Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề thi HKII toán 8 (HOT) + đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.36 KB, 12 trang )

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm
2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP
[1]
của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc
tỉnh Quảng Nam.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Địa lý
• 2 Lịch sử
o 2.1 Trước thế kỷ 2
o 2.2 Thế kỉ 2 - Thế kỉ 15
o 2.3 Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19
o 2.4 1858 đến nay
• 3 Phân chia hành chính
• 4 Dân cư
• 5 Kinh tế
o 5.1 Nghề truyền thống
 5.1.1 Làng mộc Kim Bồng
 5.1.2 Làng gốm Thanh Hà
 5.1.3 Làng rau Trà Quế
 5.1.4 Làng dệt Mã Châu
 5.1.5 Làng đúc đồng Phước Kiều
• 6 Văn hóa-Giáo dục
• 7 Bảo tồn, bảo tàng
o 7.1 Bảo tàng lịch sử văn hóa
o 7.2 Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
o 7.3 Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
• 8 Xem thêm
• 9 Ghi chú
• 10 Liên kết ngoài


[sửa] Địa lý
Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên; phía
nam giáp huyện Duy Xuyên; phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh
Quảng Nam
[1]
. an cuv d;;;e,'.v'
[sửa] Lịch sử
[sửa] Trước thế kỷ 2
Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II;
An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng
Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và
thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm,
thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm,
tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.
Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại
thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín
ngưỡng bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả
những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức
mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ
cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy
sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu
văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một
cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này.
[sửa] Thế kỉ 2 - Thế kỉ 15
Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu
thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao
(Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng
đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các
hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông,
Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận

vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là
nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng
Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ
tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.
[sửa] Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19
Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con
mắt trên cửa như trong hình
Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới
sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn
sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây.
Từ cuối thế kỉ 16 - thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định
cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội
An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.
Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy
nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều
đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp
lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.
[sửa] 1858 đến nay
Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho
độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của
Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy
Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.
Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước CHXHCN Việt Nam phong
tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
[sửa] Phân chia hành chính
Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm
Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm
Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm).
[1]
[sửa] Dân cư

Hội An trở thành thành phố vào tháng 1 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích
tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với
6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu
[1]
và một phần nhỏ huyện Điện Bàn.
[sửa] Kinh tế
Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát
triển thành một thành phố du lịch.
[sửa] Nghề truyền thống
Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt
Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005
Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần
dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ,
trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn để phục vụ nhu cầu đời sống của mình,
đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII
- cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An đã
cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn
Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các
sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Đây cũng là một trong
những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
[sửa] Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim
Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.
Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các
nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống
điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành , Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa
điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết
học. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ
kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày

vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An.
Làng mộc Kim Bồng
[sửa] Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã
quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm
huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục
hồi.
Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi
làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán
buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất
xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã
hình thành một làng gốm như ngày nay.
Làng gốm Thanh Hà
[sửa] Làng rau Trà Quế
[sửa] Làng dệt Mã Châu
[sửa] Làng đúc đồng Phước Kiều
[sửa] Văn hóa-Giáo dục
[sửa] Bảo tồn, bảo tàng
[sửa] Bảo tàng lịch sử văn hóa
Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có
giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ phản ánh các giai đoạn phát triển của
đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh( từ thế kỷ thứ 2 sau
công nguyên ) đến thời kỳ văn hoá Chăm ( từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa
Đại Việt ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an,
du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày
văn hóa của đô thị cổ.
[sửa] Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có

niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có
nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt
Nam minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng
lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy
quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
[sửa] Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Bãi biển Cửa Đại, một trong những thắng cảnh của Hội An
Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn
hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu
Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật
văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt
khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An
Bàng, Xuân Lâm từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt
Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.
Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng Yên. Vào các thế kỷ 17-18,
nơi đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Lúc ấy, phố Hiến là một
đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là
thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ
hai. Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Văn bia chùa Thiên
ứng, dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) đã ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn
phương là một tiểu Tràng An” - tức một Kinh đô thu nhỏ.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Phố Hiến trong lịch sử
o 1.1 Lịch sử - địa lý
o 1.2 Đô thị - dân cư
o 1.3 Phát triển và suy thoái
• 2 Quần thể di tích Phố Hiến

