Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

nhiem vu cua giao duc viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.82 KB, 3 trang )

3C cho phương pháp dạy và học ở đại học
Thứ năm, 11 Tháng mười một 2004, 00:01 GMT+7
Chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh từ cuộc sống
Ba tiêu chí quan trọng khi chọn một hệ phương pháp dạy và học: nội dung cần
thể hiện bao quát là cách học, phẩm chất cần phát huy là tính chủ động của
người học và biện pháp cần khai thác triệt để là công nghệ mới.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, vòng đời của mọi
công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp thu được qua mấy năm học ở đại học lạc
hậu rất nhanh. Trong trường hợp đó, không có cách nào khác là chỉ trang bị kiến
thức nền tảng, kỹ năng cơ bản và dạy cách học cho sinh viên, tạo cho họ khả
năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.
Ba tiêu chí lựa chọn
1. Trước hết cần quan niệm việc dạy cách học, học cách học để tạo thói quen,
niềm say mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở ĐH.
Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải
xuất phát từ đó.
Chẳng hạn, trong chương trình đào tạo ĐH phải chú trọng kiến thức nền tảng chứ không
phải kiến thức về một qui trình cụ thể, vì kiến thức nền tảng tạo cho người học một cái
nền vững chắc để tiếp tục học tập những thứ cụ thể khác. Cũng vậy, kỹ năng cơ bản là
công cụ để học suốt đời (chẳng hạn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng về một ngoại ngữ quan
trọng chứ không phải kỹ năng sử dụng một cái máy cụ thể, kỹ năng thao tác một qui
trình cụ thể).
Trong từng lĩnh vực, từng môn học có mênh mông các nội dung, các vấn đề để học, người
giảng viên phải biết chọn nội dung gì, vấn đề gì để người học được rèn luyện năng lực tư
duy cao cấp, được học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, tạo sự
hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, giảng viên cố gắng tạo nên
niềm say mê học tập cho học viên.
2. Tiếp đến, tính chủ động của người học là phẩm chất quan trọng cần tập trung phát huy
khi dạy và học ở ĐH. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm hoặc hướng vào người
học (learner centered) được nhiều người tán thưởng.
Chúng tôi cũng nhất trí với quan điểm này vì nó cho thấy mục tiêu cuối cùng, bản chất


của quá trình dạy và học và bởi lẽ việc học thực chất có tính cá nhân (individual). Khi nói
đến quan điểm lấy người học làm trung tâm, nguyên tắc quan trọng nhất là phát huy tính
chủ động của người học.
3. Với công nghệ thông tin và truyền thông mới (CNTT-TTM), một cuộc cách mạng giáo

Một lớp
học của
kỹ thuật
viên
khoa
răng
hàm mặt
Trường
ĐH Y
dược
TP.HCM
- Ảnh:
Như
Hùng
dục thật sự đang và sẽ xảy ra đối với nhân loại. Trong khung cảnh đó, cũng chính CNTT-
TTM có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri
thức.
Ngoài ra, công nghệ mới là một khía cạnh văn hóa của thế giới mới, và như mọi thứ văn
hóa, nó sẽ được tiếp nhận tốt nhất ở TS, giúp người học định hướng tư duy và thái độ của
mình trong thời kỳ mới. Từ đó cần qua dạy và học làm cho thế hệ trẻ nhanh chóng làm
quen và sử dụng công nghệ mới một cách đúng đắn để hình thành phong cách văn hóa
mới.
Tóm lại, trong bối cảnh của thời kỳ mới và trong giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục
ĐH, có thể đề xuất ba tiêu chí quan trọng để dựa vào khi chọn một hệ phương pháp dạy và
học cho từng trường hợp cụ thể: nội dung cần thể hiện bao quát là cách học, phẩm chất

cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học và biện pháp cần khai thác triệt để
là công nghệ mới. Để dễ nhớ, có thể gọi đây là hệ tiêu chí 3C để lựa chọn phương pháp
dạy và học ở ĐH cho từng trường hợp cụ thể trong thời kỳ hiện nay.
Nhà giáo có bị “ra rìa”?
Tư liệu của hội nghị Paris về giáo dục ĐH có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một nhà giáo
mới ở ĐH: “Phải làm chủ được môi trường CNTT-TTM, đồng thời phải chuẩn bị về mặt
tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ”.
Như đã nói, nhà giáo ĐH hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người
hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Từ đó có người hỏi: vậy thì vị trí của nhà
giáo trong thời đại mới như thế nào, họ có bị “ra rìa” không, câu ngạn ngữ “Không thầy
đố mày làm nên” của dân ta có còn đúng nữa không
Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo thay đổi nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không
đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thỏa mãn được những đòi
hỏi của thời đại mới.
Thật vậy, trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục từ xa, hội nghị Paris về
giáo dục ĐH cho rằng trong giáo dục, phương thức giáo dục mặt đối mặt vẫn chiếm vị trí
hàng đầu, tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học luôn được nhấn mạnh.
Trong mối tương tác đó, vị trí của một đối tác có bề dày về kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổi trội, sự đóng góp của đối tác đó trong quá
trình học sẽ rất lớn, không phải bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng
cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình.
Nhà giáo ĐH hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thật sự về giáo
dục như đã dự báo. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí nhà giáo ĐH lên rất nhiều so với
trước đây.
Với cơ hội mà CNTT-TTM đưa lại, những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá
trị của bất kỳ một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số
lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức
tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia,
điều đó làm cho vị trí của nhà giáo ĐH thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước
đây.

GS LÂM QUANG THIỆP (ĐH Quốc gia Hà Nội)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×