Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
®¹i häc HuÕ
Trêng §¹i Häc S Ph¹m
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
QUA MÔN ĐỊA LÍ
Huế, tháng 1/2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm môi trường
2. Cấu trúc hệ thống môi trường
3. Chức năng hệ thống môi trường
4. Suy thoái môi trường
5. Ô nhiễm môi trường
II. TÀI NGUYÊN
1. Khái niệm
2, Phân loại
3. Đánh giá tài nguyên
III. PHÁT TRIỂN
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
V. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm phát triển bền vững
2. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững
4. Sử dụng hợp lí tài nguyên và tính bền vững
5. Tổng hợp những quan niệm khác biệt giữa hai hướng phát triển
VI. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
6
2
CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
2. Suy giảm tầng ôdôn
3. Suy giảm đa dạng sinh học
4. Gia tăng dân số
II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Rừng bị suy giảm
2. Suy thoái và ô nhiễm đất
3. Ô nhiễm nước ngọt
4. Môi trường biển và vùng ven biển đang bị ô nhiễm
5. Đa dạng sinh học suy giảm
6. Môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung đang chịu
nhiều áp lực nặng nề
7. Ô nhiễm môi trường nông thôn
8. Các thiên tai (bão, hạn hán, lũ lụt, các thiên tai khác )
9. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường
PHẦN II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Mục tiêu GDBVMT ở trường phổ thông
II. Những cách tiếp cận về GDBVMT và các khía cạnh GDBVMT
III. Cơ hội giáo dục BVMT trong các môn học ở tiểu học và trung học cơ
sở và các nguyên tắc cần quán triệt.
IV. Một số phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài lên lớp ở
trường phổ thông
CHƯƠNG II. CÁCH VIẾT MỘT MẪU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Cách viết một mẫu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong bài trên
3
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm môi trường
Khái niệm môi trường rất rộng bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo.
4
UNESCO (1981) đã coi môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống
do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động,
đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn những nhu cầu
của con người.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG (Sổ tay GDDS VIE 88/P10 - H. 1991)
Theo R.C. Sharma, môi trường là tổng hợp của không khí ta thở, nước ta uống,
lương thực ta ăn, trái đất ta tồn tại, thành phố, làng mạc, nhà cửa ta ở và các vật thể ta sử
dụng và thải bỏ.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi (2006) định nghĩa : "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa về môi trường ngắn
gọn : "Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các
điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con
người trong thời gian bất kì".
Theo định nghĩa này, có thể hiểu chi tiết môi trường gồm :
- Các thành tố sinh thái tự nhiên : đất trồng trọt; lãnh thổ; nước; không khí; động,
thực vật; các hệ sinh thái; các trường vật lí (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
- Các thành tố xã hội - nhân văn : dân số và động lực dân số, tiêu dùng, xả thải;
nghèo đói; giới; dân tộc, phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh; luật,
chính sách, hương ước, lệ làng, ; tổ chức cộng đồng, xã hội,
- Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế) : các
chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh, ; các hoạt động
kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây dựng, đô thị hoá, ; công nghệ, kĩ
thuật, quản lí,
5
Môi trường
Bộ phận tự nhiên
(Hoạt động sinh, hoá, lí)
Bộ phận kinh tế - xã hội
(Hoạt động kinh tế, chính trị,
khoa học của con người)
Tuỳ theo hướng tiếp cận của mỗi khoa học, môi trường có thể được phân ra một
cách tương đối: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên (natural environment) bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học và
sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con
người.
- Môi trường nhân tạo (artificial environment) bao gồm các nhân tố vật lý, sinh học,
xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
- Môi trường xã hội (social environment) là tổng thể các quan hệ giữa người và
người, thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng
đồng của con người.
Trong khoa học, theo nghĩa rộng, môi trường được coi bao gồm các nhân tố như
không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, nhân tố xã hội ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản
xuất của con người. Theo nghĩa hẹp, môi trường chỉ gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội,
trực tiếp liên quan đến cuộc sống con người, không xem xét đến tài nguyên trong đó.
2. Chức năng của hệ thống môi trường
Hệ thống môi trường có 4 chức năng cơ bản:
- Cung cấp nơi cư trú cho sinh vật và là không gian sống của con người;
- Cung cấp nguồn sống cho sinh vật và tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người;
- Chứa đựng và tự làm sạch chất thải;
- Môi trường chứa đựng, cất giữ, lưu trữ các nguồn gen sinh vật.
3. Suy thoái môi trường [9]
a) Quan niệm về suy thoái
Suy thoái môi trường là sự giảm khả năng đáp ứng 4 chức năng cơ bản nói trên của
hệ thống môi trường. Những biểu hiện của suy thoái môi trường gồm :
- Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và mất ổn định
xã hội);
- Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng không hợp lí và do biến động
điều kiện tự nhiên);
- Xả thải quá mức, ô nhiễm.
Suy thoái môi trường thường là quá trình chậm, khó định lượng chính xác, khó đảo
6
ngược, nên đòi hỏi phải được can thiệp bằng một chiến lược, bằng các chương trình phát
triển bền vững.
b) Nguyên nhân suy thoái
- Biến động của thiên nhiên theo chiều hướng không thuận lợi cho con người như :
lũ lụt, hạn hán, động đất, ;
- Khai thác tài nguyên quá khả năng tự phục hồi;
- Không xác định được quyền sử dụng/sở hữu tài nguyên;
- Thị trường yếu kém;
- Chính sách yếu kém;
- Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới xây dựng một xã hội
tiêu thụ ;
- Bùng nổ dân số, nghèo đói (hoặc xa hoa) và bất bình đẳng.
4. Ô nhiễm môi trường [9]
a) Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lí, hoá học, sinh
học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối
với con người, vật nuôi, cây trồng. Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được.
- Yếu tố vật lí : bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ;
- Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng và rắn;
- Yếu tố sinh học : vi trùng, kí sinh trùng, vi rút.
Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
b) Nguyên nhân
Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn gây ô nhiễm, lan truyền theo các
đường : nước mặt, nước ngầm, không khí, theo các vectơ trung gian truyền bệnh (côn
trùng, vật nuôi), người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật).
Nguồn ô nhiễm gồm hai loại :
- Nguồn điểm (ví dụ bãi rác, cống xả);
- Nguồn diện (ví dụ khu vực nông nghiệp).
Mặc dù chất gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên, nhưng phần lớn các nguồn ô nhiễm
là từ nguồn nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động sống của con người.
7
Gần đây còn xuất hiện khái niệm "ô nhiễm văn hoá", "ô nhiễm xã hội" do hành vi và lối
sống của con người, gây hại cho văn hoá, thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn môi trường nào quy định các mức độ các hành vi này.
II. TÀI NGUYÊN
1. Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm chỉ tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng,
thông tin có trên Trái Đất và có trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho
lợi ích của bản thân và xã hội. Tài nguyên là một yếu tố làm nâng cao chất lượng cuộc
sống.
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại tài nguyên khác nhau:
- Theo nguồn gốc, tài nguyên được chia thành hai loại :
+ Tài nguyên thiên nhiên : các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình
hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên,
nhiên liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.
+ Tài nguyên nhân tạo: loại tài nguyên do lao động của con người tạo ra: nhà cửa,
ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn, xa lộ, bến cảng và các của cải vật chất khác,
- Theo môi trường thành phần (còn
được gọi là Tài nguyên môi trường). Tài
nguyên có tên gắn liền với dạng vật chất
được sử dụng cụ thể, có : tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên
sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
năng lượng,
- Theo khả năng phục hồi, tài nguyên
được chia thành 3 loại :
+ Tài nguyên có thể phục hồi: tài nguyên khi khai thác, có thể phục hồi được, ví dụ:
sinh vật, độ phì của đất,
+ Tài nguyên không phục hồi: tài nguyên sẽ mất đi, hoặc bị biến đổi không còn giữ
lại tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Ví dụ các loại khoáng sản,
+ Tài nguyên vô tận: tài nguyên được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ,
ví dụ: năng lượng mặt trời, nước, không khí,
8
THÁC PHÚ CƯỜNG (TÂY NGUYÊN)
Tuy nhiên sự phân chia này có ý nghĩa tương đối, vì nếu tác động con người vượt
quá một giới hạn nào đó (giới hạn này được quyết định bởi chính khả năng môi trường
sinh trưởng của tự nhiên) thì tài nguyên tái tạo được có thể trở thành không tái tạo, ví dụ
hệ sinh thái vùng mưa nhiệt đới nếu mất đi thì khó có khả năng phục hồi nguyên dạng.
Ngày nay các tài nguyên được coi là vô tận như nước, không khí cũng bị ô nhiễm trầm
trọng ở khắp nơi trên Trái Đất.
- Theo sự tồn tại, tài nguyên được chia thành :
+ Tài nguyên hữu hình : tài nguyên hiện diện trong thực tế, con người có thể đo
lường, ước tính về trữ lượng cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều mục đích
khác nhau.
+ Tài nguyên vô hình : tài nguyên mà con người sử dụng cũng đem lại hiệu quả thực
tế cao, nhưng nó tồn tại ở dạng "không trông thấy", có nghĩa là trữ lượng của dạng tài
nguyên này chưa có thể xác định được mà chỉ thấy được hiệu quả của loại tài nguyên này
mang lại (ví dụ : tài nguyên trí tuệ, tài nguyên văn hoá, tài nguyên sức lao động, ).
3. Đánh giá tài nguyên
Tài nguyên được đánh giá theo nhiều cách khác nhau, với những mục đích khác
nhau. Giá trị của tài nguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không thật tốt phụ thuộc
vào trình độ khoa học kĩ thuật của thời đại và trình độ nhận thức của từng đối tượng khác
nhau. Cùng một loại tài nguyên, nhưng ở thời đại nguyên thuỷ được xem là không cần,
nhưng đến thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, lại trở nên hết
sức cần thiết, ví dụ : dầu mỏ chẳng hạn,
III. PHÁT TRIỂN
Phát triển (development), hay nói đầy đủ hơn là phát triển kinh tế - xã hội (social -
economic development) là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của
con người bằng phát triển sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt
động văn hoá.
Các mục tiêu phát triển về vật chất và tinh thần của người dân một quốc gia trong
một thời kỳ nào đó thường được cụ thể hoá bằng chỉ tiêu kinh tế như GDP/GDI (Tổng sản
phẩm trong nước), GNP/GNI (Tổng sản phẩm quốc dân), sản lượng lương thực, nhà ở,
giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ, bình đẳng xã hội.
Trên thế giới, để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, người ta sử dụng một
số chỉ tiêu khác nhau
- GNP, GDP trên đầu người. Căn cứ vào GDP/GNPtrên đầu người để xếp các quốc
gia vào nước phát triển, đang phát triển, phát triển kém.
9
- HDI (chỉ số phát triển con người) phản ánh tổng hợp 3 yếu tố chủ yếu là GDP bình
quân đầu người, tỉ lệ biết chữ của người lớn và tuổi thọ bình quân.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Môi trường là tổng hợp các điều kiện cần thiết cho cuộc sống con người, là địa bàn
và đối tượng tác động của phát triển. Phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều
kiện sống của môi trường, là nguyên nhân tạo nên các biến đổi tích cực và tiêu cực đối
với môi trường.
Mối quan hệ giữa Môi trường và Phát triển ngày càng gây cấn:
- Môi trường vừa là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên, nguồn sống cho con người, đồng
thời là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Để phát triển, con người phải lấy nguyên liệu, năng lượng từ môi trường.
