Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ:
Điều trị sớm tránh gây hại thận
Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là bệnh lý phổ biến mà hầu như ai cũng ít nhất
một lần gặp phải. Tuy nhiên, ở trẻ em đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn hơn do sức đề
kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng diễn
tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe của trẻ sau này.
Bé gái dễ nhiễm hơn bé trai
Thận tạo nước tiểu, sau đó dẫn qua niệu quản xuống bàng quang và được trữ ở đó, được
đẩy được ra bên ngoài qua niệu đạo khi chúng ta đi tiểu. Nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn
gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi khuẩn bình thường
sống trong ruột. Những vi trùng này không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có
thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số
vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu
đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm
trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng
có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.
Nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang
lên thận. - Nhiễm khuẩn từ thận xuống
bàng quang.
Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi
ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu
quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến
nhiễm trùng tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này
đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần
quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau
chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm) tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã
vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng
tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.
Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ
phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu
ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì
ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.
Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không được điều trị thì chính giun kim là tác
nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa
vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.
Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh
Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: Sốt, nôn hay tiêu chảy,
ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường
không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ
bú, rối loạn tiêu hóa thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh nhiễm
trùng tiểu.
Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: Trẻ muốn đi tiểu mà không đi được
hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát
hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau
bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có
thể là một triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.
Điều trị cho bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiểu tại Bệnh
viện Bạch Mai. Ảnh: N.Hà
Biến chứng ở thận
NTĐT là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được
phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc
nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận
dẫn đến suy thận mạn sau này.
Phòng bệnh như thế nào?
Để phòng ngừa NTĐT, ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ
sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn
nằm phía sau. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ
đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và
nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước.
Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước
tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là
môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, uống
nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần
điều trị ngay.
NTĐT nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác
sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên
thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại. Do đó các bậc cha mẹ
nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần cho cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám
và có chỉ định điều trị thích hợp.
Bác sĩ Trọng Nghĩa