Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.77 KB, 40 trang )

44
Chương 2
Cộng đồng các dân tộc và nguồn tài nguyên
đất, rừng của tỉnh thái nguyên
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có giới hạn vĩ tuyến từ 20020'B đến
kinh tuyến 22003'B và 105028'Đ đến 106014'Đ. Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía
Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Giang,
phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Theo Nghị quyết của Chính
phủ số 20/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006, tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là
354.150,15 ha (3541,5 km2), chiếm 1,13% diện tích so với cả nước.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, Quyển XX), vào năm Minh
Mạng thứ 12 (1831) trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái
Nguyên. Ngày 19/3/1884 sau khi bình định xong Bắc Kỳ thực dân Pháp
đánh chiếm Thái Nguyên, kể từ đó thị xã Thái Nguyên bắt đầu phát triển và
trở thành tỉnh lỵ của Tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21/4/1965 Thái Nguyên
cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6/11/1996 Quốc hội
khoá IX, kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh
Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện nay có 9 đơn vị hành chính
bao gồm : 1 thành phố là Thái Nguyên, một thị xã là Sông Công, 7 huyện là
: Định hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại từ, Đồng Hỷ, Phổ n, Phú Bình.
Tồn tỉnh có 180 đơn vị xã, phường và thị trấn.
Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ và Thủ Đô Hà Nội. Sự giao lưu đó được thể hiện bằng
hệ thống đường bộ, đường sắt hình rẻ quạt và các mối quan hệ kinh tế - xã
hội truyền thống.



45
Bản đồ


46
Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng chạy qua thành phố Thái
Nguyên, các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những
mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà
Nội - Quán Triều là đường giao lưu quan trọng nối vùng đồng bằng với khu công
nghiệp Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Tỉnh Thái nguyên hầu như nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc,
một vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, là cửa ngõ giao lưu giữa vùng đồng bằng sông
Hồng và nam Trung Quốc, đồng thời cịn giáp với thượng Lào ở phía tây và giáp biển
ở phía đơng, do đó vùng sớm trở thành nơi sinh tụ, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các bộ tộc
thuộc nhiều thành phần nhân chủng, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Hiện nay, khu
vực miền núi phía bắc là nơi tập trung 31/54 dân tộc thuộc 7 trong 8 ngôn ngữ 2 trong
3 ngữ hệ trong cả nước, trong đó đơng nhất là các dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường,
Tày -Thái và Mơng - Dao.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), tỉnh Thái Nguyên là
thủ phủ kháng chiến của đất nước, cho đến nay tỉnh vẫn luôn là một trong những trung
tâm chính trị, kinh tế và văn hố của vùng Đơng Bắc nói riêng và của vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ nói chung. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên là nơi hội tụ các nền
văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của khu vực miền núi
phía bắc rộng lớn. Đây là trung tâm thu hút các dân tộc sinh tụ và phát triển, do vậy
tỉnh Thái Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng,
Mông, Dao và một số dân tộc khác.
2.1.2. Đặc điểm dân cư tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.1. Dân số
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có dân số tương đối đơng. Dân số trung bình năm
1991 là 934.700 người, đến năm 2005 là 1.108.775 người. Như vậy sau 14 năm dân số

tăng thêm 174.075 người, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 12,5 nghìn người.
Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm ở mức khoảng 1,5%, trong đó tỷ suất sinh thô
là 18,5 ‰và tỉ suất tử thô là 3,8‰. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện công tác
kế hoạch hố gia đình nên tỷ suất sinh đã có chiều hướng giảm xuống, mỗi năm giảm
khoảng 0,3 ‰. Nhìn chung xu hướng giảm sinh tập trung chủ yếu ở người Kinh; trong


47
khi đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn có mức sinh tương đối cao, nhất là
ở những địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa. Theo số liệu điều tra thực tế, số phụ nữ
là dân tộc thiểu số sinh con thứ 3 còn khá phổ biến, trung bình mỗi gia đình có khoảng
3 đến 4 con. Trong đó, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mơng, Dao có tới 5 đến 6 con.
Theo số liệu thống kê năm 2005, nam giới chiếm 50,05% (554.963 người), số nữ
chiếm 49,95% (552.812 người) tổng số dân. Nhìn chung, Thái Nguyên là một tỉnh có
kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 38,5%, nhóm
tuổi từ 15-59 là 54,6% và nhóm trên 60 tuổi là 6,9%.
Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động là 733.227 người, trong đó số người có
việc làm chiếm 81,73%, số người trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế (nội
trợ, đang đi học, lý do khác) chiếm 17,03%. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học trở lên
đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tính đến ngày 1/6/2005 là 16.732
người với : 15468 người có trình độ đại học, 1095 người có trình độ thạc sỹ và 170
người có trình độ tiến sĩ.
So với các tỉnh khu vực Đông Bắc, trình độ của lực lao động của tỉnh Thái Nguyên
đạt ở mức khá. Tuy nhiên số lao động có trình độ tập trung phần lớn ở khu vực thành
phố, thị xã, và trung tâm các huyện. Nếu tính riêng những người có trình độ đại học
trở lên thì đơng nhất là ở thành phố Thái Nguyên (58,01%) và ít nhất là huyện Định
Hoá (3,14%). Phần lớn lực lượng lao động ở khu vực miền núi, ở các xã vùng cao,
vùng sâu, vùng xa đều có trình độ văn hố thấp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
nơng nghiệp, ít có điều kiện tiếp cận với khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
2.1.2.2. Phân bố dân cư và dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2005, mật độ dân số trung bình của tỉnh là 313,08
người/km2 nhưng phân bố khơng đều giữa vùng núi và đồng bằng, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các huyện trong tỉnh. Vùng núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng
thành thị và vùng hạ huyện phía Nam dân cư lại tập trung đơng. Mật độ dân cư ở
thành phố Thái Nguyên là 1330,44 người/km 2, còn ở vùng cao như huyện Võ Nhai chỉ
có 74,73 người/km2.


48
Thái Ngun có 76,6% dân số sống ở nơng thơn, 23,4% dân số sống ở thành thị
(năm 2005). Điều này chứng tỏ trình q trình đơ thị hố ở Thái Nguyên chưa cao, tỷ
lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình của cả nước (tương ứng:74% và 26%). Dân
số đô thị tập trung đông nhất ở thành phố Thái Ngun (331.000 người), thị xã Sơng
Cơng (40.200 người), cịn lại ở các thị trấn, thị tứ với dân số đô thị ở mức dưới 20
nghìn người.
Bảng 2.1. Quy mơ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2005 (đơn vị:người)

Đô thị
TP Thái Ngun
TX Sơng Cơng
TT Đình Cả
TT Chùa Hang
TT Sơng Cầu
TT Ba Hàng
TT úc Sơn
TT Đu
TT Chợ Chu
Thị tứ Tràng Xá

Số dân

331.000
40.200
4.750
17.815
4.750
17.805
11.650
12.550
10.000
3560

Đô thị
TT Đại Từ
TT Trại Cau
TT Quân Chu
TT Bắc Sơn
TT Bãi Bông
TT Giang Tiên
Thị tứ Quán Vuông
Thị tứ La Hiên
Thị tứ Bờ Đậu
Thị tứ Yên Lãng

Số dân
11.600
7.500
4.800
2.855
5.655
4.055

2.850
4.060
4.100
5.430

Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên năm 2010.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vùng miền núi dân tộc bao gồm 126 xã và thị trấn,
trong đó có 16 xã vùng cao, 108 xã và thị trấn miền núi, với tổng diện tích đất tự
nhiên là 3082,6 km2, chiếm 87,26% diện tích tồn tỉnh [145]. Số dân trong vùng là
662.147 người chiếm 63,2% dân số toàn tỉnh. Phạm vi vùng bao gồm 5 huyện là :
Định Hoá, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, các xã miền núi thuộc huyện Phú
Bình, các xã và thị trấn miền núi thuộc huyện Phổ Yên, các xã miền núi thuộc thành
phố Thái Nguyên.


