Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chảy máu mũi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.6 KB, 2 trang )

Chảy máu mũi

Hiện tượng chảy máu mũi (chảy máu cam) thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Tuy không nghiêm trọng nhưng đôi khi lại là dấu hiệu khởi đầu của một căn bệnh
nào đó.
Tuy quang cảnh người bị chảy máu mũi dễ đập vào mắt mọi người, nhưng lượng má
u
chảy ra thường không đáng kể và việc làm ngưng chảy máu cũng đơn giản.
Lớp màng mỏng bao trong mũi, nhất là trên vách ngăn hai lỗ mũi, có rất nhiều những
mạch máu nhỏ dễ vỡ và là nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam.

Bị viêm mũi dị ứng nhẹ, dùng nhiều lần thuốc nhỏ mũi trong ngày, xỉ mũi mạnh, ho
mạnh cũng có thể làm chảy máu mũi.

Cần phải làm gì?
Cần an ủi cho đứa trẻ yên tâm khi bị chảy máu cam. Để máu mũi ngưng ch
ảy, nhét một
miếng gạc sạch hoặc một góc khăn tay đã cuộn lại, vào bên l
ỗ mũi bị chảy máu, rồi lấy
tay kẹp hai lỗ mũi lại, hơi ngả người ra phía trước trong vòng 10 phút.
Nếu máu không ngưng chảy, cần đưa bệnh nhân tới bác sĩ, nhất là trong những trường
hợp sau:
- Máu ra nhiều.
- Người bệnh đã uống thuốc Aspirine thường xuyên để chống đông máu.
- Người bệnh thấy rất nhức đầu và chóng mặt.

- Ngoài việc chảy máu mũi còn có các hiện tượng khác như: da có những vết đỏ (nghi l
à
xuất huyết dưới da), chảy máu ở chân răng, ở miệng, ở hậu môn, v.v…



- Bệnh nhân đang được chữa trị chứng huyết áp cao.


Chẩn đoán và điều trị
Để tìm nguyên nhân chảy máu, bác sĩ sẽ căn cứ vào nh
ững sự việc sau: bệnh nhân có
dùng thuốc chống đông máu không, có bị tăng huyết áp không?
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm máu để biết rõ nh
ững số liệu về khả năng đông
máu, về số hồng cầu, số tiểu cầu. Một số thuốc như thuốc chống ung thư, thu
ốc kháng
sinh, thuốc sốt rét (Quinine), thuốc an thần đều làm hạ số tiểu cầu trong máu, còn thu
ốc
Aspirine thì làm cho chúng bị vô hiệu hóa.
Đôi khi, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chấm thuốc vào họng bệnh nhân để l
àm ngưng
chảy máu hoặc ngăn hiện tượng tái phát. Phương pháp đốt màng nhầy mũi ở điểm b

chảy máu có thể ngăn chặn sự tái phát.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×