Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhà đầu tư vĩ mô... bất đắc dĩ! ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.18 KB, 8 trang )

Nhà đầu tư vĩ mô bất đắc dĩ!

Bạn có thể bất đắc dĩ trở thành nhà đầu tư vĩ mô, cái gì cũng vĩ
mô, từ niềm tin vĩ mô đến nỗi lo vĩ mô, nhưng hãy chú ý, kẻo bỏ
qua những nền tảng vi mô cho việc đầu tư vào chứng khoán của
bạn - Ảnh: LAD.
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình bắt đầu theo dõi các chỉ số
lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ giá, lãi suất cơ bản từ khi
nào?
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình bắt đầu theo dõi các chỉ số
lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ giá, lãi suất cơ bản từ khi
nào?

Rồi có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng tại sao một cá nhân bình
thường như mình tự dưng phải quan tâm mấy chỉ số đó?

Sẽ có rất nhiều người nói ngay rằng họ biết đến các chỉ số trên
từ khi họ “làm” nhà đầu tư chứng khoán. Đầu tư chứng khoán là
việc bỏ tiền vào những cổ phiếu, trái phiếu của những công ty,
doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức phát hành hợp pháp nào, tuy
nhiên nhà đầu tư - người bỏ tiền ra, tự dưng phải căng tai ra mà
nghe ngóng những điều còn to hơn bất kỳ tổ chức phát hành nào,
xét cả về lượng lẫn chất.

Vì sao vậy? Bởi vì những điều to lớn đó sẽ tác động đến mọi tổ
chức đó, cũng tức là tác động đến số tiền mà bạn bỏ ra trên thị
trường chứng khoán.

Nói thì dễ, nhưng để đo lường sự tác động đó, xét cả về mặt thời
gian và mức độ, thì hầu hết mọi nhà đầu tư cá nhân, thậm chí cả
nhiều tổ chức, cũng chả thực hiện nổi. Thay vào đó, niềm tin trở


thành nền tảng thay cho sự đo lường. Khi người ta tin vào điều gì
đó, việc nó đến sớm hay muộn trở thành thứ yếu, và tác động lớn
hay nhỏ cũng trở thành thứ yếu.

Xin lấy hai ví dụ về nỗi lo lạm phát và thanh khoản đối với thị
trường chứng khoán (nỗi lo cũng là một dạng niềm tin). Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 đã tăng đến 6,46% so với đầu năm,
đạt gần với kế hoạch 8% của cả năm 2010 và lo hơn là đã vượt
8% nếu so với cùng kỳ năm trước. Các phương tiện thông tin đều
đăng như vậy, nhưng vấn đề ở đây không phải là tăng như thế sẽ
tác động như thế nào đến doanh nghiệp, đến người dân, đến nhà
đầu tư mà là chắc chắn sẽ có tác động xấu. Lạm phát tăng
8% hay thậm chí 10% thì tình hình của doanh nghiệp niêm yết
xấu đến mức nào? Chưa chắc có người nào tính toán được,
nhưng cứ biết là xấu cái đã. Đã có tác động xấu thì giá cổ phiếu
phải rớt thôi!

Tâm lý đó, dù chỉ là vô tình, nhưng đã trở thành một điều đương
nhiên không thể khác trên thị trường chứng khoán. Cho đến thời
điểm này, có thể nói giá cổ phiếu rớt mạnh phần nhiều vì người
ta sợ mà bán tháo, hơn là do tác động trực tiếp của con số 8%
nói trên.

Thanh khoản cũng vậy. Theo thống kê của các công ty chứng
khoán, của các tổ chức thứ ba, của các diễn đàn thì lượng tiền
rót vào thị trường chứng khoán năm 2010 không nhiều như năm
trước, đó là chưa kể cứ dăm bữa nửa tháng lại có một doanh
nghiệp niêm yết nào đó thông báo chốt ngày lấy của nhà đầu tư ít
tiền, đổi lại phát hành thêm chứng khoán. Riêng nhóm ngân hàng
đã có thời được dự báo là sẽ cần 33.000 tỷ đồng. Mọi nhóm

ngành khác cũng đều đang tìm cách rút tiền từ thị trường chứng
khoán, không nhiều thì ít (mà tính ra chả có nhóm nào ít). Như
thế thì cái dòng tiền để giúp duy trì giao dịch cho 3 sàn chứng
khoán (HOSE, HNX và UPCoM) với khoảng 700 mã cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ còn lại được bao nhiêu, chứ đừng nói là sôi động
như hồi năm 2007. Cung quá nhiều, cầu ít đi thì thanh khoản phải
giảm hẳn.

Cho đến giờ, ngay cả chính những người làm trong ngành
chứng khoán cũng không biết dòng tiền đang duy trì được bao
nhiêu trên 3 sàn.Về phương diện phát hành pha loãng, cho dù có
thể tính toán cụ thể, nhưng cũng chỉ biết rằng việc phát hành
không tập trung hết vào một thời điểm, mà kéo dài rải rác cho đến
tận năm sau. Như thế thì chưa chắc dòng tiền sẽ bị rút ruột, ngay
cả trong tương lai gần, và nỗi lo về thanh khoản vẫn chỉ là nỗi lo.

Khi nhà đầu tư đang lo sợ, họ sẽ phản ứng tiêu cực rất sớm
trước khi nỗi lo sợ đó chuyển thành hiện thực và ngược lại. Ở thị
trường chứng khoán Việt Nam, khi mà quan điểm đầu cơ thống
trị thì tình trạng hăm hở mua vào khi thị trường lên và bán tống
bán tháo khi thị trường xuống sẽ còn diễn ra dài dài. Điều đó chỉ
làm lợi cho những tổ chức lớn, những “bầy thú sừng mềm”.

Một thống kê tại thời điểm này cho thấy, cơ hội không phải đã
hết. Nết xét về chỉ tiêu định giá: P/E bình quân 2 sàn (HOSE và
HNX) chỉ khoảng 10-15 lần, không cao để phải lo sợ. Thậm chí
có nhiều mã có EPS lớn nhưng P/E chỉ có khoảng 5 lần, thích
hợp ngay cả với mục tiêu trung hạn chứ không chỉ dài hạn.

Về mức giá tuyệt đối: hiện khoảng giá từ 10.000 - 30.000 đồng rất

phổ biến, nhất là sàn HNX. Với khoảng giá này, đặc biệt với
những công ty vẫn làm ăn tốt, có EPS và cổ tức dương thì mức
sụt giảm giá mạnh như hồi năm 2002-2003 là rất khó xảy ra. Mức
giá 10.000 đồng trông vậy mà là ngưỡng hỗ trợ cực kỳ mạnh đấy.

Về mức tăng trưởng: năm nay cho dù lạm phát cao, tỷ giá thay
đổi thì nhiều công ty niêm yết vẫn cứ hoàn thành kế hoạch như
thường, mà kế hoạch năm nay chắc chắn cao hơn thực hiện của
năm 2009. Như vậy thì những tác động vĩ mô tiêu cực có thể sẽ
xảy ra, nhưng không hẳn là thảm họa đối với mọi doanh nghiệp,
mọi nhóm ngành.

Bạn có thể bất đắc dĩ trở thành nhà đầu tư vĩ mô, cái gì cũng vĩ
mô, từ niềm tin vĩ mô đến nỗi lo vĩ mô, nhưng hãy chú ý, kẻo bỏ
qua những nền tảng vi mô cho việc đầu tư vào chứng khoán của
bạn.

×