49

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc tỉnh Thái Nguyên, năm 1999 (%)


50
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dân tộc Kinh chiếm 76% dân số, các dân tộc thiểu
số chiếm 24% trong đó Tày, Nùng, Mơng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay là các dân tộc
chiếm số đông. Người Tày là dân tộc có số dân đứng hàng thứ hai trong các dân tộc
của tỉnh (chiếm 10,15%). Tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến
là ở các huyện Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%). Người Nùng
có dân số đông thứ 3 ở tỉnh Thái Nguyên, chiếm 5,22%, cư trú ở hầu hết các huyện,
thị xã và thành phố trong tỉnh, nhưng đông nhất là ở huyện Đồng Hỷ chiếm 70% dân
số; tại đây có những xã người Nùng chiếm ưu thế về số dân, điển hình là xã Hồ Bình.

Dân tộc Sán Chay có 29.229 và cư trú đông nhất ở các huyện Phú Lương : 35,8%;
Định Hoá: 27,1%; Đại Từ : 19,7%. Dân tộc Sán Dìu tập trung đơng nhất tại các huyện
Đồng Hỷ (40,08%), Phổ Yên (21,84%), Phú Lương (12,2%). Dân tộc Dao có 21818
người, cư trú đông nhất ở 2 huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ. Trong đó xã Liên Minh (Võ
Nhai) : 1524 người, xã Vũ Chấn (Võ Nhai) : 1060 người, xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ) :
3272 người, xã Cây Thị (Đồng Hỷ) : 761 người. Dân tộc Mơng có 4831 người, tập
trung chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ.
Dựa vào đặc điểm cư trú ta có thể phân biệt được khu vực cư trú của các dân tộc
trong tỉnh. Người Kinh thường cư trú ở thành thị, ở những khu vực có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế như các trung tâm thương mại, các trục giao thông, các khu du
lịch, khu công nghiệp. Người Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay thường tụ cư ở các vùng
thấp trong các cánh đồng, thung lũng chân núi. Người Mông và Dao thường cư trú ở
những vùng núi cao.
2.1.3. Đặc điểm cấu trúc cộng đồng và bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh
Thái Nguyên
2.1.3.1 Dân tộc Kinh (Việt)
Người Kinh là bộ phận dân cư đông đảo nhất trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên (75,24%), và họ là một trong số các dân tộc có mặt ở Thái Nguyên từ rất sớm.
Hiện nay, đây là bộ phận dân cư tập trung đông đảo ở các thành phố, thị xã, thị trấn,
chủ yếu ở phần lãnh thổ phía nam của tỉnh này.
Hình thái cư trú của người Kinh là thơn, xóm, làng, xã, phố phường, xếp đặt theo
một trật tự thống nhất về truyền thống nhưng đa dạng theo từng địa phương. Người


51
Kinh theo tín ngưỡng đa thần : “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, ở hầu khắp
các địa bàn có người Kinh cư trú đều lập đình làng thờ cúng thành hoàng. Người Kinh
chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, một số nơi người Kinh
theo đạo Thiên Chúa giáo. Người Kinh có nhiều dịng họ, mỗi họ thường có nhà thờ tổ
riêng. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của họ. Bàn thờ được đặt ở nơi

trang trọng nhất trong nhà, được cúng vào các giỗ, tết và các dịp tuần tiết…Tục thờ
thổ công, táo quân, thổ địa phổ biến cũng rất phổ biến. Trong quan hệ gia đình của
người Kinh, hầu hết là những gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ.
Những đặc điểm văn hoá của họ được thể hiện qua đời sống tâm linh, tôn giáo, tín
ngưỡng, các sinh hoạt văn hố cộng đồng, lễ hội, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật,
hệ thống truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, dân ca…
Cộng đồng người Kinh ln có vai trị quan trọng trong phát triển KT - XH; điều
này chẳng những biểu hiện ở khía cạnh kinh tế, văn hố, xã hội mà còn đậm nét hơn
trong an ninh, quốc phòng… và cho đến nay người Kinh vẫn là lực lượng lao động
đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của
tỉnh Thái Nguyên. So với người Kinh ở khu vực miền xuôi, người Kinh ở Thái
Nguyên vẫn bảo lưu, giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hố của dân tộc mình.
Bên cạnh đó, bản sắc văn hố của họ cịn được bổ sung phong phú thêm qua giao tiếp
với các cộng đồng láng giềng và những thích ứng với sinh thái, môi trường của vùng
miền núi.
Đại đa số những địa bàn người Kinh sinh sống đều có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế. Tuy nhiên tại các xã vùng giữa và vùng cao người Kinh sống xen kẽ với
các dân tộc thiểu số khác thì ít có điều kiện phát triển hơn. Hơn nữa do sống trong
cùng một môi trường tự nhiên và xã hội chậm phát triển nên đời sống của người Kinh
ở vùng giữa và vùng cao cũng rất khó khăn.
2.1.3.2. Dân tộc Tày
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước
công nguyên [63]. Họ định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Nhìn chung, cư dân người Tày tỉnh


52
Thái Ngun có cùng lịch sử hình thành và khai phá lãnh thổ với người Tày của cả
nước.
Về nhà ở : Cho đến nay phần lớn người Tày Thái Nguyên vẫn ở nhà sàn. Tập quán ở

nhà sàn như là một thích ứng với mơi trường. Nhà sàn là loại nhà tổng hợp, từ sàn gác,
mặt sàn đến gầm sàn đều được sử dụng khá hợp lý trong sinh hoạt và trong sản xuất.
Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, chỗ tiếp khách, chỗ nấu ăn. Trên gác thường để
thóc, ngơ và dụng cụ gia đình. Gầm sàn là chuồng gia súc và chỗ để nông cụ. Hiện
nay với sự tiến bộ trong lối sống và nếp nghĩ của đồng bào, cách sử dụng các vị trí
trong nhà có thay đổi. Chuồng gia súc được xây tách biệt khỏi nhà, gầm sàn chỉ để
nông cụ (củi đuốc, cối giã, máy tuốt lúa. Phần lớn nhà sàn của dân tộc Tày tỉnh Thái
Nguyên được lợp bằng ngói âm dương, thưng gỗ, sàn nhà được dải bằng cây mai bổ
dập, đây là một trong những nét khác với nhà sàn của các dân tộc khác.
Về tơn giáo, tín ngưỡng : Tiêu biểu nhất trong tơn giáo, tín ngưỡng của đồng bào
Tày là tục thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên vừa nhắc nhở con cháu phải giữ gìn
truyền thống, vừa khẳng định và củng cố nền tư hữu tức quyền thừa kế tài sản. Bàn
thờ được đồng bào đặt ở trên cao, vị trí trang trọng nhất trong nhà và được trang
hoàng đẹp. Thờ cúng tổ tiên là nhiệm vụ của gia trưởng, tuy nhiên đồng bào Tày
không có phong tục thờ cúng, thắp hương vào mồng một và ngày rằm hàng tháng mà
chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp. Ảnh hưởng của Phật Giáo không lớn.
Làng bản : Đối với dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên, làng bản thường ở chân núi
(dựa lưng vào sống núi) cạnh các cánh đồng hay ven suối, thung lũng, trục đường giao
thông (Võ Nhai là huyện chạy dọc quốc lộ 1B, ven trục đường giao thông đều thấy
san sát các làng bản của đồng bào dân tộc Tày). Ở hầu hết các huyện trong tỉnh, làng
bản, thơn, xóm của đồng bào đều ở vị trí thuận lợi. Nơi tiện nhất cho đồng bào xây
dựng nhà cửa là những nơi gần nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo. Đồng bào
ở thành từng xóm, trung bình có 25 - 30 nóc nhà (Huyện Đại Từ, Phú Lương), lớn thì
có 60 - 70 nóc nhà (Huyện Định Hố). Nhà cửa trong thơn, xóm được dựng theo thế
đất, đằng sau dựa vào núi, đằng trước nhìn ra cánh đồng hoặc đường giao thơng.
Những thơn lớn được chia thành nhiều xóm như làng ở đồng bằng. Cho đến nay, tính


