Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương xã hội học tội phạm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.98 KB, 21 trang )

s
XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
Câu 1: Phân biệt XHH Tội phạm và Tội Phạm học (sự phân
biệt mang tính tương đối. Đi sâu tìm hiểu về nội dung, tên gọi,
khía cạnh xã hội của vấn đề).
Để phân biệt một cách rạch ròi giữa XHH tội phạm và Tội phạm
học quả là một việc làm không đơn giản bởi cả hai ngành này đều có
đối tượng nghiên cứu là tội phạm, nhưng không phải là việc phân
biệt không thể thực hiện được. Phân biệt giữa XHH tội phạm và Tội
phạm học có lẽ là phải bắt đầu từ khái niệm, từ nguyên học (thuật
ngữ), phạm vi nghiên cứu,… XHH ngoài việc nghiên cứu mối quan
hệ XH, thông qua tổng thể, thông qua các hành vi xã hội còn tìm hiểu
chính bản thân các phương diện hành vi XH đó.
XHH Tội phạm (Sociology of Crime(s):
Là một trong tổng số hơn 200 chuyên ngành chuyên biệt của
XHH. XHH tội phạm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Là
khoa học nghiên cứu về sự lệch lạc XH, tức là nghiên cứu về những
hành vi lệch chuẩn, bất thường, sai chuẩn mực, sai nguyên tắc,
không theo đúng những quy định của xã hội. Lệch lạc xã hội là
những hành vi đã từng xuất hiện trong quá khứ (trừ thời kì công xã
nguyên thủy, nghĩa là trong thời kì xã hội chưa có sự phân tầng xã
hội, chưa xuất hiện sự thiếu công bằng xã hội), còn tồn tại trong thời
kì hiện nay và chắc chắn sẽ còn tồn tại trong tương lai. XHH TP có vị
trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, khi XHH tội phạm
hình thành và phát triển tức là lúc đó sự phạm tội, nói cụ thể hơn là
những điều kiện và nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội sẽ giảm
xuống tối đa. Như vậy, XHH tội phạm ra đời nhằm mục đích phòng
ngừa các biểu hiện lệch lạc xã hội, tức là phòng các hiện tượng
phạm tội.
Tội phạm học (Criminology): Là một khoa học nghiên cứu về
tội phạm hay khoa học nghiên cứu về tình hình phạm tội và các biện


pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, như vậy tội phạm học ra đời
chống tội phạm.
TPH nghiên cứu về tình trạng phạm tội với tính cách là một hiện
tượng xã hội bao gồm làm sáng tỏ bản chất, xác định các đặc điểm về
lượng và về chất đặc trưng cho thực trạng, cơ cấu, động thái, tính
chất của tình hình phạm tội nói chung và của các tội phạm cụ thể nói
riêng; một khía cạnh mà tội phạm học cũng rất quan tâm đó là nguyên
nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội, tức là các nhân tố, quá
trình và hiện tượng ảnh hưởng đến sự tồn tại của tình hình phạm tội
nói chung và đến việc thực hiện các tội phạm cụ thể và cả những điều
kiện thúc đẩy tình hình phạm tội nói chung và các tội phạm cụ thể;
Nhân thân người phạm tội, tức là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm xã
hội có ý nghĩa về mặt xã hội, các mối quan hệ và liên hệ của người
thực hiện các tội phạm khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến
hành vi của người phạm tội; nhằm tìm ra các biện pháp, phương pháp
phòng ngừa tình hình phạm tội nói chung và các tội phạm cụ thể nói
riêng, các phương hướng phòng ngừa, các chủ thể phòng ngừa và sự
kết hợp của các chủ thể đó.
Vd: Một anh thanh niên vào 1 ngôi nhà và lấy trộm 3 kg gạo và
anh ta đã bị bắt đưa lên công an, sau hàng loạt những thủ tục khác
nhau “vụ án 3 kg gạo” bị đem ra xét xử và kết án người thanh niên
phải chịu hình phạt là 3 năm tù giam, và như vậy bắt giam, xét xử,
kết án là nhiệm vụ của các nhà Tội phạm học. Còn với các nhà XHH
tội phạm họ sẽ tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao người thanh niên
lại đánh cắp 3 kg gạo chứ không phải là cướp nhà băng hay một vật
nào khác. Như vậy thì Tội phạm học là khoa học có tính cụ thể, rõ
ràng, có khung hình phạt hẳn hoi với những quy định mang tính
nguyên tắc, có tính pháp lí rõ ràng. Còn XHH tội phạm là việc nghiên
cứu để tím ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi tội phạm, như
vậy nó sẽ không có tính quy luật, bất biến như với Tội phạm học.

