Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU TUYẾN VÚ VIÊM (Nhũ Tuyến Viêm - Mastite - pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.28 KB, 6 trang )




THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
TUYẾN VÚ VIÊM
(Nhũ Tuyến Viêm - Mastite - Mastitis)





A. Đại cương
Tuyến vú viêm là bệnh thường gặp nơi phụ nữ đang cho con bú. Dấu
hiệu chính là vú sưng to, đau.
YHCT gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội
Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.
B. Nguyên nhân
Do lúc cho trẻ bú, trẻ mút làm đầu vú bị tổn thương, vi khuẩn xâm
nhập vào, gây bệnh.
Sữa ra không thông (do tia sữa bị tắc) tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển.
Theo YHCT, phần nhiều do khí uất ở Can Đở m và nhiệt độc ứ trệ ở
kinh Vị làm cho khí huyết bị trở ngại gây ra bệnh.
C. Triệu chứng
Bắt đầu sốt nóng, sợ lạnh, vú bên bệnh sưng nóng đỏ, đau, có thể sờ
thấy cục do sữa không thông, toàn thân cũng bị đau nhức khó chịu, hạch ở
nách cùng bên sưng to, chỗ bị bệnh dần cứng và thành mủ . Khoảng 10 ngày
mủ chín và vỡ ra, rồi sốt hạ và khỏi dần. Nếu như vỡ mủ rồi mủ chảy không
thông, sưng đau, sốt không bớt là mủ đã lan rộng ra, YHCT gọi là “Truyền
Nan Nhũ Ung”.
Nếu vỡ mủ mà thành nhọt rò rỉ mủ ra, gọi là “Nhũ Lậu”.


D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt
độc.
. Huyệt chính: Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch
(Ttr.1).
. Huyệt phụ: Nội Quan (Tiết.6) + Thiên Tỉnh (Ttu.10).
Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim
1 lần, kích thích mạnh vừa.
2- Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) (Giáp Ất Kinh).
3- Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Khê (Ty.18) +
Ưng Song (Vi.16) (Thiên Kim Phương).
4- Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư Tế 27 tráng
. Nhóm 2: Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Lương Khâu (Vi.34)
. Nhóm 3: Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) +
Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm
Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) (Tư Sinh Kinh).
5- Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).
6- Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhũ Trung (Vi.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phục
Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Tập Thành).
7- Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu
Trạch (Ttr.1) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).
8- Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.39) đều 27 tráng + Kiên Ngung
(Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) cứu 27 tráng + Ôn Lưu (Đtr.7), (trẻ nhỏ cứu 7
tráng + người lớn 27 tráng) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Loại Kinh Đồ Dực).
9- Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư Tế + Thiếu Trạch
(Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) (Thần Ứng Kinh).
10- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Thần Cứu Kinh
Luân).
11- Đàn Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thái
Xung (C.3) + Túc Lâm Khấp (Đ.41)(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái

Yếu).
12- Túc Tam Lý (Vi.36) + Kỳ Môn (C.14) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Xích
Trạch (P.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
13- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Nhũ Căn (Vi.18) +
Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).
14- Khúc Trạch (Tb.3) + Nhũ Căn (Vi.18) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái
Xung (C.3) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Ưng Song (Vi.16), kích thích vừa
mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học).
15- Quang Minh (Đ.37) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Tứ Bản Giáo Tài
Châm Cứu Học).
16- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Hiệp Bạch (P.4) +
Hoang Môn (Bq.51) + Hữu Nghi + Khích Thượng + Kiên Tỉnh (Đ.21) +
Linh Khưu (Th.24) + Lương Khâu (Vi.34) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tả Nghi +
Thái Xung (C.3) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Thiếu Trạch
(Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Học
HongKong).
17- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Túc Lâm Khấp và A
Thị Huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam).
18- Châm tả huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) đối diện bên đau (đau trái châm
pHải và ngược lại), châm thẳng, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 -
5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’
số 13/1985).
19- Châm tả Lương Khâu (Vi.34), Thái Xung (C.3). Ngày châm 1 lần,
lưu kim 30 phút (‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 37/1985).

×