Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 6 trang )

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Bài 1: Hoạt động sản xuất một loại hóa chất trên thị trường có hàm tổng chi phí cá
nhân TC = 24Q + 0,02Q
2
, hàm tổng lợi ích cá nhân TB = 60Q - 0,025Q
2
. Hoạt động
sản xuất này gây ô nhiễm môi trường cho cộng đồng dân cư, hàm tổng chi phí
ngoại ứng được xác định là EC = 6Q + 0,005Q
2
, trong đó Q là sản lượng tính bằng
tấn, giá sản phẩm tính bằng triệu đồng.
1. Xác định và so sánh mức sản xuất hiệu quả cá nhân và mức giá tương ứng với
mức sản xuất hiệu quả xã hội và mức giá tương ứng
2. Xác định và so sánh phúc lợi xã hội tại mức sản xuất hiệu quả cá nhân và
mức sản xuất hiệu quả xã hội
3. Nhà nước nên dùng giải pháp như thế nào để điều chỉnh mức sản xuất hiệu
quả cá nhân về mức hiệu quả xã hội.
4. So sánh và nhận xét về tổng số thuế mà hoạt động sản xuất hóa chất phải nộp
với tổng chi phí ngoại ứng mà hoạt động đó gây ra ứng với mức sản xuất tối
ưu xã hội.
5. Xác định và so sánh thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng trước và
sau khi áp dụng thuế; xác định gánh nặng về thuế của người sản xuất và người
tiêu dùng.
6. Thể hiện các kết quả trên đồ thị.
Bài 2: Hoạt động trồng rừng của một lâm trường có hàm chi phí cận biên là MPC
= 25 + Q, hàm lợi ích cá nhân cận biên là MB = 45 - 3Q. Hoạt động trồng rừng
mang lại lợi ích cho xã hội và người ta xác định được hàm lợi ích xã hội cận biên là
MSB = 85 - 5Q (Q là diện tích rừng tính bằng ha và P là giá tính bằng trăm USD).
1. Xác định và so sánh diện tích và giá trồng rừng tối ưu cá nhân và tối ưu xã hội?
2. Xác định và so sánh phúc lợi xã hội tại các mức hoạt động nói trên?


3. Để đạt được mức sản xuất tối ưu xã hội cần phải trợ cấp cho mỗi ha rừng bao
nhiêu?
4. So sánh tổng mức trợ cấp với tổng lợi ích ngoại ứng mà lâm trường tạo ra cho
xã hội tại mức sản xuất tối ưu xã hội?
5. Thể hiện kết quả bằng đồ thị?
Bài 3: Hai hãng sản xuất hoạt động trong một khu vực có cùng loại chất thải làm
ô nhiễm môi trường. Người ta xác định được hàm chi phí giảm thải cận biên của
hãng 1 là MAC
1
= 200 – W
1

và hàm chi phí giảm thải của hãng 2 là MAC
2
= 300 – 0,5W
2

(trong đó W là lượng thải tính bằng tấn và chí phí giảm thải tính bằng USD).
1. Tính tổng lượng chất thải mà hai hãng thải vào môi trường khi không có sự
quản lý của cơ quan quản lý môi trường?
2. Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của
cả hai hãng là 350 tấn bằng cách quy định chuẩn mức thải đồng đều thì
lượng thải và chi phí tuân thủ của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu
3. Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của
cả hai hãng là 350 tấn bằng cách quy định một mức phí thải đồng đều thì
lượng thải và chi phí tuân thủ của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu
4. Cơ quan quản lý nên dùng chuẩn mức thải hay phí xả thải? Giải thích bằng
kết quả tính toán cụ thể?
5. Giả sử mỗi hãng được cấp 175 giấy phép xả thải (mỗi giấy phép được thải 1
tấn). Các giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng với giá mỗi giấy phép trên

