Managerial Economics
Họ và tên: Trương Trung Nghĩa
Lớp: GaMBA.X0510
Môn học: Kinh tế Quản lý
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Bài 1.
Bạn đang cung ứng hai loại sản phẩm cho một thị trường bao gồm ba khách hàng với các
mức giá sẵn sàng trả như sau:
Khách hàng
Giá sẵn sàng trả (USD)
Sản phẩm 1 Sản phẩm 2
A 10 70
B 40 40
C 70 10
Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 20 USD.
a. Tính giá tối ưu và lợi nhuận trong trường hợp: (i) bán riêng rẽ; (ii) bán trọn gói.
Với mỗi chiến lược, hãy xác định giá tối ưu và lợi nhuận thu được.
b. Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?
Bài 2.
Có hai hãng máy tính, A và B, đang lập kế hoạch bán hệ thống mạng cho quản lý thông tin
văn phòng. Mỗi hãng có thể đưa ra một hệ thống nhanh, chất lượng cao (H), hoặc hệ thống
chậm, chất lượng thấp (L). Nghiên cứu thị trường cho thấy lợi nhuận thu được của mỗi
hãng tương ứng với các chiến lược khác nhau được cho ở ma trận lợi ích sau:
Hãng B
H L
H 30; 30 50; 35
L 40; 60 20; 20
a. Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít rủi
ro nhất), thì kết quả sẽ như thế nào?
1
Managerial Economics
b. Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A lập kế hoạch
trước. Cho biết kết quả mới. Điều gì xảy ra nếu hãng B lập kế hoạch trước.
c. Bắt đầu trước có thể rất tốn kém. Bây giờ hãy xét trò chơi hai giai đoạn trong đó
trước hết mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu tiền để xúc tiến kế hoạch của mình, và
sau đó, thông báo sản phẩm nào (H hay L) sẽ được sản xuất. Hãng nào sẽ chi nhiều
hơn để xúc tiến kế hoạch của mình? Hãng đó sẽ chi bao nhiêu? Hãng kia có nên chi
gì không để xúc tiến kế hoạch của mình không? Hãy giải thích.
Bài 3: Ban giám đốc của công ty A dự đoán các co dãn cho hàng hóa X mà họ bán như
sau: E
DP
=-2; E
DI
= 2; và Exy = 2,5; E
DA
= 1,2 trong đó Y là hàng hóa thay thế cho hàng hóa
X.
Trong năm tới, hãng muốn tăng giá hàng hóa X lên 6%. Ban giám đốc của hãng dự đoán
thu nhập sẽ tăng 4% trong năm tới, và giá hàng hóa thay thế cho X sẽ giảm 2%, quảng cáo
tăng 10%.
a. Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1200 sản phẩm, hãng dự kiến sẽ bán
được bao nhiêu trong năm tới?
b. Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán năm tới là 1320 sản
phẩm?
BÀI LÀM:
Bài 1.
a. Tính giá tối ưu và lợi nhuận trong trường hợp:
(i) Nếu bán riêng rẽ từng sản phẩm ta có số liệu sau:
Sản phẩm 1
Các mức giá
(1)
Số KH
(2)
Doanh thu
(3)=(1)x(2)
Chi phí
(4)=(2)x20
Lợi nhuận
(5)=(3)-(4)
10 3 30 60 -30
40 2 80 40 40
70 1 70 20 50
Sản phẩm 2
70 1 70 20 50
2
Managerial Economics
40 2 80 40 40
10 3 30 60 -30
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy ngay: Nếu bán riêng rẽ giá cao nhất cho Sản phẩm 1 là 10
USD vì nếu cao hơn sẽ loại khách hàng A ra khỏi thị trường. Tương tự giá cao nhất cho
Sản phẩm 2 cũng là 10 USD. Với giá 10 USD sẽ bán được cho cả 3 khách hàng, tổng cộng
6 sản phẩm, doanh thu đạt 60 USD trong khi chi phí 120 USD nên bị lỗ 60 USD.