Từ những nhận xét ban đầu như trên chúng ta có thể lập được
một bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa XHH tội
phạm và Tội phạm học như sau:
Tội phạm học XHH Tội phạm
- Tình hình tội phạm và các
nguyên nhân phòng tránh
- Trừng trị những người phạm tội
một cách đích đáng, đúng người
đúng tội.
- Tìm hiểu mặt XH của tội phạm
(hoàn cảnh, môi trường, điều kiện,
nguyên nhân, mối quan hệ dẫn
đến hành vi tội phạm…)
- Mục đích là tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến tội phạm.
Kết luận: như trên đã trình bày ta thấy rằng, giữa XHH tội phạm
và Tội phạm học có nhiều điểm chung song giữa chúng cũng có
nhiều điểm riêng dễ nhận biết, nhưng có lẽ điểm chung lớn nhất của
cả hai ngành khoa học này và nhiều ngành khoa học khác thuộc khối
ngành khoa học xã hội nhân văn là cùng một mục đích đem lại sự
công bằng cho xã hội, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, văn
minh hơn hiện đại hơn.
Câu 2: Hệ thống lại một cách ngắn gọn những tư tưởng tội
phạm trong lịch sử
Ngay từ rất sớm trong lịch sử của xã hội loài người đã xuất
hiện những hiện tượng phạm tội dù dưới hình thức này hay hình
thức khác thì những hành vi ấy vẫn tồn tại, nó là một bài toán nan
giải cho những nhà làm luật và những nhà quản lí xã hội.
Thời nguyên thủy: các hiện tượng lệch lạc, hành vi phạm tội
xuất hiện cùng sự xuất hiện của loài người. Tuy nhiên, thời kì này

chưa có một tư tưởng nào về vấn đề tội phạm.
Lý do: ở thời kì này nhiệm vụ đấu tranh với thiên nhiên để sinh
tồn vẫn là vấn đề người ta quan tâm nhất. Vì vậy, nhận thức về tội
phạm còn rất mơ hồ.
Thời cổ đại Hy Lạp:
Cái nôi của nền văn minh thế giới, xuất hiện nhiều nhà bác học,
nhiều nhà tư tưởng vĩ đại.
Platon và Aristote dành sự chú ý của mình đến vấn đề tội phạm
(thông qua lăng kính của triết học)
Cả hai ông đều cho rằng tội phạm như là bệnh tật trong tâm
linh của con người. Hai ông coi bệnh tật mang tính nhà nước. Vì vậy,
nhà nước có trách nhiệm chữa trị bệnh này bằng cách làm ra những
bộ luật để hạn chế tình trạng này.
Platon cho rằng đạo luật ban hành phải kiềm chế được nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Sự tác động tâm lý đối với những
người có khuynh hướng tội phạm.
Trong việc đấu tranh của tội phạm phải nghĩ về tương lai chứ
không phải nghĩ về quá khứ (phòng chống tội phạm sẽ tốt hơn nhiều
là để cho tội phạm diễn ra).
Aristote: cho rằng cưỡng chế về tâm lý có thể phòng ngừa
được tội phạm. Đạo luật được viết ra phải giúp tinh thần thống trị thể
xác. Lý trí thống trị được bản năng. Một trong những nguyên nhân cơ
bản của tội phạm là những nguyên nhân cơ bản của tội phạm là
những thói quen, sở thích của con người, những ham mê, dục vọng
của con người.
Thời kì Phục Hưng (thế kỉ XVII)
Gắn liền với một nhóm triết học: những nhà xã hội không
tưởng đại diện là Thomas Moore, Robert Owen, Saint Simon
Thomas Moore: người đầu tiên công khai, công phẫn với tính
trọng nghèo khổ với nhân dân dân lao động. Nguyên nhân của tội