53
cộng đồng của bản làng xưa kia vẫn cịn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và

đã để lại nhiều tập tục tốt đẹp.
2.1.3.3. Dân tộc Nùng
Người Nùng ở Thái Nguyên chủ yếu di cư từ Cao Bằng, Lạng Sơn xuống. Trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 nhóm Nùng (nhóm địa phương) : Nùng Giang, Nùng Inh,
Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo. Nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, tiếng
nói của họ gần giống như người Tày, cư trú chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại
Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình có nguồn gốc từ Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng
Sơn) cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có
nguồn gốc từ Cao Bằng cư trú chủ yếu ở Phú Lương, Võ Nhai. Cho đến nay trên thực
tế họ chỉ có một tên gọi duy nhất là “người Nùng”, rất ít nơi đồng bào cịn có sự phân
chia theo các nhóm địa phương.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, người Nùng thường cư trú trong các thung lũng,
chân núi, ven sơng, ven suối. Mỗi bản có khoảng 30 - 40 nóc nhà quần tụ với nhau.
Do nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán giữa người Tày và người Nùng có nhiều nét
tương đồng nên ở phạm vi cấp xã, người Tày và Nùng tuy sống đan xen với nhau,
nhưng vẫn cư trú theo từng bản.
Tương tự như người Tày, người Nùng cũng ở nhà sàn, tuy nhiên nhà của hai dân
tộc có khác nhau về hình thức và cách sắp xếp bố trí trong nhà. Nhà sàn của người
Nùng có thể mở cửa chính ở đầu hồi hoặc đằng trước, cửa này thông ra sàn phơi. Nhà
được ngăn ra làm hai phần rõ rệt, vách ngăn nằm ở ngay hàng cột chống lên tận nóc,
chỉ để một lối thơng giữa hai phần: phần trong có thể để bếp nấu, chỗ ăn uống và
buồng ngủ cho phụ nữ; phần ngồì có bàn thờ tổ tiên, chỗ tiếp khách và chỗ ngủ cho
đàn ơng, sau nhà có cầu thang phụ.
Trong quan hệ họ hàng, đối với người Nùng cứ ai nhìn thấy mặt trời trước thì được
làm anh làm chị, khi đặt tên con phải đặt theo hệ thống tên đệm của dòng họ và bà con
thường gọi tên của người lớn theo tên của đứa con đầu hoặc cháu đầu. Trong gia đình,
quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt. Ý thức
về gia đình, dịng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình đều
có một bàn thờ tổ tiên rất lớn đặt ở vị trí trang trọng nhất.



54
Về tín ngưỡng tơn giáo, dân tộc Nùng đều hướng niềm tin của con người tới bản
mệnh, trời đất, tổ tiên. Hiện nay họ vẫn còn phong tục thờ ma cửa, ma sàn, cô thần
đầu ngõ, thổ công thổ địa. Người đứng ra làm công việc này là thầy tào, thầy mo. Vì
vậy đã có nhiều người lợi dụng để hành nghề cúng bái trong các thôn bản của đồng
bào dân tộc Nùng.
2.1.3.4. Dân tộc Sán Chay
Cộng đồng dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên gồm hai nhóm địa phương : Cao
Lan và Sán Chí. Người Cao Lan có nhiều tên tự gọi khác nhau : Cao Lan, Hờn Bán,
Sán Chấy…Trong đó tên tự gọi là Sán Chấy là phổ biến hơn cả. Người Sán Chí tự
nhận là Sán Chay, Sán Chấy, Sán Chới. Vì thế, tại nhiều nơi Cao Lan/Sán Chí khơng
phân biệt một cách thực sự rõ ràng, rành mạch. Có khi họ tự nhận là Cao Lan, nhưng
khi khác lại nhận là Sán Chí. Ví dụ : Ông Nịnh Văn Tài người Sán Chí ở xã Phấn Mễ
(huyện Phú Lương) lại có chú ruột là người Cao Lan cư trú tại huyện Võ Nhai.
Nhà ở của người Sán Chay hiện nay bao gồm hai loại hình : ở những nơi vùng sâu
vùng xa người dân vẫn ở nhà sàn, cịn ở những nơi có điều kiện thuận lợi, gần đường
giao thơng thì đa phần họ đã chuyển sang ở nhà đất. Tuy nhiên khi làm nhà, có một
điểm đặc đáng chú ý là người Sán Chay thường chọn hướng nhà kiêng kỵ theo dịng
họ. Ví dụ như : các họ Trần, La, Lý, Nịnh kiêng mở cửa chính ra hướng chính Bắc;
các họ Lâm, Lăng, Vi kiêng mở cửa chính ra hướng chính Nam. Trong ngơi nhà, phần
vách hậu đối diện với cửa chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ bà mụ đặt trong
buồng ngủ của người mẹ hoặc người phụ nữ đã có con.
Người Sán Chay thường cư trú thành từng bản riêng, điểm tụ cư của họ đều được
họ chọn trên cơ sở thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Ranh giới giữa các bản
thường ước lệ bởi các dòng suối, ngọn núi hoặc các vật có sẵn trong thiên nhiên khác.
Theo truyền thống, khu vực cư trú của người Sán Chay hình thành trên cơ sở dịng họ.
Mỗi dịng họ có một khu vực riêng. Trong bản của họ thường có một ơng khán, người
đứng đầu do dân bầu ra, có nhiệm vụ điều hành, đơn đốc mọi cơng việc của bản như :
sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tiến hành nghi lễ chung…Trong các bản đều có những

nơi thờ cúng chung.


55
Trong quan hệ gia đình và dịng họ người Sán Chay không phân biệt ngành trưởng,
ngành thứ. Họ quan niệm, ai sinh ra trước làm anh, làm chị, ai sinh ra sau làm em.
Trước đây, nhóm Sán Chí có quy định cách đặt tên đệm riêng cho những thành viên
cùng thế hệ trong dịng họ. Ví dụ : Trước đây trong dịng họ Trương của người Sán
Chay có quy định các thế hệ đặt tên đệm theo thứ tự : Công, Đức, Văn… nhưng cho
đến nay tập quán này đã bị mai một.
Về tơn giáo, tín ngưỡng : Ngồi thờ cúng tổ tiên, lễ cúng đình, cúng miếu, hàng
năm các bản Sán Chay thường tổ chức một số nghi lễ nông nghiệp như : lễ sát choong
vào mồng hai tháng 3 âm lịch (Lễ diệt sâu bọ), lễ cầu đảo tiến hành vào những năm
hạn hán kéo dài (cầu mưa), tết cơm mới tổ chức vào tháng chín âm lịch hàng năm.
2.1.3.5. Dân tộc Sán Dìu
Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít ở nước ta. Từ lâu
người Sán Dìu có tên tự nhận là San Déo Nhín, theo âm Hán - Việt là Sơn Dao Nhân.
Nhưng các dân tộc ở xung quanh lại gọi dân tộc này với nhiều tên gọi khác nhau là :
Trại Đất, Mán Đất, Sơn Man. Cho tới tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê mới
khẳng định tộc danh là Sán Dìu. Từ đó đến nay, dây tộc Sán Dìu đã được ghi trong
văn bản nhà nước như một tên gọi chính thức của dân tộc này.
Hoạt động sản xuất chính của họ là canh tác ruộng khô với các loại cây trồng là lúa,
ngô, khoai, sắn và cây có củ. Người Sán Dìu thường tuyển chọn và sử dụng bộ giống
cây dễ trồng, ít tốn cơng chăm sóc, chịu hạn tốt.
Các bản của người Sán Dìu cũng có ranh giới tự nhiên : dịng suối hay ngọn núi.
Đất đai của bản được phân chia thành khu vực cư trú, khu vực sản xuất. Theo tập quán
họ thường lấy khu vực cư trú làm trung tâm từ đó phát triển khu vực trồng trọt, chăn
ni, sinh hoạt cộng đồng.
Về tơn giáo tín ngưỡng, người Sán Dìu lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính. Bàn thờ tổ
tiên là nơi trang nghiêm nhất trong nhà mà gia đình nào cũng phải có để thờ cúng vào

