Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Báo cáo thực tập Giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.56 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH LONG
NĂM 2013
GVHD: Ths.Nguyễn Thúy Hà
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn
Lớp:QL10
MSSV : 1054030050
Thành phố Hồ Chí Minh 15/4/2014

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP














Hồ Chí Minh , ngày……tháng 04 năm 2014
Chữ kí


Đơn vị thực tập
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN














Hồ Chí Minh , ngày……tháng 04 năm 2014
Chữ kí
Giáo viên hướng dẫn
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này , tôi đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ của Giám đốc và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị nhân viên trong
công ty . Nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả mọi người đã hỗ trợ
tôi trong thời gian thực tập vừa qua .
Đồng thời , tôi cũng xin gửi lời cảm ơn , lời tri ân sau sắc nhất đến các giảng viên
trường Đại họcGiao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh , đặc biệt là giáo viên trực tiếp
hướng dẫn đã luôn theo sát và giúp đỡ tận tình để sinh viên có thể hoàn thành kỳthực tập
và báo cáo thực tập này.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài dù đã cố gắng nhiều nhưng do hạn chế về
kiền thức và thời gian, sự non nớt về kinh nghiệm nên những thiếu sót trong bài báo cáo
này là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được những lời nhận xét góp ý của quý thầy
cô, quý công ty để báo cáo thực tập cuối khóa này được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, hoạt
động ngoại thương đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo
sự thông thương hàng hóa giữa các quốc gia, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm
năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động
và chuyên môn hoá quốc tế.
Nhắc tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta không thể không nói đến dịch
vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng
có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên
nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận
tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và
bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều
dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất
đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải
khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ
nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ,
chặt chẽ quản lý hoạt động này, lại trong bối cảnh nhà nhà làm giao nhận, người người
làm giao nhận thì hoạt động giao nhận vận tải trở nên hết sức lộn xộn, khó quản lý và
ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực. Đồng thời ngành logistics ở Việt Nam có khoảng trên
2000 công ty với tốc độphát triển rất nhanh. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của đa số các

công ty này còn nhỏlẻ, chủ yếu đóng vai trò là vệ tinh cung cấp dịch vụ cho các công ty
nước ngoài. Bên cạnh đó,vì quy mô nhỏlẻ nên có hiện tượng cạnh tranh không lành
mạnh, nhất là cạnh tranh về giá – thi nhau giảm giá nhưng thực tế lại không chú
trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
Trước tình hình đó, công ty dịch vụ logistics Thái Bình Long là một trong những
doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những trở ngại.
Trải qua 07 năm hoạt động, Thái Bình Long đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động
kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào
khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc
đẩy hiệu quả hoạt động hơn nữa.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty Thái Bình Long, với kiến thức của
một sinh viên khoa Kinh Doanh Quốc tế của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cùng với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, tôi đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Thái
Bình Long”.Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của quy trình
giao nhận hàng hóa. Qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong
quy trình này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Thái Bình Long………………………….………… 15
Bảng 1 : Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Đông Kinh Doanh…………………………………18
Bảng 1.2: Cơ cấu dịch vụ của công ty Thái Bình Long 2013…………………………… 21
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu dịch vụ công ty Thái Bình Long năm 2013…………………………21
Sơ đồ 2.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu thực tế tại công ty TNHH Thái Bình
Long…………………………………………………………………………………………………27
Sơ đồ 2.2.5 quy trình Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu…………………………… 33
Sơ đồ 3.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa thực tế tại công ty THHH Thái Bình

