu gạch
ngang.
- GV cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ trên bảng phụ.
( Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
2. Phần chú thích trong câu.
3. Các ý trong một đoạn liệt kê.
-Giáo viên phát phiếu bảng tổng kết cho 3 học sinh,
nhắc học sinh chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô

thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch
ngang.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài
-Giáo viên nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài: đọc truyện
→ tìm dấu gạch ngang → nêu tác dụng của dấu gạch
ngang trong từng trường hợp.
-GV cho HS làm bài theo nhóm trên phiếu học tập
-Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS nêu yêu cầu bài. 2
học sinh nêu ghi nhớ về
dấu gạch ngang.
-HS đọc nội dung cần ghi
nhớ trên bảng phụ.
- HS làm bài vào vở và
phiếu
-HS lên bảng trình bày
trên phiếu.
-Lớp nhận xét
-1HS nêu yêu cầu bài
-HS làm bài vào phiếu
-HS lên bảng trình bày
trên phiếu.
-Lớp nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang? Giáo viên nhận xét. HS
chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học.
********************************************************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 67 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG

KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
15
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm .
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không
khí ở địa phương .
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước .
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ M .T .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Hình trang 138, 139 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ : 3 HS nêu những tác động của con người đến môi trường đất trồng
2. Bài mới: Giới thiệu bài + ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động1 : Quan sát và thảo luận
Mt: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô
nhiễm .
Cho HS đọc thông tin sgk thảo luận nhóm thực hiện
theo yêu cầu:
- Quan sát hình trang 138 ,139 SGK và thảo luận các
câu hỏi:
(?)Nêu nguyên nhân dẫn đến làm ô nhiễm không khí
và nước ?
(?)Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những
đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
(?)Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 bị trụi
lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm MT không khí
với ô nhiễm MT đất và nước ?
-GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp nhận xét, bổ

sung
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng :
-Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khí thải, tiếng
ồn do sự hoạt động của nhà máy và các PT giao thông
gây ra .
-Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Nước thải từ các
thành phố, nhà máy các đồng ruộng bị phun thuốc trừ
sâu, phân bón hóa học chảy ra sông, biển …Sự đi lại
của tàu thuyền trên sông, biển thải ra khí độc, dầu
nhớt …
GV kết luận : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm MT không khí và nước, trong đó phải kế đến
sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài
nguyên và sản xuất ra của cải vật chất
+ Nhóm bàn thảo luận theo
câu hỏi
+ Đại diện nhóm báo cáo,
lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động2 : Thảo luận
Mt:Liên hệ thực tế những n/nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở
địa phương .
GV nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi vấn đề sau : + Học sinh trao đổi theo
16
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Liên hệ những việc làm của người dân địa phương
dẫn đến việc gây ô nhiễm MT không khí và nước .
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước .
Cho HS từng cặp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung .
-GV nhận xét và kết luận :
-Những việc gây ô nhiễm không khí như: đun than tổ

ong gây khói, các nhà máy sx ở địa phương …Những
việc làm gây ô nhiễm nước như : vứt rác xuống ao,
hồ,…nước thải sinh hoạt, nước thải của bệnh viện,
nước thải nhà máy ….
cặp và hoàn thành yêu cầu
GV giao .
+ Đại diện các cặp báo cáo
kết quả, các nhóm khác bổ
sung.
+ Một số HS nhắc lại
3.Củng cố-Dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Giáo viên nhận xét tiết học. Học lại bài,
chuẩn bị bài sau “Một số biện pháp bảo vệ MT ”
**********************************************************
Toán
Tiết 170 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS củng cố các kỹ năng thực hành phép nhân, chia vận dụng để tìm thành
phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: Gọi 2 HS làm Bt 3,4 ( trang177 tiết trước.)
2.Bài mới : GTB – ghi đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mt: Củng cố các kỹ năng thực hành phép nhân, chia vận dụng để tìm thành phần
chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài. Làm bài
- Sau khi HS sửa bài GV nhận xét và chốt kết quả
đúng:
a) 23905 830450 746028
b)


1
15

45
2

2
3
c) 4,7 25 61,4
d) 3 giờ 15 phút 1 phút 13 giây
Bài 2:HS nêu yêu cầu
-GV gọi HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa
biết.
-GV nhận xét và nêu kết quả đúng:
a) 0,12
×
x = 6 b) x : 2,5 = 4
x = 6 : 0,12 x = 4
x = 50 x = 10
c) 5,6 : x = 4 d) x
×
0,1 =
2
5
x = 5,6 : 4 x =
2
5
:
-1HS đọc yêu cầu của bài.

