Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đề tài xã hội học tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.42 KB, 18 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội đó là sự
phát sinh tội phạm ngày càng đa dạng và nguy hiểm. “Theo báo cáo, năm 2013
tình hình tội phạm trong cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia
tăng so với năm 2012, trong đó tội phạm xâm hại trật tự xã hội tăng 5,03%, tội
phạm kinh tế, tham nhũng tăng 4,46%, tội phạm mua bán người tăng 4%, tội phạm
và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tăng 3.400 vụ, tội phạm sử dụng công
nghệ cao tăng 99 vụ, tội phạm về ma túy tăng 561 vụ. Đáng chú ý tội phạm giết
người do nguyên nhân xã hội chiếm tỉ lệ cao (1342 vụ), nhiều vụ hành vi hết sức
dã man, tàn bạo, gây bức xúc dư luận”. Qua báo cáo trên ta thấy tội phạm giết
người chiếm tỉ lệ cao và rất được dư luận xã hội chú ý. Gần đây 10/2014 Đặng Văn
Tuấn đã giết người tình của em trai sau đó chặt xác phi tang đã gây xôn xao dư
luận . Vào năm 2011 vụ án giết người của Lê Văn Luyện đã làm chấn động cả
nước với hành vi giết người tàn bạo, dã man. Những vụ việc xảy ra trong thời gian
vừa qua đã đánh lên một hồi chuông cảnh báo về sự suy đồi đạo đức trong xã hội
Việt Nam. Đây được xem như một vấn đề nhức nhối đối với xã hội nước ta hiện
nay được dư luận rất quan tâm. Đó là lí em chọn đề tài này.
1. Nội dung vụ án
Vụ án gây ấn tượng nhất đối với em đó là vụ án “Xác chết không đầu” do
hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa gây ra vào năm 2010. Vụ án đã gây chấn động dư
luận cả nước trong thời gian đó bởi những tình tiết gây án dã man của hung thủ, nó
đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí.Theo nguồn tin từ báo “Người Lao
Động” vào ngày 17/5/2010 tại tầng thượng chung cư G4 khu đô thị Trung Yên xác
nạn nhân được phát hiện trong trạng thái đang phân hủy phần đầu và 10 ngón tay
đã bị mất. Ngày 18/5/2010 Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Trung Hòa đã
bắt hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa (sinh năm 1984, quê Kiến An, Hải Phòng) khi
hung thủ đang lẩn trốn ở Thái Nguyên. Tại cơ quan điều tra Nghĩa khai được nhờ
trông nhà hộ tại chung cư G4, Trung Yên, Hà Nội, chiều 4/5 anh đã gọi L đến, sau
khi “thân mật” L ngồi chơi điện tử và nhận 1 cuộc điện thoại cô gái cho biết đó là
người yêu ở miền Nam, Nghĩa “nảy lòng ghen tuông” nên đã nảy sinh ý định sát
hại L. Khi cô gái đang đứng quay lưng gã cầm dao đâm từ phía sau khiến nạn nhận