Nếu bán giá 40 USD, mỗi sản phẩm chỉ bán được cho 2 khách hàng, tổng cộng 4 sản
phẩm, doanh thu đạt 160 USD, chi phí 80 USD, lợi nhuận 80 USD.
Nếu bán giá 70 USD, mỗi sản phẩm chỉ bán được cho 1 khách hàng, tổng cộng 2 sản
phẩm, doanh thu 140 USD, chi phí 40 USD, lợi nhuận 100 USD.
Như vậy trong trường hợp bán riêng rẽ giá bán 70 USD đem lại lợi nhuận cao nhất
(100 USD), nhưng giá này lại làm hãng mất thị phần vì không bán được cho tất cả khách
hàng.
(ii) Nếu bán trọn gói cả 02 sản phẩm ta có số liệu:
Khách hàng
Giá sẵn sàng trả (USD)
Sản phẩm 1
(1)
Sản phẩm 2
(2)
Max cả 2 sản phẩm
(3) = (1) + (2)
A 10 70 80
B 40 40 80
C 70 10 80
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các khách hàng A, B, C đều sẵn sàng trả mức cao nhất là
80 USD để mua cả sản phẩm 1 và 2. (Tổng các mức giá của 2 sản phẩm cho 3 khách hàng
đều là 80 USD). Với mức này nếu bán trọn gói các khách hàng đều chấp nhận sãn sàng
mua cả 2 sản phẩm. Do đó số khách hàng mua sẽ là 3, số sản phẩm bán được của cả 2 sản
phẩm là 6 sản phẩm.
Doanh thu = 3 khách hàng X 80 USD = 240 USD
Chi phí = 6 sản phẩm X 20 USD = 120 USD
3
Managerial Economics
Lợi nhuận = 240 USD – 120 USD = 120 USD
Như vậy nếu bán trọn gói giá tối ưu sẽ là 80 USD và lợi nhuận thu được là 120 USD, hãng
đáp ứng được cho tất cả các khách hàng trên thị trường.
b. Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?
Chiến lược bán trọn gói mang lại lợi nhuận cao nhất là 120 USD với giá tối ưu là 80 USD,
trong khi bán riêng rẽ lợi nhuận cao nhất chỉ được 100 USD. Việc bản trọn gói mang lại
lợi nhuận cao hơn là vì khai thác được tính không đồng nhất về cầu của khách hàng đối với
mỗi sản phẩm. Cầu của các khách hàng về 2 sản phầm này có mối tương quan ngược nhau.
Các khách hàng sẵn sàng trả giá cho sản phẩm 1 ở mức khác nhau ngược với giá sẵn sàng
trả cho sản phẩm 2.
Cụ thể mức giá trọn gói ở đây làm thỏa mãn nhiều khách hàng hơn về cả 2 sản phẩm được
bán trọn gói, số lượng bán được nhiều hơn, doanh thu nhiều hơn do đó lợi nhuận cao hơn.
Bài 2.
a. Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít
rủi ro nhất), thì kết quả sẽ như thế nào?
Áp dụng mô hình cân bằng NASH ta có mỗi hãng sẽ làm điều tốt nhất và ít rủi ro nhất cho
mình theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu. Sự lựa chọn chiến lược của mỗi hãng phụ thuộc
cả vào hành vi lựa chọn của đối thủ và chiến lược của bản thân.
Trong ma trận này, khi 2 hãng đều sử dụng chiến lược cực đại hóa tối thiểu, ta giả định:
- Nếu hãng A dự kiến hãng B chọn phương án H thì hãng A chọn phương án H sẽ
được lợi ích 30, chọn phương án L sẽ được lợi ích 40. Tuy nhiên, hãng A không
chắc chắn được hãng B sẽ chọn H hay có thế chọn L. Giá sử hãng B không chọn H
mà chọn L thì lúc này phương án chọn L của hãng A chỉ đem lại lợi ích 20. Do đó
hành vi tốt nhất và ít rủi ro nhất (không phụ thuộc vào hãng B chọn phương án nào)
hãng A sẽ chọn phương án H để chắc chắn được lới ích lớn nhất là 30.