thị trường là 150 USD/ giấy phép. Hỏi:
- Tại sao hai hãng lại muốn mua/ bán giấy phép với nhau?
- Mỗi hãng sẽ mua/bán bao nhiêu giấy phép?
- Nếu hai hãng trao đổi giấy phép cho nhau thì chi phí giảm thải của mỗi
hãng là bao nhiêu? Mỗi hãng sẽ có lợi ích bằng bao nhiêu nếu mua/ bán giấy
phép?
6. Thể hiện kết quả bằng đồ thị?
Bài 4: Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý.
Giả sử họ có đầy đủ thông tin về đường chi phí thiệt hại cận biên do ô nhiễm gây ra
là MDC = 10 + 0,75W, nhưng lại không có đủ thông tin về đường chi phí giảm thải
cận biên MAC. Giả sử đường MAC thực tế có dạng MAC
t
= 50 - 0,5 W. Tuy nhiên
các nhà quản lý không có được thông tin này nên họ sử dụng đường MAC ước
lượng vào việc ra quyết định. Đường MAC ước lượng được xác định bởi
MACes = 60 - 0,5W. (W là lượng chất thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải và chi
phí thiệt hại do chất thải gây ra tính bằng USD).
1. Nếu cơ quan quản lý ban hành phí môi trường, mức phí là bao nhiêu?
2. Nếu cơ quan quản lý ban hành chuẩn mức thải, mức chuẩn thải đó sẽ là bao
nhiêu?
3. Xác định và so sánh chi phí tuân thủ của doanh nghiệp trong hai trường hợp
áp dụng chuẩn mức thải và phí xả thải?
3. Xác định mức thiệt hại do việc ban hành mức phí và mức chuẩn thải gây ra
cho xã hội?
4. Cơ quan quản lý nên sử dụng công cụ nào, phí hay mức chuẩn thải? Giải
thích thông qua tính toán cụ thể?
5. Thể hiện các kết quả tính toán bằng đồ thị?
Bài 5: Một doanh nghiệp đang xem xét một dự án xây dựng một khu du lịch ở
vùng ven biển. Các số liệu về chi phí và lợi ích ước tính qua các năm như sau (đơn
vị: triệu đồng)

Năm
0
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Năm
4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Chi phí đầu tư
ban đầu
1200 0 0 0 0 0 0 0
Chi phí hoạt
động hàng năm
0 500 600 700 800 900 1000 1100
Doanh thu hàng
năm
0 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Chi phí ngoại
ứng môi trường
200 250 300 350 400 450 500 550
1. “Chi phí ngoại ứng môi trường” mà dự án này tạo ra là những chi phí gì?
2. Nếu được vay vốn với lãi suất 10%/năm, doanh nghiệp có thực hiện dự án

này không?
3. Trên quan điểm xã hội, dự án này có hiệu quả không nếu chi phí cơ hội của
tiền trong giai đoạn này là 12%.
4. Trong trường hợp để dự án này thực hiện, nhà nước cần áp dụng những
chính sách gì?
Bài 6: Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý .
Giả sử họ có đầy đủ thông tin về đường chi phí thiệt hại cận biên do ô nhiễm gây ra
là MDC = 10 + 0,75W, nhưng lại không có đủ thông tin về đường chi phí giảm thải
cận biên MAC. Giả sử đường MAC thực tế có dạng MACt = 50 - 1,25 W. Tuy
nhiên các nhà quản lý không có được thông tin này nên họ sử dụng đường MAC
ước lượng vào việc ra quyết định. Đường MAC ước lượng được xác định bởi
MACes = 60 - 1,25W.
(W là lượng chất thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải và chi phí thiệt hại do chất
thải gây ra tính bằng USD).
1. Nếu cơ quan quản lý ban hành phí môi trường, mức phí là bao nhiêu?
2. Nếu cơ quan quản lý ban hành chuẩn mức thải, mức chuẩn thải đó sẽ là bao
nhiêu?
3. Xác định mức thiệt hại do việc ban hành mức phí và mức chuẩn thải gây ra
cho xã hội?
4. Cơ quan quản lý nên sử dụng công cụ nào, phí hay mức chuẩn thải? Giải
thích thông qua tính toán cụ thể?
5. Thể hiện các kết quả tính toán bằng đồ thị?
Bài 7: Giả sử có 2 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Hàm chi phí giảm thải
cận biên được cho bởi:
MAC
1
=100 - 2q
1
MAC
2