-HS tự làm bài vào vở. 3 HS
lên làm bảng.
-HS nhận xét và chữa bài.
-1HS nêu yêu cầu của bài.
-2HS nhắc lại cách tìm thành
phần chưa biết.
-HS làm bài vào vở. 2HS lên
làm bảng. HS nhận xét và sửa
bài.
17
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
0,1
x = 1,4 x = 4
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
-GV cho HS tự tóm tắt bài toán thảo luận nhóm và
giải .
-Sau khi HS sửa bài GV nhận xét chốt lời giải
đúng.
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu
là:
2400 : 100 x 35 = 840 ( kg)
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ
hai là:
2400 : 100 x 40 = 960 ( kg)
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày
đầu là:
840 + 960 = 1800 ( kg)
So kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ
ba là:
2400 - 1800 = 600 ( kg)

Đáp số : 600 kg
Bài 4: HS đọc đề bài tập.
-GV cho HS tự tóm tắt bài toán và giải .
-Sau khi HS làm và sửa bài GV nhận xét và chốt
kết quả đúng :
Bài giải
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn, nên tiền vốn là
100% và
1 800 0000 đồng bao gồm:
100% + 20% = 120 %
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1 800 000 : 120 x 100 = 1 500 000
( đồng)
Đáp số : 1 500 000 ( đồng)
- 1HS đọc đề . Cả lớp đọc thầm
- HS tự tóm tắt bài thảo luận
nhóm và nêu cách giải bài toán
-Cả lớp làm bài vào vở. 1HS
lên làm bảng. HS nhận xét và
sửa bài.
-1HS đọc đề bài. Cả lớp đọc
thầm.
-HS tự nêu tóm tắt và phân tích
bài toán.
-HS tự giải bài vào vở. 1HS lên
bảng làm.
-HS nhận xét và chữa bài.
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét -HS về xem lại bài và chuẩn bị : Luyện tập chung.
************************************************************
Tập làm văn

Tiết 68 : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn viết tả người theo 3 đề đã cho: bố cục rõ
ràng, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, diễn đạt rõ ý, câu văn có hình ảnh
và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch.
- Học sinh được rèn kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản
thân và của bạn, tự viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
18
GV: Giấy khổ to viết sẵn: 3 đề văn của tiết Viết bài văn tả người, các lỗi tiêu biểu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: - Gọi 2,3 HS đọc lại đoạn văn đã sửa, viết lại ở tiết trước.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
Mt: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn viết tả người theo 3 đề đã cho: bố cục
rõ ràng, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, diễn đạt rõ ý, câu văn có hình
ảnh và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch.
-Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 3 đề văn của tiết
Viết bài văn tả người, hướng dẫn học sinh xác định
rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).
-Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:
Ưu điểm chính về các mặt:
+ Xác định đúng nội dung và yêu cầu của đề bài tuỳ
thuộc đề lựa chọn, bài viết đã làm nổi bật về hình
dáng, tính tình và hoạt động của người được tả, biết
lồng bộc lộ cảm xúc bằng lời nhận xét của bản
thân…
+ Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt trôi trảy, dùng từ

chính xác, chữ viết, cách trình bày rõ ràng …
→ Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay
của học sinh.
* Thiếu sót, hạn chế: Một số bài viết chưa sâu, tả
được hình dáng nhưng lại thiếu phần hoạt động hay
tính tình người tả, dùng từ thiếu chính xác, ý một số
bài còn lủng củng.
* Thông báo kết quả điểm số cuả hs
- 1 Hs đọc lại 3 đề bài, lớp
theo dõi.
- Lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Mt: Rèn kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của
bạn.
-Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh
đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt
đã nói ở trên.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi trên bảng
phụ (hoặc trong phiếu học).
-Đôi môi lúc lào cũng lở nụ cười tươi và hở hàm
răng trắng trẻo.
-Cái mũi giống như trái mận
- 1 học sinh đọc yêu cầu 1b
trong SGK .Cả lớp đọc thầm
theo.
- Hs chữa lỗi theo hướng dẫn
của Gv.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết lại một đoạn văn.
Mt: Tự viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn.
-Yêu cầu học sinh đọc gợi ý chữa bài ở SGK.