gục chết tại chỗ. Hung thủ đã cắt đầu cô gái và 10 đầu ngón tay với mục đích để
người khác khó nhận dạng. Phần thân thể không còn nguyên vẹn của cô gái đã bị
kẻ sát hại cuốn vào chăn đưa lên tầng thượng của chính tòa nhà 13 tầng, để xóa dấu
vết Nghĩa đã sơn lại những mảng tường vương máu cô gái, toàn bộ chăn, quần áo
dính máu, hắn chặt nhỏ rồi đem đi phi tang, phần đầu của nạn nhân hung thủ đem
đi thủ tiêu ở sông Cấm thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh (cách hiện trường gây án
gần 200km). Sau khi gây án Nghĩa lục túi xách, ví của L có 1 chìa khóa xe, vé gửi
xe máy, 2 thẻ ATM, chứng minh nhân dân, máy tính xách tay, điện thoại. Hung thủ
đi đến nhiều nơi trong phường Trung Hòa để phi tang tang vật, hắn đến tiệm cầm
đồ để cầm những vật có giá trị. Tiếp đó lẩn trốn ở nhiều nơi đến ngày 18/5 thì gã
đã bị Công an bắt giữ. Theo điều tra của Công an thì chủ căn hộ nơi Nghĩa gây án
là Y (hiện đang học tại 1 trường Đại học ở Hà Nội),Y hiện đang là bạn gái của
hung thủ. Nạn nhân bị sát hại là L (bạn gái cũ của hắn). Và theo khẩu cung của
hung thủ thì y luôn một mực khai động cơ giết L là do ghen tuông.
Vào ngày 14/7/2010 vụ án đã được mở phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử
Tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên án tử hình về tội giết người; 6 năm tù tội cướp
tài sản, tổng hình phạt là tử hình, đồng thời có trách nhiệm bồi thường 113 triệu
đồng cho gia đình nạn nhân. Sau phiên tòa bị cáo đã gửi đơn kháng án lên TAND
Tối cao và VKSND Tối cao để được xem xét, nội dung kháng cáo Nghĩa cho rằng
mình không phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng thực hiện tội phạm một
cách man rợ. Sau khi bố của hung thủ qua đời vì tai nạn giao thong ngày 1/11/2010
bà Phạm Thị Chuân (mẹ của Nghĩa) đã gửi đơn lên TAND Tối cao và VKSND Tối
cao để xin giảm án cho bị cáo. Ngày 11/11/2010 TAND Tối cao đã mở phiên tòa
phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Nghĩa, tòa đã tuyên án tử hình đối với bị cáo
Nguyễn Đức Nghĩa, bản án của tòa án đã nhận được sự đồng thuận từ dư luận xã
hội.
2. Nguyên nhân vụ phạm tội:
Vụ án đã kết thúc, để lại biết bao nỗi đau cho gia đình nạn nhân lẫn gia đình
bị cáo. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra với hành vi man rợ, dã man của hung thủ và
sự thật thì duy nhất Nguyễn Đưc Nghĩa biết, việc phân tích nguyên nhân vụ án này

em xin dựa trên những thông tin từ cơ quan điều tra và báo chí thông qua việc
phỏng vấn nhưng người liên quan đến bị cáo của những người thân của bị cáo và
chính lời khai của hung thủ trước tòa. Theo giáo trình “Tội phạm học” của TS
Dương Tuyết Miên thì “Ở mức độ tổng quan, có thể chia nguyên nhân tội phạm
thành những nhóm nguyên nhân sau:
• Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;
• Nhóm nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội;
• Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là một nguyên nhân
đưa đến việc phát sinh tội phạm)”.
• l

tác động
tác nảy
• động sinh
tác động
đư a đến
2.1. Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống:
2.1.1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và làm việc thường
xuyên:
Môi trường sống
tiêu cực
Ý định
phạm
tội
Nhân cách
lệch lạc cá nhân
Cá nhân
Thực hiện
tội phạm
Tình huống

