Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN GDCD LỚP 9 HỌC KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.07 KB, 3 trang )

Họ và tên : ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp : Môn : GDCD 9
Đề ra :
Câu 1 ( 2 điểm ) : Vi phạm pháp luật là gì ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
Cho ví dụ minh hoạ ?
Câu 2 (2 điểm ): Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Cho
Ví dụ minh hoạ ?
Câu 3 ( 2 điểm ): Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài Quyền tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội của công dân ?
Câu 4 ( 2 điểm ): A mới 16 tuổi nhưng mẹ A đã ép gả A cho một người nhà
giàu ở xã bên. A không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt A về
nhà chồng.
- Việc làm của mẹ A là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không ? Vì sao ?
- A có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ?
Câu 5 ( 2 điểm ) : Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm luật Lao
động trong các trường hợp dưới đây ( người lao động hay người sử dụng lao
động ) ?
Hành vi vi phạm Người
sử dụng
lao động
Người
lao động
Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp.
Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc
trốn ở lại nước ngoài.
Tự ý bỏ việc không báo trước
Kéo dài thời gian thử việc
Nghỉ việc dài ngày không lý do
Không trả đủ tiền công theo thoả thuận
Không cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cho


người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam
kết trong hợp đồng lao động.
Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hợp đồng.
Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
Bài làm :
ĐÁP ÁN GDCD 9
Câu 1 : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
Có 4 loại vi phạm pháp luật :
- Vi phạm pháp luật hình sự (Tội phạm).
VD : Các hành vi cố ý gây thương tích nặng cho người khác, buôn ma túy,
giết người…
- Vi phạm pháp luật hành chính.
VD : Vi phạm luật an toàn giao thông (Lái xe quá tốc độ, không đội mũ bảo
hiểm); lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi buôn bán…
- Vi phạm pháp luật dân sự.
VD : Các hành vi trộm cắp, cướp tài sản; Đạo nhạc; Tranh chấp đất đai;
Tranh chấp quyền thừa kế…
- Vi phạm kỉ luật
VD : Học sinh đánh nhau, quay cóp trong thi cử, đi học muộn, không học
bài, hút thuốc uống rượu…
Câu 2 : Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo
đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết
hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội làm mục tiêu sống
và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những qui định của
pháp luật.
- VD : Anh Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân theo
pháp luật :

Câu 3 : Học sinh vẽ được sơ đồ ( 2 điểm )
Câu 4 ( 2 điểm ) : - Việc làm của mẹ A là sai, vì A mới 16 tuổi chưa đủ tuổi
kết hôn theo pháp luật qui định và mẹ A đã vi phạm việc ép buộc A khi A
không muốn.
- Cuộc hôn nhân này sẽ không được pháp luật thừa nhận, vì kết hôn
chưa đủ tuổi của pháp luật qui định, việc kết hôn là do sự ép buộc vì
chưa đủ tuổi nên A không thể đăng ký kết hôn được.
- A nên nhờ bà con, dòng họ, các cơ quan đoàn thể khuyên nhủ mẹ A.
Nếu không được nhờ pháp luật can thiệp.
Câu 5 ( 2 điểm ) :
Hành vi vi phạm Người sử
dụng
lao động
Người lao
động
Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công
nghiệp.
P
Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã
bỏ việc trốn ở lại nước ngoài.
P
Tự ý bỏ việc không báo trước
P
Kéo dài thời gian thử việc
P
Nghỉ việc dài ngày không lý do
P
Không trả đủ tiền công theo thoả thuận
P
Không cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao

động cho người làm việc trong môi trường
độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao
động.
P
Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết
hợp đồng.
P
Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi
làm việc.
P
Giáo viên bộ môn
Nguyễn Thị Thu Hà

×