TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ QTKD QUỐC TẾ
---------------------------
BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
1
Đề bài:
Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm
làm việc cho doanh nghiệp/ tổ chức hiện nay bạn đang làm việc
I. GIỚI THIỆU:
1. Tổng quát:
|Doanh nghiệp tôi là : Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam – Tiền thân là
Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002 tại Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tháng 7 năm 2002 công ty đã đầu tư máy móc trang thiết bị để sản xuất máy điều
hoà ở trong nước. Tổng số vốn đầu tư là 100 tỷ đồng. Ngày 21/3/2007, công ty đã
chuyển đổi thành Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.
Đến tháng 9 năm 2009, Nagakawa Việt Nam chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là NAG. Đây là một bước tiến tiếp
nối thành công của Nagakawa Việt Nam.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo một hệ thống thống nhất trên
toàn quốc, dưới sự quản lý của ban lãnh đạo có năng lực, một đội ngũ kỹ sư, công
nhân lành nghề cùng các chuyên gia cố vấn giàu kinh nghiệm, công ty đang trên đà
phát triển, tạo vị thế thương hiệu trong nghành điện tử, điện dân dụng có uy tín nhất
trên thị trường Việt Nam.
Bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, Nagakawa đã cho ra đời
các dòng sản phẩm điều hoà, máy giặt, tủ đông, điện gia dụng, thiết bị điện ... đa
dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng mẫu mã, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu
về sản phẩm của đông đảo khách hàng
Với giá cả hợp lý cùng một chính sách hậu mãi chu đáo, Công ty cổ phần
Nagakawa Việt Nam mong muốn làm hài lòng mọi khách hàng và người tiêu dùng.
Mong muốn trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, trong đó lấy sản xuất và kinh
doanh sản phẩm điện lạnh làm lĩnh vực chủ lực, song song với việc thi công về hệ
thống lạnh cho những công trình lớn trên cả nước. Nagakawa Việt Nam liên tiếp
mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới như: Đầu tư bất động sản, đầu tư tài
chính… Trong đó, đáng lưu ý là việc đầu tư vào việc sản xuất và cung ứng các sản
2
phẩm điều hòa công suất lớn phục vụ cho các công trình thương mại công nghiệp.
Với nội lực vững mạnh, Nagakawa Việt Nam tin tưởng trong những năm sắp
tới, bằng sự tin nhiệm của quý khách hàng, quý cổ đông, Nagakawa Việt Nam ngày
càng phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích ngày càng lớn hơn
cho các quý vị khách hàng và quý cổ đông cũng như làm hài hòa giữa lợi ích giữa
doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
- Hoạt động xã hội
Hoạt động từ thiện được công ty Nagakawa Việt Nam thực hiện hàng năm,
thể hiện tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, giúp đỡ các gia đình chính sách tại địa
phương và thể hiện nỗ lực của Công ty trong việc đóng góp tích cực cho sự phát
triển của đất nước Việt Nam. Nagakawa Việt Nam luôn thể hiện rõ trách nhiệm của
doanh nghiệp với cộng đồng xã hội thông qua hàng loạt chương trình an sinh xã
hội, từ thiện, ủng hộ bão lũ, hiến máu nhân đạo… Với những thành quả đã đạt
được, Nagakawa đã vinh dự nhận được giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải chất
lượng uy tín, giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam, giải thưởng Thương hiệu Vàng,
giải thưởng Doanh nhân Tâm Tài…
- Chính sách hậu mãi
Chính sách hậu mãi sau bán hàng luôn được đặc biệt quan tâm. Đội ngũ bảo
hành được đào tạo chính quy chuyên sâu về nghiệp vụ, thái độ và tác phong đúng
mực sẽ mang tới sự chu đáo tuyệt đối với mọi khách hàng.
Ngoài ra, Nagakawa Việt Nam còn có những trung tâm bảo hành uỷ quyền tại hầu
khắp các tỉnh thành lớn trên toàn quốc có khả năng đáp ứng một cách nhanh nhất
những yêu cầu và thắc mắc của khách hàng.
Tăng cường chính sách khách hàng, Nagakawa đã thành lập trung tâm tư vấn
và chăm sóc khách hàng với đường dây nóng 1900545489.
Chúng tôi tin tưởng rằng các sản phẩm điều hoà không khí thương hiệu
Nagakawa sẽ ngày càng đem đến niềm vui và hạnh phúc cho quý vị và mọi gia đình
trên khắp Việt Nam
- Thành quả đạt được
* Giải thưởng thương hiệu uy tín 2010,
3
* Giải thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2010
* Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2009, 2010
* Giải thưởng doanh nhân tâm tài năm 2010
* Cúp vàng topten ngành hàng thương hiệu việt uy tín – chất lượng năm 2007.
* Cúp sen vàng 2007
* Doanh nhân đất Việt Bạch Thái Bưởi năm 2007.
* Quả cầu Vàng WTO 2007
* Công ty cổ phần xuất sắc năm 2008
* Cúp vàng thương hiệu công nghiệp hàng đầu việt Nam năm 2006.
* Đơn vị xuất sắc năm 2006 – UBND tỉnh Vĩnh Phúc trao tặng.