+ Nếu khai thác cạn kiệt tài nguyên không phục hồi, hoặc khai thác vượt quá khả
năng phục hồi của tài nguyên thì không còn tài nguyên cho sản xuất nữa, việc phát triển
bị ngưng trệ hoặc bị triệt tiêu.
+ Mặt khác, quá trình phát triển đã thải vào môi trường những phế thải gây tác động
xấu đến các thành phần của môi trường, làm giảm sút chất lượng môi trường, khiến cho
sự phát triển gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể nói, phát triển đã gây ra nhiều vấn đề môi trường. Tuy vậy, phát triển là quy
luật của sự sống, của tiến hoá trong thiên nhiên. Con người không thể dừng hay kìm hãm
sự phát triển của xã hội loài người. Cách tốt nhất là phải tìm ra con đường giải quyết các
mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển.
V. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm phát triển bền vững
Con đường giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phát triển bền
vững. Theo Uỷ ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCED - 1987), "Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Để đạt được phát triển bền vững, cần đạt được các mục tiêu : bền vững về môi
trường, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội.
+ Bền vững về môi trường : Phải sử dụng, bảo vệ tài nguyên theo hướng tiết kiệm, nâng
cao chất lượng tài nguyên, môi trường, đảm bảo nâng cao sự tái tạo của tài ngyên trong phạm vi
khả năng tái tạo của chúng và giảm tiêu thụ những nguồn tài nguyên phi tái tạo.
10
+ Bền vững về kinh tế : Yêu cầu lợi ích phải lớn hơn hoặc cân bằng với chi phí. Như
vậy, bền vững về kinh tế phải đảm bảo mức tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế
cao và ổn định cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế.
+ Bền vững về xã hội : Sự phát triển phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội hoặc
không vượt quá sức chịu đựng sự thay đổi của cộng đồng; sự phát triển góp phần xoá đói,
giảm nghèo, tạo sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, tăng
cường các yếu tố đảm bảo xã hội.
2. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã
hội phát triển bền vững (Theo "Cứu lấy Trái Đất - Chiến lược cho một cuộc sống bền vững",
Đồng ấn phẩm của Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên - IUCN, Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc - UNEP, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên - WWF) :
1) Xây dựng một xã hội bền vững;
2) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;
3) Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người;
4) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái Đất;
5) Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất;
6) Thay đổi thái độ và hành vi của con người;
7) Để cho các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình;
8) Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ;
9) Xây dựng một khối liên minh toàn thế giới.
Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới
đầy biến động về chính trị, kinh tế, văn hoá.
Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi
trường và Phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên tắc mới của PTBV. Những
nguyên tắc đó là (Dẫn theo Nguyễn Đình Hoè, Môi trường và phát triển bền vững, NXB
Giáo dục, 2006) :
- Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân
Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi
trường xảy ra bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc không có các điều luật quy định về cách ứng
xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với
tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi
11
trường.
Nguyên tắc phòng ngừa
Ở những nơi có thể xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược
được, thì không thể lấy lí do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện
pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường. Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được
áp dụng và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên. Việc chọn lựa phương án phòng ngừa
nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và
luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thoả
mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai
thoả mãn nhu cầu của học. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có
hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.
Nguyên tắc bất bình đẳng trong nội bộ thế hệ
Con người trong cùng một thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình
đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong
lành và sạch sẽ. Nguyên tắc này được sử dụng để xử lí mối quan hệ giữa các nhóm người
trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng
nhiều hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc gia, nó cực kì nhạy
cảm với các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá.
Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền
Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng hoặc bởi các tổ
chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức
qupóc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát
sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa
phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng
của họ. Áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càn tăng. Tuy nhiên, cần phải hiểu
cho đúng rằng địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không
được thực thi chức năng một cách cô lập. Thường thì các vấn đề môi trường có thể phát
sinh ngoài tầm kiểm soát địa phương, ví dụ như sự ô nhiễm "ngược dòng" của nước láng
giềng hay cộng đồng lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp
xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
12
Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội
bộ hoá tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí
này được thể hiện đầy đủ trong giá cả hàng hoá và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy nhiên, sẽ
không tránh khỏi trường hợp là, nếu áp dụng nguyên tắc này quá nghiêm khắc thì sẽ có xí
nghiệp công nghiệp sẽ bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc, vì trong nhiều trường
hợp, các phúc lợi có được do công ăn việc làm nhiều khi còn lớn hơn các chi phí cho vấn
đề sức khoẻ và môi trường bị ô nhiễm. Do đó, cơ chế áp dụng nguyên tắc này cũng cần
linh hoạt và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh nghiệp
thích ứng dần dần với các tiêu chuẩn môi trường.
Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
Khi sử dụng hàng hoá hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên
cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài
nguyên.
3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững
Loại chỉ tiêu Chỉ tiêu
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu
về phát triển bền vững
kinh tế
1. Mức GDP/người.
2. Tỉ trọng của các ngành kinh tế trong GDP, đặc biệt là các ngành
liên quan đến khai thác tài nguyên.
3. Tỉ trọng chi phí cho bảo vệ môi trường trong GDP.
4. Nguồn tài chính cho phát triển bền vững từ các nguồn :ODA,
FDI, ,
5. Thu nhập quốc dân/người
6. Cơ cấu thu nhập quốc dân theo công, nông nghiệp, dịch vụ (%).
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
về phát triển bền vững xã
hội
1. Tổng dân số và tốc độ tăng dân số.
2. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói.
3. Tỉ trọng chi phí cho giáo dục trong GDP.
4. Tỉ trọng chi phí cho y tế, chăm sóc sức khoẻ trong GDP.
5. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
6. Tuổi thọ trung bình của người dân.
7. Tỉ lệ dân số đô thị.
8. Diện tích nhà ở/đầu người.
9. Tỉ lệ dân cư được sử dụng nước sạch.
10. Số dân di cư (người/năm).
11. Số người bị nhiễm các bệnh xã hội.
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu
về phát triển bền vững về
môi trường
a. Nhóm các chỉ tiêu về
1. Diện tích đất có rừng che phủ.
2. Diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn
3. Diện tích đất ngập nước; tốc độ mất đất ngập nước hàng năm.
4. Diện tích đất canh tác được tưới, tiêu bằng công trình (thủy lợi
13
môi trường đất
hoá).