- Nếu hãng B dự kiến hãng A chọn phương án H thì hãng B chọn phương án H sẽ
được lợi ích là 30, chọn L được lợi ích là 35. Tương tự như trên, hãng B không
chắc chắn được hãng A chọn H hay L. Giả sư hãng A không chọn H mà chọn L thì
khi đó phương án L của hãng B lại chỉ được lợi ích 20. Do đó hành vi tốt nhất và ít
rủi ro nhất hãng B cũng sẽ chọn phương án H để chắc chắn được lợi ích 30.
4
Managerial Economics
Như vậy, nếu cả 2 hãng đều ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu thì kết quả
sẽ là cả A và B đều chọn phương án H, lợi ích của A và B là (30,30) là trạng thái cân bằng
NASH.
b. Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A lập kế hoạch
trước. Cho biết kết quả mới.
Nếu hãng A lập kế hoạch trước họ sẽ chọn phương án H để tối đa hóa lợi ích (phương án
có lợi nhất cho mình) và khi đó buộc hãng B phải chọn phương án L để tối đa hóa lợi ích
của mình (phương án tốt nhất đối với B trong trường hợp này). Cụ thể lợi ích của hãng A
và B lần lượt là 50 và 35. Kết cục cấn bằng Nash của trò chơi là (50,35).
Tương tự hãng A, nếu hãng B lập kế hoạch trước họ sẽ chọn phương án H để tối đa hóa lợi
ích và khi đó buộc hãng A phải chọn phương án L để tối đa hóa lợi ích của mình. Cụ thể
trong trường hợp B lập kế hoạch trươc kết quả lợi ích của hãng A và B lần lượt là 40 và
60. Kết cục cân bằng Nash của trò chơi là (40,60).
c. Hãng nào sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch của mình? Hãng đó sẽ chi bao
nhiêu? Hãng kia có nên chi gì không để xúc tiến kế hoạch của mình không? Hãy
giải thích.
Theo ma trận lợi ích ta thấy, hãng B là người có khả năng thu được lợi ích cao nhất là 60
(trong trường hợp hãng B cung cấp phương án H và hãng A cung cấp phương án L). Trong
khi lợi ích cao nhất hãng A có thể được chỉ là 50 (khi hãng A chọn phương án H và hãng B
chọn phương án L). Trong trường hợp A chọn phương án H lợi ích cao nhất của B là 35.
Chênh lệch lợi ích của B giữa 2 phương án là 25 (=60 - 35). Tương tự lập luận như vậy
chênh lệch lợi ích giữa 2 phương án của hãng A là 10 (=54 - 40). Rõ ràng chênh lệch lợi
ích giữa 2 phương án của B lơn hơn A nên B sẵn sàng chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch
trước.
Chi phí xúc tiến hãng B có thể chấp nhận được:
Theo giả định, cả 2 hãng đều thực hiện chiến lược tối đa hóa lợi nhuận do đó khi hãng B
chọn phương án H thì hãng A sẽ chọn phương án L. Kết cục cấn bằng Nash là (40,60). Lợi
ích của hãng B lớn hớn lợi ích của hãng A 20 (= 60 - 40). Như vậy, hãng B chi tối đa
không quá 20 vì đảm bảo lợi ích của mình lớn hơn hãng A.
Giả sử hãng B là người tiến hành trò chơi sau thì chắc chắn hãng B sẽ chọn phương án L
lợi ích hãng B đạt được là 35 so với nếu B thực hiện được phương án H là 60. Hãng B sẽ
5
Managerial Economics
chi chấp nhận chi tối đa trong khoảng chênh lệch này nếu không sẽ thực hiện phương án L
để có lợi ích chắc chăn là 35.