* Giải thưởng doanh nhân thành đạt năm 2006 – Bộ công nghiệp trao tặng cho
CTHĐQT Nguyễn Đức Khả.
* Huy chương vàng chất lượng sản phẩm kỳ hội chợ triển lãm quốc tế hàng công
nghiệp tại việt nam năm 2004.
* Huy chương vàng chất lượng sản phẩm hội chợ công nghiệp quốc tế năm 2006.
* Cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt Nam năm 2006.
Trao giải Sao vàng đất Việt
- Tầm nhìn và chiến lược:
Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế vững
mạnh, nhà cung cấp sản phẩm Điều hòa số một Việt Nam và là thương hiệu mạnh
trong khu vực và quốc tế, cùng với một cam kết: “Chất lượng là sự sống còn của
công ty”. Với phương châm: “Sự thành công của khách hàng là động lực cho thành
công của chúng tôi”.
Với một Công ty có bề dày tuy không lớn, nhưng cũng đã chứng tỏ được mình
trên thị trường trong nước hiện nay . Để duy trì sự hoạt động của Công ty và đạt
được chiến lược như mong muốn. Việc quản và điều hành hệ thống nhân sự trong
toàn công ty là một vấn đề then chốt. Việc quản lý và diều hành như thế nào còn
phụ thuộc vào tầm nhìn và sự lãnh đạo vượt trội của các nhà quản lý trong toàn
Công ty. Bản thân tôi là một Trưởng phòng nhân sự, hiện đang được theo học
4
Chương trình MBA của trường Đại học griggs Hoa Kỳ liên kết với Trung tâm công
nghệ Đào tạo và Hệ thống việc làm Đại học quốc gia Hà Nội, với môn học “Quản
trị hành vi tổ chức” và với bài Kiểm tra hết môn, chắc hẳn tôi sẽ thu được phần nào
kết quả thực dụng qua môn học này. Mặt khác với câu hỏi kiểm tra: “Bạn hãy phát
triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho doanh
nghiệp/ tổ chức hiện nay bạn đang làm việc”
Qua hai bài tập nhóm tôi biết: Làm việc theo nhóm là một xu thế làm việc rất
phát triển và hiệu quả trong các doanh nghiệp hiện nay. Để nhóm hoạt động tích
cực, vai trò xây dựng của trưởng nhóm là vô cùng quan trọng.
1. Tập hợp những cá nhân xuất sắc
Khả năng làm việc của những nhân viên hàng đầu có thể mang lại những khoản
lợi nhuận khổng lồ. Đừng ngần ngại đầu tư cho nhóm của mình một vài nhóm viên
"có sạn trong đầu". Một người giỏi bằng 3 người trung bình, đừng quá quan tâm đến
số lượng.
Để mời được những nhóm viên có năng lực đòi hỏi nhiều thời gian và công
sức. Đừng tìm kiếm kiểu "fast food". Hãy tìm hiểu tính cách, động cơ làm việc của
những người được lựa chọn cũng như năng lực chuyên môn của họ, thể hiện ở khả
năng giải quyết vấn đề, tầm nhìn và cách phân tích các chi tiết.
2. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ
Nhiều nhà quản trị chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Phân
công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ của từng thành viên, đó là một sự
đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu quả nhất. Khi đặt một
người vào đúng vị trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ
được thực hiện rất xuất sắc.
Bạn có thể giúp các nhân viên tự khám phá ra động cơ làm việc và khả năng
của họ bằng cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ,...
3. Đảm bảo sự cân bằng
Một dự án luôn thực hiện rất nhiều hoạt động. Vì vậy, trong nhóm phải có đầy
đủ các nhóm viên chuyên gia trong từng lĩnh vực (tư vấn, phân tích, chuyên gia
5
IT…). Rắc rối trong ở khâu nào sẽ có người giải quyết ngay khâu ấy, không để dự
án bị ách.
Sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân cũng cần đảm bảo, điều này sẽ
thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn
thành viên có chuyên môn cao đồng thời với khả năng thích ứng và linh hoạt với
công việc cũng như với những người khác.
4. Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời
Là nhóm trưởng, bạn phải sâu sát mọi hoạt động của nhóm để có những điều
chỉnh hợp lý. Không chỉ điều chỉnh công việc, bạn còn phải điều chỉnh mối quan hệ
giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không
để chúng ảnh hưởng đến công việc.
Sự tự ý thức trong nhóm là điều cốt yếu, các thành viên cần thường xuyên đóng
góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Các buổi thảo luận công khai, có quy mô
là rất cần thiết.
5. Gây dựng lòng tin
Không nên "vạch lá tìm sâu" hay tùy tiện khiển trách thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó, việc biểu dương các thành tích, dù là nhỏ và đánh giá cao sự đóng góp
của các thành viên sẽ thiết lập được sự thi đua và tính thân thiết trong nhóm.
Biết chấp nhận sai sót của mọi người, coi đó như một cách để họ học hỏi.
Chắc chắn về vai trò và trách nhiệm của từng người để giao nhiệm vụ cho họ. Một
nhà quản trị giỏi phải biết cân bằng giữa sức mạnh của từng cá nhân với sức mạnh
của tập thể.
6. Chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người
Tạo cơ hội cho các thành viên phát huy tối đa khả năng của mình. Sự hoàn
thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của cả nhóm.
Động viên các thành viên trong nhóm khi họ gặp phải thất bại và cho phép họ
sửa sai. Đặt con người lên hàng đầu. Cư xử chân thành với các nhóm viên.
7. Nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện
Sự minh bạch, rõ ràng trong việc truyền đạt thông tin cho cả nhóm là điều kiện
rất quan trọng để thành công. Một dự án thường gặp nhiều thay đổi so với kế hoạch
6
trong quá trình triển khai, mỗi thành viên cần nắm bắt kịp thời những điều chỉnh,
tránh sự nhận thức mơ hồ.
Tập thể nhóm cần được thông tin về bất kỳ một sự thay đổi nào, từ đó có thể
tránh những va chạm làm ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ của họ. Cần chắc
chắn rằng các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì cần hoàn
thành và mọi người luôn gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, nhà quản trị luôn phải cập
nhật những thông tin phản hồi. Có như vậy, hoạt động của nhóm mới thực sự mang
lại hiệu quả tối ưu
Với 7 cách để hoạt động nhóm có hiệu quả như trên, tôi cũng đã và đang xây dựng
để thí điển tại Công ty mình, với hy vọng sẽ giúp cho tôi có một cách quản lý và
điều hành tốt nhân sự của mình trong toàn Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Để chứng minh đề tài của tôi có hiệu quả , trong nội dung bài viết này tôi sẽ
nghiên cứu và trình bày các vấn đề về đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm
làm việc cho doanh nghiệp/ tổ chức hiện nay tôi đang làm việc.
3/ Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu theo phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm định giả thiết.
II. PHÂN TÍCH.
Giả dụ có một câu chuyện như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng
đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy
rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và
thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ
thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ
giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển
thêm:
7
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã
thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ
dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định
thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích.
Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Thế, bài học của câu chuyện này? nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và
ổn định.
Nếu có 2 người trong công ty : một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy;
một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và
đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn.
Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu
chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó
không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí
nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn
nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích
đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông!
Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã
đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình,
và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy
ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế,
chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung
một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và
cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về
8
đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua
trước.
Bài học của câu chuyện này là gì?. Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông
minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong
một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ
thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không
thể làm tốt hơn người khác.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng
nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà
họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều
không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố
gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã
cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại,
có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa,
nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và
đôi khi phải làm cả hai.
Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống
đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và
chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
* Với câu chuyện trên và các bài được học trên lớp của môn học hành vi tổ
chức, đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc thành lập các nhóm làm việc và cách quản
lý nhóm làm việc trong công ty tôi. Trước kia, khi tôi chưa học theo học ngành quản
trị, việc hoạt dộng nhóm tôi nhận thấy: Làm việc theo nhóm cũng có rất nhiều
nhược điểm, vì các thành viên trong nhóm, mà không có ý thức sẽ nhân cơ hội để ỉ
lại mọi việc cho người khác. Mặt khác những thành viên tích cực, vẫn luôn thành
công về mọi phương diện dù làm việc theo nhóm hay tự làm việc. Đến nay qua câu
chuyện Thỏ và Rùa, tôi thấy dù ở đâu, ở môi trường nào, làm việc theo nhóm vẫn
luôn hiệu quả khi trong nhóm có một thành viên được bầu làm trưởng nhóm có tinh
thần trách nhiệm cáo, biết cách tập hợp và thu hút mọi người, biết cách chỉ đạo,
9
phân tích và kết luận tốt thì mọi việc của nhóm đều có thể giải quyết được. Như
trong dân gian có câu: “ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu thơ đó cũng chính là thể hiện sự làm việc theo nhóm, mà đã xuất hiện từ xa
xưa. Trong khi đó hiện nay khoa học công nghệ phát triển, công việc trực tiếp làm
việc bằng chân tay đã giảm rất nhiều, thay vào đó là những cỗ máy giúp con người
thay đổi cách nghĩ và cách làm. Có được những thành tựu như vậy, không phải là do
một cá nhân ai tạo nên mà do nhiều những khối óc tập hợp lại, họ phân tích, học thử
nghiệm và đưa vào cuộc sống. Như chúng ta mỗi người có những điểm mạnh yếu kh
ác nhau. Nếu chúng ta biết tập hợp lại, chúng ta sẽ bổ sung những khiếm khuyết cho
nhau, đưa ra những ý tưởng và phát minh mới qua sự thử nghiệm và cùng đưa vào
cuộc sống để thực hiện. Như câu chuyện trên “ Thỏ và Rùa” Cả hai, ai cũng có
những ưu điểm và nhược điểm riêng, khi đã tập hợp hai chú lại với nhau chúng đã
tự bù trừ cho nhau. Kết quả, mọi việc trên chặng đường của hai chú đều giải quyết
được.
