Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.18 KB, 38 trang )

91

Chương 3
Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng
tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Thái Nguyên
3.1. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1. Đất - Tài nguyên không thể thay thế để phát triển nông nghiệp
Trong tổng số 354.150,15 ha đất các loại của tỉnh, đất nông nghiệp chiếm
27,06%; đất lâm nghiệp chiếm 43,80% cịn lại là diện tích của các loại đất
khác. Riêng khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Ngun có
diện tích 290.420 ha.
Về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng các loại cây hàng năm (lúa
màu) chiếm 63,2%; đất vườn 13,8%; cây lâu năm 18,9%, đất đồng cỏ 0,7%,
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 4,3%.
Trong cơ cấu đất trồng cây hàng năm, diện tích đất ruộng lúa, lúa - màu
chiếm 80,96%, đất nương rẫy chiếm 1,26%, đất chuyên màu phiêng bãi chiếm
17,78%. Tuy là tỉnh miền núi nhưng diện tích lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn, diện
tích đất nương rẫy chủ yếu tập trung ở một số huyện có các xã vùng cao như
Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ. Năm 2005, sản lượng lương thực có hạt của
tỉnh Thái Nguyên đạt 377.209 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 322.153 tấn,
ngơ đạt 55.056 tấn. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2001 - 2005
2001

2002

2003


2004

2005

Diện tích (ha)

79.239

82.189

83.778

85.806

86.000

Sản lượng (tấn)

316.443

348.923

357.102

368.945

377.209

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005
Nhìn chung, khu vực miền núi đất có độ dốc lớn, khả năng mở rộng diện



92

tích chủ yếu là diện tích vùng đất dốc, đồi thấp thiếu nước, thích hợp với
trồng cây cơng nghiệp lâu năm và cây trồng cạn ngắn ngày. Nhưng hiện tại,
các loại cây lâu năm chiếm một tỉ lệ thấp. Trong tương lai, cần chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo chiều hướng tăng diện tích trồng các loại
cây công nghiệp lâu năm và các loại cây ăn quả thích hợp với điều kiện đất
đai của vùng và đảm bảo cho giá trị kinh tế cao. Trong đó, chè là cây trồng có
giá trị kinh tế ổn định nhất. (Hình 3.1.)

Hình 3.1. Diện tích và sản lượng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 -2005

Chè là cây trồng có giá trị kinh tế nhất trên đất vườn đồi của tỉnh Thái
Nguyên. Hiện nay, chè là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu của
nước ta, trong đó chè Thái Ngun vừa có uy tín ở thị trường trong nước, vừa
có xuất khẩu được sang thị trường một số thị trường khó tính như Nhật Bản,
Đài Loan. Diện tích và sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên tăng liên tục qua
các năm, năm 2005 sản lượng chè đạt 93.746 tấn. Trong tương lai, chè vẫn là
cây trồng được ưu tiên phát triển trên đất vườn đồi của tỉnh Thái Nguyên.


93

Diện tích ni trồng thuỷ sản hiện có 4.506 ha, chủ yếu được sử dụng để
nuôi cá. Sản lượng cá tăng liên tục qua các năm, năm 2001 đạt 2.859 tấn đến
năm 2005 đạt 3.544 tấn.
Khi đánh giá về tiềm năng đất, ngồi khả năng khai thác đất thích hợp và
mở rộng quy mơ diện tích từng loại đất, cịn có một chỉ tiêu rất quan trọng để

đánh giá tiềm năng đất, đó là hiệu quả kinh tế thu được trên 1 ha đất canh tác.
Qua điều tra ở một số huyện miền núi thì hiện nay đồng bào các dân tộc đã
tiến hành gieo trồng hai vụ trong năm ở cả ba loại hình đất nơng nghiệp.
- Trên đất ruộng có hệ thống lúa xuân - lúa mùa, lúa mùa - lạc xuân, lúa
mùa - ngô, lúa mùa - thuốc lá xuân.
- Trên đất soi bãi cát có hệ thống ngô đông xuân - ngô hè thu, ngô - lạc,
ngơ- đậu tương.
- Trên đất đồi thấp có hệ thống hai vụ đậu đỗ, hai vụ rau.
Việc gieo trồng hai vụ trong năm cũng mới chỉ thực hiện được trên 60%
diện tích đất canh tác. Số liệu thống kê và kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế
sử dụng đất nông nghiệp tại một số địa bàn trong tỉnh cho thấy :
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất ruộng 3 vụ đạt 20 - 25 triệu đồng.
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất ruộng 2 vụ đạt 14 - 16 triệu đồng.
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất ruộng 1 vụ đạt 5 - 7 triệu đồng.
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất màu trồng mía đạt 7 - 8 triệu đồng.
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất màu trồng ngô đạt 8 - 10 triệu đồng.
+ Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất chè (chè búp tươi) đạt 9 - 11 triệu đồng.
Tuy nhiên, có một số hộ gia đình biết sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp lý
đã có thu nhập trên 30 triệu đồng/ 1 ha. Nếu thực hiện cải tiến hệ thống cây
trồng hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với những tri thức
của địa phương thì có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất lên nhiều lần.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có các vùng sản xuất nông sản


94

chính như sau :
- Vùng sản xuất lương thực tập trung chủ yếu là các huyện Phú Bình, Đại
Từ, Định Hố, Phổ n.
- Vùng thực phẩm ven đơ thị là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công,

các huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình và một số thị trấn.
- Vùng chè bao gồm các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ,
Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
- Các tiểu vùng cây ăn quả có ở tất cả các huyện, thành trong tỉnh.
Tài nguyên đất cùng với tài nguyên nước và khí hậu là những yếu tố chi
phối trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Dựa vào tiềm năng các loại tài nguyên
này mà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đồng bào các dân tộc đã có những hệ
thống cây trồng đặc trưng và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Nhìn
chung sản xuất nơng nghiệp của các hộ nông dân tương đối thuận lợi để phát
triển hệ thống cây trồng đa dạng, cho phép chọn hướng sản xuất theo hướng
đa canh.