những dịp tuần tiết, lễ tiết và những khi cần thiết. Đối với dân tộc này, tuỳ theo từng
dòng họ mà ma tổ tiên được thờ cúng từ sáu đời cho đến mười hai đời. Nhưng khi
cúng bái cầu khấn sự linh ứng thì người ta chỉ tính đến đời thứ tư. Còn ma thế hệ thứ
tư trở đi đã coi như ma gia trạch, chỉ được cúng vào dịp lễ tết. Ngoài việc thờ cúng tổ


56
tiên, đồng bào còn thờ một số vị thần trong vận thần miếu của Phật Giáo, Lão Giáo và
Khổng Giáo. Ngồi những hình thức tín ngưỡng, nghi lễ cúng bái trên, người Sán Dìu
cịn có nhiều tục lệ và kiêng cữ trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Ví dụ như : cấy lúa cũng phải chọn ngày. Nếu được ngày mà chưa chuẩn bị ruộng
xong cũng phải cấy một vài khóm mạ. Sau khi đã gặt xong, vào khoảng tháng 8 âm
lịch, nếu nhà nào chưa làm lễ cúng cơm mới thì khơng được ăn gạo mới. Trong lễ cơm
mới, người ta không được chan canh vào gạo mới, sợ mưa trơi hết thóc và làm thóc
mọc mầm.
Trong quan hệ gia đình, dịng họ : Nếu như ở một số dân tộc người tộc trưởng có
vai trị rất lớn trong dịng họ thì tộc trưởng khơng có vai trị gì quan trọng với người
Sán Dìu . Trong gia đình, người cha hoặc người chồng có quyền định đoạt mọi việc.
Nếu như có việc gì hệ trọng, các thành viên khác trong nhà cũng có quyền bàn bạc
nhưng ý kiến của họ khơng có giá trị quyết định. Địa vị con gái trong gia đình rất thấp
kém, họ khơng có quyền hưởng tài sản của cha mẹ, trừ những trường hợp gia đình
khơng có con trai. Người con gái lấy chồng ở rể mới được hưởng tài sản của cha mẹ
và người con rể phải làm nhiệm vụ của người con trai là phụng dưỡng cha mẹ.
Người Sán Dìu có phong tục làm nhà mới cũng khá độc đáo. Sau khi đã chọn được
đất, được hướng người ta phải chọn được năm dựng nhà. Sau đó người ta chuẩn bị
nguyên liệu. Gỗ để làm nhà thường được lấy vào mùa thu, đầu mùa đông hoặc vào
những ngày khơng có trăng để gỗ khỏi mọt. Chặt cây làm cột phải lấy cây thẳng
khơng có dây leo cuốn quanh thân. Người ta bắt đầu dựng nhà vào lúc nửa đêm hoặc
gà gáy, nhưng khi dựng nhà, người ta kỵ nhất những ngày đầu tháng riêng ? âm lịch,
vì sợ sấm sét chiếm mất ngày tốt.

2.1.3.6. Dân tộc Dao
Có ba nhóm Dao chính : Dao Đỏ, Dao Lơ Gang, Dao Quần Chẹt cư trú ở tỉnh Thái
Nguyên, tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng họ đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả
Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền (hoặc Miền Vả) vì thế sự thống nhất trong
văn hoá cổ truyền của họ rất lớn, các khác biệt mang tính địa phương tương đối ít.
Q trình người Dao chuyển cư vào tỉnh Thái Nguyên chủ yếu bằng con đường
mòn (thường gọi là tiểu ngạch), từ vùng núi này sang vùng núi khác. theo nhiều


57
hướng từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên
Quang. Đại bộ phận người Dao cư trú phân tán trên một diện rộng thuộc các huyện
miền núi. Địa bàn cư trú của họ thường ở lưng trừng núi có độ cao từ 300 - 600m;
cuộc sống tạo cho họ có tâm lý phóng khống, chân chất, gắn bó với cộng đồng.
Cho đến nay, đồng bào Dao ở Thái Nguyên vẫn tồn tại 2 loại hình tạo lập thôn bản
là : cư trú tập trung và cư trú phân tán. Cư trú tập trung là những người Dao định
canh, còn cư trú phân tán thường là những người Dao sống du canh du cư. Tuy nhiên
hiện nay hiện tượng du canh du cư chỉ còn xảy ra với quy mô nhỏ.
Điều kiện đầu tiên để dựng bản là phải có nguồn nước để sản xuất, sinh hoạt, có đất
đai để làm ruộng, làm nương và chăn ni. Nhà ở trong bản thường bố trí thấp hơn
nguồn nước để tiện việc dẫn nước sinh hoạt. Bản người Dao thường tách biệt với các
bản của các dân tộc khác. Nếu cư trú xen kẽ trong cùng bản thì họ ở riêng một xóm.
Trong mỗi bản thường có một nhóm người Dao cư trú, rất ít trường hợp cư trú xen kẽ
giữa các nhóm Dao, chẳng hạn xóm Cộng Hồ (xã Động Đạt huyện Phú Lương) chỉ
có Dao Đỏ, xóm Sự Thật (xã Quy Kỳ huyện Định Hố) chỉ có Dao Lơ Gang, xóm
Vang (xã Qn Chu huyện Đại Từ) có Dao Quần Chẹt…
Mỗi bản có một lãnh thổ riêng, ranh giới thường là dòng suối, đỉnh núi, mỏm đá.
Hiện nay trên cơ sở giao đất giao rừng nên ranh giới bản được xác định tương đối rõ
ràng. Dân cư trong mỗi bản thường là một vài dòng họ, trong đó có một dịng họ lớn
giữ vai trị chủ đạo. Các bản thường có miếu (mỉu) thờ thổ thần.

Làng bản của người Dao thường nhỏ và tách biệt nhau. Hiện nay nền văn hố có đã
ảnh hưởng khá nhiều từ các dân tộc khác, tuy nhiên những quan hệ theo truyền thống
vẫn cịn được coi trọng. Trong các xóm bản tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và
quan hệ dịng họ. Ngưịi Dao ở Thái Ngun có họ phổ biến nhất là họ Bàn, Triệu,
Lý. Mỗi dòng họ, chi họ đều có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt
giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau. Mỗi bản đều cử ra một người có uy tín,
có tiếng nói với dân làng, có kinh nghiệm và sự hiểu biết làm trưởng bản.
Nhà của người Dao chủ yếu là nhà sàn, nguyên vật liệu làm nhà được chuẩn bị từ
trước và đều lấy từ trên rừng như : gỗ, nứa, tre, mai, giang, cọ.. Một số hộ làm nhà
nửa sàn nửa đất, họ đã chặt và sử dụng nhiều gỗ rừng loại to và chắc hơn để làm sàn