phạm là chế độ người bóc lột người, do sự bần cùng hóa và phân
chia giai cấp. Ông khẳng định nguồn gốc của điều ác trong xã hội là
sở hữu tư nhân. Ông chứng minh không có khả năng đấu tranh với
tội phạm chỉ bằng hình phạt.
Ông kết luận: để loại bỏ nguyên nhân tội phạm thì phải cải tạo
lại chế độ kinh tế trong xã hội. Ông đã tìm ra được mối liên hệ giữa
tội phạm và kinh tế.
Robert Owen: cho rằng không nên tìm kiếm nguyên nhận
phạm tội ở chính cá nhân mà nên tìm kiếm ở môi trường làm việc
cảu họ (môi trường sống, môi trường xã hội…).
Saint Simon: cho rằng việc giáo dục đạo đức làm thủ tiêu tội
phạm (ông liên hệ giữa giáo dục và tội phạm).
Kỷ nguyên ánh sáng (thời kì triết học ánh sang - chủ nghĩa
duy vật Pháp thế kỉ XVIII)
Trong thời kí này có hai đại biểu là Montesquen và Beccaria nghiên
cứu về tội phạm.
Montesquen là của bản “luận văn triết học pháp luật” nổi
tiếng và “tinh thần của các đạo luật” được xuất bản thế kỉ XVIII.
Ông cho rằng, nhà làm luật thông minh không hẳn chỉ nghiên cứu
đến hình phạt với các tội phạm mà chỉ quan tâm đến phòng ngừa tội
phạm.
Beccaria là tác giả của tập luận văn “chính trị và hình sự”
xuất bản nửa sau thế kỉ XVIII. Ông phản đối nền tư pháp hình sự
phong kiến và đưa ra tư tưởng nhân đạo đối với nền tư pháp hình
sự. Quan điểm của ông về phòng ngừa tội phạm tốt hơn là trừng trị
họ và biện pháp căn bản để phòng ngừa tội phạm là hoàn thiện việc
giáo dục. Ông cũng nhận xét việc giáo dục là hiệu quả nhất và khó
khăn nhất, bởi để giáo dục thành công thì nhà giáo dục phải thuyết
phục và phải là tấm gương, phải là người có trình độ và phải rất kiên
nhẫn, nhẫn nại, không ngại khó, ngại khổ.

Stt Thời kỳ Đại
biểu
Nội dung tư tưởng
1 Thời
nguyên
thủy
Chưa có tư tưởng về tội phạm.
2 Thời cổ
đại Hy
Lạp
Platon

Aristot
e
Cả hai nhà tư tưởng này đều cho rằng để hạn chế tội phạm thì cách
tốt nhất là tăng cường cường cưỡng chế bằng một hệ thống đạo luật
chặt chẽ, họ là những nhà “pháp trị”, những người mang tư tưởng
“phòng hơn chống”. theo họ, đó là cách tốt nhật để xã hội được ổn
định. Nói chính xác họ là những nhà Tội phạm học
3 Thời kì
Phục
Hưng
Thoma
s
Moore,
Robert
Owen,
Saint
Simon
Đến thới kì này, các nhà tư tưởng đã bắt đầu cho rằng việc hạn chế

tội phạm là phải đi tìm cái guyên nhân gây nên nhũng hành phạm tội,
bắt đầu cho rằng sự bất công bằng trong xã hội chính là nguyên nhân
dẫn đến tội phạm và phương pháp tốt nhất để hạn chế tội phạm là
giáo dục. họ là những nhà XHH tội phạm
4 Kỷ
nguyên
ánh sáng
Monte
squen

Beccar
ia
Với lợi thế là những người đi sau, những nhà tư tưởng trong thời kì
này đã nhận rõ những mặt tích cực và hạn chế của những nhà khoa
học đi trước, họ đã khéo kết hợp những tích cực của các nhà khoa
học trong các thời kì lịch sử trước đó. Với họ, việc hạn chế tội phạm
chính là phải biết kết hợp tất cả những biện pháp khác nhau kể cả
trừng phạt và giáo dục để xã hội được lành mạnh hơn, cả hai nhiệm
vụ là “phòng” và “chống” phảỉ được thực hiện song song đồng thời,
nhưng việc “ phòng” được đề cao hơn một bậc
Kết luận: mỗi một thời kì lịch sử có những đại biểu xuất sắc và
những tư tưởng cấp tiến khác nhau về vấn đề tội phạm, thời kì cổ Hy
Lạp là thời kì các nhà khoa học có công “đốt đuốc mở đường” vào
khoa học nghiên cứu về Tội phạm học, đến các thời kì kế tiếp đã dần
dần xóa mờ những mảng đen trong khoa học khi nghiên cứu về tội
phạm.
Câu 3: Phân tích và tìm những ví dụ thực tiễn trong
XH VN để phân tích:
Thực tế cho thấy, cùng một biểu hiện nhưng trong những xã
hội khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về cùng một hành