3.1.2.

Rừng - Tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống của đồng

bào các dân tộc miền núi
3.1.2.1. Đánh giá chung
Rừng là một tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của tỉnh Thái Nguyên nói chung và cũng là một tài nguyên vô cùng quan
trọng đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc của các huyện miền núi.
Rừng vừa có giá trị cung cấp thực phẩm, dược liệu, lơng da, vừa có giá trị bảo
tồn nguồn gen.
- Về thực vật : có nhiều lồi thực vật thuộc các nhóm
+ Nhóm gỗ q : là những lồi có vân hoa rất đẹp như cẩm lai, gụ mật.
+ Nhóm gỗ cứng : Nghiến, đinh thối, đinh vàng, trai lý, táu mật.
+ Nhóm dược liệu q : ngũ gia bì, đại phong tử, kim giao, mạy tèo, song


95


mật.
Diện tích đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng có độ dốc lớn, hiện
nay diện tích đất lâm nghiệp của vùng miền núi dân tộc chiếm khoảng 55,9%
diện tích của vùng, trong đó khả năng mở rộng diện tích đất trồng cây lâm
nghiệp cịn khá lớn (30954 ha). Tỉnh Thái ngun đã có quy hoạch trên diện
tích đất lâm nghiệp có khả năng mở rộng. Cụ thể :
- Vùng sản xuất gỗ lớn : Định Hoá, Võ Nhai và một phần huyện Đồng Hỷ.
- Vùng nguyên liệu giấy : Phú Lương, Định Hoá.
- Vùng gỗ nhỏ : Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ.
- Vùng cây đặc sản : Phú Bình, Phổ n, Đồng Hỷ.
Diện tích rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây nguyên liệu cung cấp gỗ xây
dựng, gỗ chống lò và bột giấy, trong đó mở rộng diện tích các loại keo, các
loại cây có tán che, phát triển nhanh, đa tác dụng.
Năm 2005, giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đạt 67.543 triệu đồng. Tuy
nhiên mọi hoạt động của ngành lâm nghiệp đều diễn ra chủ yếu ở các vùng
miền núi dân tộc với ba ngành thu nhập chính là : trồng và khoanh nuôi rừng,
khai thác rừng, thu nhặt sản phẩm của rừng. Cơ cấu giá trị năm 2005 như sau:
Trồng và nuôi rừng 18,58%; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ 74,75%; dịch
vụ lâm nghiệp 6,67%. (Bảng 3.2.).
Bảng 3.2. Một số sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên qua các năm
Năm

2001

2002

2003

2004


2005

Gỗ tròn khai thác - m3

11.585

11.108

23.841

22.700

27.079

Củi khai thác - Ster

327.289

321.485

305.410

290.140

279.237

Tre nứa luồng- nghìn cây

1.850


1.836

1.774

1.929

2.011

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005

- Về động vật :
Rừng của tỉnh Thái Ngun có những nhóm động vật chính như : thú rừng,


96

chim rừng, bị sát, lưỡng cư. Ví dụ : tại khu vực Phượng Hoàng đã phát hiện
được 55 loài thú thuộc 21 họ, 8 bộ; 82 loài chim thuộc 32 họ, 10 bộ; 27 lồi
bị sát thuộc 8 họ, 2 bộ; 15 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng cịn có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ
nguồn nước và cân bằng sinh thái, góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên cho
cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay các khu bảo tồn thiên
nhiên như : Phượng Hoàng, Thần Sa, ATK Định Hố khơng những có ý nghĩa
về kinh tế, khoa học, mơi trường mà cịn có ý nghĩa về mặt du lịch. Những
khu bảo tồn thiên nhiên này đã thu hút được nhiều khách du lịch của các tỉnh
phía Bắc, tạo thêm một nguồn thu cho các tỉnh miền núi.
3.1.2.2. Nghiên cứu cụ thể qua một số trường hợp của các dân tộc thiểu
số đối với nguồn tài nguyên rừng
a) Rừng - nguồn tài nguyên gắn bó chặt chẽ với đời sống của các dân tộc

Mông, Dao
Hai dân tộc Mông, Dao có cuộc sống gần gũi và gắn bó với rừng. Đồng bào
thường chặt cây làm nhà, làm củi, làm các đồ dùng sinh hoạt và một nguồn
lương thực thực phẩm cũng được thu được từ rừng. Trên thực tế, khi đến khảo
sát địa bàn nghiên cứu chúng tôi được biết tất cả những sản phẩm mà người
dân khai thác để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày điều được khai thác từ
rừng tự nhiên như : măng, mộc nhĩ, nấm hương, rau, thịt thú rừng, mật ong.
Qua thực tế điều tra về việc khai thác rừng và những sản phẩm khai thác từ
rừng của người Dao ở Xã Vũ Chấn cho thấy nguồn thu từng rừng so với các
nguồn thu nhập khác là khơng nhỏ :
Trung bình một gia đình người dân tộc Dao một năm khai thác khoảng 0,5
đến 1 tấn rau rừng, măng rừng, nấm hương, mộc nhĩ có giá trị khoảng 1,5
triệu đồng. Vào những ngày nông nhàn, họ thường vào rừng chặt củi, đốt củi
làm than đem ra chợ bán, trung bình một ngày bán được một gánh củi, giá