Long…………………………………………………………………………………………….… 44
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH THÁI
BÌNH LONG
1. Quá trình hình thành và phát triển :
1.1 Giới thiệu sơ lược :
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
• Tên Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Long
• Tên quốc tế: Thai Binh Long Company Limited
• Tên giao dịch: Công ty TNHH Thái Bình Long
• Trụ sở: Số 5 , Đống Đa , Phường 2 , Quận Tân Bình , Tp. Hồ Chí Minh
• Điện thoại: 08.62444574.
• Fax: 2966835.
• Email:
• Website: www.tbl.vn
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 27/08/2007 Công ty TNHH Thái Bình Long chính thức được thành lập theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102053262 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp với số vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng.
Trong những ngày đầu mớithành lập, công ty đã gặp phải không ít khó khăn, trở
ngại do công ty còn non trẻ, cơ sở vật chất phục vụ cho công việc của công ty chưa được
trang bị đầy đủ, nguồn nhân lực bị thiếu, hầu hết là đội ngũ nhân viên trẻ, chưa có kinh
nghiệm thực tế về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về ngoại ngữ còn hạn chế. Vì vậy
những hợp đồng giao nhận hàng hóa đến với công ty không nhiều, đời sống nhân viên ít
nhiều gặp khó khăn.
Với vốn đăng kí kinh doanh ban đầu là 5 tỷ đồng, công ty thuộc quy mô doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Sau 5 năm hoạt động công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững
chắc về hoạt động vận tải giao nhận, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và
thiết lập được nhiều mối quan hệ làm ăn bền vững, lâu dài với các công ty trong nước và
nước ngoài.

Công ty còn làm đại lý cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với giá
cả phù hợp, chất lượng và uy tín được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, công ty cũng làm đại lý
tín nhiệm của các hãng tàu, cung cấp giá cước phù hợp cho các lô hàng xuất nhập khẩu.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
Bên cạnh đó, thị trường và mối quan hệ với các đối tác tại Indonesia, Trung Quốc,
Malaysia, Ấn Độ đã giúp công ty kí kết được khá nhiều hợp đồng và có được nguồn
khách hàng ổn định tạo nền móng vững chắc để công ty phát triển mạnh hơn trong lai.
Vì thời gian hoạt động của công ty chưa lâu, mặc khác công ty được thành lập đúng
vào thời điểm nền kinh tế đang bị khủng hoảng trầm trọng, giá cả biến động, chênh lệch
giữa giá mua và giá bán không đủ để bù đắp chi phí hoạt động và chi trả của công ty nên
trong những năm đầu 2007-2008 công ty đã bị lỗ. Tuy nhiên, với tâm huyết, sự nỗ lực
không ngừng trau dồi nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trẻ cùng ban lãnh đạo công ty đã
đưa công ty vượt qua những khó khăn ban đầu và đang trên đà phát triển trong những
năm hoạt động tiếp theo 2009-2011, và không ngừng tăng trưởng trong năm 2012-2013 .
Đồng thời hứa hẹn sẽ trở thành một công ty hùng mạnh trong lĩnh vực giao nhận hàng
xuất nhập khẩu trên toàn quốc.
Ví dụ chứng minh:
+ Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012: 30.000.000.000 đồng
+ Công ty có 1 trụ sở chính và 3 văn phòng đại diện:
• Trụ sở chính: Số 5 , Đống Đa , Phường 2 , Quận Tân Bình , Tp. Hồ Chí Minh
• Văn phòng ở Đồng Nai: G243 Bùi Văn Hòa, P. Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
• Văn phòng ở Hải Phòng: 66 Trần Khánh Dư, Ngô Quyền, Hải Phòng
• Văn phòng ở Hà Nội: Lô 25A, Khu đấu giá Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
+ Dự định sắp tới công ty sẽ mở thêm chi nhánh ở Long An và Quy Nhơn,…
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Thái Bình Long :
2.1. Ch ức năng của công ty TNHH Thái Bình Long :
• Là trung gian xuất nhập khẩu hàng hoá :
 Đối với hàng FCL/FCL.
+ Nếu là hàng nhập khẩu : Công ty sẽ thay chủ hàng làm những việc như:

- Làm thủ tục Hải Quan để nhận hàng.
- Nhận Container có hàng từ người chuyên chở tại CY hoặc TERMINAL của cảng
quy định trong điều kiện còn nguyên niêm phong kẹp chì.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
- Chuyên chở Container từ CY hoặc TERMINAL của cảng về kho riêng hay về công
ty để giao lại cho khách hàng. Sau khi khách hàng dỡ hàng xong phải nhanh chóng trả lại
Container cho hãng tàu hoặc người đã thuê vỏ Container.
+ Nếu là hàng xuất : Công ty sẽ đại diện cho chủ hàng.
- Chịu chi phí yêu cầu người chuyên chở cung cấp Container rỗng để đưa về kho
làm hàng.
- Làm thủ tục Hải Quan để xuất hàng.
- Nhận chứng từ sau khi đã giao hàng cho người chuyên chở.
- Lập các chứng từ thanh toán có liên quan đến lô hàng nếu được uỷ thác.
 Đối với hàng LCL/LCL
Công ty sẽ nhận hàng hoá từ nhiều chủ hàng sau đó tiến hành đóng chúng vào cùng
một Container và chuyên chở đến nơi đến quy định và giao trực tiếp cho người nhận. Nếu
nhập hàng lẻ thì công ty sẽ thay mặt chủ hàng để làm thủ tục nhận hàng để đưa về kho
riêng của khách hàng giống như là hàng nguyên Container.
• Chức năng vận tải nội địa:
Không chỉ vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác mà công ty còn kiêm
luôn hình thức vận chuyển hàng hoá trên toàn quốc theo yêu cầu của khách hàng.
• Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu :
Với hình thức này, Công ty Thái Bình Long được sự chấp thuận uỷ thác bằng hợp
đồng uỷ thác xuất nhập khẩu với khách hàng, sẽ trực tiếp đứng ra làm hàng theo yêu cầu
của khách hàng.
2.2. Các Dịch Vụ Của Công Ty Tnhh Thái Bình Long
2.2.1 Dịch vụ logistics cho hàng xuất – nhập khẩu
- Khai thuê Hải quan.
- Thủ tục Xuất nhập khẩu.

- Giao nhận hàng hóa tận nhà (door to door services).
- Thủ tục chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa (C/O ).
- Bảo hiểm, hun trùng , kiểm văn hóa …
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
- Xuất / nhập khẩu ủy thác.
- Hàng chuyển cảng (từ các cảng chính tại TPHCM – Hải Phòng – Đà Nẵng) đi các tỉnh.
2.2.2 Dịch vụ phân phối hàng hóa thiết bị XNK và nội địa
Thực hiện các công việc giao nhận vận chuyển tập trung về kho, bảo quản, phân
loại và tổ chức vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận đến các địa điểm được yêu cầu, thu chi hộ cho
chủ hàng … thông qua hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn và chương trình phần mềm quản lý
theo yêu cầu của các công ty đa quốc gia.
2.2.3 Dịch vụ cung cấp cho hãng tàu – dịch vụ tại cảng
- Đại lý thủ tục cho các hãng tàu.
- Dịch vụ kiểm kiện.
- Kiểm đếm container của tàu.
- Kiểm đếm hàng hóa đóng vào container.
- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS.
- Thực hiện đưa hàng chung chủ trong cùng 01 container vào kho cảng.
- Dịch vụ cho tàu và thuyền viên khi cập cảng .
2.3 Nhiệm vụ của Công ty TNHH Thái Bình Long:
+Công ty TNHH Thái Bình Long có nhiệm vụkinh doanh đúng ngành nghề đã đăng
ký và đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.
+ Nâng cao mức sống của nhân viên trong Công ty. Ngoài ra Công ty phải không
ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngũ công nhân viên của mình.
+ Cung cấp nhiều lựa chọn phù hợp cho khách hàng với giá cả cạnh tranh và hợp lý.
+ Với chức năng là một công ty dịch vụ giao nhận thì nhiệm vụ hàng đầu mà Công
ty Thái Bình Long đặt ra là trong mọi tình huống phải nỗ lực tìm biện pháp xử lý, chủ
động và tối ưu để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng nhưng phải chính xác

về thời gian.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
+ Làm việc một cách khoa học, chuẩn xác, nhanh gọn giảm thiểu thời gian chờ đợi
của khách hàng. Thái độ và phong cách phục vụ khách hàng luôn cởi mở, nhiệt tình và
thân thiện, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
+ Tạo uy tín trong kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và ngày càng đa dạng các
loại hình dịch vụ để công ty đạt được lợi nhuận cao nhất.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Thái Bình Long :
3.1 Cơ cấu tổ chức :
Cơ cấu tổ chức là một phần rất quan trọng liên quan đến sự thành công hay thất bại
của mỗi một công ty. Một tổ chức hợp lý sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của
Công ty. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thái Bình Long khá hợp lý với 6
phòng ban. Mỗi phòng ban được phân định chức năng và nhiệm vụ rất cụ thể, rõ ràng.
Điều này cho thấy bộ máy tổ chức của công ty là một tổ chức thống nhất, xuyên suốt và
gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ công việc từ lãnh đạo đến nhân viên.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Thái Bình Long
(Nguồn: công ty TNHH Thái Bình Long)
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 13
Giám đốc điều hành
Phòng
IT
Phòng
Giao nhận
Phòng
Chứng từ
Phòng
Kinh doanh

