Lớp 11: Từ ấy Tố Hữu
Soạn bài Từ ấy
1. Những hình ảnh biểu hiện lí tưởng và biểu hiện niềm vui
sướng say mê khi bắt đầu lí tưởng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí trói qua tim”
Hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim là những hình
ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi
sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu
như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn
xương mù của ý thức tiểu tư sản mở ra trong tâm hồn người thanh
niên một chân trời mới: hiến dâng cho cách mạng.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và ròn tiếng chim”
Hình ảnh so sánh: Hồn tôi như vườn hoa lá – đậm hương rộn
tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu, đã mang sức sống đến cho thiên
nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã. Tố
Hữu đón nhận lí tưởng với niềm vui sưonứg vô hạn như cây cỏ, hoa lá
đón anhsangs độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc
sung sướng hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn hướng về lí tưởng của
Đảng.
2. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trạng trái với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi bên nhau thêm mạnh khói đời”
Khi giác ngộ được lí tưởng Tố Hữu đã nhận thức được lẽ sống
mới: tự nguyện hòa “cái tôi” cá nhân vào “mọi cái ta” chung của mọi
người, trải rộng tình cảm với đời, đồng cảm với nỗi khổ của con người
điều đặc biệt là tình yêu thương của người trí thức tiểu tư sản đã
hướng đến quần chúng lao khổ với mục đích đoàn kết tăng thêm sức
mạnh của “khối đời” để đấu tranh giành độc lập, tự do.
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể
hiện qua khổ thơ cuối.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
- Điệp từ “là” khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân và mọi
người, giữa tối và vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu… Và các từ con, em,
anh – tình cảm thân thiết trong gia đình.
- Tố hữu không chỉ đến với cái quần chúng khổ mà còn xem
mình là một thành viên của đại gia đình ấy.
- Từ ngữ “kiếp phôi pha”: những người đau khổ bất hạnh , dãi
dầu mưa nắng để kiếm sống “cù bất cù bơ” không nỗi nương tự phải
lang thang vất vưởng.
Những người dưới đáy cùng của xã hội – không chỉ thương xót
cho họ mà Tố Hữu còn vì họ mà hăng say.
4. Biện pháp Nghệ Thuật
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ
- Giàu hình ảnh
Lớp 11: Nhớ đồng Tố Hữu
Soạn bài: Nhớ đồng
1. Cảm hứng của bài thơ, gợi lên bởi tiếng hò dội vào nhà tù. Vì
sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ? Vì tiếng hò
vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác
buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù. Tiếng
hò gợi dạy tất cả những gì của thế giới bên ngoài đó là âm thành của
cuộc sống bên ngoài đến được với người tù, âm thanh tiêu biểu của
xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da giết.
2. Những câu được làm điệp khúc của bài thơ.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
- Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Mỗi cặp câu được lặp lại 2 lần xen kẽ nhau. Việc lặp như vậy tạo
như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của bài thơ
+ Nỗi quạnh hiu: Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng,
hiu quạnh của trưa nắng, hòa điệu với 4 bức tường giam hoàn toàn
cách biệt với thế giới bên ngoài.
+ Nỗi thương nhớ: được gợi lên từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu
thương nhớ đồng quê.
+ Âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người
tha thiết yêu đời, say mê họat động bị cách li khỏi cuộc đời.
3. Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ
bằng đường nét, màu sắc, mà còn có cả hương vị hơi mát… Tất cả
đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương,
không khí yên bình, hương vị, âm thanh.
Hình ảnh con người dân que lam lũ nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn
đầy lạc quan. Trong hình dung của tác giả họ là người gieo mầm sự
sống. Đặc biệt, lí tưởng cách mạng đã đưa Tố Hữu xích lại gần gũi với
người dân quê và cảm nhận được tâm hồn rất đẹp của họ.
4. Cảm nghĩ
Hình ảnh thơ đối lập trước và sau khí gặp lí tưởng cách mạng
Trước: Băng khoăn, vẩn vơ, quanh quán. Tâm hồn bế tắc
Sau: Những cánh chim vút sáy bay liệng trong không gian bao la
bát ngát. Tâm hồn được giải phóng.
Lớp 11: Tương tư Nguyễn Bính
1. Tâm trạng của chàng trai trong bài thơ.
- Nhớ nhung da giết thành bệnh tương tư. “Chín nhớ 10
thương”.
- Kể lẽ, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư của mình
+ Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
+ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
- Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
+ “Lại” nhấn mạnh ngữ điệu diễn tả nhịp điệu của tác giả cứ trôi
mà sự mong vô vọng, chán ngán.
+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá “lá xanh” đã thành “lá vàng”
chỉ thời gian chờ đợi. Tác giả tính từng ngày, câu dưới tác giả tính
từng mùa qua đi.
+ Trong ao ước đã có mầm, vô vọng
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa Khuê các, bướm giang hồ gặp nhau!”
+ Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo
gió nỗi niềm ước vọng xa xôi.
“Thôn Đoài thì nhớ thông Đông
Cau thôn Đoài nhớ giàu, thôn nào?
2. Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết chân thành.
- Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu
sắc dân gian: thông Đoài, thông Đông, bến, đò hoa, bướm, tràu cau.
- Cách bày tỏ tình yêu thiên nhiên, kín đáo, ý nghị và có ý vị
chân thành mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê.
Lớp 11: Tôi yêu em Puskin
Soạn bài: Tôi yêu em
1. Điệp khúc
“ Tôi yêu em” lắm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
So sánh những lần xuất hiện điệp khúc ấy có giọng điệu trữ tình
có sự chuyển biến.