58
nhà, cầu thang và sân phơi. Mái nhà đại đa số được lợp bằng lá gồi, là cọ, thậm chí có
nhà lợp bằng nứa (bổ ra thành từng lớp rồi ốp lên liên tiếp nhau). Cột nhà vẫn là cột
trần, được sử dụng luôn khi chặt từ rừng về và khơng qua xẻ.
Các nghi lễ trong mỗi gia đình thường không tách khỏi mối quan hệ với cộng đồng
như lễ cúng nương, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng cầu mưa thuận gió hồ, mùa màng bội
thu, tiễu trừ sâu bệnh. Những nghi lễ này thể hiện khát vọng của cộng đồng dân tộc
muốn vươn lên có cuộc sống no đủ.
Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn, điều này được thể hiện rất rõ trong
nghi thức cấp sắc, lễ thôi miên... Hiện nay trong một số bản thuần dân tộc Dao vẫn
cịn có nghi lễ cấp sắc, đây là điểm mốc đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ con sang người
lớn. Họ quan niệm, nếu ai được “cấp sắc” thì sẽ trở thành người lớn và mới có đủ tư
cách để bàn các công việc hệ trọng của gia đình cũng như của xóm làng. Tuy nhiên
hiện nay, các nghi lễ tôn giáo và việc thờ cúng đã đơn giản hơn nhiều, phù hợp với sự
phát triển chung của xã hội, ít tốn kém nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc văn hoá
truyền thống của dân tộc.
2.1.3.7. Dân tộc Mông
Đại bộ phận dân tộc Mông ở Thái Nguyên mới di cư đến từ những năm 1977 –

1979, nhiều nhất là năm 1979 vì xảy ra chiến tranh biên giới, chủ yếu là từ các tỉnh
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang về sống ở các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu
nguồn, chủ yếu ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương.
Nhà ở của người Mông là nhà đất rất đơn giản và cheo leo nơi sườn núi. Họ ở quần
tụ thành từng bản, mỗi bản có vài chục nóc nhà. Phổ biến là nhà bưng ván hay vách
nứa mái tranh. Những vật liệu này đều được lấy từ rừng. Một số nhà còn dựng thêm
một nhà kho ở bên cạnh để chứa ngô và các lương thực khác. Chuồng nuôi gia súc
được làm ở gần nhà và dựng bằng ván gỗ xẻ, cây mai, cây vầu.
Quy mơ một gia đình người Mơng ở Thái Ngun trung bình là 5 đến 6 người.
Thơng qua đời sống gia đình, mỗi thành viên đều phải tự học nề nếp ứng xử với cha
mẹ và anh em làng xóm. Bố mẹ thường dạy cho con cái của mình những phong tục
truyền thống của dân tộc mình như : con gái phải biết hát ru, thêu thùa, con trai phải
biết thổi sáo thổi khèn.


59
Ngưịi Mơng có nhiều họ, mỗi họ lại có các chi khác nhau. Người Mông ở Thái
Nguyên đại đa số là di cư từ Cao Bằng xuống nên chủ yếu là họ Ngơ, Hồng, Dương,
Trương, Sùng chứ khơng mang những họ phổ biến như họ Giàng, Vừ, Thào, Lầu...như
những nơi khác. Trong quan hệ đối xử, những người có chung họ hàng với nhau
thường thân thích hơn. Nếu cùng dịng họ mỗi khi đến nhà nhau đều được coi như
người nhà, có thể sinh đẻ và chết trong nhà của nhau mà không bị tổ tiên trách cứ. Đặc
trưng của dòng họ là sự thống nhất về phong tục tập quán tín ngưỡng và những kiêng
kị lễ nghi. Ở phạm vi hẹp dòng họ là một tập thể con cháu 3 đời bao gồm một vài chục
gia đình có chung một ơng tổ có quan hệ huyết thống theo cha, thành viên của các
dòng họ là những người nam giới cùng với vợ con của họ. Trên địa bàn huyện Võ
Nhai hiện nay, cư trú đan xen giữa các dòng họ đã trở nên phổ biến, nhất là bản Mỏ
Chì xã Cúc Đường đồng bào mới di cư từ nơi khác đến đây từ những năm 1990.
Tổ chức cộng đồng làng của người Mơng vẫn giữ gìn được những quy định truyền
thống, ví dụ dù mới đến định cư hay đã định cư từ lâu thì trong làng, bản họ vẫn cử ra

một người đại diện, nay là trưởng bản - người có uy tín nhất trong làng. Mỗi làng đều
có khu vực cư trú riêng, các thành viên trong làng có ý thức cộng đồng cao. Bản người
Mơng mang tính chất khép kín, cư trú biệt lập ở vùng cao. Những đặc điểm này đã
ảnh hưởng và chi phối đến đời sống văn hố tinh thần của người Mơng.
2.1.3.8. Các dân tộc khác
Ngoài các dân tộc trên, tỉnh Thái Ngun cịn có các dân tộc khác thuộc nhiều
nhóm ngơn ngữ nhưng dân số chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân của tỉnh. Trong
đó :
- Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái : tỉnh Thái Ngun cịn có 67 người Giáy, 03 - người
Lào, 01- người Lự, 04 - người Bố Y.
- Nhóm ngơn ngữ Ka Đai : 8 người La Chí ; 01 – người La Ha; 01 - người Cơ Lao ;
04 - người Pu Péo.
- Nhóm ngơn ngữ Hán : ngồi Sán Dìu tỉnh Thái Ngun cịn có 2573 người Hoa,
422 người Ngái.
- Nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến với số dân nhỏ, gồm : 2 người Hà Nhì, 13 - Phù Lá,
01 người Cống, 03 - Si La.


60
- Nhóm ngơn ngữ Việt - Mường : 696 - Mường ; 32 - Thổ..
- Các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ Me, Mala - Pơlinêdiêng
có số dân rất nhỏ.
2.1.4. Đặc thù sản xuất của một số dân tộc
2.1.4.1. Tập quán sản xuất
Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc phản ánh sự thích ứng với một tập hợp hoàn
cảnh nhất định. Ở một vài dân tộc trong cùng một ngữ hệ có khá nhiều điểm tương
đồng với nhau trong tập quán sản xuất. Trong cộng đồng các dân tộc tỉnh thái Nguyên,
các dân tộc có cùng ngữ hệ và cư trú trên những địa hình tương đối giống nhau có
nhiều điểm tương đồng nhau về tập quán sản xuất.
Nhìn chung người Kinh thường cư trú trên những địa bàn có điều kiện phát triển

nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong nơng nghiệp, do có điều kiện đất đai và nguồn nước tưới
thuận lợi cho canh tác nên từ lâu họ đã có truyền thống thâm canh, đắp đê, làm thuỷ
lợi để canh tác lúa nước và hoa màu. Ngoài những kinh nghiệm thâm canh lúa nước, ở
những vùng đồi và những vùng núi có độ dốc khơng lớn lắm họ cịn có những tập
qn sử dụng đất đai hợp lý. Các thành phần cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây nông
nghiệp được sắp xếp hợp lý trong không gian hoặc kế tiếp nhau theo thời vụ với các
hệ canh tác : nông lâm kết hợp, các mơ hình : VAC, RVAC.
Nhờ tập qn sản xuất nông lâm nghiệp thâm canh và sự nhạy bén với nền kinh tế
thị trường phần lớn địa bàn cư trú của ngưòi Kinh trở thành vùng sản xuất hàng hố;
đó là vùng chun canh chè rộng lớn tại các xã phía tây nam thành phố Thái Nguyên,
vùng chè Quân Chu (Đại Từ), Định Hố, Phú Lương, các xã phía nam huyện Đồng
Hỷ và một số xã dọc theo quốc lộ 1B huyện Võ Nhai. Thương hiệu chè Tân Cương
đang chiếm thị phần đáng kể trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian gần đây, nhiều
hộ gia đình người Kinh phát triển kinh tế trang trại, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi,
đặc biệt là trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả và chăn ni bị, dê, gia cầm.
Trong quá trình định cư, cư dân Tày, Nùng, Sán Dìu và Sán Chay thường lựa chọn
cho mình những địa bàn thuận lợi để sinh sống và sản xuất.