cụ thể
Nguyễn Đức Nghĩa sinh ra trong một gia đình bình thường ở Hải Phòng,
theo lời của bố hung thủ thì Nghĩa là một người con rất hiếu thảo. Qua lời kể của
người bạn thân, hung thủ chịu sự giáo dục rất nghiêm từ phía gia đình, nhất là
người bố, trong đám bạn cấp 3 của Nghĩa thì anh là người học tập tốt khi đã thi đậu
vào trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời của
hung thủ, từ ngày lên Hà Nội ăn học thì mọi thứ đã thay đổi, một cuộc sống tự lập
bắt đầu ở một trong những thành phố lớn nhất nước. Ở Đại học theo lời người bạn
này thì có lúc Nghĩa được giữ quỹ lớp lên đến hang triệu đồng, liệu việc cầm trong
tay số tiền lớn như vậy có khiến con người ta thay đổi? Nghĩa đã từng bỏ ra cả
chục triệu đồng để mua tặng người yêu thời cấp 3 một sợi dây chuyền, người bạn
ấy đã vô cùng bất ngờ trước sự thay đổi này của hung thủ. Việc xa nhà có lẽ đã ảnh
hưởng đến một người luôn được sự bảo bọc của gia đình, anh ta được tự do làm
những điều mình thích mà không có sự can thiệp từ những người thân, với một
người vừa bắt đầu cuộc sống mới ở nơi thành thị đầy cám dỗ thì khó tránh khỏi
việc bản thân thay đổi nhưng theo chiều hướng như thế nào thì chỉ người đó mới
quyết định được. Khi hết năm nhất đại học, Nghĩa bị lao, phải bảo lưu một năm để
về Hải Phong điều trị bệnh, đây lại là một bước ngoặt đối với hung thủ, khi trở lại
trường tiếp tục việc học, với môi trường hoàn toàn mới, bạn bè mới Nghĩa bắt đầu
chán nản, học hành sa sút, ham chơi từ thời điểm này. Khi con người có những mối
quan hệ xã hội mới mà không kịp thích nghi rất dễ xuất hiện trạng thái chán nản,
mất phương hướng, mục tiêu với cuộc sống từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy tiêu cực,
nó có thể lý giải cho trường hợp của hung thủ.
2.1.2. Môi trường xã hội vĩ mô:
Theo TS Dương Tuyết Miên: “ Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò tác
động quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm
cá của cá nhân”.
Xét vấn đề theo khía cạnh xã hội vĩ mô đối với trường hợp này thì Nghĩa là
một người đang bấp bênh trong việc học và việc làm. Xã hội công nghiệp như ngày
nay thì nạn thất nghiệp đang là một vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết.

“ Trong báo cáo của ILO mang tên "Xu hướng toàn cầu về việc làm của thanh niên
2010" đã thống kê, trong số 620 triệu thanh niên ở độ tuổi 15-24, có tới 81 triệu
người không có việc làm vào thời điểm cuối năm ngoái. Đây là con số cao nhất từ
trước tới nay, tăng 7,8 triệu so với năm 2007.
Theo ILO, tại các quốc gia phát triển và một số nền kinh tế mới nổi, tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới đối với giới trẻ chủ yếu là ở vấn đề thất nghiệp, bất
ổn xã hội và tâm lý chán nản kéo dài. Báo cáo cũng cho thấy tại các nền kinh tế
đang phát triển, nơi chiếm gần 90% dân số trẻ của thế giới, thanh niên là đối tượng
dễ bị tổn thương nhất về vấn đề việc làm và nghèo đói. Tại các quốc gia có mức
thu nhập thấp, tác động của khủng hoảng thể hiện ở giảm giờ làm và giảm lương
đối với một số ít người may mắn có việc làm.
ILO cũng ước tính rằng, khoảng 152 triệu thanh niên, chiếm 28% tổng số lao động
trẻ trên toàn thế giới, mặc dù có việc làm nhưng vẫn đang phải sống trong tình
trạng nghèo đói. Họ đang phải sống trong các hộ gia đình mà mức thu nhập trung
bình dưới 1,25 USD/người/ngày. ILO cho rằng, xu thế này sẽ gây ra những hệ quả
nghiêm trọng đối với thanh niên. Giới trẻ sẽ mất đi niềm hy vọng có thể làm việc
để tự kiếm sống một cách chính đáng”.
Qua nguồn thông tin trên càng nhấn mạnh về thực trạng xã hội vào thời
điểm đó và mô hình chung nó cũng đã kéo dài đến thời điểm hiện tại thì tình hình
này vẫn chưa có những chuyển biến đáng kể, sống trong một xã hội như vậy con
người ta cung bị tác động ít nhiều đến lối sống và nhận thức. Điểm đáng lưu ý
trong báo cáo này đó là nạn thất nghiệp làm nảy sinh vấn đề về tâm lý đó là chán
nản kéo dài, trong trường hợp của Nghĩa thì tình trạng tâm lý này đã khiến cho bị
cáo không chống lại được với những cám dỗ của cuộc sống và ít nhiều dẫn đến
hành vi sai trái của bản thân.
2.2. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội:
2.2.1. Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội:
Theo TS Dương Tuyết Miên “các dấu hiệu như: tuổi, giới tính, lượng
hoócmôn trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu… có thể dẫn đến hành vi
phạm tội. TS cũng đưa ra ví dụ: do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách

mạnh mẽ, quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới
thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện hành vi kỹ hơn nam giới và đây là
nhân tố quan trọng giải thích tại sao nam giới phạm tội có tỷ lệ cao hơn nữ giới (tất
nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới còn phụ thuộc một số nguyên nhân
khác)”.
Ta có thể dùng yếu tố trên để lý giải một cách cơ bản nhất về nguyên nhân
gây án của Nguyễn Đức Nghĩa, hung thủ là một thanh niên khỏe mạnh, có vóc
dáng cao to, với một người nam giới có sức khỏe bình thường, ở một độ tuổi còn
trẻ, khả năng kiểm soát hành động anh ta cũng có giới hạn, nên nó tạo thành những
dấu hiệu về sinh học trong hành vi gây án.
2.2.2. Nhóm dấu hiệu tâm lý của người phạm tội:
Theo TS Dương Tuyết Miên “Các dấu hiệu có thể ảnh hưởng, tác động nhất
định đến việc phạm tội là:
• Tính ích kỷ;
• Tính hám lợi;
• Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
• Tính hận thù;
• Có sở thích không lành mạnh (như xem phim khiêu dâm trẻ em)
…”
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 11/11/2010, trước câu hỏi “Động cơ nào khiến
bị cáo giết L”, Nghĩa vẫn khăng khăng cho rằng do L có một số cuộc gọi và tin
nhắn không cho xem gặng hỏi mãi thì L bảo người yêu ở trong Bình Dương hay
miền Nam, lúc này nổi tính ghen tuông nên bị cáo đã ra tay sát hại nạn nhân. Đây
là nguyên nhân phạm tội mà Nghĩa luôn trả lời trước câu hỏi “Động cơ giết
người”. Nếu xem xét theo khía cạnh này thì căn cứ vào tình tiết Nghĩa và L đã từng
có thời gian yêu nhau, liệu hung thủ với nạn nhân có còn tình cảm với nhau hay
không? Nếu L không còn tình cảm thì không có lí do gì mà L lại chấp nhận đến
nhà của hung thủ (L không hề biết đó là nhà của người yêu hiện tại của Nghĩa, theo
lời khai của Nghĩa trước cơ quan điều tra), thêm một điểm quan trọng là trước khi
vụ việc xảy ra thì L đã quan hệ tình dục với hung thủ. Với tình tiết như vậy thì ta

có thể dễ dàng lý giải việc Nghĩa nổi cơn ghen trước sự úp mở của nạn nhân về
cuộc điện thoại gọi tới là hoàn toàn có cơ sở. Người Việt Nam ta quan niệm về vấn
đề tình dục rất khắc khe, ông cha ta cho rằng chỉ khi là vợ chồng thì việc đó mới
xảy ra, qua đó ta có thể thấy việc L và Nghĩa có tình cảm thắm thiết với nhau hoàn
toàn có thể. Với yếu tố Nghĩa xuất thân trong gia đình tốt được giáo dục một cách
đàng hoàng, người có tri thức cao, trong tình huống đó lòng tự tôn, ích kỉ của
người đàn ông đã trỗi dậy và không làm chủ được hành vi nên đã gây án. Theo nhà
khoa học Sigmund Freud – cha đẻ của thuyết phân tâm học khi đề cập đến nguyên
nhân tội phạm ông cho rằng: “ tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó,
phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm
soát được trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu bản ngã; cùng lúc đó, bản
ngã tức phần lý trí có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và
siêu bản ngã hoạt động không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quả”. Trong tình
huống này bản năng của người đàn ông đã trỗi dậy trong hung thủ và việc sát hại
nạn nhân như là một hệ quả tất yếu của cơn thịnh nộ này. Sau khi gây án theo lời
khai thì Nghĩa đã ôm lấy xác nạn nhân và cảm thấy hối hận trước những gì đã gây
ra lúc này siêu bản ngã mới thực sự xuất hiện trong nhận thức của hung thủ nhưng
đó chỉ là một khoảng thời gian hiếm hoi hắn nhận thức hành vi bằng lương tâm của
bản thân. Với một người có trình độ học thức cao thì hắn hoàn toàn nhận thức
được hậu quả mình có thể gánh chịu cho hành vi vừa thực hiện, bản năng của con
người khi bị dồn vào thế chân tường lại trỗi dậy, bởi sự muốn thoát tội cho bản
thân mà hung thủ đã đánh mất lương tâm của một con người.Tiếp đó Nghĩa nghĩ ra
cách để che đậy tội ác của mình, và hắn đã thực hiện việc này một cách dã man.
Theo Sigmund Freud thì “Siêu bản ngã được xem như là sự học hỏi của cá nhân về
các giá trị và quy tắc xã hội, nó có thể được coi như mặt lương tâm, đạo đức của cá
nhân. Siêu bản ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá
trị hành vi hoặc thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu hiện cho
phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân”. Trong tình huống
này siêu bản ngã cứu hung thủ đã không thể can thiệp vào vào việc đấu tranh với
bản năng để ngăn chặn hành vi của hắn, thêm vào đó là sự am hiểu về cách điều tra

