Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Các yếu tố quyết định cuộc phỏng vấn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.97 KB, 15 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: CHÂU THỊ LỆ DUYÊN


Danh sách nhóm 10
Danh sách nhóm 10
1. Phạm Thị Phượng
2. Bùi Thị Trinh
3. Nguyễn Kim Qúi
4. Đặng Hải Ninh
5. Nguyễn Thị Thanh Nhựt
6. Trương Thị Tố Quyên




1. Các yếu tố tác động đến kết quả phỏng vấn
1. Các yếu tố tác động đến kết quả phỏng vấn
Qua các nghiên cứu phỏng vấn đã rút ra kết luận về các yếu
tố tác động đến phỏng vấn như sau:
 Phỏng vấn có chỉ dẫn thường đáng tin cậy hơn phỏng
vấn không có chỉ dẫn.
 Phỏng vấn chịu ảnh hưởng của các thông tin không tốt
về ứng viên nhiều hơn là các thông tin tốt
 Mức độ thực hiện, đáng tin cậy của phỏng vấn tăng lên
khi có nhiều thông tin về các công việc cần tuyển nhân viên
mới




 Các phỏng vấn viên thường giải thích tại sao họ thấy
ứng viên có vẻ sẽ không trở thành một nhân viên tốt, nhưng lại
không giải thích vì sao họ thấy ứng viên có thể trở thành một
nhân viên tốt
 Các dữ liệu thực tế thường được đánh giá quan trọng
hơn so với dung mạo bề ngoài của ứng viên được phỏng vấn
bởi các phỏng vấn viên có nhiều kinh nghiệm
 Khả năng giao tiếp và các yếu tố kích thích, động viên
của các ứng viên được thể hiện rất rõ trong các cuộc phỏng
vấn


 Tất cả các yếu tố: ngôn ngữ, cử chỉ, sự thay đổi của
động thái đều ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của phỏng
vấn viên
 Các nhà phỏng vấn có kinh nghiệm đều đánh giá ứng
viên theo cùng một kiểu mặc dù tỷ lệ ứng viên được họ chấp
nhận khác nhau. Những phỏng vấn viên có kinh nghiệm
thường có yêu cầu chặt chẽ hơn so với những ứng viên có ít
kinh nghiệm


2. Nguyên tắc phỏng vấn
2. Nguyên tắc phỏng vấn
Để phỏng vấn có tính khách quan, trung thực, đáng tin
cậy và có hiệu quả cao,nên chú ý đến các nguyên tắc phỏng
vấn sau:
 Trước khi phỏng vấn cần xem xét lại bản mô tả công

việc và bản tiêu chuẩn công việc ,hồ sơ của ứng viên,các
điểm trắc nghiệm,các thông tin về ứng viên,kiểm tra lại mục
đích của từng cuộc phỏng vấn và xác định các câu hỏi cần
thực hiện
. Lắng nghe chăm chú, cố gắn hiểu người bị phỏng
vấn nói gì, khuyến khích người bị phỏng vấn nói nhiều



 Tạo nên và duy trì quan hệ tốt với ứng viên bằng cách
chào hỏi vui vẻ, bày tỏ sự quan tâm chân thành đối với ứng
viên, để ứng viên được tự nhiên. Tôn trọng nhân cách quyền
lợi của người bị phỏng vấn, tránh thái độ ban ơn, ông chủ.
 Quan tâm đến sự thay đổi động thái, cử chỉ, hành động
của ứng viên để hiểu được về quan điểm, tình cảm, các cử
động tiêu biểu như: múa tay, rung rẩy… khi đề cập đến các
vấn đề phức tạp trong công ty.
 Trả lời thẳng thắn các câu hỏi của ứng viên, chân thành
cung cấp các thông tin cần thiết cho ứng viên.


 Sử dụng các câu hỏi có hiệu quả, phỏng vấn viên nên tỏ
ra bình tĩnh, nhẹ nhàng khi đặt câu hỏi.
 Ghi chép cẩn thận các dữ liệu, thông tin thực tế và các
đánh giá suy luận của phỏng vấn viên. Nên có sự so sánh về
đánh giá của các phỏng vấn viên khác.
 Cố gắng tránh các định kiến về tuổi đời, giới tính, dung
mạo của ứng viên.
 Luôn kiểm soát được nội dung và toàn bộ quá trình phỏng
vấn.

 Tập trung đánh giá những nét chính của ứng viên như
khả năng hòa hợp với mọi người, động cơ làm việc, kinh
nghiệm thực tế, mức độ hiểu biết công việc.