vi, hoặc có những hành vi trong thời kì lịch sử này được coi là chuẩn
mực nhưng cũng trong cộng đồng đó nhưng ở thời điểm khác lại bị
cho là lệch lạc. Trong thực tế xã hội Việt Nam có rất nhiều những
biểu hiện văn hóa, những hành vi xã hội nằm trong loại này, ví dụ
như tục nhuộm răng đen: ngày xưa những cô gái chỉ được coi là đẹp
khi có hàm răng đen nhánh hạt na “những cô hang xén răng đen,
cười như mùa thu tỏa nắng”, hay chiếc áo yếm một thời là vật gắn
liền với người phụ nữ Việt Nam… nhưng trong xã hội hiện nay,
nhuộm răng đen không còn là một hành vi chuẩn mực nữa, chẳng ai
dám nhuộm răng đen như các cụ ngày xưa! còn cái ao yếm giờ đã
xuất hiện trở lại và đang dần được xã hội chấp nhận.
Từ những ví dụ có tính minh họa trên ta có thể rút những đặc
điểm và cơ sở xã hội của lệch lạc từ thực tiễn xã hội Việt Nam như
sau:
Đặc điểm của lệch lạc xã hội:
- Lệch lạc xã hội diễn ra trong một phạm vi rộng, có ở mọi nơi,
mọi dân tộc, mọi đất nước…. và có tính quy định thống nhất.
- Lệch lạc có tính mơ hồ.
- Có nhiều kiểu, nhiều hình thức rất phong phú đa dạng tùy
thuộc vào nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian
Cơ sở xã hội của lệch lạc:
- Lệch lạc xã hội tồn tại chỉ trong mối quan hệ với các chuẩn
mực văn hóa.
- Người ta trở thành kẻ lệch lạc khi người khác xác định họ
bằng những quy định chung của cộng đồng, của xã hội.
- Cả chuẩn mực và cả cách người ta xác định hành vi lệch lạc
đều phải có yếu tố quyền lực xã hội can thiệp.
Câu 4: Trình bày lý thuyết hành vi lệch lạc mà anh (chị)
quan tâm nhất

( Chọn một lý thuyết, chọn một đại diện (phi lệch lạc, hành vi
lệch lạc, sinh học…)
Việc nghiên cứu về các hành vi lệch lạc trong lịch sử đã có
hàng loạt các lí thuyết với các tác giả tên tuổi, nhưng có lẽ theo
chúng tôi lí thuyết hành vi phi chuẩn mực với các địa biểu như E.
Durkheim, Travi Hirschi và Robert Merton. Trong số họ, E. Drkheim
cho rằng nghiên cứu xã hội chính là nghiên cứu các sự kiện xã hội.
Ông tìm cách giải thích hành vi lệch lạc bằng một sự kiện xã hội vì
ông cho rằng mọi hành vi tội phạm đều xuất phát từ xã hội. Ông giải
thích hành vi lệch lạc bằng cách nghiên cứu mối tương quan giữa
những sai phạm với sự biến thiên xã hội, hành vi lệch lạc xảy ra
nhiều hơn khi có những thay đổi trong xã hội.
Theo Durkheim, khi ta sinh ra thì xã hội vốn đã tồn tại, xã hội
đã có những quy tắc có tính chuẩn mực, quy tắc này là kim chỉ nam
là người dẫn đường cho những hành vi của mỗi cá nhân.
Khi xã hội có những thay đổi, những quy tắc chuẩn mực ấy
cũng thay đổi, làm chúng ta mất định hướng nên rất dễ rơi vào hành
vi lệch lạc.
Ông là người có tinh thần xây dựng rất cao, ông đã chỉ ra 2
nguyên nhân cơ bản của sự rối loạn xã hội:
Sự hòa trộn của các nhóm tôn giáo, dân tộc,… những nhóm
này thường có những hệ tư tưởng riêng, văn hóa riêng, phong tục
cũng riêng… tất cả những cái đó tạo nên sự rối loạn trong xã hội.
Tỷ lệ cao của việc nhập cư và xuất cư ra khỏi cộng đồng, làm
tăng tính hỗn hợp, tạo nên tính không đồng nhất từ đó dẫn đến các
mối quan hệ xã hội lỏng lẻo là vì không tìm được tiếng nói chung.
Đó là những tóm tắt sơ lược lí thuyết hành vi phi chuẩn mực
của E. Durkheim, ta nhận thấy ở lí thuyết này những ưu điểm và
nhược điển cụ thể sau:
+ Ưu điểm: là lí thuyết bắt đầu chú ý đến yếu tố khách quan