- Gv lưu ý HS: Chọn những đoạn em viết chưa tốt
như mở bài, kết bài hay một phần thân bài mà cô đã
chỉ ra và viết lại.
- GV theo dõi, giúp đỡ Hs làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 2
trong SGK .Cả lớp đọc thầm
theo.
- HS tự xác định đoạn văn sẽ
viết lại cho hay hơn là đoạn
19
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả
tốt, các đoạn văn trong đó thể hiện rõ đặc điểm của
người được tả, thể hiện rõ cảm xúc, diễn đạt mạch
lạc, sinh động để đọc trước lớp, chấm điểm, khen
ngợi sự cố gắng của học sinh.
- Giáo viên đọc cho HS nghe bài đạt điểm tốt của lớp.
- Giáo viên nhận xét chung.
nào.
- Học sinh viết lại đoạn văn
vào vở.
- Lớp lắng nghe.
Học sinh phát hiện cái hay.
3. Củng cố- dặn dò: Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài.
Chuẩn bị: “On tập cuối HK II”.
**********************************************************
Lịch sử
Tiết 34 : ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
- HS hệ thống lại các kiến thức từ đầu học kì II.

- Trình bày được những sự kiện lịch sử nổi bật.
- Có ý thức tìm hiểu lịch sử nước nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra:3 hs trả lơi câu hỏi
- Nêu tóm tắt các giai đoạn lịch sử của VN giữa thế kỉ XIX đến nay
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống kiến thức từ học kì II.
Mt: Hệ thống lại các kiến thức từ đầu học kì II. Trình bày được những sự kiện lịch sử
nổi bật.
- GV nêu các câu hỏi, cho HS thảo luận nội dung sau:
(?) Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ ?
(?) Phong trào “đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn
cảnh nào? Vào thời gian nào?
(?) Đường Trường Sơn được mở vào thời gian nào?
Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
(?) Tết Mậu Thân 1968 nước ta có sự kiện gì? Sự kiện
ấy mang lại ý nghĩa gì?
(?) Tại sao ngày 30/12/1972, Tổng thống Mĩ buộc phải
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
(?) Lễ kí hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian nào? Có ý
nghĩa gì?
(?) Tại sao nói: 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch
sử dân tộc ta?
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận – lớp nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, tóm lược:
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 nước ta vừa XD CNXH
ở miền Bắc, vừa đấu tranh thống nhất đất nước.

+ Pháp kí hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh
- HS thảo luận câu hỏi
theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
20
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Việt Nam. Mĩ và bè lũ tay sai đã âm mưu chia cắt nước
ta lâu dài.
+ Mĩ cùng bè lũ tay sai ra sức tàn sát đồng bào miền
Nam, leo thang ném bom miền Bắc.
+ Nhân dân ta đã chiến đấu ngoan cường làm cho âm
mưu của Mĩ bị thất bại.
+ Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
+ Ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, đất
nước thống nhất và độc lập.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mt:Thực hành làm một số bài tập liên quan đến các mốc lịch sử.
- gv cho HS làm bài tập vào phiếu:
Điền Đ vào câu đúng, S vào câu sai:
a) Đường Trường Sơn được quyết định mở vào ngày
19/5/1959.
b) Đường Trường Sơn cón có tên gọi là Đường Hồ Chí Minh.
c) Hiệp định Pa- ri được kí vào 27/1/1973 tại Pa-ri.
d) Hiệp định Pa-ri có nội dung buộc Pháp phải chấm dứt
chiến tranh tại Việt Nam.
e) Ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là ngày
30/4/1975.

- GV chấm điểm bài của HS, nhận xét.
- Hoàn thành bài tập cá
nhân.
- Làm xong, nộp bài.
3.Củng cố – dặn dò: Tóm tắt nội dung bài. Dặn HS về nhà ôn tập, chuẩn bị thi học kì.
**********************************************************
Địa lý
Tiết 34 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS :
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý thế giới.( đặc điểm tự nhiên, dân
cư, hoạt động kinh tế)
- Hoàn thành được các bài tập giáo viên giao trong phiếu học tập. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ: 4HS trả lời các câu hỏi sau:
(?) Kể tên một số nước láng giềng của Việt Nam?
(?) Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu Đại Dương?
(?) Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu Phi?
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập
Mt: Hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý thế giới.( đặc điểm tự nhiên, dân cư,
hoạt động kinh tế) thông qua các bài tập.
21
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
GV phát phiếu BT sau đó cho HS hoạt động nhóm để hoàn