61
Cư trú trên những cánh đồng khá màu mỡ ở các thung lũng miền núi của tỉnh,
người Tày đã tạo lập được một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. Trong các
xã người Tày sinh sống (Khe Mo, Quang Sơn, Hồ Bình, Văn Hán, Tràng Xá, Phú
Thượng…) có hầu hết các loại cây trồng thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta.
Lúa, ngơ có nhiều loại, cùng lúa là cây lương thực chính đồng bào cịn trồng các loại
cây hoa màu như khoai lang, khoai sọ, củ từ, rau đậu… mùa nào thức ấy. Tính đa
dạng của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào
kinh nghiệm sản xuất của đồng bào. Kỹ thuật làm đất gắn liền với tính đa dạng của
công cụ. Cơ cấu mùa vụ khá đa dạng, trên những chân ruộng nước đồng bào thường
trồng hai vụ lúa mùa và đông xuân, ở chân ruộng cạn trồng ngô, khoai lang, rau đậu,

đỗ trắng…
Trên địa bàn các huyện tỉnh Thái Ngun, người Nùng ít có điều kiện trồng lúa
nước hơn người Tày. Rất quan trọng đối với họ là nương và rẫy. Nhờ tích luỹ được
kinh nghiệm, người Nùng khá thành thạo trong việc làm nương rãy. Để tăng độ ẩm
cho đất và tăng năng suất cây trồng ngồi cách bón phân, đồng bào cịn trồng xen các
loại cây khác như ngô xen cây đậu nho nhe. Một bộ phận dân tộc Nùng sống ở vùng
thấp thì hạt động sản suất chính là làm ruộng nước; người Nùng cũng canh tác ruộng
nước giống như các dân tộc lân cận.
Đối với dân tộc Sán Chay, trồng trọt vẫn là hoạt động sinh kế chủ đạo; họ đã tuyển
chọn và sử dụng bộ giống cây trồng tương đối phong phú. Đối với họ, giải pháp kỹ
thuật truyền thống của việc trồng trọt là gắn chặt với điều kiện nước tưới. Vì thế nơi
khai phá ruộng phải là những địa điểm gần nguồn nước, có thể dẫn nước vào được
bằng máng hoặc mương rãnh. Cịn người Sán Dìu canh tác trên các loại ruộng nước
trên những cánh đồng tương đối bằng phẳng, ruộng cạn trên các nương đồi, ruộng bậc
thang ở trên những độ cao khác nhau bao quan lấy các ven đồi, ven núi. Trên các loại
ruộng này, bà con đã trồng lúa, ngô, khoai sắn, các loại cây hoa màu và rau củ quả.
Trong gia đình người Sán Dìu có sự phân cơng khá rõ nét giữa các thành viên.
Bảng 2.3. Phân cơng lao động trong một gia đình của người Sán Dìu
Các cơng việc

Phụ nữ

Nam giới

Trẻ em
dưới15 tuổi


62
Cày bừa ruộng, nương

Tát nước, đắp bờ, phát nương
Cấy lúa, gặt
Bếp núc, may vá
Vào rừng lấy gỗ, tre nứa
Vào rừng hái măng, rau
Nuôi dạy con cái
Bế em, trông nhà
Chăn lợn, cho gà ăn
Chăn trâu, kiếm củi

+
+
+

+
+
+

+
+

+

+
+
+
Nguồn : Xử lý từ kết quả điều tra điền giã của chúng tôi, năm 2005

Trong chăn nuôi, các dân tộc này đều nuôi gia súc (trâu, bị, lợn, ngựa), gia cầm
(gà, vịt, chim), ni ong cũng khá phát triển ở các xã gần rừng (Khe Mo, Đoàn Kết Đồng Hỷ, Đại Từ); nhiều nơi đã thu được lượng mật tốt. Chăn nuôi chủ yếu lấy phân

bón, sức kéo, thịt… Nhiều gia đình ở vùng thấp cịn có ao thả cá, diện tích vài chục
đến vài trăm m2. Một số nơi họ còn thả cá ruộng vừa làm sạch ruộng vừa cải thiện bữa
ăn (các xã Ơn Lương, Hợp Thành huyện Phú Lương; xã Hố Thượng huyện Đồng
Hỷ).
Các nghề thủ công tuy là nghề phụ nhưng cũng khá phát triển trong làng bản các
dân tộc. Đối với dân tộc Tày và Nùng, nổi bật nhất là nghề trồng bông, chàm, kéo sợi,
dệt vải, nhuộm chàm. Ngồi ra cịn đan lát, nghề mộc, rèn, làm gạch ngói, nung vơi.
Tuy nhiên, các nghề thủ cơng này đều mang tính chất mùa vụ, chủ yếu vào thời gian
nơng nhàn.
Ngồi hoạt động kinh tế truyền thống thì săn bắt, hái lượm với tư cách là một hình
thái kinh tế tồn tại ít nhiều ở các vùng và các nhóm địa phương, nhưng ở mức độ đậm
nhạt khác nhau, tuỳ theo sản vật tự nhiên còn nhiều hay đã bị cạn kiệt. Sản phẩm hái
lượm là rau (rau bồ khai, rau ngót rừng, lá mác mật…), củ, quả, nấm, mọc nhĩ. Sản
phẩm săn bắn là thú rừng : sóc, dũi, chim…
Với các dân tộc Mông và Dao, xét về mặt phân hố khơng gian theo đai cao, thì đây
là hai dân tộc cư trú ở độ cao cao nhất so với các dân tộc khác, đó cũng là khu vực
hiện cịn diện tích rừng và đất rừng lớn. Về phong tục tập quán, hai dân tộc này có tập
quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Hiện nay, về cơ bản đại bộ phận người
Mông, Dao đã ổn đinh cuộc sống định canh, song hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn theo
phương thức cổ truyền là canh tác nương rẫy và chăn nuôi đại gia súc.


63
Dân tộc Dao phần lớn là làm nương, canh tác trên những sườn núi và thổ canh hốc
đá. Một số xóm như : Khe Rạc, Khe Rịa, Khe Nọi, Khe Cái huyện Đồng Hỷ người
dân làm canh tác trên ruộng bậc thang và làm nương. Cây lương thực chính là lúa,
ngơ, các loại rau mầu như: bầu, bí, khoai lang, su hào, cải làn, chăn ni chủ yếu là
trâu, bị, ngựa, lợn, gà. Các giống cây trồng, vật nuôi lấy từ nguồn gốc địa phương và
hình thức chăn thả tự nhiên. Một số hộ dân cịn có nghề trồng bơng, dệt vải, có lị rèn
để sửa chữa nơng cụ. Ngồi ra họ cịn có nghề cổ truyền là nghề thợ bạc, chủ yếu làm