của Công an, từ đó dẫn đến hành vi chặt đầu và cắt mười ngón tay của nạn nhân để
đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Theo bản án của Nghĩa vẫn còn một tội danh nữa là “cướp tài sản”. Theo lời
khai thì sau khi gây án Nghĩa đem những thứ có giá trị của nạn nhân đi cầm lấy
tiền tiêu xài. Nếu xét đến đây thì việc giết người của Nghĩa do mục đích vụ lợi
hoàn toàn có căn cứ. Trong lời khai của hung thủ có chi tiết hắn đem cầm chiếc xe
máy của nạn nhân để chuộc lại chiếc xe của Y (bạn gái của Nghĩa), qua đây nảy
sinh nghi vấn anh ta có phải đang chịu một khoảng nợ nào đó nhưng không dám
công khai trước dư luận. Theo lời kể của bạn hung thủ thì kể từ khi quay trở lại học
tập sau thời gian bảo lưu Nghĩa đã thay đổi hẳn, anh ta học hành sa sút và bắt đầu
ham chơi hơn, đây có thể là bước ngoặt hình thành những sai lầm của hung thủ về
sau. Với một người đang có nhu cầu vật chất để giải quyết nhu cầu cá nhân thì việc
phạm tội là hoàn toàn có thể. Vậy tại sao anh ta không nhờ sự giúp đỡ của gia
đình? Về vấn đề này ta cần lưu ý đến chi tiết Nghĩa được sự giáo dục rất nghiêm
của gia đình và anh rất thương bố của mình, theo như lời bạn hung thủ thì bố
Nghĩa luôn ngồi đợi mở cửa cho con trai đến tận khi nào anh ta về đến nhà ông
mới đi ngủ. Bởi lẽ đó mà Nghĩa rất thương bố của mình, trong mắt người bố ấy anh
ta là một người con ngoan và hiếu thảo. Có thể vì điều đó mà Nghĩa không muốn
đánh mất hình ảnh trong lòng người bố đáng kính ấy nên anh ta đã giấu đi những
việc làm xấu của mình. Về góc độ tâm lý thì đó là nhu cầu khẳng định cái tôi bản
thân của mỗi con người, bất cứ ai trong chúng ta đều không muốn đánh mất hình
ảnh tốt trong mắt người khác và hung thủ vụ án này không phải ngoại lệ. Tuy nhiên
nhu cầu ấy lại đẩy anh ta vào những sai lầm dẫn tới bi kịch ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống của người khác. Để lý giải cho động cơ giết người của Nghĩa do muốn
chiếm đoạt tài sản của nạn nhân ta hoàn toàn có thể dùng lý thuyết của Sigmund
Freud như với động cơ giết người mà bị cáo khăng khăng đưa ra trước tòa. Kết hợp
với lý thuyết đó thì dấu hiệu tâm lý do TS Dương Tuyết Miên đưa ra cũng lý giải
một cách thỏa đáng cho động cơ giết người này. Tâm lý hám lợi, sa vào ăn chơi đã
dẫn đến hành vi sai trái của hung thủ gây ra một bi kịch đau thương cho cả gia đình
nạn nhân lẫn gia đình bị cáo.