5. Diện tích đất được trồng rừng phủ xanh trong năm
6. Diện tích đất đã bị thoái hoá
7. Hoá chất nông nghiệp : phân bón vô cơ, hoá chất bảo vệ thực vật
sử dụng hàng năm (tấn/năm; tấn/ha đất canh tác)
b. Nhóm các chỉ tiêu về
nước lục địa
1. Tỉ lệ dân số được dùng nước sạch
2. Tỉ lệ nước thải được xử lí
3. Lượng nước thải đô thị và khu công nghiệp đổ vào nguồn nước
mặt hàng năm
4. Lượng nước mặt sử dụng hàng năm
5. Trữ lượng nước ngầm
6. Chất lượng nước mặt
7. Chất lượng nước ngầm
c. Nhóm các chỉ tiêu về
môi trường nước biển
1. Chất lượng nước biển tại một số cửa sông, ven biển và biển khơi
d. Nhóm các chỉ tiêu về
tài nguyên thiên nhiên
1. Tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người.
2. Tỉ lệ sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo trong tổng năng
lượng tiêu thụ.
e. Nhóm các chỉ tiêu về
không khí
1. Chất lượng không khí ở đô thị
2. Tổng lượng xả thải chất ô nhiễm vào khí quyển hàng năm
3. Tỏng lượng xả thải chất ô nhiễm vào khí quyển theo một số lĩnh
vực hoạt động.
4. Độ ồn giao thông.
5. Độ ồn trong sản xuất.
6. Số lượng xe có động cơ
7. Diện tích cây xanh đô thị
8. Diện tích mặt nước, ao hồ ở đô thị
f. Nhóm các chỉ tiêu về
chất thải rắn
1. Lượng chất thải rắn hàng năm
2. Lượng chất thải độc hại
3. Khối lượng và tỉ lệ rác thải khu dân cư
g. Nhóm các chỉ tiêu về
môi trường sinh thái, đa
dang sinh học
1. Tổng số loài
2. Tỉ lệ các loài bị đe doạ trong tổng số các loài
3. Tỉ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với tổng diện tích
đất liền và biển.
4. Diện tích rừng (độ che phủ rừng)
5. Tốc độ mất rừng
6. Tốc độ rừng phục hồi
7. Diện tích rừng được bảo vệ (ha)
8. Diện tích đầm phá (ha)
9. Khu bảo tồn biển
10. Tổng số các loài sinh vật đã được kiểm kê.
11. Số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
14
h. Nhóm các chỉ tiêu về
sự cố môi trường
1. Lũ lụt, nước dâng
2. Hạn hán
3. Bão, áp thấp
4. Trượt, sụt lở, nứt đất.
5. Động đất
6. Cháy rừng
7. Tràn dầu
8. Sự cố cháy nổ do hoá chất.
4. Tổng hợp những quan niệm khác biệt giữa hai hướng phát triển
BẢNG 1.2. NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA HAI HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TT Phát triển không bền vững Phát triển bền vững
1 Tài nguyên thiên nhiên là vô tận,
khoa học công nghệ sẽ tìm ra
các tài nguyên mới thay thế cho
các loại đã hết
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, cả về số lượng và khả
năng tự phục hồi đối với tài nguyên có thể phục hồi
2 Khả năng tự làm sạch của môi
trường là vô tận
Năng lực sản xuất và quay vòng của các hệ sinh thái
cso thể được tăng cường nhờ con người, nhưng sự
tăng cường đó không thể vượt quá giới hạn tự nhiên.
3 Nghèo đói đơn giản là do sự
tăng trưởng kinhh tế chưa đày
đủ, xuất phát từ đầu tư chưa đủ
mức; ở đây không có vấn đề
quyền lực
Đặc tính của chính quyền là ưu tiên lợi nhuận cho
những ai nắm quyền lực. Quyền lực kinh tế và quyền
lực chính trị có liên hệ chặt chẽ với nhau, quyền lực này
làm tăng quyền lực kia của người nắm giữ. Cộng đồng
nghèo đói là không có quyền lực thực sự. Cốt lõi của sự
nghiệp xoá đói giảm nghèo là thực hiện dân chủ tận
gốc, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động
4 Thị trường cho phép cạnh tranh
tự do, bình đẳng
Thị trường có cơ chế phân phối rất quan trọng,, nhưng
các loại thị trường đều không hoàn hảo; đặc tính của thị
trường là thảo mãn cái "muốn" của người giàu nhiều
hơn cái "cần" của kẻ nghèo.
5 Vay nợ quốc tế để đầu tư cho
sản xuất sẽ tạo khả năng hoàn
Hệ thống toàn cầu chỉ bền vững và công bằng trên cơ
sở các cộng đồng bền vững và công bằng. Vay nợ chỉ
15
trả cho người đi vay và là biểu
hiện của sự bình đẳng
có lợi cho phía đi vay trong một số trường hợp, nhưng
có lợi cho phía cho vay trong mọi trường hợp
6 Những người nông dân, ngư
dân thất nghiệp do công nghiệp
hoá sẽ dễ dàng được giải quyết
việc làm tại các đô thị và khu
công nghiệp
Các hoạt động kinh tế địa phương đa dạng hoá trên cơ
sở nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương có khả
năng đáp ứng tốt hơn đối với các nhu cầu cơ bản của
cộng đồng, tăng độ an toàn của cộng đồng, của quốc
gia và toàn cầu. Chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân
mất đất, cho ngư dân mất mặt nước không phải là việc
làm đơn giản.