=100 – 2/3q
2
trong đó q là lượng thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng đô la
1. Xác định hàm chi phí giảm thải cận biên của xã hội
2. Giả sử hàm chi phí thiệt hại cận biên được cho bởi MDC = 40+q, xác định
mức ô nhiễm tối ưu trong xã hội q*.
3. Xác định mức phí cần áp dụng để đạt được mức độ ô nhiễm tối ưu q*.
4. Xác định lượng thải của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp áp dụng phí.
Xác định chi phí môi trường của mỗi doanh nghiệp trong trường hợp trên.
5. Thể hiện kết quả trên đồ thị.
Bài 8: Giả sử có 1.000 tấn tài nguyên không tái tạo được khai thác trong hai giai
đoạn, t
0
và t
1
. Cầu về loại tài nguyên này trong mỗi giai đoạn được cho bởi hàm P =
2.000 – Q. Chi phí khai thác cận biên không đổi trong cả hai giai đoạn và bằng
100$/ tấn. Tỷ lệ chiết khấu là 20%.
1. Xác định mức khai thác đạt hiệu quả động cho cả hai giai đoạn ;
2. Giá tài nguyên trong mỗi giai đoạn là bao nhiêu ?
Bài 9: Giả sử mỏ khoáng sản có trữ lượng cố định là 2.500 tấn, được khai thác
trong hai giai đoạn, t
0
và t
1
. Cầu về loại khoáng sản này trong mỗi giai đoạn được
cho bởi hàm P
t
= 700 − 0,25Q
t

. Chi phí khai thác cận biên không đổi trong cả hai
giai đoạn và bằng 200$/ tấn. Tỷ lệ chiết khấu là 5%.
1. Xác định sản lượng khai thác Q
0
và Q
1
trong 2 giai đoạn 0 và 1 để ngành tối
đa hóa lợi nhuận;
2. Giá tài nguyên trong mỗi giai đoạn là bao nhiêu? Xác định và so sánh mức
tăng giá tài nguyên với tỷ lệ lãi suất?
3. Xem xét tác động đối với việc khai thác trong mỗi giai đoạn, giá cả và thặng
dư nếu:
• Chi phí khai thác giảm từ $200/tấn xuống còn $150/tấn
• Lãi suất giảm từ 5% xuống 2%
• Trữ lượng ban đầu tăng từ 2500 lên 3000 tấn
4. Thể hiện kết quả bằng đồ thị ?
Bài 10: Giả sử hàm chi phí giảm thải cận biên và hàm chi phí thiệt hại cận biên do
chất thải của hoạt động sản xuất sản phẩm da được cho bởi:
MAC = 50 - 5 W; MDC = 0 khi W < 4 và MDC = 5 W - 20 khi W > 4
(W là lượng chất thải tính bằng tấn, MAC và MDC lần lượt là chi phí giảm thải cận
biên và chi phí thiệt hại cận biên, đơn vị tính là triệu VND)
1. Thể hiện bằng đồ thị các đường MAC và MDC?
2. Giải thích hình dạng của đường MDC?
3. Xác định mức ô nhiễm tối ưu?
4. Dựa vào định lý Coase, chứng minh rằng, thông qua quá trình thỏa thuận,
mức ô nhiễm tối ưu có thể đạt được dù quyền tài sản môi trường thuộc về
phía người gây ô nhiễm hay phía người bị ô nhiễm? Tính lợi ích ròng mà
quá trình thỏa thuận sẽ đem lại cho người có quyền tài sản về môi trường?
Các bài tập khác:
Chương II: Bài 1(trang 243), Bài 3 (Trang 244), Bài 4 (trang 245)

Chương III: Bài 2 (trang 291), Bài 3 (trang 292)

×