Liên hệ với Công ty tôi hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt : Quản
lý, cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự, sản xuất và thị trường, trong bối cảnh khủng
hoảng nền kính tế toàn cầu, nạm phát tăng. Bản thân tôi là một nhân sự mới về Công
ty được hơn tháng, hiện đang trực tiếp là Trưởng phòng hành chính Nhân sự của
Công ty, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều trong việc quản lý và điều hành. Ngoài các
chế độ ưu đãi của CBCNV ra còn rất nhiều vấn để Công ty đang phải lỗ lực. Vì có
xuất dược hàng hoá, có chiếm lĩnh được thị trường, có đảm bảo được thương hiệu…
thì mới đảm bảo được chế độ cho người lao động, mới thu hút được người lao động.
Với một đội ngũ có trình độ cao về các lĩnh vực, chúng tôi đã và đang cố gắng rất
nhiều để phấn đấu và làm việc trở thành một đơn vị đa ngành, đa nghề. Đội ngũ đó
làm việc bằng nhiều hình thức, nhưng tôi tin rằng với cách làm việc theo nhóm, với
nhiều lĩnh vực đa ngành nghề, mỗi người có những điểm mạnh yếu khác nhau, chắc
hẳn rằng thời gian tới đây Công ty tôi sẽ phát triển xa hơn nữa so với hiện nay.
Tôi tin tưởng rằng với những gì tôi học được, tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo Công
ty, thay đổi cách quản lý, điều hành và làm việc của tất cả các phòng ban trong Công
10
ty, gắn trách nhiệm tới mọi người, mọi bộ phận để thực hiện và hoàn thành tốt
nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao cho, trên cở sở xây dựng những nhóm, đội làm
việc dựa trên các tiêu trí cơ bản mà bản thân tôi đã được học và nghiên cứu.
Mô hình này thường rất bền vững, hiệu quả bởi giữa các cá nhân có nhiều thời
gian để làm việc cùng nhau, gắn bó với nhau dẫn tới sự bền vững của nhóm. Khi
con người có nhiều thời gian gắn bó với nhau nhiều họ trở nên than thiện hơn. Con
người bắt đầu nói chuyện, phản ứng, thể hiện thiện ý và tạo ra sự gần gũi, thoải mái
trong công việc để từ đó các cá nhân có thể tự thể hiện mình, tận dụng được tất cả
khả năng của mình để phục vụ cho lợi ích của đội, nhóm.
Mặt khác để mô hình này đạt hiệu quả, trong đơn vị cần phải hội tụ các yếu tố
sau:
- Hệ thống khen thưởng hợp lý, đảm bảo khích lệ các thành viên trong đội.
- Hệ thống giao tiếp giữa các thành viên trong đội để hiểu được ý tưởng, quan điểm
của nhau, từ đó thống nhất được cách thức triển khai công việc cho phù hợp.
- Không gian làm việc: phải tạo không gian làm việc thoải mái cho các thành viên,
không gian mở để các thành viên có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau.
- Môi trường tổ chức: được coi như văn hóa tổ chức. Đội chỉ làm việc hiệu quả khi
họ có lòng tin và hài lòng, hòa nhập được với văn hóa tổ chức.
- Cấu trúc tổ chức: gọn nhẹ, không cồng kềnh, quá nhiều bộ phận, chức năng, đảm
bảo cho việc phối hợp công việc thuận tiện.
- Lãnh đạo tổ chức: có kỹ năng quản lý, thấu hiểu nhân viên, sâu sát công việc và có
chiến lược lâu dài, định hướng cho tổ chức và tạo lòng tin cho đội trong việc triển
khai công việc.
Khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố trên, chúng ta cần phải phát triển đội: Bằng cách
giao nhiệm vụ cho đội trưởng khai thác sức mạnh của mỗi thành viên trong đội để
tạo ra sức mạnh tập thể nhằm giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.
Và duy trì ổn định tổ chức đội ngay khi đi vào hoạt động. Đội trưởng cùng các
thành viên cần đưa ra quy tắc hoạt động, để các thành viên trong đội phải tuân thủ
11
nội quy, quy định làm việc trong đội, làm sao để có hiệu quả nhất và không xảy ra
tranh chấp trong đội.
Vai trò trong đội: Tùy vào chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi thành
viên để phân công công việc, không để tình trạng làm việc không đúng chuyên môn,
năng lực ảnh hưởng đến công việc chung.
Liên kết đội: Cần có sự liên kết giữa các đội trong một tổ chức, mặc dù mỗi đội có
một công việc khác nhau song vẫn có một điểm chung đó là cùng làm việc trong
một tổ chức, mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người nên các đội cần có sự liên
kết chặt chẽ với nhau để giúp đỡ nhau cùng giải quyết công việc.
Để đạt được hiệu quả đội: Trong một đội, các cá nhân cần có sự hợp tác, hiểu rõ
những ưu – nhược điểm của nhau cũng như sự phối hợp hài hòa, phân công công
việc một cách chính xác, đúng mực cho các cá nhân có chuyên môn riêng của người
đội trưởng đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cả đội.
Việc thành lập đội phải nhằm đạt được mục đích của đội và theo đúng mục tiêu của
tổ chức.
Đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên trong đội.
Đồng thời phải đảm bảo duy trì sự tồn tại của đội.