7 Lực thị trường sẽ tự điều chỉnh
và phân phối các lợi nhuận từ thị
trường. Quản lí phát triển phải
tôn trọng các nguyên tắc thị
trường
Khi người dân địa phương kiểm soát các nguồn tài
nguyên tại chỗ và tạo ra các nguồn sống cho con cái họ
thì họ có trách nhiệm tốt hơn là những nhà quản lí vắng
mặt và ở xa. Điều quan trọng không phải là lực thị
trường mà là quyền sử dụng và kiểm soát tài nguyên.
(Nguồn : R. Hart, 1997. Dẫn theo Nguyễn Đình Hoè, Môi trường và phát triển bền
vững, NXB Giáo dục, 2006)
VI. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Về bản chất, mục đích của phát triển bền vững nhằm vào việc đảm bảo chất lượng
cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ cả hôm nay lẫn mai sau.
Phát triển bền vững là sự phát triển bao hàm các khía cạnh môi trường, xã hội và
kinh tế. Sự phát triển được xem là bền vững nếu đảm bảo được sự cân bằng giữa các yếu
tố khác nhau góp phần vào chất lượng tổng thể của cuộc sống.
Trong những năm cuối thế kỉ 20, nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt nam
đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát triển bền vững. Sự thành công của
chiến lược phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia có trách nhiệm của tất cả
mọi người, trên cơ sở sự hiểu biết và những kĩ năng cần thiết. Kinh nghiệm của hầu hết
các nước trên thế giới cho thấy việc giáo dục và tăng cường nhận thức là công cụ quan
trọng để hướng tới sự phát triển bền vững.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và
cải thiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường và phát triển
(UNESCO, 1998).
Mục tiêu chung của giáo dục phát triển bền vững là đưa con người vào vị trí đóng
vai trò tích cực trong việc tạo ra một hiệu quả bền vững về mặt sinh thái và kinh tế và tạo
16
nên một môi trường xã hội công bằng
Bằng cách sử dụng các tình huống, những phương pháp và cấu trúc học tập thích
hợp, giáo dục phát triển bền vững có nhiệm vụ đổi mới quá trình học tập ở tất cả khu vực
giáo dục mà nó giúp cho các cá nhân chiếm lĩnh được các kĩ năng phân tích, đánh giá và
năng lực hành động mà phát triển bền vững đòi hỏi.
Dựa vào Tuyên bố Tbilixi, UNESCO 1977, có thể xác định được ba mục tiêu quan
trọng mà giáo dục vì sự phát triển bền vững cần đáp ứng là:
- Bồi dưỡng nhận thức và sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, xã
hội và kinh tế của sự phát triển, ở các vùng đô thị và nông thôn, và yêu cầu giải quyết một
cách toàn diện các vấn đề về chính trị, công nghệ, pháp luật, văn hoá và thẩm mĩ.
- Tạo cho mọi người cơ hội để tiếp thu các kiến thức, giá trị, thái độ, sự cam kết và
kĩ năng cần thiết để đóng góp cho sự phát triển bền vững.
- Tạo ra hành vi mới trong các cá nhân, các nhóm và toàn thể xã hội đối với các vấn
đề môi trường, xã hội và kinh tế.
Như vậy, giáo dục phát triển bền vững không chỉ cung cấp các kĩ năng, mà còn cung
cấp các động lực, xây dựng các giá trị, hình thành nên nên thái độ, lối sống vì một tương
lai bền vững.
Thời kì 2005 - 2014 được Liên Hiệp Quốc xem là thập kỉ giáo dục vì sự phát triển
bền vững, trong đó các hoạt động để vượt qua đói nghèo, cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ
và trẻ em, mở rộng quyền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển chiến lược
quốc gia vì sự phát triển bền vững, được coi trọng.
THUỶ ĐIỆN Y-A-LI
17
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
VÀ Ở VIỆT NAM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
a. Hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm : Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nóng dần lên của khí quyển bao
quanh Trái Đất.
- Nguyên nhân : Các "khí nhà kính" (hơi nước, điôxitcacbon, mêtan, ôxit nitơ, ôdôn
tầng đối lưu và CFCs) cho phép bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua khí quyển,
nhưng lại ngăn cản bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra, kết quả là khí quyển nóng lên.
Hoạt động công, nông nghiệp, giao thông vận tải, đã làm tăng lượng "khí nhà
kính", đặc biệt là CO
2
trong khí quyển lên rất nhiều, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Trong số các khí nhà kính, khí CO
2
có tiềm năng gây nóng thấp nhất, nhưng do
lượng phát thải vào khí quyển khá nhiều, nên khí này là nguyên nhân chủ yếu làm cho
Trái Đất nóng lên. CFCs tuy là khí nhà kính có tiềm năng gây nóng lớn nhất, nhưng hàm
lượng của chúng trong khí quyển rất thấp, nên tác hại tổng thể của chúng ít hơn các khí
khác.
BẢNG 2.1. MỘT SỐ KHÍ GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Khí nhà kính Nguồn
Tiềm năng
gây nóng
CO
2
(Carbon Dioxide)
Đốt nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, ga).
Chặt phá và đốt rừng.
1
CH
4
(Methane) Động vật ăn cỏ, thực vật thối rữa, rò rỉ
ga.
11
CFCs
(Chlouofluorcarbons)
Sử dụng hoá chất trong máy lạnh, máy
điều hoà nhiệt độ, công nghiệp điện tử,
bình xịt,
3000 - 7000
N
2
O (Nitrous Oxide) Đốt nhiên liệu hoá thạch, phân bón trong
nông nghiệp,
270
18
- Biểu hiện : Trong vòng 100 năm trở lại đây, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 0,6
0
C. Dự
báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng từ 1,4
0
đến 5,8
0
.
