Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

những thành tựu chủ yếu của văn minh hi lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 18 trang )



I.những thành tựu chủ yếu của văn minh Hi Lạp cổ đại:
1.Văn học:
Bao gồm 3 bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là
thần thoại thơ và kịch.
a)Thần thoại:
Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VI TCN nhân dân đã sáng tạo ra kho
tàng thần thoại rất phong phú gồm những chuyện về:
+Khai thiên lập địa
+Các thần thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.
+Các anh hùng dũng sĩ.
Đến thế kỷ thứ VIII TCN các thần được sắp xếp lại thành một hệ
thống có tôn ti trật tự.
Thần thoại Hi Lạp phản ánh:
-Nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu
tranh với tự nhiên.
-Cuộc sống lao động và hoạt động xã hội.
=>Thần thoại Hi Lạp đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền
văn học nghệ thuật Hi Lạp vì nó đã cung cấp một kho đề tài và
nguồn ảnh hưởng cho thơ kịch điêu khắc và hội hoạ của Hi Lạp
cổ đại.


b)Thơ:
Có 2 tập sử thi nổi tiếng Iliát và Ôđixê, tác giả là Hôme.
+Tập Iliát dài 15683 câu miêu tả giai đoạn gay go nhất(năm thứ 10) của cuộc
chiến tranh.
+Tập Ôđixê dài 12110 câu miêu tả cảnh trở về của đoàn quân Hi Lạp.
Hai tập thơ này là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế giới
mà còn là những tác phẩm có giá trị về mặt lịch sử giúp các nhà sử học


khôi phục một thời kỳ lịch sử gọi là thời kỳ Hôme.
Thế kỷ thứ VII-VI TCN thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện các thi sỹ tiêu
biểu:Parôt,Xôlông,Panhđa…
Ngoài thơ trữ tình còn có những sáng tác về chủ đề chính trị như;”Hành khúc”
=>Thơ trữ tình Hi Lạp có ảnh hưởng đến thơ ca Phương Tây và đặt cơ sở cho
kịch ra đời ở Hi Lạp.
c)Kịch:
Bắt nguồn từ hình thức ca múa hoá trang trong các ngày lễ hội nhất là lễ hội
thần rượu nho Điônixốt.Kịch gồm 2 loại :bi kịch và hài kịch.
Etsin là người sáng tác kịch đầu tiên được mệnh danh là: “người cha của kịch
Hi Lạp”.


2.Sử học:
Thế kỉ thứ V TCN Hi Lạp mới chính thức có lịch
sử thành văn.
Các nhà sử học nổi tiếng là:
Hêrôđốt (484-425 TCN) là nhà sử học đầu tiên
của Hi Lạp và được gọi là “người cha của nền
sử học Phương Tây”.
Tuxiđít (460-395 TCN) là người đầu tiên ở
Phương Tây đã viết sử một cách nghiêm túc
nên tác phẩm của ông có giá trị rất quý báu.
Xênôphôn (430-359 TCN) trong số các tác
phẩm của ông quyển lịch sử Hi Lạp là quan
trọng nhất.

3.Nghệ thuật:
a)Kiến trúc:
Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu

như:đền,miếu,rạp hát,sân vận động…
Ngoài Aten ở các nơi khác cũng có những công
trình kiến trúc đẹp như đền thần Dớt ở
Ôlempi,các đền thờ ở một số thành phố Hi Lạp
trên đảo Xixin.

b) Điêu khắc
thế kỷ thứ V TCN có nhiều kiệt tác gắn liền với
tên tuổi những nghệ sĩ tài năng như:Mirông với
tác phẩm “Lực sĩ ném đĩa sắt”,Phiđiát với
tượng “Người chỉ huy chiến đấu”,Pôliclét với
tác phẩm “Người cầm giáo”…
c) Hội hoạ:
Các tác phẩm về lĩnh vực
này còn lại rất ít.
Hoạ sĩ tiêu biểu là:
Pôlinhốt và Apôlôđo.

4.Khoa học tự nhiên:
Hi Lạp đã có những cống hiến quan trọng về toán
học,thiên văn học,vật lý học,y học.v.v. Những
thành tưu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà
khoa học nổi tiếng như:Talét,Pitago,
Ơclit,Acsimét,Arixtác, Êratôxten…



×