Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 7 trang )

MỘT SỐ THỦ THUẬT DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS
A. PH Ầ N ĐẶT VẤN ĐỀ
I/. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận:
Ngoại ngữ là một mơn học phổ thơng cơ bản góp phần tích cực vào việc thực hiện
đường lối phương châm giáo dục và mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thơng. Theo
quan điểm dạy học mơn Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay, giáo viên phải rèn
luyện phát triển đầy đủ bốn kỹ năng cho học sinh đó là: Nghe- Nói- Đọc- Viết. Bên
cạnh đó giáo viên cũng cần phải chú trọng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Từ đó giúp cho các em có khả năng nhận biết và giải quyết
những vấn đề trong q trình học tập và ứng dụng vào trong giao tiếp thực tế một
cách nhanh nhẹn.
Hơn nữa, từ vựng có một tầm quan trọng đặc biệt, nó cung cấp cho người học
một vốn từ và khả năng sử dụng vốn từ trong giao tiếp, cho nên yêu cầu có tính
nguyên tắc là phải dạy từ vựng trong mối quan hệ mật thiết với các phương tiện
ngữ pháp, ngữ âm và chính tả, hãy đưa nó vào câu văn và tình huống.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong bất kì ngôn ngữ nào, từ vựng cũng đóng một vai trò quan trọng vì nó sẽ
truyền tải nội dung chúng ta muốn nói. Biết được nhiều từ vựng giúp chúng ta dễ
dàng hơn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường học tập sinh
động và thú vò đó vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập. Môi trường
này là phương tiện, cũng là mục đích của quá trình dạy học nói chung nhưng số
lượng từ vựng trong một tiết học là rất nhiều. Cho nên một vấn đề rất cần thiết là
phải lựa chọn, tổ chức và dạy từ vựng như thế nào cho phù hợp.
Ngoài ra giáo viên luôn thay đổi các kó thuật dạy từ sao cho việc học trở nên
thú vò, lôi cuốn và làm cho học sinh dễ nhớ, giúp cho các em có được nền tảng
trong việc rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng cũng như giúp các em tự tin hơn trong
q trình học tập và ứng dụng vào thực tế. Chính vì thế tơi đã từng bước học tập và
và áp dụng " Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS"
II/. Nhiệm vụ- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


1. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu:
Từ những vấn đề nêu trên, tơi khơng ngừng học tập, nghiên cứu một số thủ
thuật dạy từ vựng nhằm tìm ra cách dạy từ vựng hữu hiệu nhất cho học sinh ở
trường THCS Trần Hợi 1. Đồng thời hổ trợ, rèn luyện cho học sinh có kiến thức
vững chắc để phát triển bốn kỹ năng: Nghe-Nói-Đọc-Viết và tự tin hơn trong học
tập và ứng dụng vào cuộc sống.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
1
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thường xuyên trao dồi, học tập, nghiên cứu, tham khảo sách,…
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp,
tự rút kinh nghiệm và chọn lọc phương pháp dạy phù hợp.
- Tiến hành thực nghiệm các phương pháp đã tích luỹ trong quá trình học tập.
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/. Thực trạng của việc dạy và học từ vựng ở trường THCS:
Qua những năm giảng dạy chương trình Tiếng Anh THCS tôi thấy phương pháp
dạy từ vựng của giáo viên còn nhiều hạn chế, thông thường giáo viên dùng
phương pháp dịch vì nó giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian. Từ đó chưa gây
được hứng thú cho học sinh khi học từ vựng.
Trong một tiết học thời gian 45 phút, nhưng có rất nhiều nội dung để thực hiện,
nhưng số lượng từ mới lại xuất hiện trong mỗi bài thì khá nhiều nên việc dành thời
lượng luyện tập từ vựng còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó học sinh rất khó nhớ từ
ngay tại lớp.
Đa số học sinh chưa có thói quen học từ vựng, khi giáo viên kiểm tra việc học
từ ở nhà thì có rất ít học sinh thuộc từ, đôi khi các em viết đúng nhưng đọc chưa
chính xác.
Hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng hết được yêu cầu của bộ môn,
mà đặc biệt là trong điều kiện không có môi trường ngoại ngữ.
II/. Thực tiển ứng dụng phương pháp mới vào trong việc dạy từ vựng:
1. Chọn số lượng từ để dạy:

Trong một bài học số lượng từ vựng học sinh không biết thì rất nhiều, nhưng
không vì thế mà giáo viên dạy tất cả các từ mà học sinh chưa biết. Vì thời gian của
một tiết học không cho phép. Vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn khối lượng từ
vựng cần thiết, phù hợp và phân biệt được từ chủ động và từ bị động.
1.1 Từ chủ động
Từ chủ động là những từ mà học sinh có thể hiểu và vận dụng những từ này
thường xuyên trong những hoạt động tại lớp để rèn luyện các kỹ năng cơ bản, đặc
biệt là trong việc rèn luyện các kỹ năng nói và viết.
1.2Từ thụ động
Là những từ mà học sinh có thể hiểu nhưng không cần thiết dùng trong nói hay
viết mà nó rất hữu dụng cho kỹ năng đọc và nghe. Chủ yếu cho kỹ năng nhận.
2.Tiến trình dạy từ vựng:
Qua thực tế những năm giảng dạy, qua dự giờ các đồng nghiệp, tham khảo tài liệu,
các đĩa dạy mẫu, … Tôi thấy trình tự dạy từ vựng theo các bước:

2.1 Nghe từ
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
2
Cho học sinh nghe từ chính xác hay một câu có từ mới trước khi cho học sinh nhìn
thấy từ.
2.2 Phát âm từ
Cho học sinh phát âm từ vài lần, đồng thanh, cá nhân.
2.3 Nắm nghĩa của từ
Học sinh đốn nghĩa của từ qua gợi mở, giải thích của giáo viên.
Hiểu đúng nghĩa của từ (giáo viên khẳng định nghĩa của từ)
2.4 Đọc từ
Học sinh nghe và phát âm từ mới sau khi biết nghĩa để khắc sâu.
2.5 Viết từ
Giáo viên u cầu học sinh viết từ vào vở.
3.Một số thủ thuật khai thác từ vựng:

3.1 Đồ vật thật
Đồ vật thật có sẵn trong lớp (bàn, ghế, bảng, phấn, …), đồ chơi trẻ em, mô hình,
… để minh hoạ nghóa của từ.
Ví dụ:
- Đồ vật thật: Sau khi đã học và viết các từ: desk, chair và table lên bảng, giáo
viên nói:
GV: Look – This is a desk (chỉ vào bàn viết của mình). A desk. A desk.
HS: A desk.
GV: (Chỉ vào bàn viết) What is it?
HS: A desk.
3.2 Cử chỉ, điệu bộ
Dùng cử chỉ, nét mặt, hành động sẽ giúp cho người học cảm thấy thú vò và dễ
nhớ hơn là chỉ nghe xuông lời nói của người dạy.
Ví dụ: Để dạy từ “stagger” và “sneeze” người dạy có thể dáng đi của một
người say và cử chỉ của một người hắt hơi.
Hoặc sau khi đã đọc và viết từ walking, running lên bảng, GV nói:
GV: Look at me. (Bắt trước hành động đang đi) I’m walking. Walking. Can you
say it?
HS: walking.
GV: Yes. That’s right. Again.
HS: walking.
Cứ tiếp tục như thế với các từ còn lại
3.3 Thị giác
Dùng tranh để giới thiệu, hay người dạy có thể vẽ lên bảng bằng những nét
đơn giản hay hình que.
Ví dụ:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
3
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
4

3.4 Dùng vốn từ đã biết
Đònh nghóa bằng từ đã biết:
Ví dụ: explain: make somebody understand something.
Author: a person who writes novels or books.
3.5 Từ đồng nghóa trái nghóa
Author: writer
Close ≠ open
Hot ≠ cold
Khi dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích, giáo viên có thể nói " It is similar
in meaning to…" hoặc " It is the same as…" hay " It is different from…"
3.6 Tình huống
Giải thích nghĩa theo ngữ cảnh
Đoán nghóa theo ngữ cảnh
3.7 Dịch
Ví dụ: material (chất liệu, nguyên liệu)
3.8 Kết hợp nhiều kó thuật để dạy từ
Nhiều khi dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều kó thuật để giải thích nghóa của
từ, nhưng cần phải thực hiện nhanh để không mất thời gian. Để minh họa nghóa
của từ “smile” giáo viên vẽ một khuôn mặt đang cười lên bảng và nói:
GV: Look at the picture. He’s smiling. Now look at me. I’m smiling, too.
“smile” is a verb. You smile when you’re happy. Now. Repeat. Smile.
HS: Smile.
GV: Good. What does “smile” mean in Vietnamese?
HS: Mỉm cười.
3.9 Phản ứng toàn thân
Giáo viên ra một số chỉ thò và học sinh thực hiện bằng hành động. Ở phần này
thường dùng cho những lớp mới bắt đầu học.
Ví dụ:
GV: Stand up.
HS: (Thực hiện hành động đứng lên).

