Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập môn kinh tế quản lý số (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.93 KB, 16 trang )

Kinh tế quản lý

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
KINH TẾ QUẢN LÝ
____________________
Đề bài:
Theo lý thuyết tân cổ điển thì doanh nghiệp anh (chị) đang làm việc
thuộc cấu trúc thị trường nào? Mục tiêu của doanh nghiệp là gì và làm thế
nào để đạt được mục tiêu đề ra?

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hiền Dịu
GaMBA01.X0310

Tháng 12/2010
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Kinh tế quản lý
Như chúng ta đã biết, thị trường là một khái niệm trừu tượng, biểu thị sự
giao dịch. Thị trường có thể là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các
quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các
quyết định của các hãng về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định
của công nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh
giá. Hay, thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và
người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Hoặc thị trường là
một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi
một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Như vậy ta thấy rằng, trong một số trường hợp người mua và người bán
có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu
dùng: quần áo, rau quả … trong nhiều trường hợp các công việc giao dịch diễn


ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ xa khác nhau như trong thị
trường chứng khoán. Nhưng điều chung nhất đối với các thành viên tham gia thị
trường là họ đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán (người sản
xuất) muốn tối đa hóa lợi nhuận, người mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hóa
sự thỏa mãn (lợi ích) thu được từ sản phẩm, dịch vụ họ mua.
Các nhà kinh tế chia ra cấu trúc khác nhau dựa trên các tiêu thức: số lượng
người bán và người mua, sản phẩm của các hãng, sức mạnh thị trường của
hãng, các rào cản ra nhập thị trường và các hình thức cạnh tranh phi giá. Như
vậy có 4 cấu trúc thị trường đó là: Cạnh tranh hoàn hảo; Độc quyền thuần túy;
Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền tập đoàn.
II. NỘI DUNG
2


Kinh tế quản lý
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế đã sử dụng các tiêu thức cơ bản
để phân loại đó là:
- Số lượng người bán và người mua: Đây là tiêu thức quan trọng xác
định cấu trúc thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh
độc quyền có rất nhiều người bán và người mua. Mỗi người trong số họ chỉ bán
(hoặc mua) một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường. Trong thị trường độc
quyền bán thì mỗi một ngành chỉ có một người bán (người sản xuất) duy nhất.
Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy nhất. Trong thị
trường độc quyền bán tập đoàn có vài người bán, còn trong thị trường độc
quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua.
- Loại sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng
nhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau. Trong thị
trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau có thể khác nhau một
ít. Trong thị trường độc quyền sản phẩm là độc nhất.
- Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. Trong thị trường

cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua không có ảnh hưởng gì đến giá
thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Trong thị
trường độc quyền bán (mua) người bán (mua) có ảnh hưởng rất lớn đến giá thị
trường của sản phẩm. Trong thị trường độc quyền bán (mua) tập đoàn , người
bán (mua) có ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm ở mức độ nào đó.
- Các trở ngại gia nhập thị trường: Trong thị trường cạnh tranh hoàn

3


Kinh tế quản lý
hảo các trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại , trong thị trường độc
quyền bán (mua) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị
trường. Còn trong điều kiện độc quyền thì việc gia nhập thị trường là cực kỳ
khó khăn.
- Cạnh tranh phi giá: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có sự
cạnh tranh phi giá. Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập
đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như: quảng
cáo, khác biệt hóa sản phẩm. các nhà độc quyền cũng quảng cáo để thu hút
thêm khách hàng.
Cấu trúc thị trường bao gồm:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là thị trường trong đó có người mua và
người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều
người bán, nhiều người mua, mỗi người trong số họ hành động độc lập với tất
cả những người khác, việc ra nhập và rút khỏi thị trường là tự do, thông tin
hoàn hảo. Số người mua và bán được gọi là nhiều khi những giao dịch bình
thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá cả
mà ở đó các giao dịch được thực hiện.
Sản phẩm của các hãng là đồng nhất, tất cả các đơn vị hàng hóa trao đổi
được coi là giống nhau, người mua không bao giờ phải quan tâm đến việc họ

mua các đơn vị đó của ai.
Thông tin hoàn hảo, tất cả người mua và bán đều hiểu biết đầy đủ về các
thông tin liên quan đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất
4