Với những tiêu trí trên, nếu duy trì được tôi tin rằng Công ty tôi sẽ sớm thực hiện
được kế hoạch.
III/ GIẢI PHÁP.
Sau khi được học và nghiên cứu môn học Quản trị hành vi tổ chức. Dựa trên
thực tế khi phân tích, tôi có thể phát triển được dự án quản lý bằng một số giải pháp
như sau:
1. Tìm hiểu, gần gũi với CBCNV trong công ty bằng cách sử dụng các câu hỏi
giao lưu dưới đây để biết và hiểu nhau hơn :
1. Tên thật ?
2. Tên bạn có được đặt theo tên của ai ?Ai thế ?
3. Bạn có hay lên mạng ko?
4. Lần cuối bạn khóc là khi nào ?
5. Bạn có lần sinh nhật đáng nhớ nào không ?
12
6. Bạn yêu thích ngón tay nào nhất ?
7. Thói quen xấu của bạn ?
8. Điều bạn nghĩ đến đầu tiên khi thức dậy là gì ?
9. Hì hì, bạn có phải là một người ưa mạo hiểm không ?
10. Bạn có bao giờ nói ra điều gì đó mà bạn hứa là giữ bí mật không ?
11. Bạn có nghĩ nói dối là xấu không ?
12. Màu sắc ưa thích của bạn là gì ?
13. Môn thể thao bạn ưa thích nhất ?
14. Bạn khoái mặc loại quần áo như thế nào ?
15. Con số ưa thích ?
16. Tháng ưa thích ? Ngày ưa thích ?
17. Món ăn ưa thích ?
18. hehehe, bạn có nickname nào hay không ? bạn có thích nó không ?
19. Điều đầu tiên mà bạn chú ý ở một người khác phái là gì ?
20. Bạn có thể mô tả một người khác phải mà bạn cho là lý tưởng không ?
21. Bạn có thích chữ viết của bạn không ? hay là thích typing hơn ? đặc biệt là khi
phải viết thư
22. Bạn có dễ dàng tin tưởng vào người khác không ?
23. Người cuối cùng bạn nói chuyện điện thoại là ai ? Ai là người hay nói chuyện
điện thoại với bạn nhất ?
24. Bạn ghét nhất loại người như thế nào ?
25. Bạn có bao giờ ước không ? bạn có tin nó sẽ trở thành hiện thực không ?
26. Bạn có thích ngắm sao không ?
27. Khi tức giận, bạn làm gì ?
28. Bạn có khỏe mạnh không ?
29. Nếu có thể trở thành môt người khác, bạn sẽ trở thành ai ?
30. Loại kem mà bạn hay ăn ?
31. Thể loại nhạc ưa thích của bạn ?
32. Đĩa CD ban mua gần đây nhất là gì ? thử cho một câu bình luận về nó xem ?
33. Phim hoạt hình / anime ưa thích của bạn ?
13
34. Thể loại phim ưa thích ?
35. Mùa ưa thích của bạn ?
36. Bạn thích gì ở bản thân mình nhất ?
37. Bạn có phải là người lãng mạn không ? kiên nhẫn không ?
38. Người mà bạn cảm thấy ganh tỵ nhất ?
39. Sau này, có gia đình, bạn thích sẽ có con chứ ? bao nhiêu con trai và 40. Bạn
nghĩ mình sẽ làm ngành nghề gì ?
41. Từ phát âm khó khăn nhất của bạn là từ gì ?
42. Bạn biết bao nhiêu ngôn ngữ ? và bạn muốn mình sẽ biết ( thông thạo) bao nhiêu
ngôn ngữ ?
43. Bạn có thể nói trong tủ quần áo của bạn có bao nhiêu bộ không ?
44. Bạn có thích đọc sách không ? tác phầm ưa thích của bạn ? cuốn sách bạn đọc
gần đây nhất ?
45. Bạn có yêu trẻ con không ? Nếu mà thế giới chỉ toàn trẻ con, không có người
lớn, theo bạn đó có phải là một thế giới tốt không ?
46. Bạn thích đến tham quan nơi nào nhất ? vì sao vậy ?
47. Màu mắt ưa thích ?
48. Bạn có thích nổi tiếng ?
49. Bạn có thường đi mua sắm không ? lúc nào thế ?
50. Người khác phái bạn nghĩ đến ngay lúc này ?
51. Bạn có hạnh phúc không ?
52. Câu châm ngôn mà bạn thích nhất ?
53. Tiền bạc có quan trọng không ?
54. Loại xe ưa thích của bạn ?
55. Phòng riêng của bạn như thế nào ?
56. Bạn có sưu tập cái gì không ?
57. Bạn thích có thật nhiều bạn hay chỉ có một , hai người thân cận ?
58. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn ?