tạo nên hành vi lệch lạc, đó là yếu tố xã hội. Nhận định hành vi lệch
lạc ra đời trên cơ sở sự thay đổi xã hội, do con người mất phương
hướng nên dễ nảy sinh những hành vi lệch lạc.
+ Hạn chế: Có lẽ hạn chế lớn nhất của ông là khi tìm căn
nguyên cơ bản của hành vi lệch lạc, là sự hòa trộn tôn giáo, dân tộc
là nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch lạc là do sự khác nhau
về phong tục tập quán, văn hóa, quan niệm sống và sự hỗn hợp
trong thành phần cư trú cũng là nguyên nhân của những hành vi lệch
lạc. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, ngay trong lòng xã hội Việt
Nam, một xã hội đa tộc người, đa tôn giáo nhưng trong lịch sử chưa
hề có một cuộc chiến tranh dân tộc, một cuộc chiến tranh tôn giáo
theo đúng nghĩa của từ này, thế thì tại sao lại nói hành vi lệch lạc
sinh ra là do vấn đề tôn giáo, dân tộc…?

Câu 5: Đề xuất một biện pháp khả thi và hữu hiệu để phòng
chống một tội phạm cụ thể nào đó.
Trong xã hội ngày nay, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật (đua xe, nghiện hút, trộm cắp…) đang là một hiện tượng phổ
biến, làm đau đầu các nhà giáo dục, các nhà quản lí, các nhà làm
luật… vậy, đâu là nguyên nhân? và đâu la lời giải cho bài toán nan
giải này? Tội phạm ở tuổi thanh, thiếu niên không phải là một hiện
tượng xã hội mới, mà đã có từ lâu và có ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Ở nước ta, tình hình tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên đã trải qua
nhiều giai đọan phát triển khác nhau và hiện nay đã trở thành một
vấn đề xã hội hết sức phức tạp và bức xúc. Phải nói rằng, từ trước
tới nay chưa bao giờ tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên lại phát triển và
có chiều hướng tăng nhanh như những năm vừa qua, nó đã để lại
cho xã hội nhiều nặng nề. Điều đó cho thấy, việc khắc phục và xóa
bỏ loại tội phạm ở lứa tuổi này là rất khó khăn, không phải một sớm
mật chiều.

Khái niệm phòng ngừa tội phạm được phản ánh đúng nhất
chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của tội phạm với
việc loại trừ và xóa bỏ tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội.
Mặt khác, khái niệm phòng ngừa tội phạm bắt nguồn từ tính chất
khác biệt và có giới hạn trong đặc điểm về tính chất có thể xóa bỏ
từng bộ phận vừa có thể làm tê liệt hóa hoặc làm mất tác dụng của
các nguyên nhân và điều kiện đưa đến tội phạm, trình độ phòng
ngừa, mứa độ, hình thức phương pháp phòng ngừa bao giờ cũng
được xác định bởi những điều kiện quốc tế và của riêng từng nước.
Nói một cách cụ thể hơn, phòng ngừa tội phạm đó là toàn bộ
những hoạt động xã hội trên thực tế nhằm xóa bỏ, làm tê liệt hoặc
làm mất tác dụng những nguyên nhân gây ra tội phạm và điều kiện
gây ra một số loại hành động phạm tội riêng lẻ trong cơ cấu và sự
phát triển của tội phạm.
Một số biện pháp cụ thể:
Xuất phát từ lí luận chung về công tác phòng ngừa tội phạm
cũng như thực tiễn tình hình tội phạm, cụ thể là tội phạm thanh thiếu
niên hiện nay ở nước ta, chúng ta có thể đưa ra một vài những giải
pháp cụ thể sau. Tuy đây là những giải pháp có tính truyền thồng
nhưng không có cách nào khả thi hơn là từng người, từng tổ chức xã
hội phải có những biện pháp hành động cụ thể để giảm thiểu tối đa
những bất cập này trong xã hội hiện nay .
Đối với gia đình:
Cần tăng cường việc giáo dục trong gia đình, làm cho những
người làm cha, làm mẹ nhận thức rõ trách nhiệm và phương pháp
nuôi dạy con. Cần tổ chức tốt việc giáo dục gia đình, làm cho các gia
đình hiểu rõ đặc điểm tâm lí, sinh lí của tuổi trẻ và biết phương pháp
giáo dục quản lí con cái.
Cần sớm nghiên cứu ban hành những luật lệ cụ thể để ràng
buộc trách nhiệm của bố mẹ với con cái; trước mắt cần thực hiện