Kinh tế quản lý
cả người mua và người bán đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm
tàng, biết tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá người
bán đòi và giá người mua trả. Mọi người có thể liên hệ mật thiết với nhau và sự
thông tin giữa họ là liên tục.
Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường, không có gì cản trở việc gia nhập
hay rút khỏi thị trường, ở mỗi thời điểm mỗi người đều tự do trở thành người
mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và cùng được trao đổi ở
cùng một mức giá như những người trao đổi hiện hành, không có trở ngại nào
ngăn không cho một người nào đó rút khỏi thị trường khi họ không muốn là
người mua hoặc người bán nữa.
Độc quyền bán: là thị trường trong đó chỉ có một người bán, sản phẩm
không có sản phẩm thay thế. Hãng có vị trí độc quyền nhờ một hoặc một số các
nguyên nhân như:
Tính kinh tế của quy mô. Yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc thị trường
là sản lượng ở mức quy mô tối thiểu có hiệu quả so với cầu của thị trường. Quy
mô tối thiểu có hiệu quả là sản lượng mà tại đó đường chi phí bình quân dài hạn
của hãng ngừng giảm. Nếu như hãng đạt được tính kinh tế của quy mô thì việc
mở rộng sản lượng của nó sẽ loại bỏ được các đối thủ và cuối cùng sẽ là người
duy nhất bán trên thị trường nếu mức sản lượng có chi phí bình quân dài hạn tối
thiểu của nó là đủ lớn để đáp ứng cầu thị trường.
Bằng phát minh sáng chế (bản quyền) cho phép các nhà sản xuất có được
vị trí độc quyền theo Luật về bằng phát minh sáng chế, bán về một sản phẩm
hoặc một quy trình công nghệ mới trong một khoảng thời gian nhất định.

5


Kinh tế quản lý
Kiểm soát các yếu tố sản xuất, một hãng có thể chiếm được vị trí độc
quyền nhờ quyền sở hữu một loại đầu vào (nguyên liệu) để sản xuất một loại
sản phẩm nào đó.
Quy định của Chính phủ. Một hãng có thể trở thành độc quyền hợp pháp
nếu nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh một loại sản
phẩm dịch vụ nào đó, chẳng hạn như đường sắt Việt nam hay bưu điện Việt nam

Cạnh tranh độc quyền: là thị trường trong đó nhiều hãng bán những sản
phẩm khác nhau nhưng thay thế được cho nhau. Có nhiều ngành trong đó các
hãng tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do này hoặc lý do khác, người
tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi hãng khác của các hãng khác. Sự khác nhau của
sản phẩm không nhất thiết là có thực, có thể chỉ do người tiêu dùng nghĩ ra. Vì
thế một số người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích.
Thị trường cạnh tranh độc quyền có hai đặc trung cơ bản đó là: hãng cạnh
tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm khác nhau, có thể thay thế được cho
nhau ở mức độ cao, nhưng không thể là thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co
giãn của cầu theo giá chéo là cao chứ không phải là vô cùng, và việc gia nhập
thị trường là tương đối dễ dàng. Hãng mới gia nhập thị trường là tương đối dễ
vì không có sự cấu kết của các hãng đang ở trong ngành, rút khỏi thị trường
tương đối dễ khi sản phẩm của họ không có lãi.
Độc quyền tập đoàn: là thị trường trong đó chỉ có một số người bán, các
hãng độc quyền tập đoàn phải cạnh tranh với nhau vì luật pháp cấm cấu kết.
Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau.
6



