Để lãnh đạo người
khác, cần nhận biết
bản thân
Những năm tháng làm việc vất vả của bạn cuối cùng đã đem lại
thành quả xứng đáng. Bạn đã được đề bạt lên vị trí lãnh đạo trong
tổ chức. Bạn biết rõ công việc như lòng bàn tay. Chỉ còn "v
ấn đề con
người" khiến bạn không biết xử lý thế nào. Bạn sẽ làm gì?
Sử dụng những bài giảng ở trường kinh doanh Harvard để quản lý nhân
viên? Làm việc chăm chỉ hơn, hy vọng họ sẽ đi theo sự dẫn dắt của bạn?
Sử dụng mối quan hệ thân thiết với nhân viên? Hay bạn sẽ trở thành một
nhà độc tài và buộc mọi người phải làm việc?
Thế nếu cách tốt nhất để thật sự lãnh đạo người khác - chứ không phải
quản lý họ - là phải nhận biết được bản thân bạn?
Thật vậy. Nhận biết bản thân bạn trước. Thử thách lớn nhất mà nhà lãnh
đạo phải đương đầu chính là lãnh đ
ạo bản thân anh ta một cách hiệu quả.
Điều này được gọi là tự nhận thức, và nó là đỉnh cao của lãnh đạo thành
công. Nhà lãnh đạo sẽ thành công khi dẫn dắt người khác nếu anh ta dẫn
dắt được bản thân, và ngược lại anh ta sẽ thất bại nếu không làm được
như vậy. Chính tự nhận thức sẽ chuyển hóa quản lý thành lãnh đạo.
Tự nhận thức là gì?
Tiền đề cơ bản của tự nhận thức là mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm
và tạo ra cuộc sống của bản thân mình. Đây là một quá trình phức tạp và
có thể bị phá hủy nghiêm trọng nếu bạn không ý thức được bạn hoạt
động thế nào, hay bạn nhận thức sai lầm về bản thân. Nhiều người sử
dụng lý trí để cho họ những lý do lý giải cho cách họ làm và vì sao họ
làm vậy. Bạn có thể giả vờ rằng nếu có vấn đ
ề xảy ra, nó không phải vấn
đề của bạn mà là của người khác. Cơ chế "phòng ngự" này sẽ khiến bạn
không nhận ra được ảnh hưởng lãnh đạo của bạn. Mọi sự hiểu sai về
"bản thân" ở cấp độ này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới vai trò của
bạn trong tư cách là nhà quản lý, bố mẹ, chuyên gia…Cần phải khám
phá và phát triển con người thực sự của bạn, chứ không phải những
người mà người khác nghĩ về bạn, và càng không phải là những người
mà bạn nghĩ bạn là họ. Nhưng bạn thực sự là ai? Bạn kiểm soát cuộc
sống, lãnh đạo người khác như thế nào phụ thuộc vào việc bạn sử dụng
sức mạnh và nhận biết điểm yếu của mình trong quá trình khám phá
"bản thân".
Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Về cơ bản nó có ba bước. Để tự
nhận thức, bạn phải:
- Nhìn vào kiến thức, niềm tin, và cảm giác mà bạn đang có, và hiểu
xem chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào.
- Khám phá một cách kỹ lưỡng những kiểu hành vi lặp lại, nguồn gốc
cũng như kết quả của những hành vi đó mà bạn tạo ra.
- Với sự tự nhận thức bạn có được, ra những quyết định sáng suốt để
thay đổi sự việc, nếu cần thiết, theo cách mà khả năng lãnh đạo và cuộc
sống của bạn sẽ tốt hơn.
Đây không phải là "ba bước dễ dàng" vì biết được bản thân bạn đôi khi
không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Nó sẽ khó khăn, thậm chí là rất
khó khăn. Có thể những vấn đề và sự việc mà chúng ta "đã chôn giấu"
suốt một thời gian dài sẽ xuất hiện trở lại. Đôi khi chúng ta bắt đầu nhìn
chúng ta như những người khác nhìn chúng ta, và có thể đó không phải
là một bức tranh đẹp. Đôi khi chúng ta phát hiện ra rằng không phải ai
đó ngăn cản chúng ta, mà chính những tính cách và hành vi của chúng ta
là những rào cản đối với thành công.
Có thể bạn biết đến một phong cách lãnh đạo từ một cuốn sách, một
buổi hội thảo hay từ chính người quản lý cũ của bạn. Thường thì phong
cách đó sẽ xung đột với chính tính cách của bạn. Sự tự nhận thức sẽ giải
quyết mâu thuẫn này vì nó là vấn đề bạn và những người mà bạn đang
lãnh đạo là ai. Những nhà lãnh đạo vĩ đại có thể làm được những việc
liên quan đến con người - nhu cầu, niềm tin và giá trị của họ. Một khi
những điều này đươc khám phá, sự thay đổi và hoạt động hàng ngày sẽ
trở thành một quá trình nhẹ nhàng hơn nhiều.
Hơn nữa, những gì mà nhà lãnh đạo giỏi nhất có thể làm là sử dụng các
giác quan của họ để nhận ra nhu cầu của người khác và sử dụng những
nhận thức đó để hướng người khác vào tầm nhìn và mục tiêu của tổ
chức. Họ học cách hiểu và cách đi thẳng vào vấn đề. Những lãnh đạo vĩ
đại phải sử dụng chính quá khứ, kinh nghiệm, giá trị và thậm chí cả thất
bại của họ để ảnh hưởng và tạo động lực cho những người đi theo. Khả
năng này có được là do họ tự nhận thức được bản thân.