nghiêm chỉnh pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Bởi vì
đông con nên nhiều gia đình không có điều kiện nuôi dạy con cái.
Đối với nhà trường:
Các trường phổ thông cần có những biện pháp cụ thể để nâng
cao giáo dục chính trị, văn hóa, tổ chức lao động thích hợp cho từng
lứa tuổi. Kết hợp nhà trường với gia đình, với phường xã để giáo dục
ngay các em từ độ tuổi học phổ thông cơ sở, dìu dắt số học sinh hư.
Đối với xã hội:
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải giữ vai trò nòng
cất trong các tổ chức xã hội đối với việc chăm lo, giáo dục và đào tạo
thanh thiếu niên .
Cần phải giải quyết việc làm cho thanh, thiếu niên. Bởi ví hiện
nay trên cả nước có tới hơn 30 triêu lao động, trong đó có 45% ở tuổi
thanh niên
Cần phải tổ chức đoàn, đội ở các đường phố, các cụm dân
cư để làm tốt việc giáo dục và quản lí thanh thiếu niên. Các cơ
quan công an phải kết hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, với các
trường để giữ vững trật tự xã hội và góp phấn tích cực vào công tác
xây dựng đoàn, đội. Tăng cường giáo dục mọi mặt trên các phương
tiện thông tin đại chúng, tạo nên các làn sóng dư luận xã hội chống
lại các tệ nạn xã hội và tội phạm.
Mở các trường giáo dưỡng, những cơ sở từ thiện thực hiện
việc nuôi dạy nhựng thanh, thiếu niên thiếu may mắn và có thể là các
trại giam cần tập trung năng lực quản lí đào tạo và giáo dục chặt chẽ,
nghiêm khắc hơn nữa thực sự tạo điều kiện để cho các em trở thành
người lương thiện, nhưng cũng là những nơi không thể trở lại.
Từ thực tế phân tích ở trên, chúng tôi có thể dự đoán rằng: thứ
nhất, trong những năm tới tình hình tội phạm ở tuổi thanh, thiếu niên
vẫn còn nhiều biến động phức tạp, một số tội phạm nghiêm trọng và

nguy hiểm vẫn tiếp tục tăng. Thứ hai, tình hình phạm tội ở phụ nữ
cũng sẽ tăng - kể cả những tội nghiêm trọng. Thứ ba, sẽ xuất hiện
một số loại tội phạm mới như tội phạm có tổ chức (theo đúng nghĩa
của từ này) và tội phạm do hoang tưởng.
Hiện nay cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như tội
phạm ở tuổi thanh, thiếu niên đòi hỏi phải giải quyết nhiều vần đề cả
về kinh tế, văn hóa, xã hội, luật pháp… để dần dần từng bước loại
trừ các nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm; đó chính là công
việc của toàn xã hội.
Câu 6: Vai trò của dự báo tội phạm và hãy dự báo một tội
phạm có thể xảy ra trong tương lai. Cho ý kiến lí giải về vấn đề
tội phạm ấy.
Dự áo tội phạm là một lĩnh vực, một vấn đề hiện đã xuất hiện ở
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. dự báo đã trở thành một
khoa học quan trọng, ở Mỹ khoa học dự báo là một khoa học chính
xác, dựa trên cơ sở những điều tra, phán đóan, phân tích, tổng
hợp… của những nhà khoa học phán đoán và dự báo một loại tội
phạm trong tương lai.
Dự báo tội phạm có vai trò to lớn giúp cho các cơ quan bảo vệ
pháp luật nắm vững số liệu về tình hình tội phạm, về thực trang cũng
như về cơ cấu tội phạm trên từng địa bàn trong từng thời điểm khác
nhau… đóng góp to lớn nhất của dự báo tội phạm là giúp các nhà
bảo vệ luật pháp xác định, định hình được các biện pháp phòng
ngừa, lên kế hoạch, chuẩn bị những phương tiện cần thiết để ngăn
ngừa phòng chống tội phạm.
Cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, việc dự báo tội phạm cũng
có những khó khăn vất vả nhất định, nhưng với việc dự báo tội phạm
thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn xã
hội, kể cả về vật chât lẫn tinh thần.
Như vậy, dự báo tội phạm là một khoa học rất có uy tín ở các nước