Kinh tế quản lý
Trong thị trường này chỉ có một số hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản
lượng. Trong một số thị trường độc quyền tập đoàn một số hoặc tất cả các hãng
đều thu được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn vì có các hàng rào gia nhập làm
cho các hãng mới không thể hoặc khó mà gia nhập được vào thị trường.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số
108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển.
Ngân hàng Phát triển với chức năng nhiệm vụ là tổ chức tài chính Nhà
nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi
phí. Ngân hàng phát triển thực hiện công tác huy động vốn và cho vay theo quy
định của Chính phủ và được cấp bù chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho
vay. Ngân hàng Phát triển tổ chức và hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi (khác biệt với ngân hàng Thương mại).
Ngân hàng Phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán,
được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Vốn điều lệ và việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tùy thuộc yêu cầu và
nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển do Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển bao gồm:
1. Nguồn từ ngân sách nhà nước:
a. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
7


Kinh tế quản lý

b. Vốn của ngân sách nhà nước cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm;
c. Vốn ODA được Chính phủ giao;
2. Vốn huy động.
a. Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật;
b. Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ của Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3. Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
4. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các
hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
5. Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chình quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội,
các hiệp hội, các hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
6. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà giang được thành lập theo quyết định
số 01/QĐ-NHPT ngày 01 tháng 7 năm 2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
Cũng như các Ngân hàng Phát triển khác trên cả nước, hoạt động chủ yếu
của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà giang bao gồm:
Huy động và tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy
định của Chính phủ.
Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát
triển, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

8


Kinh tế quản lý
Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín

dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Nhận quản lý các nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại, nhận uỷ
thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong
và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với
các tổ chức uỷ thác.
Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nhiệm vụ tín dụng
của Ngân hàng Phát triển.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát
triển theo quy định.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra đời với mục tiêu đóng góp vào quá
trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng
thuỷ lợi và giao thông nông thôn, cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và
hỗ trợ xuất khẩu.
Theo quy định tại quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007
của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Ngân
hàng Phát triển thì nguyên tắc quản lý tài chính đó là: Ngân hàng Phát triển
hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, thực hiện bảo toàn và
phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng.

9


Kinh tế quản lý
Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm
bảo các nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không

phải trả lãi hoặc lãi suất thấp.
Ngân hàng Phát triển không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ của các cá nhân.
Ngân hàng Phát triển được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất
và chi phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu của nhà nước. Mức cấp bù lãi suất và chi phí quản lý theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng xuất khẩu của nhà nước, mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch
giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay và dư nợ vay tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu.
Phí quản lý hàng năm của Ngân hàng Phát triển được xác đinh bằng 25%
trên số thu nợ lãi cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
Ngân hàng Phát triển phải thực hiện công khai tài chính theo quy định
của Pháp luật.
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính và
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng
Phát triển.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển không thuộc cấu trúc thị trường nào
của lý thuyết tân cổ điển.
Mục tiêu của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang đó là:
1/Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an toàn
vốn. Điều đó có nghĩa là không được để có nợ quá hạn và lãi treo. Để đạt được
mục tiêu này, đòi hỏi từ khâu tiếp nhận hồ sơ dự án phải đảm bảo đúng đối
10


Kinh tế quản lý
tượng. Hồ sơ phải đầy đủ tính pháp lý và theo quy định trong sổ tay nghiệp vụ,
qua trình thẩm định dự án ngoài các chỉ tiêu định lượng theo hướng dẫn để xem
xét hiệu quả của dự án, thì các chỉ tiêu định lượng cũng vô cùng quan trọng, nó

giúp cho việc quyết định cho vay hay không cho vay đạt được an toàn, đó là:
phải thẩm định năng lực của chủ đầu tư về tình hình tài chính, về hiệu quả điều
hành công việc, đạo đức cá nhân và đạo đức kinh doanh cũng như tình hình sức
khỏe của chủ đầu tư. Trong giải ngân phải đảm bảo đúng thủ tục, trình tự theo
quy định, sau giải ngân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sử
dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay. Trong quá trình thu nợ, phải bám
sát chủ đầu tư, cùng chủ đầu tư tìm cách tháo gỡ nếu có rủi ro sảy ra…
2/ Không ngừng tăng cường chất lượng và tăng trưởng tín dụng. Tăng
trưởng tín dụng là vấn đề rất có ý nghĩa đặc biệt đối với Ngân hàng Phát triển,
điều đó nó minh chứng cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào vùng đồng bào
khó khăn tăng, chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ đến với vùng kinh tế khó
khăn của đất nước để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng miền, để tạo cơ sở
hạ tầng cho vùng nông thôn, vùng sau vùng xa, để rút bớt khoảng cách giầu
nghèo trong cả nước, nhưng chất lượng tín dụng lại càng quan trọng hơn, chất
lượng tín dụng phản ánh việc cho vay là đúng mục đích, phát huy được hiệu
quả. Vì vậy đơn vị rất chú trọng tới chỉ tiêu này. Năm 2010 tín dụng của đơn vị
tăng trên 40%, chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt, các dự án đầu tư đúng
mục đích, phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội, đến 30/11/2010 không có nợ
quá hạn và lãi treo.
3/ Không ngừng nâng cao các dịch vụ ngân hàng, mặc dù mới được
thành lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Nhưng được sự quan tâm của Chính
phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
11