- Hậu quả :
+ Hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số
vùng đất thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước
biển,
+ Thời tiết thay đổi thất thường : nóng, lạnh, ẩm, khô, diễn ra một cách cực đoan,
tác động xấu đến sức khoẻ, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông,
lâm, ngư, (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách
đột ngột, có khi lên đến 40
0
C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở
Trung Quốc, Ấn Độ, ).
- Giải pháp
+ Hạn chế đốt nhiên liệu hoá thạch; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng
sạch (năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời).
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội : đánh thuế cao đối với các công ti, các
nước sử dụng chất gây ô nhiễm khí nhà kính; giúp các nước nghèo và đang phát triển về
công nghệ sạch.
b. Mưa axit
- Mưa axit là hậu quả của ô nhiễm khí
quyển bởi oxyt lưu huỳnh (SO
2
), các oxyt ni
tơ (NO
x
)
là chủ yếu. Các loại khí đó có trong
khí quyển với hàm lượng ngày càng cao,
dưới tác động của năng lượng Mặt Trời đã
phản ứng với các gốc OH của hơi nước trong khí quyển để tạo ra axit sufuric và axit
nitric. Axit sufuric được tạo thành trong khí quyển và kết hợp với những phân tử nước có
mặt ở đó. Còn axit nitric được giữ nguyên dạng khí cho đến khi nó bị bắt giữ bởi các giọt
nước, trong mây, tuyết hay mưa.
- Nguyên nhân
+ Do đốt than đá từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy đúc quặng và công nghiệp
chưng cất, đã phát thải một lượng lớn SO
2
và NO
x
. Theo ống các nhà máy, các khí thải
này đi vào khí quyển. Nếu gặp điều kiện thuận lợi về gió thì lượng khí thải này sẽ lan dần
trong không gian và quá trình lắng đọng axit sẽ xảy ra.
19
Ô 2.1. THẾ NÀO LÀ MƯA
AXIT ?
Nước mưa bình thường có độ pH = 5,6.
Nếu thấp hơn giới hạn đó, nước mưa đã
bị axit hoá và được gọi là mưa axit.
+ Các phương tiện giao thông góp phần làm tăng lượng khí thải vào khí quyển, gây
mưa axit.
+ Ngoài ra, một lượng lớn sol khí sunfat có nguồn gốc từ biển cũng tham gia vào
quá trình lắng đọng axit.
- Tác hại
+ Mưa axit gây tác hại đối với cây trồng, vật nuôi. Chất nhiễm bẩn trong khí quyển
có tính axit sẽ gây nguy hại trực tiếp cho các loài thực vật trên cạn như : phá huỷ tế bào
mô, lá, chồi và quả. Lá cây bị úa, cành khô và teo lại do chồi bị ức chế sinh trưởng, giảm
khả năng sinh sản, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh,
+ Mưa axit ăn mòn các công trình kiến trúc : ăn mòn vật liệu xây dựng như sắt, thép,
bê tông, các linh kiện điện tử,
+ Mưa axit khi hoà tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của
sinh vật thuỷ sinh. Dưới ngưỡng của độ chua với pH = 4,5, các sinh vật sống trong hồ hầu
như bị tiêu diệt.
+ Mưa axit làm axit hoá đất, làm rửa trôi và nghèo dinh dưỡng của đất; vi sinh vật trong đất
giảm khả năng hoạt động, chất hữu cơ phân huỷ chậm, khả năng tạo keo đất kém dần khiến cho
đất ngày càng chặt và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng.
+ Mưa axit gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người : Các chất nhiễm bẩn có tính axit
trong khí quyển như lưu huỳnh điôxit (SO
2
), nitơ ôxit (NO
x
) khi vào phổi sẽ gây ra các
bệnh về đường hô hấp do chúng phá huỷ các mô và các tế bào nang gây viêm cuống phổi,
tạo ra bệnh mãn tính, hen suyễn, có thể dẫn đến ung thư.
- Giải pháp
+ Phối hợp chặt chẽ toàn cầu với những cam kết về giảm lượng khí độc thải ra môi
trường.
+ Về kinh tế kỹ thuật và luật pháp, có các biện pháp như : loại bỏ những dây chuyền
sản xuất cũ kỹ và lạc hậu gây ô nhiễm; xử phạt những nhà máy công ty vi phạm việc thải
ra quá mức cho phép các khí độc; các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở công nghiệp sử dụng
nhiên liệu, than, dầu, cần phải có các thiết bị lọc để làm sạch khí thải trước khi đưa vào
khí quyển.
+ Cần có chính sách giáo dục thích hợp làm cho mỗi người đều hiểu được nghĩa vụ
bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa
việc thải ra môi trường những chất độc hại.
2. Suy giảm tầng ôdôn
20
a. Khái niệm
+ Ôzôn (O
3
) gồm 3 nguyên tử ôxi, có cấu trúc dạng phân tử không ổn định. Tầng
ôdôn thuộc tầng bình lưu của khí quyển, cách mặt đất tuỳ nơi khoảng 12 - 50 km, tập
trung nhiều nhất trong khí quyển ở độ cao từ 15 - 40 km.
+ Tầng ôdôn hấp thụ bức xạ cực tím có hại từ Mặt
Trời (chỉ để khoảng 10 - 30% bức xạ cực tím xuyên vào
Trái Đất). Nhờ vậy, tầng ôdôn bảo vệ sự sống trên Trái Đất,
bảo vệ các tế bào của sinh vật, đặc biệt đối với các vật liệu di truyền của chúng. Mọi
nguyên nhân huỷ hoại tầng ôdôn đều gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự sống của sinh
vật trên Trái Đất. Nếu không có tầng ôdôn, cuộc sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại được.
b. Biểu hiện suy giảm tầng ôdôn
+ Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong quá trình nghiên cứu sự giảm mật độ
không khí ở vùng cực, một lỗ thủng tầng ôdôn đã được phát hiện.
+ Tháng 10 năm 1982, một lượng khí O
3
được phát hiện là biến mất trên bầu trời.