97

một gánh củi cành khoảng 15 -20 nghìn đồng và trung bình một tuần họ bán
được một gánh than củi (30 - 40kg) với giá là 1000 - 1200 đồng/kg. Trong khi
đó giá trị thu được từ trồng trọt và chăn nuôi khoảng 3 - 4 triệu đồng/ năm
nhưng chỉ phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm hàng ngày của người dân.
Rừng ở Thái Nguyên được đánh giá là có nhiều dược liệu chữa bệnh rất
quý. Những loại dược liệu này đã trở nên quen thuộc với người dân, đặc biệt
trong điều kiện thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm y tế. Từ
trước tới nay, dân tộc Mông, Dao đã biết sử dụng cây rừng để chữa bệnh, mặc
dù họ không biết tên gọi của loại cây đó, một số cây thì được gọi theo tiếng
dân tộc của họ. Ví dụ như cây ngộ độc dùng để uống khi bị trúng độc hoặc để
tắm cho phụ nữ mới sinh con, cây dạ phái dùng để làm tăm chữa sâu răng và
tắm khi bị ghẻ ngứa, cây khau pinh có tác dụng bổ máu, tầm gửi cây nghiến

chữa đau lưng đau khớp…
Trong rừng còn tàng trữ những động vật hoang dại, đây là nguồn thực
phẩm quan trọng cho đời sống của đồng bào Mông và Dao từ trước đến nay.
Rừng là cuộc sống của họ, và cũng chính họ đã có những quan điểm rằng :
“Muốn tìm người Mơng và Dao thì hãy tìm đến rừng”. Gần đây, những khu
rừng tự nhiên ở địa bàn thấp đã bị khai thác khá nhiều, nhiều loài động vật có
nguy cơ diệt chủng. Qua phỏng vấn, dân làng cho biết “10 lần đi săn thì 9 lần
về khơng, những lần săn được chỉ là con sóc, con dũi, chim rừng” do vậy số
bữa ăn được cải thiện thưa dần so với trước đây.
Đối với đồng bào Mông và Dao, ngoài ý nghĩa là nguồn cung cấp thực
phẩm quan trọng, thì rừng cịn là “kho” cung cấp ngun vật liệu để làm nhà
và các đồ gia dụng khác. Những cây rừng được khai thác chủ yếu là cây
nghiến, lát, mai, tre, vầu, nứa.
Hiện nay việc giao đất giao rừng của nhà nước đã được thực hiện nên việc
khai thác rừng bừa bãi đã bị hạn chế, khơng cịn như trước đây nữa, tuy nhiên


98

khai thác nhỏ vẫn cịn, phương thức khai thác thơ sơ. Vấn đề đặt ra là phải
bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có, khai thác rừng một cách hợp lý,
nhưng cũng khơng phải vì thế mà ngăn chặn tuyệt đối mối quan hệ vốn rất
quen thuộc giữa các dân tộc Mông và Dao với rừng. Cuộc sống dựa vào rừng
và canh tác nương rẫy vẫn được coi là một phương cách tối ưu để giải quyết
vấn đề lương thực trong điều kiện hiện tại của đồng bào. Chính vì cuộc sống
của họ có những gắn bó chặt chẽ với rừng nên họ cũng đã có những truyền
thống, tập quán tốt đẹp trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Điều này
góp phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong khu vực họ
sinh sống.
b) Các dân tộc Tày - Nùng với việc sử dụng nhóm cây mọc hoang trong

rừng
Người Tày - Nùng ở Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm sử dụng các cây
hoang dại trong rừng phục vụ cho đời sống hàng ngày. Qua điều tra chúng tơi
nhận thấy có rất nhiều loài cây trong rừng được đồng bào sử dụng, thống kê
được gồm có các lồi cho rau ăn, các lồi cho tinh bột, các loài cho màu
nhuộm thực phẩm. Trong các nhóm cây dùng làm rau ăn, các lồi măng, rau
sắng, rau bồ khai, rau ngót rừng, được sử dụng nhiều nhất. Trung bình mỗi
người lấy được 30-40 kg măng/ lần lấy, 1kg măng củ tươi có giá khoảng 3000
đồng và cứ 10 kg măng tươi phơi được 3 kg măng khô bán với giá 20.000 đến
30.000 đ/kg. Như vậy nguồn thu nhập từ măng đã giúp cho đồng bào phần
nào cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Rau bồ khai hay còn gọi là dây hương, thuộc họ Dương đào, có tên khoa
học là Erythropalumscandens, là một lồi dây leo bằng tua cuốn mọc hoang ở
ven rừng phục hồi. Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Ngồi giá trị là
cây rau ăn, rau bồ khai còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rau ngót rừng


99

(gồm có rau ngót cây và rau ngót dây) cũng là một loại rau có giá trị dinh
dưỡng cao và được thu hái nhiều.
Trong nhóm cây ăn quả, lồi được ưa thích và dùng nhiều nhất là trám
trắng, trám đen, sấu, mác mật và dâu gia. Phần lớn các cây lấy quả đều khơng
có giá trị kinh tế cao và chỉ thu hái quả nên không bị đe doạ. Chỉ riêng các
loài trám bán được với khối lượng lớn, lại có tập quán khi thu hái quả lại chặt
cả cây nên số lượng ngày càng giảm. Để bảo vệ được các lồi cây này thì cần
có biện pháp thu hái thích hợp.
Nhóm cây lấy tinh bột đặc biệt có giá trị trong thời kì sản xuất lương thực
cịn gặp nhiều khó khăn, người dân ở đây vẫn phải dùng để ăn thay cơm như :
các cây họ pảng (cây báng), co tao (cây đao)... thường được dùng để nấu