Số tiền tối đa hãng B chấp nhận chi để xúc tiến kế hoạch trước phải thỏa mãn cả 2 điều
kiện trên nên hãng B sẽ chấp nhận chi tối đa là 20 đơn vị lợi ích và lợi ích đem lại cho
hãng B là >40 (lợi ích).
Hãng tiến hành sau nên chi như thế nào để tiến hành xúc tiến kế hoạch của mình?
Trong trường hợp này, hãng A là người tiến hành trò chơi sau, là người bị động nên buộc
phải chọn phương án L để có được lợi ích tối đa là 40 theo ma trận lợi ích. Tuy không phải
chi phí để xúc tiến kế hoạch trước nhưng do bị động, ra sau nên nếu không tiến hành việc
xúc tiến kế hoạch sơm có thể mất đi thị trường. Vì B thâm nhập trước họ có thể thực hiện
chiến lược tối đa hóa doanh thu, mở rộng thị trường bất kể lúc nào khi đó họ sẽ tiếp tục
cung cấp cả phương án L là phương án hãng A lựa chọn. Do đó hãng A cũng cần thiết phải
chi để sớm xúc tiến và triển khai kế hoạch của mình. Tuy nhiên, do là hẵng thực hiện kế
hoạch sau nên mức chi này cũng chỉ nằm trong giới hạn lợi ích là khoản chênh lệch giữa
việc thực hiện kế hoạch theo phương án L (40) với kế hoạch theo phương án H (30) là: X
< 40 – 30 = 10. Như vậy hãng A có thể chấp nhận chi phí tối đa <10 lợi ích để xúc tiến kế
hoạch kinh doanh của mình và chắc chặn thu được lợi nhuận >30 (lợi ích).
Bài 3:
a. Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1.200 sản phẩm, hãng dự kiến sẽ bán
được bao nhiêu trong năm tới?
Trong năm tới hãng muốn tăng giá hàng hóa X nên 6%, tức là %ΔP = 6%, thay vào công
thức:
2
%
%
−=
∆
∆
=
P
Q
E
DP
ta có %ΔQ = - 2 x 6% = -12% (1)
Dự kiến các yêu tố khác trong năm tới:
Thu nhập tăng 4%, tức là %ΔI = 4%, thay vào công thức:
2
%
%
=
∆
∆
=
I
Q
E
DI
ta có %ΔQ = 2 x 4% = 8% (2)
Giá hàng hóa thay thế Y giảm (-) 2%, tức là %ΔP
y
= -2%, thay vào công thức:
6
Managerial Economics
5.2
%
%
=
∆
∆
=
y
x
xy
P
Q
E
ta có %ΔQ=2.5 x -2% = - 5% (3)
Quảng cáo tăng 10%, tức là %ΔA = 10%, thay vào công thức:
2.1
%
%
=
∆
∆
=
A
Q
E
DA
ta có %ΔQ=1.2 x10% = 12% (4)
Tổng cộng các yếu tố ảnh hưởng đển lượng cầu về X (%ΔQ) trong năm tới:
(1) + (2) + (3) + (4) = -12% + 8% -5% + 12% = 3%
Số sản phẩm dự kiến bán được trong năm tới là: 1.200 X 103% = 1.236 sản phẩm.
b. Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán năm tới là 1.320 sản
phẩm?
Sản lượng bán đạt 1.320 tức là tổng cầu về hàng hóa X tăng 10% so với năm trước
(1320/1200=110%), % ΔQ =10%. Các yêu tố khác không đổi, để đạt sản lượng bán này thì
mức tăng về cầu do quảng cáo (%ΔQ
A
) là:
-12% + 8% -5% + %ΔQ
A
= 10% %ΔQ
A
= 19%
Ta có
2.1
%
%
=
∆
∆
=
A
Q
E
A
DA
thay %ΔQ
A
=19% vào ta có %ΔA = 19%/1,2 =
15,8333%.
Đề bản được 1.320 sản phẩm hãng cần tăng chi phí quảng cáo lên 15,8333% so với năm
nay.
7