GV: Sit down.
H S: (Thực hiện hành động ngồi xuống)
3.10 Tạo cụm từ tự do
Ví dụ: boy, a boy, a good boy.
3.11 Xây dựng lời nói theo đơn vò câu.
Ví dụ: like (I like coffee. / she likes coffee.)
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
5
Famous (He wants tobe famous.)
Có rất nhiều cách để dạy từ vựng. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi từ mà giáo viên
chọn thủ thuật dạy từ vựng phù hợp để lôi cuốn học sinh khi học từ vựng.
C. KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHI, ĐỀ XUẤT
1. Kết quả
-Không khí học tập của lớp sinh động, học sinh học tập hứng thú hơn.
-Giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
-Số lượng học sinh thuộc từ vựng ngày càng tăng.Thông qua việc kiểm tra bài cũ
kết quả như sau:
Năm học 2005- 2006: có khoảng 60 % học sinh thuộc từ vựng
Năm học 2006 -2007: có kh ảng 70 % học sinh thuộc từ vựng
Năm học 2007 – 2008: có khoảng 80 % học sinh thuộc từ vựng
Năm học 2008 – 2009 (HKI ): có khoảng 85 % học sinh thuộc từ vựng
-Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học sinh như sau:
Năm học 2005-2006 và 2006-2007 tôi được phân công dạy khối 8 kết quả cuối
năm đạt 80,17% học sinh trên trung bình.
Năm học 2007-2008 tôi được phân công dạy khối 9 kết quả cuối năm đạt 83,76%
học sinh trên trung bình.
Năm học 2008-2009 tôi được phân công dạy khối 9 kết quả cuối học kỳ 1 đạt
85,57% học sinh trên trung bình
2. Phạm vi áp dụng
Một số thủ thuật dạy từ vựng này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở trường

THCS Trần Hợi 1 và cũng có thể áp dụng rộng rãi hơn.
3.Bài học kinh nghiệm
Trong một tiết học giáo viên không nên trình bày một lúc quá nhiều từ vựng. Số
lượng từ dạy phải cân đối và tạo điều kiện cho học sinh thực hành chúng nhiều
hơn, giúp học sinh ghi nhớ từ .
Không nên lạm dụng phương pháp dịch thuật vì nó ảnh hưởng đến việc hình
thành mục tiêu ngôn ngữ cho học sinh mặc dù phương pháp này rất dễ sử dụng,
vừa dễ hiểu, vừa tiết kiệm được thời gian. Do đó, giáo viên cần phải linh hoạt sử
dụng nhiều thủ thuật khai thác từ vựng trong một tiết dạy để kích thích sự tìm tòi,
khám phá và gây hứng thú họục tập cho các em.
Để khai thác từ vựng và việc dạy, học từ đạt kết quả cao, bên cạnh việc sử dụng
các thủ thuật khai thác từ vựng giáo viên nên hướng dẫn cách học từ vựng ở nhà
và kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra giáo viên cũng thường xuyên thay đổi cách
kiểm tra từ vựng bằng cách lồng ghép thông qua các trò chơ như: SLAP THE
BOARD, JUMBLE WORDS, NETWORDS, RUB OUT AND REMEMBER,
MATCHING,…
Giáo nên động viên, khuyến khích các em học và khen ngợi các em.
4.Kết luận chung
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh mà tôi đã
nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và ứng dụng vào trong thự tế giảng dạy. Nó góp
phần rất lớn trong việc giúp học sinh ngày càng mở rộng vốn từ của mình, đồng
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
6
thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên đay chỉ là
những kinh nghiệm nhỏ, chưa thật sự hoàn chỉnh, rất ý kiến đóng góp thêm của
quý vị lãnh đạo, của đồng nghiệp để giúp tôi có được phương pháp tốt hơn, nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn ngày càng vững hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng tổ chuyên môn đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
5. Kiến nghị, đề xuất

5.1Về phía học sinh
Học sinh nên hiểu rằng từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát
triển các kỹ năng trong Tiếng Anh, là điều kiện, là phương tiện dùng để diễn đạt
tư tưởng của mình và hiểu được ý của người khác.
Học sinh cần phải tích cực, tự giác trong việc học từ vựng.
Cần phát huy tính năng động, sáng tạo, tránh rụt rè.
Trong giờ học cần tập trung theo dõi, thực hiện theo yêu cầu và chỉ dẫn của giáo
viên thì việc học mới tiến bộ và đạt hiệu quả cao.
5.2Về phía giáo viên
Cần đầu tư nhiều vào nội dung tiết dạy, nghiên cứu tìm ra những phương pháp
phù hợp, sưu tầm tranh ảnh, đồ vật thật…
Luôn tạo tâm lý thoải mái trong giờ học, kiểm soát điều khiển lớp học một cách
sinh động và khoa học.
Thường xuyên áp dụng một số trò chơi mới trong khi khai thác từ vựng và kiểm
tra từ vựng.
5.3Về phía lãnh đạo
Đầu tư thêm trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học Tiếng Anh như: Băng,
máy cassette,…
Đầu tư thêm sách tham khảo cho việc dạy, học môn Tiếng Anh.
Trần Hợi, ngày 12 tháng 02 năm 2009
Người viết
Phạm Thanh Tuấn
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×