rượu. Cây củ mài Dioscorea persimilis mọc hoang ở rừng, ven suối, ven sơng,
củ chứa lượng bột rất lớn, có thể ăn được hoặc để làm thuốc. Do bị khai thác
nhiều và ít được trồng nên số lượng cây củ mài cũng ngày càng giảm. Những
năm gần đây, mỗi lần đồng bào đi rừng đào được củ mài thì họ thường mang
ra chợ bán lấy tiền để mua các thực phẩm khác.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày- Nùng ở Thái Nguyên biết sử
dụng một số cây nhuộm thực phẩm như xôi, bánh trong các dịp lễ tết. Nhuộm
màu đen, màu tím có lá khấu đăm (cẩm), nhuộm màu đỏ có quả gấc và lá cẩm
đỏ...
Từ những kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy người Tày - Nùng ở
Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các cây ăn được, đặc
biệt là nhóm cây làm rau được khai thác từ rừng. Các nhóm cây khác tuy số
lượng không nhiều nhưng kinh nghiệm sử dụng của họ cũng rất phong phú.
3.2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC ĐẾN
NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Những tác động theo chiều hướng tích cực


100

3.2.1.1. Biến động tài nguyên đất (theo mục đích sử dụng)
Tài nguyên đất tỉnh Thái Nguyên rất đa dạng và phong phú. Trên địa bàn
tỉnh có 23 loại đất chính, diện tích đất có độ dốc < 15 0 chiếm 47,78%, đây là
diện tích đất rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị. Diện tích đất có độ dốc > 15 0 chiếm 52,22% thích hợp với
việc trồng chè, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp.
* Đất nông lâm nghiệp :
Diện tích đất nơng lâm nghiệp của tỉnh Thái Ngun năm 2005 chiếm tới
74,94% diện tích tồn tỉnh. Trong đó, các huyện có diện tích đất nơng nghiệp

lớn là Phú Bình, Phổ n, Đại Từ; các huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn
là Định Hoá, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương. Nếu so sánh số liệu trong thời
gian 5 năm, từ năm 2000 đến năm 2005 thì diện tích đất nơng nghiệp và diện
tích đất lâm nghiệp đều tăng. (Hình 3.2.)
Hiện nay, Thái Nguyên là một tỉnh có hệ số sử dụng đất trồng cây hàng
năm khá cao (khoảng 2 lần / năm). Trong những năm gần đây tỉnh đã đưa
thêm một số cây trồng cạn vào trồng trong vụ đông xuân trên đất ruộng để
tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trên diện tích trồng cây
lâu năm chủ yếu trồng các loại cây như chè, cây ăn quả ( vải, đào, mơ, quýt,
lê, hồng…), mía đường…


101

Hình 3.2. Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2000-2005

Đối với diện tích đất lâm nghiệp : trong những năm qua do đẩy mạnh việc
thực hiện các chương trình, dự án trồng rừng nên đất lâm nghiệp có xu hướng
tăng lên ở cả 3 loại đất rừng : rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng
hộ.
* Đất chuyên dùng và đất ở :
Đất chuyên dùng và đất ở cũng có sự biến động theo xu hướng tăng dần,
trong đó tăng chủ yếu là các loại đất chuyên dùng như : đất giao thơng, đất an
ninh quốc phịng, đất di tích lịch sử văn hố, đất ở và đất khu đơ thị. Năm
2000 diện tích đất ở và đất chuyên dùng là 38.276,61 ha, đến năm 2005 tăng
lên 39.713,9 ha.
* Đất chưa sử dụng :
Đất chưa sử dụng của tỉnh Thái Nguyên có sự biến động theo chiều hướng
giảm dần. Từ năm 2000 đến 2005 diện tích đất chưa sử dụng giảm 20434,03
ha, trong đó :



102


103

Bản đồ


104

- Đất bằng chưa sử dụng giảm : 735,26 ha.
- Đất đồi núi chưa sử dụng giảm : 19247,11 ha.
- Đất núi đá khơng có rừng cây giảm : 451,66 ha.
Như vậy, sự biến động đất của tỉnh Thái Nguyên theo chiều hướng tăng
diện tích đất nơng lâm nghiệp, đất rừng, đất chuyên dùng và đất ở; giảm diện
tích đất chưa sử dụng. Sự biến động đất theo mục đích sử dụng này diễn ra
trên địa bàn ở tất cả các huyện trong tỉnh. Trong đó các huyện miền núi có xu
hướng tăng chủ yếu là diện tích đất nơng lâm nghiệp, còn các huyện vùng
thấp và thành phố Thái Nguyên tăng chủ yếu là đất chuyên dùng và đất ở.
Bảng số liệu 3.5 ? cho thấy xu hướng biến động đất nông nghiệp như trên
là phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh vì khả năng có thể khai thác trên đất
dốc đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn. Sự biến động đất lâm nghiệp
cũng rất hợp lý nhằm nâng cao độ che phủ của thảm thực vật, góp phần bảo
vệ mơi trường sinh thái. Đất chưa sử dụng biến động theo chiều hướng giảm
dần là quy luật biến động thuận. Việc giảm diện tích đất chưa sử dụng, tăng
diện tích đất nơng lâm nghiệp chứng tỏ việc quản lý khai thác đất trống đồi
trọc của tỉnh trong những năm qua đã được chú ý.
3.2.1.2. Biến động tài nguyên rừng

So với các địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Thái
Nguyên là tỉnh miền núi có nguồn tài nguyên thực vật, động vật khá phong
phú và đa dạng về loài, gen và hệ sinh thái. Trong vài thập kỷ qua, do việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai và khai thác lâm sản, rừng Thái Nguyên
cũng đã bị giảm sút. Tuy nhiên, do có các chương trình trồng và chăm sóc
rừng (PAM, 327, 661…) cùng với các dự án bảo tồn các khu rừng tự nhiên
nên trong những năm gần đây, diện tích rừng của tỉnh Thái Nguyên đã tăng
lên và diện tích đất trống đồi trọc giảm xuống.


