Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÚC HOA (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.78 KB, 6 trang )

CÚC HOA
(Kỳ 3)


Tham khảo:
+ Cúc hoa cho lá gọi là Cúc diệp, có tác dụng thanh phong, khử nhiệt,
làm khỏi nóng nảy, tính giống Cúc hoa, nhưng khác vị đắng, có sức hạ giáng
mạnh hơn và thanh phần bất cập, Can Đởm hỏa vượng, có thể bỏ chung vào
thuốc sắc. Tác dụng tiết giáng đ được phong hỏa ẩn ở bên trong thì mạnh hơn
Cúc hoa, dùng từ 4 – 12g. Có thể dù ng các loại hoa Cúc, nhưng lá Cúc dại thì
đắng, có thể gĩa nát đắp vào những nơi đinh nhọt, nhiệt độc, không nên sắc
uống (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cúc hoa chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, chóng mặt, váng đầu,
phong nhiệt, mắt đau, nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết
mạch, khi dùng không kiêng cữ gì cả (Dược Tính Bản Thảo).
+ Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt; phòng bệnh
mắt, lá dùng tốt, sống chín đều được (Chư Gia Bản Thảo).
+ Cúc hoa nuôi huyết, làm sáng mắt, có thể đánh tan mộng thịt ở mắt
(Trân Châu Nang).
+ Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong thanh nhiệt. Vị đắng có thể
tiết được nhiệt độc. Vị ngọt ích được cho huyết. Vả lại, vị ngọt cũng có thể giải
được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay nên tiêu được kết. Vị đắng nên nó nhập
và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì nh, cay vào Can Đởm và
Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu. Vì những gì chứa
được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm cho khí phận
tiêu hóa, khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một bằng chứng
cụ thể là ai đã cất rượu Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu, nếu trộn th uốc
uống làm cho nhan sắc xinh tươi. Nhưng những cái hay đó phải tự chuyên chú
về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong sách Tiên kinh cũng ghi lại
những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm ý cho rằng đó là một vị
thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương).


+ Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận, làm
thanh sảng được đầu và mắt cảm phải khí phong nhiệt. Nó trị được chóng mặt,
xoay xẫm, thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau mắt, đau
lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là một loại thuốc quý vậy (Bản
Thảo Đồ Giải).
+ Hoa cúc hình tròn, nâng cao phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao
sang, quý hóa. Hoa cúc màu vàng theo sắc thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc trồng
sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của người quân tử. Nở vào giữa mùa sương
tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên trinh. Vị hòa mà thể nhẹ,
tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì tính hơ'i ngọt nên công
dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu trắng nên được khí phận,
có màu hồng nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng lửa khi dùng nhặt bỏ
núm bỏ đế đi, đạp cho ra nước, phơi khô mà dùng. Nếu muốn thành bột thì chờ
lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông Nguyên).
+ Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới
nở nhụy khai hoa vì thế nó chịu được chính khí của hành Kim. Cúc hoa có tính
bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội Kinh' nói rằng khi chữa bệnh ôn, nên
dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui rồi, chính khí vẫn còn ấm thì
nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức đầu và trừ những chỗ tà
nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để chữa chứng váng đầu, tan
màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ huyết, kết hợp với
Thạch hộc, Biển đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó có thể điều hành
đi suốt khắp tay chân. Những người bị đau đầu, choáng váng, hắt hơi, nghẹt
mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban, ngứa tay chân, vai đau do phế
nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì mới ổn. Khi đã
thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì chế ngực thì nhiệt
phải rút lui. Khi dùng Cúc hoa để chữa chứng đau mắt đỏ, sưng đau, chói, cộm,
nước mắt sống chảy, nên dùng Cúc hoa để thanh phế mà chế được can mộc,
đây là điều rất huyền diệu (Biện Dược Chỉ Nam).
+ Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ:

Cam cúc chọn hái mầm non vào ngày Thượng dần tháng 3 gọi là ‘Ngọc anh’.
Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi là ‘Dung thành’, chọn hoa vào ngày
Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân rễ vào ngày Thượng dần tháng
chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm can 5 ngày, rồi lấy mỗi thứ
bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi ngày uống 4g với rượu
hoặc dùng mật chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên với
rượu, ngày 3 lần, uống liên tục 100 ngày rất tốt . Theo ‘Thực Liệu Bản Thảo’
thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào mồng 5-5, chọn hoa vào mồng 9 - 9
(Ngọc Hàm Phương).
+ Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắõc lấy nước cốt,
dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa hoàng,
Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu này chữa được chứng đầu phong, sáng mắt,
phòng bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên
về tiết nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phòng phong trừ được phong ở các khớp xương, thiên về phong hàn.
Cúc hoa trừ được chứng du phong trên người, thiên về phong nhiệt (Đông
Dược Học Thiết Yếu).





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×