59. Bạn ghét nhất cái gì ? việc gì ? hay câu nói gì ?
60. Nếu một việc mà nhiều người cho rằng vô vọng, bạn có làm hay không ?
14
61. Bạn có tin trên đời này có những điều không thể giải thích hay không ? ý là
những điều kì diêu / kì lạ / quái lạ đó
62. Có một người bạn thân cùng phái hay khác phái sẽ tốt hơn ?
63. Theo bạn, tình yêu là gì ?
64. Bạn ngủ bao nhiêu tiếng một ngày ?
65. Bạn có hay tha thứ không ?
66. Bạn quý ai nhất cái forum 88 này?
67. Bạn ấn tượng với ai nhất forum này?
68. Cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 đáng nhớ hơn ?
69. Nếu không bằng lòng ai điều gì đó, bạn sẽ nói cho họ biết chứ ?
70. Bạn có thích chơi game ? Game ưa thích của bạn ?
71. Bạn có hay khóc khi xem phim hoặc một bộ truyện cảm động nào không ?
72. Bộ manga mà bạn cho là nhảm nhí và phí tiến nhất ?
73. Bạn có cho rằng yêu đơn phương là tốt không ?
74. Bạn có thích nhảy nhót không ?
75. Bài hát mà bạn thích nhất ?
76. Thần tượng của bạn là ?
77. Nếu bạn là người khác, liệu bạn có kết bạn với bạn không ?
78. Thông minh hay chăm chỉ tốt hơn ?
79. Người xinh đẹp sẽ hạnh phúc hơn người có ngoại hình kém ?
80. Tính cách nổi bật của bạn ?
81. Bạn tin vào số mệnh chứ ?
82. Bạn sợ gì nhất ?
83. Thứ mà bạn hay mang vào chân ?
84. Bạn có đeo gì trên tay ? chân ? cổ không ?
85. Noel vừa rồi của bạn ra sao ?
86. Có điều gì là mãi mãi không bạn ?
87. Bạn tìm kiếm điều gì ở một người khác phái ?
88. Làm con trai hay con gái sẽ tốt hơn ?
89. Bạn nghĩ gì vè cuộc sống độc thân ?
15
90. Đặc điểm ưa thích nhất ở một người khác phái ?
91. Bộ phim cuối cùng mà bạn xem ?
92. Bạn có hay xem TV không ? Chương trình ?
93. Mô tả mối quan hệ của bạn và gia đình ?
94. Bạn thường dậy vào lúc ?
95. Bạn có hay soi gương không ?
96. Bạn có nhớ những người bạn thưở mẫu giáo or cấp 1 không ?
97. Trong gia đình, bạn yêu quý ai nhất ?
98. Bạn có hay viết nhật kí không ?
99. Người bạn yêu quý /ngưỡng mộ nhất nơi đây? người ghét nhất ?
100. Nói một điều mà bạn nghĩ, thực lòng về tui đi
2. Hiểu sở thích cuộc sống (STCS) của nhau để chung sống, để giữ người, để
dùng người, để gíup nhau sống hạnh phúc hơn...
“Trong thời đại của những cuộc chiến giành giật nhân tài ngày nay, cách tốt
nhất để lưu giữ được và phát huy được tài năng của những “ngôi sao" trong đơn vị
của mình, mình phải hiểu họ hơn là chính họ hiểu họ và phải sử dụng điều đó để bố
trí công việc phù hợp với mong muốn của họ" (Timothy Butler & James Waldroop)
End of Introduction Text-->“Trong thời đại của những cuộc chiến giành giật nhân
tài ngày nay, cách tốt nhất để lưu giữ được và phát huy được tài năng của những
“ngôi sao" trong đơn vị của mình, mình phải hiểu họ hơn là chính họ hiểu họ và phải
sử dụng điều đó để bố trí công việc phù hợp với mong muốn của họ" (Timothy
Butler & James Waldroop)
Sở thích cuộc sống (STCS) là những đam mê bẩm sinh gắn liền với tính cách
mỗi người, chính nó chứ không phải là tiền bạc, danh vọng hoặc tài năng, mới là
yếu tố quyết định làm cho mỗi người cảm thấy hào hứng và gắn bó lâu dài với công
việc. Nhưng làm thế nào để phát hiện ra nó ở mỗi con người và làm thế nào để gắn
bó nó với công việc? Sau hàng loạt thử nghiệm về tâm lý học lao động, người ta đã
phát hiện ra 8 nhóm cơ bản của STCS cùng với những biểu hiện đặc trưng của nó
trong công việc như sau:
1. Sở thích ứng dụng kỹ thuật (UDKT) – Những người có UDKT luôn tò mò, muốn
16
tìm cách tốt hơn để dùng kỹ thuật giải quyết đề kinh doanh dù rằng họ không phải là
kỹ sư hay nhà kỹ thuật. Dễ dàng nhận ra những người có sở thích UDKT: họ say sưa
kể về những môn học máy tính, những môn kỹ thuật thời sinh viên, họ hào hứng khi
Công ty lắp đặt thiết bị mới… Họ thường tiếp cận vấn đề với cách suy nghĩ “hãy mổ
xẻ vấn đề ra và giải quyết”. Họ muốn biết cái đồng hồ chay ra sao chứ không phải
chỉ đơn giản là xem giờ, kỹ thuật làm cho họ hào hứng, họ muốn tháo nó ra, nghịch
ngợm và cải tiến.