3.Chỉ dẫn đối với ứng viên trong phỏng vấn
3.Chỉ dẫn đối với ứng viên trong phỏng vấn
3.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn, ứng viên
cần chuẩn bị các vấn đề sau:
 Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về doanh nghiệp, về
công việc và về các thành viên trong hội đồng phỏng vấn. Dự
đoán những vấn đề khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, ứng
viên có kiến nghị gì để giúp doanh nghiệp có thể giải quyết
những vấn đề đó
 Chuẩn bị sẵn các câu hỏi về doanh nghiệp, công việc,
cơ hội và những điều khác cần biết thêm về doanh nghiệp
 Chuẩn bị cho tinh thần được thoải mái, tự tin.
 Chuẩn bị trang phục, đầu tóc khi đi phỏng vấn sao cho
lích sự, gọn gàng, phù hợp với công việc xin tuyển




3.2. Tìm hiểu nhu cầu thực sự của người phỏng vấn.
Cố gắng dành ít thời gian để trả lời đầy đủ các câu hỏi
của phỏng vấn viên. Ngược lại, nên tranh thủ đề nghị
phỏng vấn viên nói rõ hơn về yêu cầu của doanh nghiệp
đối với ứng viên, sử dụng những câu hỏi gợi ý, để phỏng

vấn viên nói nhiều hơn.
3.3. Liên hệ khả năng của ứng viên với mẫu người theo
yêu cầu của hội đồng phỏng vấn. Sau khi hiểu được mẫu
người mà hội đồng đang tìm kiếm, ứng viên nên cố gắng
mô tả kỹ lưỡng những khả năng thật sự của ứng viên cho
yêu cầu của công việc


3.4. Suy nghĩ trước khi trả lời. Ứng viên nên bình tĩnh
suy nghĩ trước khi trả lời. Sau khi phỏng vấn viên đặt
câu hỏi ứng viên nên im lặng, nghĩ một chút suy nghĩ sau
đó hãy trả lời.
3.5. Chú ý đặc biệt đến các biểu hiện tâm lý, tác
phong, hành vi trong suốt quá trình phỏng vấn. Ứng viên
cần thể hiện sự nhiệt tình, hào hứng với công việc, chân
thành, chu đáo và vui vẻ trong tiếp xúc, kín đáo và
nghiêm túc trong công việc, tự tin về bản thân của
mình…



Để hiểu sâu hơn về vấn đề, nhóm em xin điểm qua vài nét
về nguyên tắc, ảnh hưởng, chỉ dẩn…cần có của người phỏng
vấn viên cũng như ứng viên qua ví dụ sau:

Công ty thời trang X tuyển dụng vị trí Kế Toán.
Qua sàn lộc từ các vòng sơ khảo có 10 ứng viên được mời
phỏng vấn, trong số đó có Hoa cử nhân kinh tế vừa ra
trường.Với tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc Hoa đã trang bị cho
mình: sự hiểu biết đầy đủ và cụ thể tình hình hiện tại của công

ty cũng như công việc được tuyển, dự đoán tình hình hiện tại
của công ty để đề xuất giải pháp khi cần thiết. Hoa đã bước
vào cuộc phỏng vấn với trang phục công sở đầy tự tin. Hoa
được phỏng vấn viên vui vẻ đón tiếp và đúng như dự đoán cô
sinh viên mới ra trường đã vận dụng Quản trị nhân sự với thái
độ tự tin và chú ý cử chỉ suốt quá trình phỏng vấn.


Đột nhiên xấp hồ sơ trên bàn bị gió cuốn bay về phía Hoa, Hoa
nhanh nhẹn nhặt lên đưa bằng hai tay cho cô phỏng vấn viên.
Cô phỏng vấn viên nhẹ nhàng đặt câu hỏi và trả lời thẳng thắn
những gì Hoa muốn biết. Cuộc phỏng vấn dừng lại ở đó. Cứ
tưởng mọi việc rất suôn sẻ, nhưng Hoa không được nhận việc.
Hoa thắc mắc với phỏng vấn viên:
 Hoa: Với trình độ và khả năng ứng xử của em tại sao
không được tuyển dụng???
Cô phỏng vấn viên nhẹ nhàng trả lời Hoa:
 PVV: Em nói đúng, trình độ em hơn hẳn các ứng viên
còn lại, ứng xử cũng rất tốt, nhiệt tình với công việc, với khả
năng đó chúng tôi rất cần em, nhưng chúng tôi không thể giao
công ty cho em bởi vì em không có được cái yêu cầu cơ bản
mà người kế toán cần có.



Hoa hỏi tiếp:
 Hoa: Yêu cầu căn bản đối với người kế toán là sao? Hoa
hỏi với giọng không phục.
 PVV: Thật lấy làm tiếc, em đã đáp ứng tốt các yêu cầu
của chúng tôi trong suốt quá trình phỏng vấn, nhưng em thiếu

tính kỹ lưỡng mà chúng tôi rất cần ở vị trí kế toán của em. Em
“nhanh nhẹn” nhặt xấp hồ sơ lễ phép đưa tôi nhưng em quên
rằng xấp hồ sơ đang lộn xộn, đúng vậy em không thể xếp đúng
thứ tư từng tờ giấy trong số giấy tờ đó, nhưng ít nhất em phải
xếp các mẫu giấy ấy ngay ngắn trước khi đưa tôi, em có thừa
nhanh nhẹn tự tin và trình độ có lẽ cần với vị trí khác…hơn là
kế toán. Xin chào em!!

- Hết -
- Hết -

×