2.3. Tình huống cụ thể:
2.3.1. Khái niệm tình huống:
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc
phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số
trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là một nguyên
nhân phát sinh tội phạm.
2.3.2. Phân loại tình huống:
* Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của
chủ thể thì có thể chia thành:
• Tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài được chủ thể cảm nhận bế
tắc, không lối thoát.
• Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng.
• Tình huống dễ dàng, thuận lợi.
*Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống phát
sinh từ thảm họa tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra.
• Tình huống phát sinh từ điều kiện tự nhiên (do bão, lũ lụt, động đất,
núi lửa, lở đất…)
• Tình huống do con người tạo ra.
2.3.3. Vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội:
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò
như là một nguyên nhân phát sinh tội phạm. Mốt số tình huống đã trực tiếp tác
động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành
vi phạm tội cụ thể.
Nếu xét theo hai động cơ giết người như trên của Nguyễn Đức Nghĩa, ở
động cơ “giết người do ghen tuông” vào tình huống đó khi L nhận được cuộc điện
thoại từ một người mà nạn nhân nói rằng đó là người tình ở miền Nam, hung thủ
đã vô cùng phẫn nộ trước thông tin đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Theo
cách phân loại tình huống nêu trên thì trong trường hợp này là tình huống diễn ra
nhanh chóng và chớp nhoáng. Sau khi Nghĩa và nạn nhân quan hệ tình dục thì xảy
ra việc đó, sự việc diễn ra một cách chớp nhoáng khiến trạng thái tâm lý của hung

thủ chuyển biến nhanh chóng dẫn tới hành vi sai trái của hắn. Ở động cơ “giết
người để cướp tài sản” thì ta có xem xét đây thuộc loại tình huống dễ dàng, thuận
lợi, trước những tài sản giá trị mà L mang theo khi đến gặp hung thủ thì hắn đã nảy
sinh ý định để chiếm đoạt số tài sản đó. Tình huống này đặt hung thủ vào một điều
kiện thuận lợi để ra tay khi nạn nhân là nữ, hắn hoàn toàn khống chế được nạn
nhân rồi ra tay với sức mạnh của nam giới.
3. Biện pháp
Theo TS Trương Văn Vỹ: “công tác đấu tranh phòng chống các hành vi sai
lệch, hiện tượng tội phạm nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng có ý nghĩa
hết sức quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. Đó
cũng là một lĩnh vực rất quan trọng đối với xã hội học tội phạm, được xã hội học
quan tâm nghiên cứu. Tính hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống hiện
tượng tội phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: bản chất giai cấp của nhà nước và
xã hội; những quan điểm chính trị, đạo đức, pháp luật đang thịnh hành và giữ vai
trò chủ đạo trong xã hội; trình độ dân trí; khả năng về kinh tế và các điều kiện về
trang thiết bị kỹ thuật, sự hoạt dộng của các phương tiện thông tin đại chúng; sự
hoạt động của các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp…”
3.1. Biện pháp kinh tế - xã hội
Tội giết người là một vấn đề xã hội nên cần phải được giải quyết bằng biện
pháp kinh tế - xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề này nhằm loại bỏ những nguyên
nhân kinh tế, dẫn đến hành vi phạm tội giết người, các biện pháp như:
• Tăng cường ổn định và phát triển kinh tế.
• Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động:
+ Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lao động.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài, mở thêm nhiều khu công nghiệp để tạo
thêm công ăn việc làm cho người dân.
+ Mở thêm trung tâm dạy nghề, tạo công ăn việc làm tại chỗ bằng
hình thức vừa học vừa làm.
+ Đối với lao động tri thức cần tập trung đào tạo trình độ chuyên môn
để đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa.