những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, khuyên tai...
Những năm gần đây một số xã có đồng bào dân tộc Dao và các dân tộc khác trên
địa bàn của huyện đã được tham gia vào chương trình phát triển lâm nghiệp theo sự
chỉ đạo của huyện. Nhìn chung khi triển khai các chương trình trồng và bảo vệ rừng,
chỉ có số ít hộ gia đình ? áp dụng và tiến hành theo đúng quy trình đã được phổ biến,
kết hợp với việc chăn nuôi và trồng thêm một số cây ăn quả, bước đầu hình thành mơ
hình sản xuất khá phù hợp với mơi trường vùng cao; một phần lớn hộ gia đình Dao
chưa quen với phương thức làm ăn mới này.
Nguồn sống chính của dân tộc Mơng là làm nương định canh và nương du canh
trồng ngơ, lúa mạch. Ngồi những cây lương thực, họ trồng xen canh trên nương một
số loại cây như : rau, lạc, vừng, đậu, khoai. Cây trồng gần gũi nhất mang lại nguồn
sống chính cho họ vẫn là cây ngô. Mỗi khi đến vụ trồng ngô, họ thường ngủ ở nhà
nương, lúc nào trồng hết mới về. Một số người phải có nhiệm vụ coi sóc, khơng để
sóc ăn mất hạt ngơ. Trong các chuyến đi nghiên cứu thực tế tại một số bản người
Mông thuộc các xã vùng cao, vùng sâu Võ Nhai , chúng tôi nhận thấy tập qn sản
xuất của đồng bào ít có sự thay đổi, mặc dù họ muốn làm một ngành nghề nào đó,
trồng một cây, ni một con gì đó phù hợp để thay đổi cuộc sống quá nghèo khổ hiện
nay, nhưng lực bất tịng tâm, họ khơng có đủ khả năng; mơi trường sống của đồng bào
đầy khó khăn trở ngại.
Những năm gần đây, một số hộ đồng bào Mơng (chiếm tỉ lệ rất ít) sống ở các xã
gần trung tâm các huyện và cư trú xen kẽ với người Tày và Nùng đã biết trồng thêm
các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng như : hồng,
na, đào, lê, mơ, táo nhỏ... Hiện nay giá bán của những loại hoa quả này này không


64
cao. Ban Xố đói giảm nghèo của huyện đang hướng dẫn đồng bào hướng chuyển
dịch cây trồng vật nuôi phù hợp.
Như vậy, bên cạnh các hệ canh tác cổ truyền là làm ruộng nước, ruộng bậc thang,
nương rẫy, giờ đây cùng với sự phát triển của cả nước và sự phát triển của mỗi dân tộc

thì một số hệ thống mới về sử dụng đất đã xuất hiện và có thêm nhiều loại hình canh
tác như : vườn - ao - chuồng, vườn - rừng, các trang trại trồng cây cơng nghiệp lâu
năm... Đó chính là những biểu hiện của sự thích ứng trong hồn cảnh mới.
2.1.4.2. Các hệ canh tác chủ yếu
Hồn cảnh nào thì có hệ thống canh tác ấy. Mỗi dân tộc, mỗi tiểu vùng đều có hệ
canh tác đặc trưng, biểu thị sự thích ứng và thích nghi của mỗi dân tộc với điều kiện
sống của họ để tồn tại và phát triển. Căn cứ vào đặc điểm của môi trường tự nhiên và
một số các yếu tố khác, GS.TS Ngô Đức Thịnh đã chia khu vực miền núi Việt Nam
thành 3 tiểu vùng cư trú, canh tác khác nhau : rẻo thấp, rẻo giữa, rẻo cao [123]. Tỉnh
Thái Ngun là một ví dụ điển hình của sự phân chia địa bàn canh tác thành các tiểu
vùng này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật phân hố khơng gian theo
đai cao.

Bảng 2.4. Đặc điểm phân bố và tập quán canh tác của các dân tộc
Dân tộc

Địa bàn phân bố
chủ yếu

Kinh

Phân bố rộng tại
vùng đồng bằng
đồi phía nam, phân
bố xen kẽ tại vùng
thấp các huyện
miền núi phía bắc
tỉnh

Tày


Diện phân bố rộng
hầu khắp vùng núi
thấp và thung lũng
chân núi tỉnh Thái
Nguyên

Tập quán canh tác
Thâm canh nông nghiệp lúa
nước, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thuỷ sản (nuôi cá ao
hồ); thâm canh cây công
nghiệp hàng năm : lạc, đỗ
tương, rau quả; cây công
nghiệp lâu năm : chè (đặc
biệt là chè đặc sản Tân
cương)
Lúa nước là chủ yếu ở các
miền đất thấp và nương rẫy
trên đất dốc. Là cộng đồng
có vai trị chính (sau dân tộc
Kinh) trong phát triển kinh tế
của tỉnh.

Định cư
Định cư thành làng
lâu đời tại các đồng
bằng đồi phía nam;
định cư xen kẽ với
các dân tộc thiểu số :

Tày, Nùng, Sán Dìu
và một số dân tộc
khác.

Định cư thành bản
làng lâu đời ở các
miền đất thấp.


65
Ruộng nước và nương rẫy,
trong đó nương rẫy có vai trò
quan trọng trong sản xuất ra
sản phẩm hàng ngày.

Nùng

Ruộng nước, nương rẫy và
cây hoa màu

Sán Dìu

Sán
Chay

Trồng cây lương thực chiếm
vị trí hàng đầu.

Mơng


Phân bố chủ yếu ở
vùng cao

Định canh nương rẫy và
ruộng bậc thang

Dao

Phạm vi phân bố
ở cả vùng giữa và
vùng cao.

Định canh nương rẫy là chủ
yếu và một phần ruộng nước

Định cư thành các
bản làng trên các
triền núi thấp và trên
các gò đồi.
Định cư thành các
bản làng gần nguồn
nước, đất đai, rừng
núi thuận lợi cho
canh tác lúa nước.
Định cư theo cụm
bản nhỏ và một bộ
phận du cư
Định cư theo các
cụm bản nhỏ


Nguồn : Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu thực địa của đề tài, năm 2005

Vùng rẻo cao : là những nơi cao nhất, hiểm trở nhất, thường có độ cao tuyệt đối
trên 600 m. Đây là vùng sâu nhất, xa nhất và kinh tế cũng là nơi khó khăn nhất trong
tỉnh, chủ yếu là địa bàn cư trú của hai dân tộc Mông và Dao với hệ canh tác và
phương thức canh tác truyền thống. Thuộc tiểu vùng này gồm 16 xã vùng cao của các
huyện Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ. Phương thức sử dụng đất tập trung vào cây
lương thực, nương rãy và vật nuôi là đại gia súc. Trên 70% sản lượng lương thực của
các nông hộ trên địa bàn này là ngô, lúa nương; mỗi hộ có ít nhất là 1 con trâu, 1 con
bò hoặc 1 con ngựa. Hệ canh tác này đã và đang thích ứng với điều kiện sống của họ.
Vùng rẻo giữa : là vùng có tính chất trung gian giữa rẻo cao và rẻo thấp, các dân tộc
cư trú chủ yếu là Dao, Sán Dìu, Sán Chay; hệ canh tác có tính chất pha trộn giữa vùng
rẻo cao và rẻo thấp. Trên địa bàn này đồng bào vừa trồng ruộng nước, vừa canh tác
nương rãy trên những sườn dốc có khi tới 45o. Do biết thích ứng với điều kiện và môi
trường sống nên đồng bào đã biết đa dạng hoá phương thức sử dụng đất bằng cách
trồng lúa nước ở những nơi đất thấp ven sông suối, các thung lũng; trồng các cây
lương thực chịu hạn trên nương rẫy.