Các bước tự nhận thức
Có một nhà tư vấn của một trong năm công ty kế toán hàng đầu thế giới
đã tham gia một khóa học về tự nhận thức. Anh ta là người bảo thủ, luôn
hướng về mục tiêu, một giám đốc luôn đặt kế hoạch lên hàng đầu, và
cho dù là một người làm việc rất hiệu quả, nhưng lại không thành công
ở
vị trí nhà lãnh đạo. Vì sao? Anh ta muốn được biết lý do. Anh ta đã bắt
đầu câu chuyện bằng cách nói về những thành công, năng suất, và đội
ngũ nhân viên hiệu quả của mình. "Một khi đội của tôi làm một dự án,
tôi đã đưa cả đội đến thuê một tầng của một khách sạn ở New York, và
họ sẽ không rời khỏi phòng khách sạgn đó cho đến khi dự án được hòan
thành. Đó là cách tôi làm việc".
Đó là cách anh ta bắt đầu chương trình. Ở cấp độ tự nhận thức, cấp độ
lãnh đạo quan hệ cá nhân, vấn đề của anh ta được Harry Levinson, nhà
tâm lý học của Harvard và là người sáng lập Học viện Levinson gọi là
"cá tính mài mòn". Anh ta học được nhiều sự giận dữ vì đã lớn lên trong
một gia đình nơi những cơn giận diễn ra thường xuyên. Đối với anh ta
đó là sự bình thường.
Giờ anh ta thấy rằng mình đang ở trong một nền văn hóa hướng về
nhóm và tham gia tích cực, và nơi đó khôn khéo, lịch thiệp, đối thoại
chứ không đối đầu là những chuẩn mực. Tiếp tục với khóa học, anh ta
phát hiện ra rằng so sánh với số đông, tính cách và phong cách lãnh đạo
dữ dội của anh ta cao hơn hẳn những người khác, và cao hơn so v
ới 90%
những người trong khóa học. Vì thế, anh ta đã phát hiện ra một sự thật.
Anh ta thấy một cách rõ ràng, như chưa bao giờ được thấy rằng những g
ì
là bình thường đối với anh ta trong cuộc sống lại là không bình thường
và không thể chấp nhận được trong các chuẩn mực văn hóa của môi
trường lãnh đạo mà anh ta đang tiếp thu. Anh đang "đuổi" những người
giỏi nhất và thông minh nhất mà công ty đã mất rất nhiều công sức để
tuyển dụng, và những người mà anh ta đang lãnh đạo. Đội ngũ của anh
ta không thể chấp nhận sự lãnh đạo này.
Câu hỏi logic tiếp theo là điều gì sẽ xảy ra một khi anh ta nhận thức
được những sai lầm của mình? Hành vi đó sẽ được thay thế như thế nào?
Các kỹ thuật tự nhận thức đã dạy cho anh ta cách kiểm sóat cơn gi
ận của
mình - làm thế nào để chuyển hóa cơn giận thành một cuộc đ
ối thoại xây
dựng với người khác. Điều này giúp anh ta thiết lập mối quan hệ với đội
ngũ của mình, hơn là khuyến khích họ bỏ đi, mang theo tài năng và
những đóng góp của họ.
Bài học rút ra ở đây là lãnh đạo là một quá trình tâm lý/cảm xúc. Nhà
tâm lý Carl Jung đã viết rằng "những quyết định vĩ đại của con người
phụ thuộc nhiều vào quy luật của bản năng và những nhân tố thần bí
khác hơn là nhận thức lý tính và những lý do có lý". Nói cách khác,
chúng ta là ai và chúng ta lãnh đạo người khác như thế nào có nhiều ý
nghĩa với bản năng và tiềm thức của chúng ta hơn là với những lý do và
cách diễn giải lý tính thông thường.
Làm thế nào để bạn có được sự tự nhận thức về bản thân và về người
khác - nhân tố quyết định cho lãnh đạo nhóm? Sử dụng quá trình: Đọc -
Phản hồi - Lãnh đạo.
Đọc người khác. Hồ sơ về cá tính sẽ giúp bạn đánh giá những người mà
bạn làm việc cùng. Bạn có thể tìm hiêu về một người thông qua những
thành công và thất bại của họ. Sau đó bạn có thể khám phá ra động cơ
của họ và có thể sử dụng mọi khả năng tốt nhất mà họ có.
Phản hồi lại người khác những thông điệp, mục đích làm việc, sự hỗ
trợ cá nhân. Sử dụng lời nói và hành động để làm thỏa mãn những nhu
cầu của người đi theo.
Lãnh đạo người khác để họ trợ giúp bạn hoàn thành công việc, nhiệm
vụ và mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
Lãnh đạo là một quá trình quản lý bản thân. Bạn càng hiểu về bản thân,
bạn càng hiểu nhiều về người khác. Và đó không phải là điều có thể học
được trong ngày một ngày hai. Đó là quá trình học tập gian khổ, trả giá
bằng những kinh nghiệm đau thương và một cái nhìn khách quan vào
hiện thực. Nhiều người khi đã ngồi vào vị trí quản lý đã ngừng học tập,
ngừng phát triển. Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất, ngư
ợc lại, luôn tiếp
tục phát triển các khả năng của họ, rèn giũa các kỹ năng, tìm kiếm
những phương thức mới để làm tốt công việc của họ. John F. Kennedy
đã nói "lãnh đạo và học tập không thể tách rời nhau".
Tìm hiểu về bản thân chúng ta trước chính là con đường dẫn đến đỉnh
cao của sự lãnh đạo người khác.
Hoàng Anh
Theo Speed-flanigan