+ Đầu tư, quản lý tốt hơn các trung tâm môi giới việc làm, phát huy
tối đa hiệu quả của các trung tâm này.
• Phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội.
+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ được trách
nhiệm của học trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Tạo điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, cải tạo chất lượng các cơ sở
cai nghiện, các trung tâm cải tạo để nâng cao hiệu quả công tác này.
3.2. Biện pháp về văn hóa – giáo dục
• Xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn hóa góp phần xây
dựng hạnh phúc gia đình.
• Nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi cá nhân trước những tệ nạn xã
hội.
• Tăng cường giáo dục về pháp luật trong trường học, tăng thời gian
giảng dạy các môn về đạo đức công dân để giúp học sinh hình thành
nhân cách tốt hơn, trở thành công dân có ích cho xã hội.
• Gia đình có vai trò quyết định trong việc giáo dục, cần có những biện
pháp phát huy vai trò giáo dục của gia đình.
Toàn cảnh vụ án qua ảnh
Ngày 17/5, trên tầng thượng chung cư G4, khu đô thị Trung Yên (Hà Nội). Xác chết được phát hiện trong trạng thái
đang phân hủy, đầu và 10 ngón tay đã mất. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan cảnh sát điều tra đã lần tìm ra nơi
xảy ra vụ án mạng nằm tại phòng 1101, tầng 11 của tòa nhà. Ảnh: VietNamNet
Chỉ sau 1 ngày điều tra (vào đêm 18/5), hung thủ của vụ án là Nguyễn Đức Nghĩa đã bị tóm gọn khi hắn đang lẩn trốn
tại nhà một người bà con trên thành phố Thái Nguyên. Ảnh: VietNamNet
Tại đây, các điều tra viên bắt đầu lấy lời khai của Nghĩa. Nghĩa giữ thái độ khá bình tĩnh và kể rành rọt từng chi tiết,
từng sự việc mà hắn đã làm với Phương Linh, khiến các cán bộ điều tra sau đó đã mô tả là “bị ám ảnh ròng rã vì những
lời khai man rợ của Nghĩa”. Ảnh: CAND
Sau khi có được những lời khai đầu tiên của Nghĩa, cơ quan công an điều tra ngay trong đêm 18/5 đã đưa Nghĩa đến
hiệu cầm đồ 524 đường Láng, nơi Nghĩa đã cầm đồ chiếc máy tính và xe máy của Linh (đã kịp thay biển số và dán lại
màu). Ảnh: CAND
Sáng sớm hôm sau (sau 1 đêm không chợp mắt), cơ quan công an điều tra áp giải Nghĩa đến hiện trường vụ án mạng.

Ngày 14/7, gần 2 tháng sau khi bị bắt, Nghĩa ra đứng trước vành móng ngựa để trả giá cho tội ác của mình. Bên cạnh
Nghĩa là Hoàng Thị Yến, người yêu của Nghĩa. Do biết mà không tố giác tội phạm, Yến đã bị kết án 15 tháng tù treo.
Còn tại phiên tòa này, Nghĩa đã bị kết án tử hình. Ngay tại đây, Nghĩa khẳng định "sẽ không kháng cáo dù kết quả có
thế nào đi nữa", vì tội ác mà Nghĩa gây ra là quá lớn. Ảnh: VietNamNet
Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa phúc thẩm. Kết thúc phiên tòa anh bị kết án tử
hình. Nguồn internet.
Tư liệu tham khảo
1. Bài giảng “Xã hội học tội phạm” của TS Trương Văn Vỹ.
2. Giáo trình “Tội phạm học” của TS Dương Tuyết Miên.
3. “Tội phạm, cấu thành tội phạm, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Thiếu tướng, TS Nguyễn Ngọc Thế.
4.
%A9c%20Ngh%C4%A9a
5.
dau-nguoi-yeu-cu-48990.html
6.
cua-nguoi-ban-than-109934/?mode=mobile
7.
20101111085321474.htm

×