thành và tổ chức cho các nhóm trình bày . GV chốt lại nội
dung ôn tập .
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Đa số dân cư châu Á là người::
a. Da vàng b. Da trắng c. Da đen
2. Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến
hàn đới vì:
a. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
b. Châu Á trải dài từ tây sang đông.
c Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo.
3. Đa số dân cư châu Au là người :
a. Da vàng b. Da trắng c. Da đen
4. Khí hậu chủ yếu của châu Au là:
a. Nóng và khô b. Rất lạnh, quanh năm đóng băng c.
Khí hậu ôn hoà
5. Hơn
2
3
dân số châu Phi là người:
a. Da vàng b. Da trắng c. Da đen.
6. Châu Phi có địa hình chủ yếu là:
A Đồng bằng. b. Hoang mạc và xa-van. c. Đồi núi.
7. Thành phần dân cư châu Mỹ gồm:
a. Ngưòi da vàng. b. Ngưòi da trắng.
c. Ngưòi da đen. d. Tất cả các ý trên.
8. Châu Mỹ nằm ở:
a. bán cầu Đông. b. bán cầu Tây c. Cả 2 ý
trên.
* Điền vào chỗ trống:
9. Châu Á có số dân…………………………… thế giới. ngưòi

dân sống tập trung đông đúc tại các …………………………
các châu thổ và sản xuất ……… là chính. Một số nước phát
triển công nghiệp khai
thác…………………………………………. như Trung Quốc,
An Độ.…
10. Liên bang Nga có diện tích ………………………thế giới,
nằm ở cả châu………………, châu…………….Phần lãnh thổ
thuộc châu Á có khí hậu , phần lãnh thổ thuộc
châu Au chủ yếu là đồi thấp
và………………………………….Liên bang Nga có
nhiều………………., đó là điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế.
11.Kể tên các ngành kinh tế được tập trung phát triển ở châu
Phi:
…………………………………………………………………
+ Thảo luận : nhóm/
bàn dựa vào nội dung
bài tập để thảo luận .
+ Đại diện nhóm trình
bày trước lớp
+ Lớp góp ý bổ sung

22
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………
12.Hoa Kỳ nằm ở ……………….,là một trong những nước có
nền kinh tế ……………………

………thế giới. Hoa Kỳ nổi tiếng về sản xuất điện,……………,
………………….Đồng thời còn là một trong những nước xuất
khẩu ………………………….lớn nhất thế giới.
13.Châu Đại Dương gồm……………………………….,các đảo
và quần đảo ở trung tâm và Tây
Nam………………………………………… Lục địa Ô-xtrây-
li-a có khí hậu ……………
………., thực vật,động vật ……………… Ô-xtrây-li-a là nước
có nền kinh tế ……………
…………….ở châu lục này.
3. Củng cố –dặn dò: GV nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn
bị bài sau “ Kiểm tra định kì”
********************************************************************
Thứ bảy ngày 8 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Tiết 68 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
- Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ thế giới, quốc
gia, cộng đồng và gia đình.
- Trình bày về các biện pháp bảo vệ môi trường Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ
sinh, văn minh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Hình vẽ trong SGK trang 140, 141, những hình ảnh và thông tin về các biện pháp
bảo vệ MT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Bài cũ: 2 HS nêu: Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước ?
2. Bài mới: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mt: Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ thế giới,

quốc gia, cộng đồng và gia đình.
-GV cho HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh và
thảo luận nội dung từng hình
-Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Hình 1:-b ;Hình 2:-a ;Hình 3:-e ;Hình 4:-c ; Hình 5:-
d
-Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp
bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: quốc
gia, cộng đồng và gia đình
-Học sinh làm việc cá nhân,
quan sát các hình và đọc ghi
chú xem mỗi ghi chú ứng với
hình nào.
23
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS thảo luận câu hỏi :
-Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Các biện pháp bảo vệ môi trường Quốc
gia
Cộng
đồng
Gia
đình
a)Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó
có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích
trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x x x
b)Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý
thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh
cho môi trường sạch sẽ.

x x
c)Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những
sườn núi đốc, người ta đã làm ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang vừa giúp
giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x x
d)Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa.
Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại
lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ
sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
x x
e)Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt
việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào
hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí
nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển
khơi hoặc chôn xuống đất.
x x x
+ Giáo viên kết luận: Bảo vệ môi trường không
phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là
nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
Hoạt động 2: Triển lãm. Mt:Củng cố nội dung kiến thức đã học.
-GV HD các nhóm sắp xếp các hình ảnh và các
thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm làm
tốt.
- HS các nhóm sắp xếp các
hình ảnh và các thông tin về
các biện pháp bảo vệ môi
trường.
- Từng cá nhân lên thuyết

trình
- Lớp nhận xét bổ sung.
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học . Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”.
***********************************************************
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT.
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×