Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm gân gót mãn tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.99 KB, 5 trang )

Viêm gân gót mãn tính


Gân gót hay còn gọi là gân Achilles, tên của một vị anh hùng trong
thần thoại Hy Lạp (vị anh hùng này toàn thân “mình đồng da sắt”, trừ gân
gót, là điểm yếu duy nhất trên cơ thể). Bệnh viêm gân gót mãn tính cũng có
thể coi là một “gót chân Achilles” của các vận động viên các môn có cường độ
chạy, nhảy cao khiến gân gót dễ bị tổn thương do quá tải.
Cấu tạo gân gót
Cơ dép, cơ bụng chân và cơ gan chân hợp lại thành một gân chung gọi là
gân gót, bám vào cực sau của xương gót. Gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể,
chịu sức nặng nhiều nhất nhưng lại có máu nuôi kém, do đó dễ bị tổn thương
(hình).
Viêm gân gót và thoái hóa gân gót
Viêm gân gót là tình trạng đau phía sau trên gót chân, đặc biệt sau khi đi lại
chạy nhảy quá mức.
Viêm gân gót thường xảy ra ở các vận động viên các môn như điền kinh,
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis… Viêm gân gót cũng rất thường gặp ở lứa
tuổi trung niên do quá trình lão hóa.
Nguyên nhân: gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với
những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách. Viêm gân gót
không được điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa gân, gây yếu gân và nguy cơ dễ bị đứt
rách gân.
Phòng ngừa và điều trị
- Luôn chườm đá sau khi tập.
- Lót một miếng đệm dưới gót hoặc mang giày đế hơi cao giúp gân không
bị kéo căng.
- Nghỉ ngơi hai tuần sau những hoạt động quá mức.
- Bắt đầu tập kéo giãn gân gót. Trở lại từ từ và tăng dần các hoạt động sau:
bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ nhẹ, tập mạnh cơ.
Bài tập 1: Tập kéo giãn gân gót





Bài tập 2: Tập mạnh gân gót




Đứng bằng mũi chân trên bục khoảng 10 - 15 cm, sau đó hạ thấp xuống
bằng chân đau.
Đối với trường hợp nặng, nên đến bác sĩ chuyên khoa:
- Băng cố định cổ chân 2 - 6 tuần tùy mức độ đau.
- Dùng thuốc giảm đau kháng viêm.
- Siêu âm trị liệu, sóng ngắn, điện trị liệu để giúp mau hồi phục.
- Truờng hợp không đáp ứng với các trị liệu trên, có thể chích corticoid vào
bao gân. Lưu ý chích đúng thuốc, đúng chỉ định và liều lượng, không bao giờ
chích vào mô gân, không nên chích quá 3 lần vào một gân. Sau khi chích phải
nghỉ tập hoàn toàn 3 tuần. Chúng tôi đã phải phẫu thuật tạo hình lại gân gót cho
nhiều trường hợp bị đứt gân gót tự nhiên sau chích corticoid vào gân.
- Đối với những trường hợp điều trị thất bại, cần chụp hình cộng hưởng từ
(MRI) cổ chân. Có thể thấy rõ những vùng thay đổi tín hiệu trong mô gân trên
MRI. Cần phẫu thuật cắt lọc mô sẹo, kích thích máu nuôi để gân gót tái tạo trở lại.
Sau mổ cần tập phục hồi từ 6 - 8 tuần để trở lại tập luyện thể thao.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×