- Điệp khúc “tôi yêu em” xuất hiện ở bên câu thơ đầu thể hiện
cảm xúc dè dặt, bị kím nén, bị lí trí chi phối
“ Bày tỏ dặt dè qua cách dùng từ “có lẽ
Chưa hẳn tắt… nhưng bên trong vẫn ngầm khẳng định tình yêu
âm ỉ, dai dẳng.
+ Vẫn mãi yêu em nhưng cũng nhận thức được tình yêu đơn
phương của mình sẽ làm cho người yêu phải băn khoăn, u hoài. Vì
vậy trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự
yên tĩnh thanh thản trong tâm hồn người mình yêu.
- Điệp khúc “tôi yêu em” ở 4 câu sau chuyển đổi đột ngột, tuôn
trào không theo mệnh lệnh của lí trí
+ Những từ “lúc khi” diễn tả trạng thái tình yêu biến đổi đa dạng
nhưng rất đỗi bình thường. Mặc dù tình yêu của tôi là không hi vọng,
là tình yêu âm thầm đơn phương nhưng nó vẫn mang đầy đủ sắc thái
tâm trạng của một người đang yêu: muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e
ngại bị khước từ, thấy người mình yêu ở bên một ai đó cũng ghen
tuông, đau khổ. Chứng tỏ bền ngoài đầy lí trí, cứng cỏi nhưng trong
chiều sâu tâm hồn vẫn rất yêu em.
+ Điệp khúc tuôn trào như muốn bộc bạch cho hết sự chân
thành, đằm thắm trong tình yêu của tôi dành cho em.
- Quả là tình yêu cao thương, nhân hậu.
2. Hai câu kết
Bởi lẽ thông thường khi yêu người ta hay ích kỉ. Yêu nhau càng
thiết tha thì khi chia tay càng hậm hực, nhỏ nhen… Hận thù: Pu skin
đã vượt được thói ích kỉ tầm thường trong tình yêu bằng một ứng xử
cao đẹp, cao thượng: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn
người yêu được hạnh phúc.
3. Bài thơ dường như muốn nói lời từ giã cho một mối tình không
thành. Nhưng đó là lời từ giã rất đặc biệt. Vẫn tràn ngập yêu thương,
không một chút hận thù, một lời cầu mong đầy tính nhân văn. Đó là
một ccách mạng cho văn học tình yêu.
4. Tâm hồn Pu skin qua bài thơ.
Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi
buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh lịêt, nhân
hậu, vị tha.
Lớp 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền Vich To Huy Gô
Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
1. Sự đói lập giữa hai nhân vật Gia Ve và Giăng Văn Giăng
- Tình huống:
+ Trước khi Phăng – tin tắc thở.
- Gia – ve: Ngôn ngữ và hành động man rợ, điên cuồng, hung
hãn đối với Giăng van Giăng, độc áo và tàn nhẫn vùi dập niềm tin hi
vọng của Phăng tin
- Giăng van giăng: nhẹ nhàng, tinh tế, trong ngôn ngữ và hành
động đối với Phăng – tin và Gia – ve. Tất cả biểu hiện của ông là
nhằm cứu vớt Phăng Tin lúc cô đang ở trong tình trạng bệnh tình
nguy kịch, mong được gặp con.
+ Sau khi Phăng Tin tắc thở
- Gia-ve tiếp tục quát tháo đòi bắt Giang Văn Giăng không quan
tâm đến cái chết của Phăng tin mà chính hắn là kẻ gây ra cái chết ấy.
Hắn không còn lương tâm.
- Giăng van giăng
+ Phản ứng quyết liệt khống chế Gia – ve. Chứng tỏ ông không
sợ Gia – ve – Trước đó ông nhún nhường cầu xin Gia – ve tất cả là vì
Phăng tin
+ Hướng về Phăng với cử chỉ hành động âu yếm, xót thương, với
lời thì thầm hứa hẹn khiến linh hồn người chết như cảm nhận được
mà cảm động, thanh thản.
- Ý nghĩa của sự tương phản.
Nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa thiện ác, tốt xấu, yêu thương
tàn bạo Từ những hình ảnh tương phản trên tác giả muốn gửi tới
người đọc thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công tuyệt vọng con
người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi
bóng tôi của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
2. Hình tượng con ác thú Gia – ve
- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn như con thú ác đang
chuẩn bị vô mồi.
+ Thét “mau lên” nghe như tiếng “thù gầm”, “phóng vào Giăng
van giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”.
+ Hành động “Túm lấy cổ áo…”
+ Hắn cười phá lên, cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng
* Hắn mang dã tâm của loài thú: hắn quát tháo Phăng tin khi cô
đang bệnh nặng, nói những lời kích động mạnh làm Phăng tin chết.
* Giăng van giăng: một con người chân chính con người của tình
yêu thương.
- Để cứu một nạn nhân bị Gia – ve bắt oan. Giăng van giăng
buộc phải tự thú.
- Để cứu phăng tin, ông phải nhún mình trước Gia – ve
- Khi phăng tin chết “trong nét mặt và dáng điệu của ông cho
thấy một nỗi thương xót khó tả”
- Lời thì thầm bên tai người chết là những lời hứa.
3. Phăng tin đã chết rồi mà khi nghe những lời thì thầm của
giăng van giăng trên đôi môi nhệt nhạt của chị hiện lên “nụ cười
không sao diễn tả được”
- Khi giăng van giăng sửa sang thi thể phăng tin như “một người
mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt phăng tin như sáng rỡ lên một
cách lạ thường”. Có thể đó chỉ là ảo tưởng do người khác qua xúc
động trước cử chỉ, hành động của giăng van giăng. Bút pháp lãng
mạn giúp nhà văn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương
của Giăng van giăng.