105

Từ cuộc kiểm lâm năm 1993 đến năm 2005, diện tích đất có rừng đã tăng
lên, độ che phủ rừng tăng từ 22% lên 42,7%, diện tích đất trống đồi trọc giảm
đi 78922,71 ha đó là do kết quả đầu tư của các chương trình 327, định canh
định cư xố đói giảm nghèo, trồng rừng PAM, giao đất giao rừng cho hộ gia
đình...Diện tích rừng tăng lên chủ yếu ở loại rừng phục hồi (rừng non) và
rừng trồng thông qua các công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi và trồng
rừng theo các dự án. Trong những năm gần đây, một số sản phẩm lâm nghiệp
đã có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là gỗ tròn khai thác và tre, nứa, luồng.

Hình 3.?. Biến động tài nguyên rừng tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1993 - 2005

Hiện nay, việc trồng và chăm sóc rừng đóng vai trị tích cực mang tính chủ
động làm cho diện tích rừng biến động theo chiều hướng tăng. Đa số diện tích
rừng mới phục hồi phân bố chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hố,
tuy nhiên chưa có nhiều khả năng để khai thác sản phẩm lâm nghiệp, nhưng
lại có tác dụng trong việc nâng cao độ che phủ, có tác dụng bảo vệ đất, bảo vệ
nguồn nước và đa dạng sinh học, tạo môi trường sống cho các loại động vật.
Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành một số luật như : luật đất

đai,luật thừa kê và chuyển nhượng đất, chính sách giao đất giao rừng, cho vay


106

vốn ưu đãi…đây là chính yếu tố tích cực ảnh hưởng đến diến biến rừng theo
chiều hướng có lợi cho dân sinh và mơi trường sinh thái. Diện tích rừng và
đất rừng có chủ ngày càng nhiều, bên cạnh đó người dân cũng đã có ý thức
hơn trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn
họ sinh sống. Đó chính là những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự
gia tăng độ che phủ rừng.

Bảng 3.. Độ che phủ rừng của tỉnh Thái Nguyên qua các năm. Đơn vị : %

Các huyện, thành

2000*

2005*

2010**

Thành phố Thái Nguyên
Võ Nhai
Đồng Hỷ
Đại Từ
Thị xã Sông Công
Định Hố
Phú Lương
Phú Bình

Phổ n

17,0
64,27
46,01
42,0
20.72
42,41
33,04
25,4
26,8

16,93
66,41
46,69
48,13
21,43
51,43
44,73
14,69
38,24

14,36
77,82
51,54
51,37
16,14
58,69
42,13
18,78

33,48

Nguồn : * Xử lý theo số liệu của sở Tài nguyên và Môi trường (Biểu số
09a- TKĐĐ và biểu số 09c -TKĐĐ); ** Quy hoạch đất lâm nghiệp của tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2010 (Biểu QH - 01) (Có bản đồ rồi thi bỏ bảng này)
Bảng số liệu 3.7 cho thấy, trong thời gian 5 năm, từ năm 2000 đến 2005,
hầu hết diện tích rừng ở các huyện đều tăng, đặc biệt là các huyện miền núi.

Bản đồ


107

Đại đa số các huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có độ che phủ rừng đạt
trên 40% (năm 2005), dẫn đầu là các huyện Võ Nhai, Định Hoá với có độ che
phủ rừng cao nhất tương ứng 66,41%; 51,43%. Theo số liệu quy hoạch phát
triển lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì độ che phủ rừng của cả
tỉnh sẽ tăng hơn so với thời điểm hiện tại (năm 2005), nhất là các huyện có


108

thế mạnh phát triển lâm nghiệp như Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Ngồi những chương trình giao đất giao rừng cho hộ nơng dân,
chương trình trồng rừng…, trong những năm vừa qua tỉnh Thái Nguyên đã
triển khai các dự án như : Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Phượng Hoàng,
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, khu bảo tồn thiên nhiên ATK và các dự án
phát triển : dân sinh - Kinh tế xã hội ở các vùng đệm. Những dự án này có ý
nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt
là các dân tộc sống trên địa bàn xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên.

Ở khu vực vùng đệm, đồng bào các dân tộc đã tiến hành trồng cây gỗ trên
đất rừng và đến nay đã có thành quả nhất định. Các cây trồng chủ yếu là :
bạch đàn, keo, trám, lát, mỡ, sấu…Những loại cây này rất thích hợp với điều
kiện khí hậu và đất đai của tỉnh.
Năm 2005, tồn tỉnh cịn 37113,91 ha đất đồi núi chưa sử dụng và
10022,38 ha núi đá không có rừng cây, từ nay đến 2010 nếu thực hiện đúng
theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp và thực hiện tốt các chương trình trồng,
chăm sóc rừng, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng thì chắc chắn
độ che phủ rừng của tỉnh Thái Nguyên sẽ đạt khoảng 50% so với diện tích đất
tự nhiên.
3.2.1.3. Phong tục, tập quán của một số dân tộc và những tác động tích
cực trong việc sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và rừng
a) Tập quán sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng đất của các dân tộc
Tày, Nùng
Trong sản xuất nơng nghiệp, để có năng suất cao, các dân tộc Tày, Nùng
đặc biệt quan tâm đến việc bón lót, bón thúc. Cùng với việc bón phân, họ đã
chú ý đến làm cơng tác thuỷ lợi. Ngồi việc đắp bờ, cày sâu, bừa kỹ để ruộng
có thể giữ nước được lâu họ còn làm phai, guồng nước (cọn) để đưa nước lên
ruộng thường xuyên. Bên cạnh làm ruộng nước, đồng bào còn làm nương bãi.