Kinh tế quản lý
Thương mại, Bộ Nội vụ và các Bộ, Ngành chức năng khác tạo điều kiện thuận
lợi trong việc xây dựng cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và hướng dẫn
nghiệp vụ đến nay Ngân hàng Phát triển đã hoạt động đi vào quy củ, đã ban
hành được các bộ sổ tay nghiệp vụ, đây là cẩm nang để cán bộ trong hệ thống

Ngân hàng Phát triển và khách hàng lấy làm chuẩn mực để thực hiện tác
nghiệp, đã triển khai được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán
liên ngân hàng và thanh toán quốc tế, đến tháng 01 năm 2011 VDB (Ngân hàng
Phát triển Việt Nam) chính thức triển khai chương trình VDB online, nhằm
quản lý, điều hành nguồn vốn, giải ngân, thu nợ và thực hiện các dịch vụ ngân
hàng ngày một hiệu quả hơn, đem lại cho khách hàng sự hài lòng và các dịch vụ
hiện đại nhất.
4. Công tác cho vay và thu nợ:
Công tác cho vay: Phải chấp hành đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp
vụ, các chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt nam, phối hợp với
các Chủ đầu tư kiểm tra, rà soát lại tiến độ thực hiện và nhu cầu sử dụng vốn
thực tế của từng dự án trong năm, báo cáo và đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt
nam xem xét cân đối điều chỉnh kế hoạch giải ngân cho các dự án trên địa bàn.
Sau giải ngân phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cũng như hiệu
quả của vốn vay đối với từng dự án.
Công tác thu nợ: Phấn đấu hết sức mình, đề ra các giải pháp triển khai kế
hoạch thu nợ như: cử cán bộ thường trực tại doanh nghiệp để giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thu nợ, phối hợp với
Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành các
Quyết định về thu nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn
Tỉnh, phối kết hợp chặt chẽ với các Ban quản lý dự án trong công tác thu nợ.
12


Kinh tế quản lý
5.Công tác kế hoạch, huy động và điều hành nguồn vốn: Phối hợp chặt
chẽ với các Chủ đầu tư kiểm tra, rà soát lại tiến độ thực hiện và nhu cầu sử dụng
vốn thực tế của từng dự án vay vốn tín dụng trong năm, báo cáo và đề nghị
Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét điều chỉnh cho các chương trình, dự án
trên địa bàn thuộc kế hoạch giải ngân năm. Đối với kế hoạch hỗ trợ sau đầu tư,

Chi nhánh đã phối hợp với các Ngân hàng Thương mại đôn đốc các Chủ đầu tư
trả nợ phần vốn được hỗ trợ lãi suất, rà soát tình hình trả nợ của từng dự án, báo
cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh kế hoạch trong năm cho sát với
thực tế.
Xây dựng kế hoạch thu nợ, báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt nam. Định
kỳ hàng quý xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch hạn mức tín dụng ngắn
hạn hỗ trợ xuất khẩu. Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê theo quy định của
Ngân hàng Phát triển Việt nam, báo cáo truyền tin hàng ngày phục vụ điều hành
của Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam .
Đó là những mục tiêu chủ yếu sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng và uy tín
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hà Giang, ngoài ra đơn vị
cũng còn đặt ra một số mục tiêu khác đó là:
- Công tác hỗ trợ sau đầu tư;
- Công tác Tài chính - kế toán, thông tin tin học;
- Công tác xử lý nợ;
- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra…
Để đạt được những tiêu trên thì đơn vị cần làm tốt những nội dung sau:
Mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính – ngân
hàng. Chú trọng tới công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong toàn
hệ thống, bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới ra đời, cơ chế chính sách và
13


