Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỖ TRỌNG (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.21 KB, 5 trang )

ĐỖ TRỌNG
(Kỳ 2)




Tham khảo:
+ Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử
động được, cần phải thêm Đỗ trọng (Dược Tính Bản Thảo).
+ Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút (Nhật Hoa Chư
Gia Bản Thảo).
+ Đỗ trọng nhuận được can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hư phong
(Thang Dịch Bản Thảo).
+ Đỗ trọng có thể làm cho xương cốt dẻùo dai (Dụng Pháp Tượng
Luận).
+ Đỗ trọng vị cay, khí bình, không có độc. Sách ‘Biệt Lục’ lại nói là có
vị ngọt tính ấm. Sách ‘Dược Tính Bản Thảo’ lại nói Đỗ trọng vị đắng, tính ấm.
Như vậy, vị cay, ngọt là chính, còn
đắng là thứ yếu và nhiều ấm, mà bình thì ít. Đỗ trọng có khí bạc vị hậu,
nhập vào kinh Túc thiếu âm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoàng Cung Tú nói: Thục địa tư bổ Can Thận, đi vào trong tinh tủy
của cân cốt; Tục đoạn điều bổ cân cốt, ở chỗ khí huyết của các đầu khớp gấp;
Đỗ trọng bồi bổ Can thận, đi thẳng vào phần dưới của khí huyết ở cân cốt
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Đỗ trọng có công năng bổ can, tư thận, vì can chủ cân, thận chủ cốt,
thận đầy đủ thì xương cốt
mạnh, can đầy đủ thì gân khỏe mạnh, co duỗi mạnh đều thuộc ở gân, vì
vậy Đỗ trọng nhập vào can mà bổ thận, con có thể làm cho mẹ đầy đủ (Tử
năng linh mẫu thực) đểø trị can và thận đều bất túc, là thuốc chính yếu đề trị
lưng đau gối mỏi. Bài ‘Thanh Nga Hoàn’ kết hợp Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục để
trị lưng đau do thận hư, Bài ‘Bảo Dựng Hoàn’ của sách Bị Cấp Thiên Kim


Phương dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn dược. Bài ‘Đỗ Trọng Hoàn’ của sách
Chứng Trị Chuẩn Thằng, dùng Đỗ trọng, Tục đoạn, Táo nhục đều là những
phương thuốc an thai. Tuy nhiên, Đỗ trọng tính của nó trầm mà giáng, mà Tục
đoạn cũng thông huyết mạch, nên thận hư làm cho động thai dùng nó trước tiên
là tốt vậy. Nếu do khí hư mà huyết không vững, mà lại dùng Đỗ trọng sẽ làm
cho khí hãm xuống không thăng lên được, gây ra thoát huyết không cầm. Điều
này thầy thuốc không thể không biết được (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Tuy trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng hạ áp nhưng trên lâm sàng
dùng độc vị Đỗ trọng tác dụng thấp (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Eucommia ulmoides Oliv.Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae).
Mô tả: Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây'
cao . từ 15 - 20m, đường kính độ 33 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình
tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục
hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh
đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn
lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh, không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác
nhau rõ ràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa,
hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi
cái hợp thành, một tâm bì, đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi
lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ
cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi
nhựa. Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam,
nhưng chưa phát triển.
Thu hái, sơ chế: Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to
mập để thu hoạch trước.
Vào tháng 4 - 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành
những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng
để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của

rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục
sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể
tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót
rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ
cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy
vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm
cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn.
Phần dùng làm thuốc: Vỏ (Cortex Eucommiae).
Mô tả dược liệu: Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ
trắng, dai, óng ánh là tốt.
Phân biệt với Đỗ trọng nam.
+ Bắc đỗ trọng: Vỏ dẹt, phẳng, dày 0,1 - 0,4cm, dài rộng khác nhau.
Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ
nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ. Chất
giòn, dễ bé gãy, mặt bẻ có nhiều sợi nhựa trắng đàn hồi. Mùi hơi thơm, vị hơi
đắng.
+ Nam đỗ trọng: Vỏ cuộn hình lòng máng, dày l 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài
màu vàng sáng có những khoang màu vàng nâu, có nhiều đường nứt dọc. Mặt
trong nhẵn, màu nâu, chất cứng, khó bẻ, mặt bẻ có ít nhựa đắng, đàn hồi kém,
không mùi, hơi thơm, vị nhạt, hơi chát.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×