109

Để hạn chế sự bào mòn của đất trên bề mặt, đồng bào thường dùng biện pháp
đào rãnh ngang trên mặt nương hoặc trồng cây làm hàng rào chắn ở cuối bờ
nương phía chân dốc để giữ mầu cho đất. Nương ở chân đồi hay ven rừng
thường trồng ngô, sắn, đậu, lạc, chè, vừng.
Đồng bào Tày, Nùng cịn có nhiều kinh nghiệm trong việc xen canh, gối vụ
trên các loại đất. Đặc biệt họ có tập qn trồng xen ngơ với các loại đỗ khác
nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà người ta đưa ra sự chọn : Để lấy quả non

làm thức ăn người ta trồng đỗ trắng, lấy hạt dùng cho các ngày lễ trong năm
người ta người ta trồng đỗ xanh hoặc đỗ nho nhe... Trong các loại đỗ, đỗ được
trồng xen với ngô nhiều nhất là đỗ tương.
Có hai vụ ngơ là vụ xn hè và vụ hè thu. Vụ xuân hè là vụ chính và được
bắt đầu vào khoảng tháng giêng, tháng hai khi có mưa phùn. Đầu tiên đồng
bào tiến hành làm đất theo các bước : cày vỡ, phơi ải, bừa, cày sới và bừa tơi.
Sau đó cày thành từng rãnh và bỏ phân theo rãnh thành từng hốc. Khoảng
cách giữa các rãnh khoảng 40cm cịn giữa các hố thì phụ thuộc vào từng loại
đất. Nếu đất tốt thì khoảng cách giữa mỗi hốc từ 60- 70 cm, nếu đất xấu thì
khoảng cách này được rút ngắn lại chỉ còn khoảng 50 cm (vì đồng bào quan
niệm đất xấu cần trồng dày sẽ thu được nhiều bắp hơn do có nhiều cây hơn).
Khi cây ngô lên được 2 đến 3 lá người ta tiến hành bón thúc bằng phân
chuồng, tro, nước giải hoặc phân đạm, lân, kali. Đến khi ngô lên được 5 đến 6
lá thì vun gốc và có thể bón thúc lần hai. Ngô trổ cờ và thụ phấn song cũng là
lúc trồng xen đỗ. Sau khi đã rẫy cỏ gốc ngô, dùng cuốc cuốc hốc để bỏ phân
và bỏ hạt đỗ, ngồi ra cũng có thể dùng gậy để tra hạt. Thời gian tra hạt đỗ
thường vào khoảng trung tuần tháng 4 âm lịch. Sau đó người ta để mặc cho
ngô và đỗ phát triển. Khi ngô được thu hoạch đỗ cũng đã bắt đầu lên. Tuỳ
thuộc vào từng loại đỗ mà người ta có thể để hoặc chặt cây ngơ, sao cho đỗ có
thể phát triển thuận lợi nhất. Thường thì người ta để cho cây đỗ bị lan, quấn


110

quanh cây ngô, như vậy cây ngô như một giá thể cho cây đỗ bò leo, phát triển.
Khoảng 3 tháng sau khi thu hoạch ngơ thì đỗ cũng cho thu hoạch.
Với kĩ thuật trồng xen này mang lại lợi ích :
- Tạo nên tầng phủ đất giữ ẩm và chống xói mịn.
- Rễ các lồi cây họ đậu (đỗ) cố định đạm, bổ sung chất dinh dưỡng trong đất.
- Thân, lá cây đỗ là nguồn phân xanh cho đất.

- Tăng thêm nguồn thu trên cùng một diện tích với đầu tư thấp cho người dân.
b) Phong tục, tập quán của người Mơng, Dao trong việc sử dụng tài
ngun rừng
• Nhận thức, kinh nghiệm và ý thức của người dân về sự phát triển tài
nguyên rừng
Cho đến nay, dù là sống du canh du cư hay sống định canh thì việc khai
thác tài nguyên rừng đối với các dân tộc Mông và Dao là không thể tránh
khỏi. Điều thay đổi ở đây chỉ là mức độ khai thác và sự phụ thuộc vào rừng
đã giảm hơn so với trước. Từ đời này sang đời khác, người dân đã có nhiều
gắn bó với rừng, vì vậy ở một góc độ nào đó họ hiểu rừng hơn ai hết. Cuộc
sống - xã hội - kinh tế của họ gắn chặt với rừng, do vậy họ cũng có những
kinh nghiệm, nhận thức của riêng họ về vấn đề phát triển và bảo vệ rừng.
Trong quá trình khai thác rừng, đặc biệt là khai thác gỗ tự nhiên đồng bào
đã rút ra kinh nghiệm là khi chặt cây bao giờ cũng để lại một đoạn gốc
khoảng từ 50 cm đến 1 mét, như vậy sau một thời gian cây sẽ lên chồi và tái
sinh trở lại. Trong quá trình đi rừng nếu phát hiện ra cây nào ưng ý thì họ
đánh dấu bằng cách khắc chữ thập hoặc buộc một chùm lá rừng ở cạnh để
đánh dấu cây đã có chủ. Khi cây được hạ xuống, nếu là cây to và rậm lá thì
phải một năm sau họ mới vào rừng để xẻ, nhằm mục đích để giảm lượng nước
trong thân cây.