phát triển, ở nước ta tuy còn mới mẻ và có lẽ trong tương lai đây
cũng sẽ là một ngành có uy tín và vai trò quan trọng đối với chính
sách phát triển quốc gia.
Từ thực tế phân tích về tình hình cụ thể ở nước ta, chúng tôi có
thể dự đoán rằng: thứ nhất, trong những năm tới tình hình tội phạm ở
tuổi thanh, thiếu niên vẫn còn nhiều biến động phức tạp, một số tội
phạm nghiêm trọng và nguy hiểm vẫn tiếp tục tăng, bên cạnh đó, ở
Việt Nam cũng sẽ xuất hiện một số loại tội phạm đã có trên thế giới
từ nhiều năn trước đây như loại tội phạm đánh cắp các bộ phận trên
cơ thể con người, tội phạm có quy mô và tầm cỡ xuyên quốc gia…
Thực tế cho thấy, hiện tượng thanh thiếu niên có những hành vi lệch
lạc ngày càng gia tăng trong xã hội, họ sẵn sàng thực hiện những cú
“trình diễn” hành vi lệch lạc ấy một cách ngoạn mục. Trong chúng ta
chắc chưa ai quên vụ đua xe hơi của nhóm Cường đô la, của những
thành viên trong băng đảng của Năm Cam không thiếu những người
thuộc thế hệ 8x…kế đến là tình hình phạm tội ở phụ nữ cũng sẽ tăng
- kể cả những tội nghiêm trọng, tội phạm do hoang tưởng… Tuy đây
là những loại tội phạm đã xuất hiện ở Việt Nam , có khi đã có từ rất
lâu nhưng theo chúng tôi loại tội phạm này sẽ vẫn còn tiếp tục tồn tại
và ngày càng nguy hiểm hơn
Để lí giải vấn đề này, theo chúng tôi có những nguyên nhân
sau:
Thứ nhất: đất nước ta đang tiến hành một nền kinh tế mở cửa giao
lưu với khu vực và thế giới, đó chắc chắn là cơ hội nhưng đó cũng là
những thách thức rất nan giải trong điều kiện nước ta hiện nay.
Thanh, thiếu niên là lớp người có trách nhiệm to lớn là gánh vác vận
mệnh đất nước trên đôi vai cường tráng của mình, họ rất dễ tiếp thu
những cái mới, nếu không được giáo dục một bản lĩnh vững vàng khi
tiếp nhận cái mới họ rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của cuộc
sống vất chất, sống không có lí tưởng và hoài bão.