Kinh tế quản lý
tác nghiệp hoàn toàn khác với Ngân hàng Thương mại, đa số cán bộ trong
ngành do chuyển đổi mô hình nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
ngân hàng,
Phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tư vấn pháp lý nhằm hạn chế
tối đa những rủi ro, sơ suất không đáng có trong quá trình tác nghiệp.
Đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam trang bị cơ sở vật chất, thiết bị

cho các Chi nhánh đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại.
Toàn hệ thống phải đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo
việc giao dịch giữa khách hàng với hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
được thuận tiện, văn minh, lịch sự, đảm bảo các hoạt động tác nghiệp giữa Hội
sở chính với các Chi nhánh được nhanh gọn, hiệu quả, rõ ràng, minh bạch.
Hội sở chính rà soát lại hệ thống Quy chế, quy định để ban hành sửa đổi
và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế.
Đẩy mạnh cho vay thí điểm, hướng tới phát triển thành một trong những
nhiệm vụ chính của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sử dụng vốn huy
động có kỳ hạn và không kỳ hạn tại chi nhánh để cho vay thí điểm nhằm giảm
áp lực cân đối và điều chuyển nguồn vốn đối với Hội sở chính, đồng thời nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Chi nhánh.
Mỗi cán bộ trong đơn vị cần phát huy những thành tích đã đạt được và
hạn chế những sai sót đã xảy ra để hoạt động của đơn vị và toàn hệ thống ngày
một chất lượng và hiệu quả.
Phát động các phong trào thi đua nhằm nhân rộng điển hình tiên tiến, có
cơ chế thưởng xứng đáng để khuyến khích cán bộ trong đơn vị hăng say công
tác và chủ động sáng tạo.
14


Kinh tế quản lý
III. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu môn Kinh tế quản lý đã giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ
thể hơn, chúng ta có thể tường tận hơn trong cách nhìn nhận để lựa chọn cho
mỗi chúng ta cách làm nào là tốt nhất cho chúng ta ở thời điểm ra quyết định.
Qua môn học đã giúp cho chúng ta nắm được các khái niệm, kiến thức cơ
bản và công cụ phân tích để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn trong các

chuyên ngành khác.
Giúp chúng ta hiểu được hành vi của thị trường và tác động của chính
sách Chính phủ đến kết cục thị trường.
Hiểu được hành vi của công ty trong các cấu trúc thị trường khác nhau để
từ đó có những cái nhìn của những nhà kinh tế.
Môn học cũng giúp cho mỗi chúng ta có được những công cụ hữu ích để
phân tích các tình huống kinh tế và giải quyết các vấn đề kinh tế cụ thể.
Mỗi một đơn vị, một doanh nghiệp khi được thành lập ra đều đặt ra cho
mình những mục tiêu hoạt động và họ luôn kiếm tìm biện pháp để thực hiện tối
đa các mục tiêu đề ra đó. Cho dù mục tiêu đó là gì và cách xắp xếp tổ chức, mô
hình hoạt động thế nào thì mục tiêu cuối cùng của học cũng chỉ có thể là tối đa
hóa doanh thu hoặc tối đa hóa lợi ích quản lý.

15


Kinh tế quản lý
Tài liệu tham khảo:
1. Kinh tế quản lý - Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế.
Tài liệu lưu hành nội bộ.
2. Nguyên lý kinh tế học. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
quốc tế. Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Giáo trình Kinh tế vi mô – Bộ môn Kinh tế học vi mô – Khoa Kinh tế học
của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội.
4. Slide giáo trình Kinh tế quản lý của trường đại học GRIGGS.
5. Internet.

16




×