+ Năm 1985, một lỗ thủng tầng ôdôn rất lớn ở Nam Cực được phát hiện, gọi là "lỗ
thủng Nam Cực".
+ Về sau, nhiều nơi trên thế giới đã được biết đến sự suy giảm của tầng ôdôn. Vào
ngày 3/9/2000, lỗ thủng ôdôn trên vùng Nam Cực đã rộng đến 28,3 triệu km
2
.
+ Suy giảm tầng ôdôn không còn là vấn đề riêng của Nam Cực. Nó đã trở thành vấn
đề môi trường có liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
c. Nguyên nhân làm suy giảm tầng ôdôn
+ Nguyên nhân lớn nhất làm cho tầng
ôdôn bị suy giảm là do chất CFCs
(chloruofluorcarbons).
+ Ngoài khí CFCs ra, Halons,
HCFCs, Methyl (Mêtan), Bromide
(Brôm), cũng được xem là nguyên nhân
gây ra sự suy giảm tầng ôdôn.
Những chất gây nguy hại đối với tầng
ôdôn ở trên được gọi chung là các chất suy
giảm tầng ôdôn.
d. Tác động của sự suy giảm tầng
ôdôn
21
LỖ THỦNG ÔDÔN Ở NAM
CỰC
Ô 2.2. KHÍ CFCs
CFCs là chất hoá học có nhiều tính năng
và hữu hiệu, không bắt lửa, không gây độc,
dễ lưu giữ, chi phí sản xuất thấp. Chất này
có trong tủ lạnh, máy lạnh và máy điều hoà
nhiệt độ, trong các bình xịt để làm sạch các
vật dụng gia đình, đồ hộp.
Khí này có tính ổn định cao trong môi
trường (phải mất 8 năm, khí này mới di
chuyển lên tầng bình lưu và tồn tại ở đó
khoảng 100 năm). Nó chỉ bị phá huỷ khi chịu
sự tác động của bức xạ cực tím với cường
độ mạnh. Khi đó, Clo sẽ tách ra khỏi CFCs
và phá hủy tầng ôdôn. Cứ 1 nguyên tử Clo
được giải phóng khỏi CFCs sẽ phá huỷ
100.000 phân tử ôdôn.
Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây
ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người : tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung
thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể, quáng gà và
các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng : Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá huỷ
diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản
bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh : Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các
loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20 m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh
thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.
e. Giải pháp
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm : tủ lạnh, máy lạnh, máy điều hào nhiệt độ, bình xịt,
máy sấy tóc, có sử dụng CFCs.
- Xử lí cẩn thận chất CFCs trong tủ lạnh; bảo vệ da, đeo kính râm khi tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời,
- Nhiều nghị định thư quốc tế đã được kí kết, đặc biệt Nghị định thư Mon-tre-al vào
ngày 16/9/1987 tại Ca-na-đa, Nghị định thư Ki-ô-tô kí ở Nhật Bản năm 2000, đưa ra các
giải pháp cần thiết để hạn chế và kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ các chất gây suy
giảm tầng ôdôn.
3. Suy giảm đa dạng sinh học
a. Định nghĩa và giá trị của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự phong phú của
sự sống tồn tại trên Trái Đất. Khái niệm đa
dạng sinh học được hiểu theo 3 khía cạnh:
+ Đa dạng về vốn gen (genotype) : là sự
đa dạng về gen có thể di truyền được trong
một quần thể hoặc giữa các quần thể.
+ Đa dạng về thành phần loài : là số
lượng và sự đa dạng của các loài được tìm
thấy tại một khu vực nhất định ở một vùng
nào đó.
+ Đa dạng về hệ sinh thái : là sự phong phú về các kiểu
22
Ô 2.3. ĐỊNH NGHĨA
ĐA DẠNG SINH HỌC
Theo Công ước đa dạng sinh học
1992 : Đa dạng sinh học là sự phong phú
của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn,
dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái
mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao
gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di
truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa
các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái
(đa dạng các hệ sinh thái).
hệ sinh thái khác nhau ở trên cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ
thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần
hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.
- Đa dạng sinh học có giá trị:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là rừng nhiệt đới và các rừng ven biển có vai trò
bảo vệ đất, tăng tốc độ phì nhiêu của đất, giữ nước và điều hoà dòng chảy cũng như sự
tuần hoàn nước, ô xy, cácbonic, khoáng chất trong
môi trường đất, nước và khí quyển.
+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn gắn bó mật thiết với nhau qua quan hệ dinh dưỡng,
đó là chuỗi và lưới thức ăn. Các hệ sinh thái này cùng với 3 quyển vô cơ (khí quyển, thuỷ
quyển và thạch quyển) tạo thành một thể thống nhất: sinh quyển. Sự sống của con người
phụ thuộc vào vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong sinh quyển (nói cụ thể hơn là
các chu trình cacbon, nitơ, nước, phôtpho, lưu huỳnh, chu trình lắng đọng của các hệ sinh
thái trong sinh quyển).
+ Toàn bộ sản lượng lương thực, thực phẩm, dược phẩm và mĩ phẩm của loài người
hầu như được lấy từ các hệ sinh thái tự nhiên. Các giống vật nuôi, cây trồng hiện tại đều
có nguồn gốc, hoặc quan hệ họ hàng với các loài hoang dại.
+ Sự phong phú về gen
(genotype) của các hệ sinh thái tự
nhiên sẽ là các vật liệu khởi đầu quan
trọng cho việc lựa chọn giống vật nuôi
cây trồng mới, hoặc cho việc lai tạo và
tìm kiếm các dạng kiểu hình cho năng
suất cao, phẩm chất tốt và sức chống
chịu hoàn hảo sau này.
b. Sự tuyệt chủng sinh vật
- Sự đa dạng loài trên Trái Đất
rất cao qua các thời kì địa chất. Nhưng
sự đa dạng này đã và đang giảm cùng
với sự tăng trưởng của quần thể loài người.