2. Sở thích phân tích định lượng (PTĐL) – Một số người không chỉ giỏi mà còn
tuyệt vời về tính toán. Họ coi đó là cách tốt nhất, đôi khi là duy nhất, để giải quyết
công việc. Họ coi toán học là niềm vui, họ phân tích dòng chảy của đồng tiền, dự
báo tương lai của hoạt động đầu tư, vạch ra cấu trúc tài sản nợ/ tài sản có tốt nhất
cho một doanh nghiệp. Họ dễ dàng bỏ qua công việc được giao để đến với những
con số. Chẳng hạn, khi một cán bộ quản lý nhân sự lại phân tích tổ chức mình bằng
cách xem xét mức thưởng phạt, nghiên cứu tỉ lệ giám đốc và nhân viên, một giám
đốc tiếp thị rất thích phân tích số liệu nghiên cứu về khách hàng, chắc chắn rằng về
bản chất họ có sở thích PTĐL.
3. Sở thích tư duy trừu tượng (TDTT) – Đối với những người này, câu hỏi “tại sao”
hấp dẫn nhiều hơn câu hỏi “như thế nào”. Họ thích nhất là được suy lý và bàn bạc
với những khái niệm trừu tượng, thích tìm ra những biện pháp chiến lược hơn là
chiến thuật. Họ cảm thấy hào hứng khi được xây dựng các mô hình kinh doanh, giải
thích sự cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nào đó phân tích vị thế cạnh tranh
của một doanh nghiệp trong một thị trường cụ thể. Họ không chỉ thạo ngôn ngữ lý
thuyết mà còn thật sự thích nói về những khái niệm trừu tượng, thích đề cập vấn đề
một cách tổng quát, thích đọc các Tạp chí có tính học thuật.
4. Sở thích sáng tạo – Những người này thích nhất là được bắt tay vào giai đoạn đầu
của một dự án, khi có nhiều điều chưa biết, khi họ có thể làm nên được một cái gì đó
bắt đầu từ con số “không”. Những người này thường được xem là giàu trí tưởng
tượng suy nghĩ không theo khuôn khổ. Họ gắn bó nhất với công việc thì phải động
não, phải tìm ra những giải pháp mới, phát triển những vấn đề mới. Có nhiều công
việc thích hợp cho những người này, chẳng hạn như phát triển sản phẩm mới hay
17
quảng cáo, làm việc trong các ngành vui chơi giải trí. Đôi khi họ ăn mặc cũng khác
người nhưng dễ nhận ra nhất là ở thái độ hào hứng của họ khi nói về những phần
việc mới, những sản phẩm mới. Thường thì họ ít hứng thú với những gì đã lập sẵn
du cho thuận lợi toiứ mức nào.
5. Sở thích tư vấn - Một số người cảm thấy vui khi được khuyên nhủ, bảo ban người
khác, họ muốn dẫn dắt nhân viên, đồng nghiệp làm việc tốt hơn, muốn hướng dẫn
cho cả khách hàng nữa. Ta gọi đây là sở thích tư vấn. Họ mong muốn được người
khác cần đến, thích làm những công việc có thể giúp người khác trưởng thành và
tiến bộ. Người có sở thích tư vấn luôn tận dụng cơ hội để khuyên nhủ, giúp đỡ
người khác. Có thể xác định được tính cách này của một người qua niềm vui và tính
tự nguyện của ho, khi nói về công việc đã qua, họ kể lại một cách vui sướng về
những người dưới quyền, họ làm gì, ở đâu – giống như bậc cha mẹ nói về con cái
mình đã trưởng thành ra sao vậy.
6. Sở thích quản lý con người - Sở thích muốn tư vấn cho người khác là một chuyện,
muốn quản lý con người lại là chuyện khác. Người có sở thích quản lý con người
thích tiếp xúc với mọi người và thường chú ý nhiều đến kết qủa công việc. Họ hứng
thú được quan hệ với mọi người và thông qua mọi người mà công việc đạt được
mục tiêu. Một người tốt nghiệp Đại học kỹ thuật có sở thích này khi được phân công
vào một nhóm kỹ thuật có thể cảm thấy chán ngán và bỏ việc, nhưng anh ta sẽ rất
thành công khi được giao phụ trách một đơn vị kỹ thuật, thường xuyên phải thương
lượng với nhà cung cấp, tổ chức và đạo diễn một nhóm để hoàn thành công việc.
7. Sở thích quản lý doanh nghiệp - Những người này cảm thấy hạnh phúc nhất khi
được ra quyết định và có quyền lực, cảm thấy vui xướng khi mình chịu trách nhiệm
làm cho mọi việc xảy ra. Họ vui nhất khi được quyết định hướng đi của cả đội, của
đơn vị kinh doanh, chi nhánh Công ty hoặc một tổ chức nào đó. Dễ dàng nhận ra
trong các tổ chức. Họ vui vẻ khi được điều hành một dự án, quản lý một đội ngũ,
làm chủ những hoạt động mua bán. Họ có xu hướng nhận càng nhiều trách nhiệm
càng tốt trong bất cứ tình huống công việc nào. Họ chỉ muốn làm quan chức điều
hành chứ không muốn làm viên chức tác nghiệp. Có thể đó là một luật sư giỏi,
nhưng anh ta không muốn làm luật sư, nhưng lại là một người rất tài năng khi được
18
giao cho điều hành cả một văn phòng luật với hàng trăm luật sư.