111

Trước đây, khi đốt rừng làm nương rẫy, hay chặt phá rừng lấy gỗ và khai
thác những sản phẩm khác, người dân cũng đã nhận thức được rằng nếu một
khu rừng bị chặt phá hoặc đốt cháy thì sau nhiều năm rừng tái sinh lại chỉ
được khoảng 1/3 diện tích so với trước. Tuy nhiên đó cũng chỉ là “tình thế bắt
buộc” vì để tồn tại cuộc sống họ phải dựa vào rừng. Song họ cũng rất có ý
thức phát triển rừng, khi chặt cây to bao giờ họ cũng phải chọn hướng đổ làm

sao cho ít ảnh hưởng tới cây con. Đây là một trong những kinh nghiệm quan
trọng và có ý nghĩa đối với bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên.
Trước khi chưa có chính sách giao đất giao rừng thì người Mơng đã có sự
phân vùng rừng thành các loại :
- Khu chuyên khai thác làm nhà cửa.
- Khu phục vụ chăn nuôi gia súc.
- Khu rừng nguyên sinh để làm chỗ cho thú rừng.
- Khu để canh tác nơng nghiệp: làm nương rẫy và có sự phân chia theo
bản xã. Khu rừng của xã nào thì xã ấy được quyền bảo vệ và sử dụng.
Theo kết quả của phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp một số đồng bào
dân tộc Dao, chúng tôi được biết, thời gian vào rừng lấy củi và khai thác gỗ
chủ yếu là vào mùa đơng, vì lý do đây là thời gian nhàn rỗi trong năm, công
việc trồng cấy khơng nhiều vì thời tiết lạnh nên cây trồng kém phát triển,
đồng thời bà con cũng cho rằng vào mùa xuân, hè, thu là mùa của cây cối
trong rừng sinh sơi nảy nở nên “mình khơng nên chặt nó”, đây cũng chính là
một trong những lý do hạn chế sự suy kiệt của rừng. Ngoài ra, theo tập tục,
người Dao khi lấy quả rừng về ăn, nếu thấy có hạt phải mang gieo quanh nhà
để cây tiếp tục sinh sôi nảy nở. Việc bảo vệ các loại cây thuốc quý cũng được
đặc biệt chú ý : khi phát nương gặp cây thuốc họ để lại và dọn quanh gốc
không cho lửa cháy. Khi hái thuốc trong rừng thường họ chỉ lấy những bộ
phận của cây thuốc hiếm như cành, lá, búp, dễ...sao cho cây vẫn tiếp tục sống


112

và phát triển. Nhiều cây thuốc được họ mang về trồng quanh nhà hoặc trên
nương và sau đó được nhân rộng.
Những năm gần đây, đồng bào đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của
việc phát triển và bảo vệ rừng. Đặc biệt từ khi có chính sách giao rừng, trồng
rừng của Đảng và Nhà nước nhiều hộ gia đình người Mông và Dao đã được

giao tận tay quyền bảo vệ và trồng rừng. Do vậy việc quản lý và khai thác
rừng đã trở nên chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng bào đã biết làm
đường ngăn lửa để phòng chống cháy rừng. Việc chăn thả gia súc tự nhiên
như khơng cịn trước đây nữa để rừng khỏi bị phá, khi cho trâu, bị, ngựa ăn
phải có người canh giữ. Các cây trồng chủ yếu được trồng vào tháng 2 và
tháng 3 âm lịch và được chăm sóc khá cẩn thận.
Hiện nay vấn đề bảo vệ rừng đã được đồng bào nhận thức rõ hơn : ”bảo vệ
rừng chính là bảo vệ bản làng, bảo vệ đất nước, tránh thiên tai, chống xói mịn
đất, bảo vệ nguồn nước”.
• Vai trị của dịng họ, trưởng bản trong vấn đề bảo vệ rừng
- Vai trò của dòng họ :
Đối với các dân tộc Mơng, Dao, trong dịng họ bao giờ cũng tơn vinh một
người có uy tín nhất làm trưởng họ, cho nên tiếng nói của trưởng họ có vai trị
quyết định trong khi tiến hành một cơng việc gì đó.
Trong bảo vệ và khai thác rừng, trưởng họ là người quyết định tới hành
động của các thành viên trong dịng họ. Những trưởng họ có tư tưởng tiến bộ,
có hiểu biết và có trình độ thì ln truyền lại những kinh nghiệm đã được tích
luỹ từ những đời trước, từ thơng tin đại chúng và từ những dịng họ khác về
tập quán sinh hoạt, hoạt động sản xuất trong đó có nhiều liên quan đến việc
khai thác và bảo vệ rừng. Trưởng họ có trách nhiệm thay thế dịng họ giao
thiệp với chính quyền và lĩnh hội những chủ trương mới. Do vậy việc chấp
hành luật bảo vệ rừng của trưởng họ cũng đồng nghĩa với cả dòng họ thực


113

hiện theo. (Điển hình là ơng La Văn Día ở bản Mỏ Chì, ơng Triệu Tiến Hiên
ở xóm Kẹ).
- Vai trò của trưởng bản :
Từ trước đến nay, trong các bản làng của người Mông, Dao ở Thái Nguyên,