Các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ nhanh nhất được biết đến trong lịch sử địa
chất và phần lớn những tuyệt chủng này do các hoạt động của con người. Bằng việc tiêu
diệt các thú lớn cách đây hàng ngàn năm ở những lục địa mới được khai phá sau (Ô-
xtrây-li-a, Bắc Mĩ, Nam Mĩ), việc săn bắt và đốt rừng làm thay đổi và huỷ hoại nơi sống,
con người đã làm cho nhiều loài động vật bị tuyệt chủng. Theo tính toán cho thấy, cứ 1%
23
VOI TÂY NGUYÊN
Ô. 2.4. QUAN NIỆM VỀ TUYỆT
CHỦNG
LOÀI SINH VẬT
Một loài được coi là tuyệt chủng khi :
+ Không còn cá thể nào sống sót trên Trái Đất;
+ Một số cá thể của loài đó còn sót lại chỉ nhờ
vào việc kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của
con người (được coi là tuyệt chủng trong thiên
nhiên hoang dã, ví dụ : hươu sao);
+ Số lượng loài đó còn lại ít đến nỗi tác động
của chúng không có ý nghĩa nào đối với các loài
khác trong quần xã (được coi là tuyệt chủng sinh
thái học, ví dụ : hổ).
diện tích rừng mưa nhiệt đới của thế giới bị tàn phá, thì có khoảng 0,2 - 0,3% tổng số loài
biến mất.
BẢNG 2.2. DIỆN TÍCH RỪNG NGUYÊN SINH BỊ MẤT
Ở MỘT SỐ NƯỚC THUỘC VÙNG NHIỆT ĐỚI
Nước Rừng nguyên sinh còn lại
(nghìn ha)
% nơi cư trú
bị mất
Dăm-bi-a 122 89
Ma-đa-ga-xca 13.049 75
Ru-an-da 184 80
Băng-la-đet 482 96
Ấn Độ 49.929 78
In-đô-nê-xi-a 60.403 51
Ma-lai-xi-a 18.008 42
Mi-an-ma 24.131 64
Phi-lip-pin <1000 97
Thái Lan 13.107 73
Việt Nam 6.758 76
- Hiện nay, rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng cục bộ trong từng khu vực; một số loài
khá phổ biến trước đây, hiện nay chỉ sống sót giới hạn trong một số vùng nhỏ vốn là nơi
sinh sống nguyên bản của chúng (quạ đen, ác là, ).
BẢNG 2.3. SỐ LIỆU TUYỆT CHỦNG GHI NHẬN TỪ NĂM 1600 ĐẾN NAY
Số loài tuyệt chủng đã biết Ước tính
số loài
% số loài
bị tuyệt
Lục địa Đảo Đại dương Tổng số
Thú 30 51 4 85 4.000 2,1
Chim 21 92 0 113 9.000 1,3
Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,3
ĐV lưỡng cư 2 20 0 2 4.200 0,05
Cá 22 0 0 23 19.100 0,1
ĐV không XS 48 48 1 98 1.000.000 0,01
TV có hoa 245 139 0 384 250.000 0,2
24
Nếu ước tính tổng số loài trên Trái Đất là 10 triệu, mỗi năm mất khoảng 20.000 -
30.000 loài, tức mỗi giờ có khoảng 3 loài mất đi và trong vòng 10 năm từ 1995 - 2005 có
khoảng 250.000 loài bị tuyệt chủng.
BẢNG 2.4. CÁC QUẦN THỂ CÁ VOI TRÊN THẾ GIỚI
BỊ CON NGƯỜI ĐÁNH BẮT
Loài Số lượng đã
bị đánh bắt
Số lượmg còn lại
ngày nay
Các thức ăn chính
Cá voi xanh 228.000 14.000 Thực vật
Cá voi đầu tròn 30.000 7.800 Thực vật
Cá voi có vây 548.000 120.000 Thực vật, cá
Cá voi xám 20.000 21.000 Giáp xác
Cá voi có bướu 115.000 10.000 Thực vật, cá
Cá voi phương Bắc không biết 1.000 Thực vật
Cá voi phương Nam 100.000 3.000 Thực vật
Cá voi Beluga không biết 50.000 Cá, động vật, giáp xác
Cá voi Narwhal không biết 35.000 Cá, mực, giáp xác
c. Nguyên nhân suy giảm da dạng sinh học
- Khai thác quá mức của con người: săn bắt, đánh bắt, thu hoạch quá mức một loài
hoặc một quần thể có thể dẫn đến suy gảm của loài hoặc quần thể đó.
- Gia tăng dân số nhanh: Dân số càng đông, càng đòi hỏi nhiều đến không gian sinh
sống. Đồng thời, con người tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và thải ra nhiều chất độc
hại cho môi trường. Tất cả đều tác động
xấu đến đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm : Ô nhiễm nước, không
khí, do con người gây ra, ảnh hưởng đến
mọi cấp độ của đa dạng sinh học.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu : Biến đổi
khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các
điều kiện môi trường. Do đó, các loài và
các quần thể có thể bị suy giảm, nếu chúng
không thể thích nghi được với những điều kiện mới hoặc di cư.
- Nơi cư trú bị mất hoặc bị phá huỷ : Do hoạt động của con người, nơi cư trú bị mất
25
Ô 2.5. HỆ QUẢ CỦA KHÍ HẬU
ẤM LÊN
Ở ôn đới, sự ấm lên của khí hậu làm đảo
lộn sự sống của thực vật, làm mất rừng xảy
ra nhanh hơn so với rừng nhiệt đới; một số
giống loài thực vật bị mất, hệ sinh thái thực
vật sẽ bị thay đổi. Đạị dương ấm lên sẽ đẩy
mạnh quá trình dịch chuyển nước từ dưới
sâu đại dương giàu chất dinh dưỡng lên bề
mặt, các ngư trường năng suất cao có xu
hướng chuyển lên phía các cực,