66
Vùng rẻo thấp : là những nơi, gần đường giao thơng, địa hình thấp có độ cao trung
bình dưới 300m, gần sông suối, cư dân chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán
Dìu, Sán Chay. Điều kiện sống và môi trường sinh thái thuận lợi hơn, do vậy phương
thức sử dụng đất tập trung vào lúa nước; nền nơng nghiệp đã định canh từ khá sớm.
Nhìn chung, sự phân chia khu vực miền núi thành 3 hệ canh tác theo độ cao địa
hình (theo rẻo) chỉ là tương đối và có tính quy ước, song có thể khẳng định, để thích
ứng với điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu... của khu vực miền núi, đồng bào các dân
tộc thích ứng với hồn cảnh địa lý của cuộc sống bằng những phương thức canh tác
khác nhau. Cho dù hồn cảnh nào thì con người cũng tìm ra được các phương thức
ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên và mơi trường mà họ sinh sống. Trong tồn bộ

sự đang dạng trong hoạt động kinh tế của các dân tộc, sản phẩm trồng trọt là nhân tố
quyết định sự tồn tại của cộng đồng.
2.1.4.3. Mơ hình sản xuất tiêu biểu

• Mơ hình canh tác lúa nước của người Kinh và một số dân tộc Tày, Nùng cư trú ở
vùng thấp
Với 32.689,16 ha đất chuyên trồng lúa nước, chiếm 76,71% % đất trồng lúa năm
2005, Thái Nguyên cũng là tỉnh sản xuất lúa tương đối lớn so với các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ. Mơ hình sản xuất lúa nước phổ biến là kết hợp sản xuất trên diện đại
trà với hai vụ lúa : đông xuân và lúa mùa xen canh vụ ngô đông trên diện rộng, được
cấp nước ổn định từ hai cơng trình thuỷ lợi qui mô lớn của hồ núi Cốc và công trình
thuỷ lợi Thác Huống. Người Kinh và một số dân tộc sống ở vùng thấp như người Tày,
Sán Dìu, Cao Lan thành thục trong các khâu sử dụng tập đoàn giống lúa, ngô mới chịu
sâu bệnh và năng suất cao. Trên các cánh đồng giữa núi tại các huyện miền núi, mơ
hình thâm canh lúa nước dựa trên hệ canh tác nước trời và cơng trình thuỷ lợi nhỏ, hệ
thống hồ trữ nước kết hợp kênh mương kiên cố dẫn về đồng ruộng. Huyện Định hố
triển khai rộng rãi mơ hình sản xuất lúa bao thai chất lượng cao, thơm, dẻo, khơng có
dư lượng hố chất. Thương hiệu gạo bao thai Định Hố Thái Ngun đang có chỗ
đứng trong thị trường gạo đặc sản trong và ngồi tỉnh.
• Mơ hình trồng chè chuyên canh của người Kinh


67
Thái Ngun có điều kiện đất và khí hậu thuận lợi để phát triển cây chè với qui mô
lớn trên các sườn đồi tương đối thoải, xen kẽ các vạt rừng, những chân ruộng có nước
quanh năm để vừa trồng lúa làm nguồn lương thực vừa tưới nước cho cây chè. Chè
được trồng với diện tích trên 10 nghìn ha tại hầu hết các xã phía tây huyện Phổ Yên,
tây nam thành phố Thái Nguyên, các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, Võ
Nhai. Tuy phân bố ở các địa bàn khác nhau, nhưng mơ hình tổng qt có hiệu quả
nhất vẫn là mơ hình trồng chè Tân Cương (xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên).
Chè được trồng theo đường bình độ, mỗi năm đốn chặt một lần, được chăm sóc cẩn

thận. Các giống chè chủ yếu là : chè Trung du, LPD1, TRI 777, chè Nhật Bản được
trồng rộng rãi trên phạm vi tồn tỉnh, nhưng có sức cạnh tranh nhất vẫn là chè ở xã
Tân Cương, và chè Tân Cương trở thành thương hiệu khá mạnh trtên thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Sản phẩm chè các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hố đơi khi cũng
Tân Cương hoá thương hiệu để tranh thủ khách hàng. Một số dân tộc sống xen kẽ với
người Kinh cũng trồng chè theo kiểu canh tác chè của người Kinh để tăng thu nhập,
cải thiện đời sống. Thị trường chè nội địa đã quen với thương hiệu chè Thái Ngun.
• Mơ hình trồng ngơ trên hốc đá của người Mơng
Trồng ngơ trên hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá” đó là một tập quán canh
tác sáng tạo và cũng là kinh nghiệm canh tác bản địa của người Mơng sống ở vùng
cao, chủ yếu ở những nơi có độ dốc lớn, địa hình núi đá. Trên mặt địa hình có ít hoặc
rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá. Tận dụng những phần
đất sẵn có trong các khe đá, người Mông đã trồng ngô và một số cây lương thực khác;
họ gọi loại nương này là “Xùa tề” và “Dầu tề”.
Xùa tề là loại nương có nhiều hốc đá nhỏ nằm kề nhau. Trong các hốc đá, khe đá đó
đã có sẵn đất (tầng đất dày hay mỏng tuỳ thuộc vào vị trí sắp xếp của các hịn đá) do
q trình rửa trơi và phong hố của thiên nhiên tạo thành. Ở những nơi có lớp đất
mỏng khơng đủ cho canh tác thì người Mơng gùi đất từ dưới khe lên để lấp đầy. Vì
các hốc đá thường là nhỏ khơng thể dùng cày trong q trình làm đất, do vậy công cụ
làm đất duy nhất là chiếc cuốc. Sau khi làm đất họ tiến hành gieo hạt. Tuỳ từng diện


68
tích hốc đá mà có thể trồng từ 1 đến 7 hốc ngơ. Ở những nơi có thể trồng được 3 hốc
ngô trở lên, bà con cũng trồng xen canh thêm rau và đậu theo phương thức quay vịng.
Để khơng bị mưa làm rửa trơi xói mịn đất, bà con đã nhặt những hòn đá ở xung
quanh, xếp thành những gờ nhỏ ở giữa các khe đá để giữ đất.
Dầu tề là loại nương phổ biến ở những khu vực có nhiều hốc đá với những khoảng
đất rộng trên 2m2. Đặc biệt ở những nơi có tảng đá to với bề mặt tương đối bằng

phẳng thì người dân thường gùi đất và đổ lên trên các mặt đá đó để tận dụng diện tích
và sau đó tiến hành canh tác tương tự như nương Xùa tề. Đối với dân tộc Mơng, hầu
như gia đình nào cũng có loại nương này. Đây là loại nương ít khi bị bỏ hoang, và
cũng là loại nương dễ làm, có điều kiện thâm canh.
Trên cả hai kiểu nương này đều có cùng một quy trình canh tác : vào cuối tháng 2
âm lịch, khi thời tiết đã trở nên ấm hơn và bắt đầu có mưa nhỏ, người Mơng làm đất,
khi làm đất họ vùi thêm phân chuồng, cuối tháng 2, đầu tháng 3 khi đất đã ải họ xới
lại đất để tra hạt. Khi ngô đã mọc cao từ 3 đến 5 lá, họ thường gieo thêm đậu leo, rau
cải, rau bí. Sau chín tháng, khi ngơ đã già và chắc hạt họ để ngơ chín rũ trên nương
cho đến khi ngơ khơ hẳn họ mới bẻ về nhà.
Phương thức thổ canh hốc đá như một sự minh chứng về kinh nghiệm bản địa tuyệt
vời với khả năng thích ứng của dân tộc Mơng trong hồn cảnh mơi trường vùng cao
đầy khó khăn.
• Mơ hình canh tác trên đất dốc của dân tộc Dao
Các dân tộc thiểu số vùng cao nói chung và dân tộc Dao nói riêng, do sinh sống lâu
đời trên địa bàn đất dốc nên họ đã có nhiều kinh nghiệm với các mơ hình nơng - lâm
kết hợp và hệ thống cây trồng phù hợp trên đất dốc.
Kết quả điều tra tại xã Lam Vĩ huyện Định Hoá cho thấy, cây trồng thích hợp trên
đất dốc gồm có các loại sau :
- Trẩu, mỡ và keo tai tượng : Theo kinh nghiệm của người Dao, trẩu và mỡ là loại
cây lấy gỗ sinh trưởng nhanh nhất, chỉ trồng 5 đến 6 năm là được thu hoạch. Đất trồng
các cây mỡ, trẩu khơng bị thối hố, sau khi thu hoạch vẫn có thể trồng thêm đợt
khác. Keo tai tượng cũng là cây làm tốt đất.


×