trưởng bản có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng
cấm. Trưởng bản chịu trách cao nhất và có quyền xử phạt trực tiếp những ai
chặt phá bừa bãi rừng đầu nguồn, làm ô nhiễm nguồn nước. Trưởng bản có
quyền ra những quy định, những lệ nhất định để bảo vệ rừng. Ví dụ: Nếu bắt
được người nào chặt gỗ q, phá rừng thì người đó phải vác gỗ đi quanh bản
cho mọi người nhìn thấy và phạt một con gà trống, một lít rượu để xin lỗi chủ
rừng.
Trưởng bản là người có nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt các chính sách của
Đảng và Nhà nước đến từng bà con. Trong vấn đề bảo vệ và phát triển rừng,
trưởng bản có trách nhiệm tổ chức các buổi họp và vận động bà con trồng
rừng và chấm dứt hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy. Trước đây, khi trong
các làng bản cịn có già làng thì trưởng bản và già làng thường kết hợp với
nhau để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn và những ai không tuân theo
quy định chung của bản. Gần đây khi phần lớn trong các bản làng không bầu
ra một già làng nữa thì trách nhiệm của trưởng bản đối với cộng đồng càng
nặng nề hơn. Trưởng bản phải có trách nhiệm với bà con về vấn đề giao đất
giao rừng, kết hợp với kiểm lâm, cán bộ xã, cán bộ huyện hướng dẫn, chỉ đạo
bà con trong từng công việc cụ thể. Đặc biệt với những bản thuần Mông và
thuần Dao, ít người biết nói tiếng phổ thơng, trình độ dân trí q thấp, thì việc
hướng dẫn kỹ thuật, quy trình và cách thức trồng cây, bảo vệ rừng, áp dụng
những công nghệ khoa học mới đều phải được trưởng bản “phiên dịch” sang
tiếng dân tộc. Do vậy, nhiều khi việc truyền đạt của trưởng bản và việc lĩnh
hội của người dân khơng được đầy đủ. Ví dụ ở bản Khe Nọi, qua điều tra thực


114

tế, được biết phần lớn các hộ gia đình đều chưa làm đúng kỹ thuật (kể cả
trồng cây ăn quả và cây cơng nghiệp dài ngày).
Nhìn chung, các trưởng bản đều rất có trách nhiệm với bà con trong bản

mình và có tiếng nói quan trọng với cộng đồng. Khi tiếp xúc và trao đổi với
hai trưởng bản người Mông và hai trưởng bản người Dao, thì họ đều có
nguỵên vọng duy nhất “muốn cho bà con có đủ ăn, đủ mặc và thốt khỏi cảnh
đói nghèo”. Theo ý kiến của ơng Hồng Văn Tài, trưởng bản Mỏ Chì thì
muốn cải thiện và nâng cao đời sống ”Cần phát triển chăn ni bị, trồng
rừng, đầu tư làm ruộng bậc thang để trồng lúa”.
Hiện nay đồng bào các dân tộc Mông, Dao, nhất là dân tộc Mơng đang có
xu thế hạ sơn. Điều này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân do đất dốc, bạc mầu khó canh tác, do ý thức bảo vệ rừng ngày
càng được nâng cao và do muốn chuyển đổi phương thức canh tác, từng bước
tiếp cận với những tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy diện tích rừng tự nhiên đã
ổn định hơn và diện tích rừng trồng ngày càng được mở rộng. Để có được
điều này, vai trị của trưởng bản là rất lớn.
3.2.2. Những tác động theo chiều hướng tiêu cực
3.2.2.1. Nguồn tài nguyên đất bị ô nhiễm và thối hố, bình qn đất
trên đầu người giảm
Trong q trình khai thác và sử dụng đất, do nhiều nguyên nhân, đặt biệt là
việc sử dụng không hợp lý đã làm cho đất ở nhiều nơi bị xói mịn và suy
thối. bình qn đất trên đầu người giảm. Trong đó có những nguyên nhân
chủ yếu sau đây :
Sức ép dân số:
Trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Thái
nguyên đã giảm, nhưng gia tăng dân số trung bình hàng năm vẫn ở mức trên
1,0%, trong đó tỷ suất sinh thơ là 18,5%0, nhiều dân tộc thiểu số như : dân tộc


115

Mơng, Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay vẫn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
khá cao, do vậy dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên vẫn tăng. Điều này

đã tạo nên sức ép lên tài nguyên đất, thể hiện ở con số diện tích bình qn trên
đầu người giảm dân qua các năm.
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu cơ bản về dân số và diện tích đất tỉnh Thái Nguyên
Tăng (+) / giảm (-)
Chỉ tiêu

1995

Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Diện tích đất bình qn/người (ha)
Diện tích đất trồng lúa bình qn/người
(ha)

2005

năm 2005 so với

1004475 1108775
283,6
313,1
0,35
0,31
0,067

0,063

1995(%)
+ 10,4
+ 10,4

- 11,42
- 5,97

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, trong thời kỳ 1995 - 2005 dân số của tỉnh Thái
Nguyên tăng 10,4% và cũng trong khoảng thời gian đó diện tích đất bình
qn đầu/ người giảm 11,42%, diện tích trồng lúa giảm 5,59%.
Sản xuất nông nghiệp :
- Do nhu cầu sản xuất lương thực, người dân ln có xu hướng tăng
thời vụ, thời gian sử dụng đất, trong khi diện tích đất canh tác chỉ chiếm
khoảng 22% tổng diện tích đất trên toàn tỉnh. Điều này dẫn đến việc đất bị
khai thác triệt để, nhanh chóng bạc màu, giảm độ phì của đất. Đất ngày càng
bị thối hố nếu khơng có các biện pháp phục hồi. Đồng thời nhu cầu sản xuất
lương thực cũng thúc đẩy người dân mở rộng diện tích đất canh tác bằng việc
phá rừng làm nương rãy, làm giảm diện tích rừng và suy giảm ĐDSH.
- Sử dụng phân hoá học: Để tăng năng suất cây trồng, người dân đã
tăng cường sử dụng phân hoá học. Hàng năm, trong tỉnh Thái Nguyên đã
dùng tới 24000 tấn phân hoá học. Việc sử dụng phân hoá học với số lượng
lớn như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ con người, gây ô
nhiễm môi trường đất và môi trường nước.


×