Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chế độ dinh dưỡng phòng chống mụn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.17 KB, 7 trang )

Chế độ dinh dưỡng phòng
chống mụn
Việc giữ gìn da mặt liên quan đến chế độ
sinh hoạt, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi,
trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò rất
quan trọng. Tuy nhiên, thường chúng ta chỉ
có thói quen bảo vệ da trước tác nhân môi
trường, chứ ít để ý đến mối liên hệ giữa sức
khỏe làn da và chế độ ăn uống nên vô tình
chúng ta đã làm hại đến làn da. Vậy thực
phẩm và thói quen ăn uống liên quan thế
nào tới làn da?
Sự hình thành mụn
Mụn hình thành là do sự thay đổi của lượng
hormone trong cơ thể, dẫn đến việc kích thích
tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu. Khi dầu nhờn
trộn lẫn với tế bào da chết mà không được vệ
sinh sạch sẽ gây bít lỗ chân lông, cộng với vi
khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ gây nên
mụn.
Mối liên quan giữa chế dộ dinh dưỡng và
mụn
Hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ của cơ thể cũng
như chế độ dinh dưỡng hàng ngày có liên quan
mật thiết tới sự xuất hiện của mụn. Khi cơ thể
được cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ và
hợp lý, các tế bào da cũng duy trì được khả
năng hoạt động của mình, giúp làn da luôn tươi
sáng và mịn màng. Khi chế độ dinh dưỡng mất
cân bằng, cơ thể quá thiếu hoặc quá thừa một
số loại vitamin và khoáng chất nào đó thì hệ


tiêu hóa bị rối loạn, các cơ quan trong cơ thể
suy yếu. Việc thiếu hay thừa chất trong cơ thể
sẽ thể hiện rõ nhất trên bề mặt làn da, với biểu
hiện là sự “nổi loạn”.
Chính vì vậy, một chế dộ
dinh dưỡng cân bằng và
hợp lý là biện pháp giúp
bạn phòng ngừa mụn hữu
hiệu nhất.
Các loại thực phẩm tốt
cho da mụn
Acid béo
Các acid béo như: omega-3, omega-6 và
omega-9 là những acid thiết yếu, đóng vai trò

quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ
androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ
chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu
nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của
chúng ta thường có khuynh hướng giàu acid
béo omega-6, tuy nhiên, quá nhiều omega-6 lại
có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường acid
béo omega-3 và omega-9. Những acid này có
thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu
nành, dầu ô-liu, trứng, sữa
Vitamin và khoáng chất
Bên cạnh những acid béo cần thiết, vitamin và
khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong
chế độ ăn uống đối với da bị mụn.
Vitamin A được xem là chất quan trọng nhất

trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi
chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn
trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên
da.
Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe
mạnh.
Vitamin B là một vi chất chống ôxy hóa, có thể
cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được
thông thoáng. Sự thiếu hụt vitamin B2, vitamin
B3 và vitamin B6 được biết tới như nguyên
nhân làm mụn trầm trọng thêm và vitamin B5
thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp, do làm
giảm căng thẳng.
Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác,
có những chức năng cải thiện và phục hồi
những hư tổn trong mô và biểu bì.
Vitamin P có thể giúp ngăn ngừa mụn, thông
qua những tác dụng chống khuẩn.
Kẽm là một vi khoáng có thể giúp chữa lành vết
thương và phục hồi mô nhanh chóng. Sự thiếu
hụt kẽm có thể làm gia tăng quá trình sản xuất
androgen, làm da nhờn hơn và gây mụn.
Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm
soát lượng đường trong máu.
Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến
việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại
lên da. Những người bị nhiều mụn thường có
lượng đường trong máu không ổn định. Đồng
thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên
da, giúp điều trị mụn dễ dàng hơn.

Các loại thực phẩm không tốt khi da nổi
mụn
Thực phẩm giàu chất béo
Sự thừa thãi chất béo làm tuyến bã nhờn hoạt
động mạnh, gia tăng hiện tượng tiết bã nhờn ở
nang lông khiến da dễ bị nổi mụn. Vì vậy, nên
hạn chế ăn thịt rán, thịt hun khói, pho-mát mềm
bởi những thức ăn này là giảm sự lưu thông
máu dưới da, ngăn cản mồ hôi tiết ra qua các
lỗ chân lông.
Thực phẩm giàu đường
Nếu sử dụng thực phẩm quá nhiều đường, có
thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn
nhang. Đường có tác động tới chất collagen
trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện
các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị
kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi. Sô-
cô-la, kẹo hay những đồ ống chứa nhiều
đường đều không tốt cho da. Hãy từ từ cắt bỏ
lượng đường bạn thường dùng hàng ngày nếu
muốn có “mặt tiền” mịn, đẹp.
Caffein
Cà phê, sô-cô-la, trà là những món có trong
thực đơn ăn uống của nhiều phụ nữ hiện đại,
nhưng chất caffein trong các thực phẩm, đồ
uống này nếu hấp thụ quá 300mg/ngày sẽ làm
da bạn khô, xạm, nổi mụn và sớm bị lão hóa.
Cà phê còn làm cho các mạch máu trong cơ
thể giãn ra và để lại những mao mạch đỏ trên
mặt.

Chất cồn
Tiêu thụ nhiều rượu, đồ uống chứa cồn rất có
hại cho làn da. Chất cồn sẽ phá hủy các vitamin
A, B, C trong cơ thể, khiến cho da bị khô, các
dưỡng chất cung cấp cho da không đi đến nơi
về đến chốn.
Gia vị cay nóng
Những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm
độ ẩm trên da, làm da trở nên thô ráp. Ăn quá
nhiều đồ cay sẽ gây kích thích lên da, làm da
nóng và dễ nổi mụn. Những người da khô nên
hạn chế thức ăn mặn, nóng cũng như nhiều
thịt.


×