8. Sở thích thuyết giáo - Một số người yêu thích các ý tưởng vì chính nội dung của
các ý tưởng đó, nhưng một số người khác lại chỉ thích thể hiện các ý tưởng. Họ cảm
thấy thích thú nhất khi được viết hoặc phát biểu ý kiến, họ thích được truyền đạt các
ý tưởng. Họ thích gây ảnh hưởng thông qua ngôn ngữ và ý tưởng, ta gọi sở thích
cuộc sống là “sở thích thuyết giáo”. Thông thường thì nói và viết được coi là một kỹ
năng chứ không phải là một nghề nghiệp nhưng đối với họ thì nói và viết còn là
niềm đam mê, họ thấy vui khi được nói hoặc viết ra những văn bản có tính thuyết
phục.
Trên thực tế, các sở thích cuộc sống thường không đơn lẻ mà hay đi với nhau
trong mỗi con người. Những ghép nhóm chủ yếu được thể hiện như sau:
- Quản lý doanh nghiệp với quản lý con người – những người này rất thích điều
hành doanh nghiệp và cũng thích được quản lý con người.
- Quản lý con người với tư vấn. Đây là những chuyên gia hướng tới quan hệ con
người. Họ thích những công việc tiến hành trong môi trường tiếp xúc với nhiều
khách hàng, họ cũng thích vai trò quản lý nhân sự.
- Phân tích định lượng với quản lý con người – những người này thích hoạt động tài
chính và những công việc liên quan tới tài chính, tuy nhiên họ cũng rất vui trong
quản lý con người hướng tới các mục tiêu.
- Quản lý doanh nghiệp với Thuyết giáo – Đây là tính cách phổ biến nhất của những
người bán hàng. Những người này thường đem lại hiệu quả cao hơn so với những
người bán hàng. Ta cũng thường thấy sự kết hợp trong các vị Tổng giám đốc, đặc
biệt là những nhà lãnh đạo tài ba.
- Ứng dụng kỹ thuật với quản lý con người – Đây là những kỹ sư, nhà khoa học
hoặc những cá nhân chuyên về kỹ thuật nhưng lại muốn làm lãnh đạo.
- Thích sáng tạo với quản lý doanh nghiệp. Đây là kết hợp thường gặp ở những
doanh nhân. Họ muốn khởi động công việc và quyết định hướng đi của dự án.
Với hai giả pháp cơ bản như trên, tôi chắc chắn rằng mình sẽ làm tốt hơn việc
quản lý và điều hành nhân sự của mình trong Công ty giúp cho Công ty ngày càng
phát triển và thịnh vượng.
19
VI/ KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu trên cho thấy việc quản lý cá nhân hay nhóm làm việc
là một vấn đề rất phức tạp. Do vậy là nhà quản lý chúng ta cần xây dựng những tiêu
chí, phong cách lãnh đạo hiệu quả nhằm xây dựng một tinh thần đồng đội trong
công việc như:
- Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng thành viên và cả nhóm
- Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng với những thành viên nào thấy cần thiết
- Chia sẻ những ví dụ và kinh nghiệm của riêng bạn liên quan tới công việc của cả
nhóm
- Nhấn mạnh đến những yếu tố tích cực hơn là tiêu cực trong công việc của nhóm
- Luôn đưa ra những ý kiến với từng thành viên và cả đội khi cần thiết, những ý kiến
này cần tích cực và có tính xây dựng
- Sử dụng những thành công nho nhỏ để xây dựng sự gắn kết trong nhóm
- Thực hiện những gì bạn nói
- Nếu có thể bạn và tổ chức hãy thể hiện sự ngưỡng mộ ghi nhận với những thành
tích mà nhóm đạt được qua những phần thưởng cho nhân viên.
- Phát triển mối quan hệ xây dựng và lành mạnh
- Bạn và các thành viên khác đang làm việc để cùng đạt được những mục tiêu giống
nhau.
- Hãy khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến để làm cho mọi việc tốt hơn.
- Khuyến khích sự tự lập và tự phát triển
- Khuyến khích các nhân viên bày tỏ quan điểm của họ và trao đổi quan điểm của
bạn với tất cả nhân viên.
- Giúp nhân viên hiểu sự kết nối giữa nhóm của bạn với công ty, với khách hàng,
với cộng động xung quanh.
Tóm lại, qua những phân tích đã được trình bày ở trên, Tôi thấy rằng quan
điểm quản lý cá nhân và nhóm làm việc này sẽ phù hợp với Công ty hiện nay tôi
đang công tác .Kính mong sự góp ý và chỉ bảo ân tình của các thầy cô giáo và các
chuyên gia để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hành vi tổ chức - Chương trình Thuỵ Sỹ - AIT về phát triển quản lý tại Việt namNXB Hồng Đức 1996
- Quản trị hành vi tổ chức- Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc
tế- tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs
- Quản lý và Kỹ thuật quản lý – Nhà xuất bản giao thông vận tải 1999- THOMAS
J.ROBBINS WAYNE D.MORRISION
/> /> /> />option=com_content&view=article&id=95&Itemid=214&lang=vi
/> />
21