Thứ hai: mối quan hệ trong gia đình cũng không còn bền vững
nữa, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái ngày càng ít, vai trò giá
dục củ gia đình đối với con cái ngày càng mờ nhạt đó là những
nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các loại tội phạm như vừa kể
trên.
Thứ 3: tự cá nhân mỗi người cũng là một yếu tố quan trọng, nếu có
đủ bản lĩnh sẽ rất có thể vượt qua được những nguy cơ dẫn đến
hành vi phạm tội và ngược lại.
Câu 7: Anh (chị) hãy chỉ ra những nguyên nhân của tệ nạn
xã hội và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội.
Tệ nạn xã hội là biểu hiện tiếp theo của hành vi lệch lạc. là vấn
đề mang tính toàn cầu, xuất hiện từ xa xưa và tốn tại cho đến tận
ngày nay, là vấn đề chung của nhiếu xã hội. mức độ lệch lạc cao hơn
hành vi dị thường.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội thể hiện qua những
hành vi, sai lẹch chuẩn mực, sai lẹch xã hội, có tính phổ biến cao
bao gốnm những hành vi: vi phạm về lối sống, vi phạm truyền thống,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, những
quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật.
Trong xã hội hiện nay ở Việt Nam, tệ nạn xã hội phổ biến nhất
và đang làm đau đầu biết bao nhà quan lí, nhà khoa học, nhà hoạch
định chính sách … là tệ nạn buôn bán và sự dụng ma túy, tệ nạn
tham ô, tham nhũng, lạm dụng chức quyền để trục lợi bất chính… tất
cả những điều đó đang được đánh giá là những quốc nạn. Đây là
một loại giặc mới, trong điều kiện đất nước hiện nay, loại giặc này
nguy hiểm hơn cả giăc ngoại xâm. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
lần nói: việc chống bệnh quan liêu, chủ nghĩa cá nhân là một nhiệm
vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam, loại giặc này vô cùng nguy
hiểm bởi nó tồn tại trong mỗi cái tôi cá nhân, hơn ai hết tự bản thân
mỗi người phải biết “sửa đổi lề lới làm việc”.

Tệ nạn thực chất là một khối u ác tính của cơ thể xã hội, xã hội
có càng nhiều những khối u ác tính như vậy thì xã hội ấy càng thực
sự là một xã hội đang đi vào ngõ cụt. Câu hỏi đặt ra là tại sao tự
trong lòng của xã hội lại là nơi để những tệ nạn xã hội nảy sinh và
tồn tại? để mọi vấn đề phát sinh và phát triển bao giờ cũng gồm hai lí
do chủ quan và khách quan, mỗi lí do có những tác động nhất định
tạo nên sự tồn tại của các hiện tượng xã hội
Vậy tệ nạn xã hội hình thành và phát triển dựa trên những
nguyên nhân chủ quan và khách quan như thế nào, theo chúng tôi
nó gồm các lí do sau:
Nguyên nhân chủ quan: đã nói là chủ quan thì có nghĩa đó là
nguyên nhân do chính bản thân mỗi con người trong xã hội tạo nên.
Sự thiếu hiểu biết, sự bằng lòng với hiện tại, sự thờ ơ lãnh đạm với
thời cuộc… tất cả những điều đó dù trực tiếp hay gián tiếp đều gây ra
những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của xã hội, đều góp
phần tạo nên những tệ nạn xã hội. Nói chung, những nguyên nhân
ấy là sự hạn chế trong nhận thức, tiếp cận tri thức, và cả ý thức của
mọi cá nhân, mỗi tầng lớp cụ thể trong xã hội.
Nguyên nhân khách quan: chính trị pháp luật, kinh tế…
môi trường (hoàn cảnh, điều kiện). bên cạnh những nguyên nhân
thuộc về yếu tố chủ quan là nguyên nhân khách quan, tức là nguyên
nhân do yếu tố bên ngoài tác động. Trong lịch sử, với hơn ngàn năm
bị giặc Tầu đo hộ và trăm năm đô hộ của giặc Tây các yếu tố văn
hóa bên ngoài tác động lên nền văn hóa dân tộc bằng con đường
cưỡng bức, con đường xâm lược, con đường truyền đạo…còn trong
điều kiện như hiện nay, năm châu một nhà, bốn biển đều là anh em,
đất nước mở của hội nhập… điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có
điều kiện tiếp thu với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới, và
cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có điều kiện tiếp thu các yếu tố văn hóa
ngoại lai, điều quan trọng là chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có

đủ bản lĩnh để vượt qua và nhận thức được đâu là cái ta cần tiếp thu
và đâu là cái ta cần loại trừ, không dung nạp, góp phần tạo nên tính
cách và bản lĩnh con người Việt Nam trong điều kiện mới.
Kết luận: đã gọi là tệ nạn xã hội có nghĩa đó là một hiện tượng
xã hội đi ngược lại lợi ích cũng như mong muốn của cả xã hội về một
vấn đề nào đó. Xã hội càng nhiều tệ nạn là xã hội cần nhận được
nhiều sự quan tâm của các nhà XHH tội phạm và Tội phạm học
nhằm dần dần cải thiện xã hội ấy.
Nguồn: Soạn từ bài giảng của Giảng viên trên lớp học và tài liệu
tham khảo

×