o 2.1 Đông Đô Quảng Hội
o 2.2 Chùa Chuông
o 2.3 Văn miếu Xích Đằng
• 3 Chú thích
• 4 Xem thêm
• 5 Liên kết ngoài
[sửa] Phố Hiến trong lịch sử
[sửa] Lịch sử - địa lý
Ngay từ thế kỷ 10, vùng Đằng Châu phía bắc thành phố Hưng Yên ngày nay vốn
là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ, đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý
Công Uẩn. Thế kỷ 13, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số
kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương.
Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần
đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.
Có nhiều khả năng là tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 15
trong công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, phải
đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều
mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty
Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước,
một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc,
các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương
Tây.
[1]

[2]
Phố Hiến xưa nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi đắp nên
ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km. Theo đường sông, Phố
Hiến cách Hà Nội 55 km. Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến
mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Vị trí của Phố Hiến có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ

thống sông Hồng-sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà
địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng tương ứng với ba thời kỳ thành tạo
lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là Việt Trì; Trung châu thổ với
đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến, từ đó các nhánh sông trải
ra vùng đồng bằng như những chiếc nan quạt. Bằng đường thuỷ, từ Phố Hiến có
thể liên lạc tới hầu hết các địa phương thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An
Quảng. Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của
mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới
Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình.
[3]
Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển
đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần, các thương
nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều
(Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ 17-18, các quan hệ
thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong
thông qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò
Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An. Qua hai hệ thống sông
Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc
tế ở biển Đông, như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như
với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp
[sửa] Đô thị - dân cư
Ngoài vị trí trấn thủ Sơn Nam, Phố Hiến chủ yếu mang diện mạo của một đô thị
kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu
phường phố; và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).
Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà
chảy sát Phố Hiến. Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn
đường sông từ biển Đông vào tới Kinh thành Thăng Long như tuyến Sông Đàng
Ngoài, nhiều tuyến sông khác. Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại
quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Cùng
với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất như chợ Vạn ở bến Xích

Đằng, chợ Hiến bên cạnh lị sở Sơn Nam, chợ Bảo Châu Những chợ này đã
vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng.
Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như
nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Khu phường phố là khu định cư của người Việt và các kiều dân ngoại quốc (chủ
yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố Hiến. Dựa
theo các văn bia ở chùa Hiến (17 09 ) và chùa Chuông (1711), Phố Hiến thời đó
có khoảng 20 phường
[4]
Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa
hiệu buôn bán như các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường…
Trong thế kỷ 17, có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở Phố Hiến:
thương điếm Hà Lan (1637-1700) và thương điếm Anh (1672-1683). Đây là văn
phòng đại diện kiêm nhà kho của các Công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh. Đây
là một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới Phố Hiến,
quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới. Từ thế kỷ 18, quần thể kiến trúc này đã bị
huỷ hoại trở thành đồng ruộng. Đến cuối thế kỷ 19 nó được tác giả người Pháp
G. Dumoutier đã miêu tả lại
[5]
Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người
khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc. Nổi bật là các phong cách
kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc
Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến trúc châu Âu (nhà
thờ Gô-tích Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau.
Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ 17 theo kiểu
Gô-tích. Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc bằng
gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở sát nhau. Nhiều
vụ hoả hoạn đã xảy ra.
[6]
Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất là người

Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Phần lớn người Việt cự ngụ ở Phố Hiến là từ
các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ.
[7]
Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú tại Phố
Hiến. Địa điểm tụ cư đầu tiên của người Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dương, sau gộp
thêm các xã Hoa Điền (Lương Điền), Hoa Cái (Phương Cái) hợp thành Tam
Hoa. Các cửa hiệu của Hoa Kiều được tập trung ở Phố Khách, phố Bắc Hoà,
Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói. Họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu,
quảng hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc như Quan Vân Trường,
Dương Qúy Phi, Lâm Tức Mặc.
[8]
Khi việc buôn bán giữa phương Tây và Phố
Hiến sa sút thì các Hoa thương vẫn trụ lại, gần như nắm giữ độc quyền các hoạt
động ngoại thương. Lúc này cũng có hiện tượng một số Hoa thương ở Phố Hiến
di cư ngược trở lại Thăng Long - Hà Nội, như trường hợp các gia đình họ Phan
ở phố Hàng Ngang. Hiện nay, vẫn có tới 14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở
Phố Hiến - Hưng Yên như các họ Ôn, Tiết, Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã,
Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu.
Người Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Họ
thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. Một số khác là
các giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La Tinh, đã đi theo và
phục vụ các giáo sĩ phương Tây tới Đàng Ngoài giảng đạo. Vì đã sinh sống lâu
năm ở Việt Nam, những người Nhật này thường làm một số nghề như hoa tiêu
dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới… Tại Phố Hiến trước đây có một khu
đất được gọi là Nghĩa trang Nhật Bản.
ở Phố Hiến ngoài người Trung Quốc và Nhật Bản còn có các thương nhân châu
á khác đến buôn bán như Xiêm La, Mã Lai, Lữ Tống (Philíppin) Phương Tây,
ngoài người Hà Lan và người Anh đã từng lập thương điếm ở Phố Hiến, còn một
số người Bồ Đào Nha và Pháp. Người Bồ Đào Nha là người phương Tây Phố

Hiến sớm nhất. Đó là những thương nhân độc lập, không lập công ty, không đặt
thương điếm. Không ít những người Pháp cũng sống ở Phố Hiến vào những
năm 80 của thế kỷ XVII. Thương điếm của Công ty ấn Độ Pháp thành lập ở Phố
Hiến năm 1680.
[sửa] Phát triển và suy thoái
Phố Hiến từ nơi tụ cư, một thị trấn phát triển thành một đô thị lớn vào thế kỷ XVII
đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu là các hoạt động buôn
bán qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở
thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là
một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng. Điểm tụ cư ban đầu của
số người Hoa tị nạn (làng Hoa Dương) cũng là một hạt nhân kinh tế sẽ phát triển
mạnh mẽ trong những thời kỳ sau. Bước chuyển về chất trong đời sống kinh tế
của Phố Hiến là khi có sự tác động của một nhân tố chính trị vào nền tảng kinh
tế đó và hệ quả là sự chuyển dịch trọng tâm từ những yếu tố nội sinh sang
những yếu tố ngoại sinh.
Các lái buôn Hà Lan là những người phương Tây đặt thương điếm sớm nhất ở
Phố Hiến. Những thập kỷ đầu, công việc buôn bán của thương điếm Hà Lan ở
Phố Hiến diễn ra khá suôn sẻ và được nhà nước Lê - Trịnh chiếu cố ưu tiên so
với những người ngoại quốc khác. Sau khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn chấm dứt,
chúa Trịnh dần tỏ thái độ lạnh nhạt với Hà Lan, lại thêm sự cạnh tranh của các
lái buôn phương Tây khác, đặc biệt là người Anh. Người Anh đến Phố Hiến
muộn hơn người Hà Lan. Trong những năm đầu, thương điếm Anh ở Phố Hiến
làm ăn tương đối phát đạt, cạnh tranh với các đối thủ của mình như các thương
nhân Hà Lan, Trung Quốc, một phần nhờ tài tháo vát, ứng xử khôn khéo của W.
Gyfford.
Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (1730-
1780). Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng trở
thành tỉnh lị Hưng Yên. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa
sút trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài. Mặt khác, lúc này tình hình
chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những

chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra một thị trường đông đúc
hấp dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa.
Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần
qua khâu trung gian, như trường hợp Đàng Ngoài. Trong hoàn cảnh đó, ngoại
thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thương
điếm phương Tây ở Phố Hiến và Kẻ Chợ lần lượt đóng cửa, các tàu buôn
phương Tây hầu như rất ít còn lại vùng Đàng Ngoài. Phố Hiến vắng hẳn các
khách buôn nước ngoài, trừ người Trung Quốc là còn ở lại buôn bán.
Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung
Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia từ Kẻ Chợ di
cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng làm cho Phố
Hiến trở nên vắng đi. Cũng trong quá trình suy thoái về kinh tế, Phố Hiến đã mất
dần đi vai trò quan trọng về chính trị. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông
Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông. Vì
vậy, năm 1726, chính quyền Lê - Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên
hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam được
tách thành Sơn Nam thượng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn
dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).
Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra tại địa bàn
Phố Hiến. Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, dân của nhiều vùn g ở Sơn Nam trở nên
nghèo đói, phải tha phương cầu thực. Tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của
Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm
lực kinh tế của Phố Hiến kiệt quệ. Rồi sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và
chúa Trịnh. Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế,
một thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây không còn nữa. Năm
1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến đã được di
chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý). Năm 1831, với cuộc cải cách của vua Minh
mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, thành tỉnh được xây dựng trên địa bàn
Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng quân sự, nhưng đã mất đi hoàn toàn vai trò
kinh tế của một trạm hải quan, lúc này đã được chuyển qua bến Ninh Hải (Hải

Phòng).
[sửa] Quần thể di tích Phố Hiến
Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn
bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích
được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: đền
Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át), đền Ngọc Thanh ở Nễ
Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Đại Hành), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền
Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng, Kim Chung Tự, Thiên Ứng Tự,
Thiên Hậu cung, đền Mẫu, Đông Đô Quảng Hội… Các chùa lớn ở Phố Hiến
có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu. Ngoài ra còn có
nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều công
trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu (thờ
Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương
Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình
ảnh mấy trăm năm trước của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong
và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu…
Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xưa, nay thuộc phần
đất từ thôn Đằng Châu (phường Lam Sơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hồng
Châu) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km ở thành phố Hưng Yên.
[sửa] Đông Đô Quảng Hội
Bài chi tiết: Đông Đô Quảng Hội
Đông Đô Quảng Hội nằm trên đường Phố Hiến, phường Hồng Châu. Xưa kia,
nơi đây thuộc trung tâm Phố Hiến hạ, thôn Mậu Dương, tổng An Tảo, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi hội họp của các thương nhân nước ngoài, chủ
yếu là người Hoa, đồng thời đó cũng là nơi thờ tam thánh: Thần Thái Y (thần
làm nghề thuốc); Thần Hoa Quang (dạy dân làm các nghề thủ công); Thần Nông
(dạy dân làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi).
[sửa] Chùa Chuông
Bài chi tiết: Chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến

Nam, được mệnh danh là "Phố Hiến đẹp nhất danh lam".
Thăng Long (chữ Hán: 昇昇) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc,
Lê Trung hưng (1010 - 1788).
Mục lục
[ẩn]
• 1 Lịch sử
• 2 Xem thêm
• 3 Tham khảo
• 4 Liên kết ngoài
[sửa] Lịch sử
Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại
La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay
lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương,
trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật" Năm 2010, là kỷ
niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội.
Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối
thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô
Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào
khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu
Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1
người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây
có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng
có 1 số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.
[1]
Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường
được dựng bằng gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm
bằng gỗ.
[2]
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân
(Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của

phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ.
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long
xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở
Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng
hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa dạng từ La
Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội
(thế kỉ 19).
Thăng Long-con đường gốm sứ ven sông Hồng

×