Phòng
Kế toán
Phòng
Tổ chức
hành chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban :
- Giám đốc:là người sáng lập, quản lý, điều hành, tìm kiếm khách hàng, là người đại diện
cho Công ty khi đứng ra giao dịch hay làm việc với đối tác và là người chịu trách nhiệm
pháp lý cao nhất trước cơ quan thẩm quyền nhà nước về mọi việc liên quan đến Công ty.
- Phòng tổ chức hàng chính:
+ Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với các nhân viên.
+ Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch phát triển công ty và quản lý công tác tổ
chức, văn phòng. Thực hiện chấm công cho nhân viên.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với nhân
viên của công ty theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ,
chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách khác có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ cho nhân viên.
+ Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp nhân viên
cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh.
- Phòng kế toán: gồm 02 nhân viên có nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty.
+ Quản lý thu chi, theo dõi nguồn vốn của công ty và công nợ của khách hàng.
+Tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban
khác trong công ty cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của công ty.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi lập phiếu thu chi, kiểm tra đối chiếu
sổ sách và theo dõi chặt chẽ các khoản ký quỹ để làm hàng.
+ Thanh toán các khoản BHXH, BHYT, trả lương, thưởng phụ cấp cho các nhân
viên trong công ty theo quyết định của Giám đốc.

- Phòng kinh doanh (Sales): gồm 07 nhân viên đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, tìm kiếm, tiếp thị và chào bán dịch vụ của công ty cho khách hàng, tạo mối quan
hệ thân thiết với hãng tàu, công ty bảo hiểm, các hãng hàng không và đại lý nước ngoài.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp
đồng có giá trị và lợi nhuận cho công ty.
- Phòng chứng từ: gồm 04 nhân viên có trình độ Cao đẳng trở lên chịu trách nhiệm theo
dõi kiểm tra các chứng từ của khách hàng gởi đến, quản lý lưu trữ chứng từ và các công
văn. Soạn thảo bộ hồ sơ hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận
hoàn thành tốt công việc được giao, thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc
tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.
- Phòng giao nhận: gồm 04 nhân viên chịu trách nhiệm làm tất cả các thủ tục như:
+ Lấy bộ chứng từ gốc từ phía khách hàng.
+ Lấy D/O, lấy cược từ hãng tàu.
+Thực hiện các công việc liên quan đến việc thông quan cho hàng hóa như : mở tờ
khai hải quan, đóng lệ phí, tiến hành kiểm hóa hàng, gia hạn D/O (nếu có) và giao hàng
cho khách hàng.
Phòng IT : gồm 02 nhân viên với nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống thông tin
liên lạc tại công ty, quản lý hệ thống mạng, sửa chữa các thiết bị khi bị hư hỏng, quản lý
hệ thống website, tổ chức đăng tải các thông tin, các dịch vụ qua mạng internet
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thái Bình Long năm 2013
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013 :
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
BẢNG 1 : BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH
stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 chênh lệch so sánh (%)
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp

dịch vụ
35,969,278,303 38,249,930,814 2,280,652,511 106.340556
2
Các khoản giảm
trừ doanh thu
0 0
3
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
35,969,278,303 38,249,930,814 2,280,652,511 106.340556
4 Giá vốn hàng bán 33,745,098,918 40,745,266,842 7,000,167,924 120.744250
5
Lại nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2,224,179,385 (2,495,335,668) (4,719,515,053) (112.191296)
6
Doanh thu hoạt
động tài chính
3,696,234 4,456,327 760,093 120.563984
7 Chi phí tài chính 5,473,870 90,611,114 85,137,244 1655.33916
8
Chi phí quản
lýkinh doanh
2,895,997,372 3,706,243,975 810,246,603 127.978153
9
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh

(673,595,623) (6,287,734,430) (5,614,138,807) 933.458326
10 Thu nhập khác 0 323,212,877 323,212,877 323.212877
11 Chi phí khác 2,550,879 308,982,094 306,431,215 12112.7695
12 Lại nhuận khác (2,550,879) 14,230,783 16,781,662 (557.877618)
13
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thuế
(676,146,502) (6,273,503,647) (5,597,357,145) 927.832001
14
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
0 0
15
Lại nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp ’
(60 = 50 - 51)
(676,146,502) (6,273,503,647) (5,597,357,145) 927.8320051
Đánh giá chung :
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 16
Đơn vị tính : VNĐ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
- Năm 2012lợi nhuận sau thuế là âm 676.146 triệu đồng. Cũng dể hiểu vì năm 2012 là năm
khủng hoảng kinh tế ở mức 2 con số cao dẩn đến rất nhiều công ty , doanh nghiệp phá sản
. Và trong giai đoạn này công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nên phải
tốn một khoản chi phí khá lớn đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở vật chất, mặt khác nền
kinh tế thế giới bấp bênh cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đây là giai
đoạn công ty tìm được ít khách hàng lớn và ổn định và cũng là năm lợi nhuận sau thuế có
tỉ lệ âm so với các năm kể từ khi thành lập công ty.

- Năm 2013lợi nhuận của công ty lổ 5.597.357.145 triệu đồng từ âm 676.146.502 triệu đồng
(2012) lên âm 6,273tỉ đồng (2013). Trong năm này, công ty mất một số khách hàng lớn và
không tìm kiếm được nhiều khách hàng tìm năng nên lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.
Qua bảng phân tích tình hình hoạt động của công ty, ta có thể thấy doanh thu của
Công ty qua các năm 2012-2013 đều tăng. Bên cạnh đó, chi phí qua các năm cũng tăng
đáng kể . Chính vì vậy, dù trong năm 2012 doanh thu khá cao 35.969.278.303 VNĐ,
nhưng vì chi phí khá cao 36,6 tỷ đồng đã làm cho lợi nhuận âm 676.146.502 VNĐ . Tuy
nhiên, đến năm 2013, cả doanh thu và chi phí đểu tăng, nhưng vì mức tăng của doanh thu
6,07 % thấp hơn mức tăng của chi phí 20.64%, đã làm cho lợi nhuận âm gấp 9,3 lần so
với năm 2012. Điều này khẳng định niềm tin của khách hàng đối với công ty giảm và
nhiều khách hàng có xu hướng tìm đến ký kết hợp đồng với công ty khác .
 Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên có trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, công ty nên mạnh
dạn tham gia vào các mảng giao nhận: gia công, sản xuất xuất khẩu, xuất nhập khẩu tại
chỗ… .để tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của mình.
4.2 Cơ cấu dịch vụ của công ty Thái Bình Long 2009-2011:
Bảng 1.2: Cơ cấu dịch vụ của công ty Thái Bình Long 2013
Năm 2012 2013
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
Dịch vụ
Số tiền
(VNĐ)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(VNĐ)
Tỉ
trọng

(%)
Khai quan
vàvận
chuyển nội địa
15.466.78
9.670
43
17.212.468.8
60
45
Cước quốc
tế
10.790.78
3.940
30
12.239.977.8
60
32
Cước nội
địa
6.114.777.
311
17
5.345.990.31
3
14
Kho bãi
2.877.542
.264
8

2.294.995.84
9
6
Thu khác
719.385.5
66
2 1.147.497.94 3
Tổng cộng
35.969.27
8.303
100
38,249,930,8
14
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính_Phòng kinh doanh công ty Thái Bình Long)
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu dịch vụ công ty Thái Bình Long năm 2013
Đánh giá chung :
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: trong các hoạt động kinh doanh của công
ty thì hoạt động mang lại doanh thu cao nhất là khai quan và vận chuyển nội địa. Vị trí
thứ 2 thuộc về cước quốc tế. Doanh thu đứng thứ 3 là cước nội địa, kế đến là kho bãi .
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
 Khai quan và vận chuyển nội địa: năm 2012 công ty thu được15,46 tỷ đồng, đến năm
2013 con số này là 17.26tỷ đồng tăng so với năm 2012 khoảng 1,8 tỷ đồng. Nhờ sự phục
hồi của nền kinh tế thế giới nên doanh thu từ hoạt động khai quan và vận chuyển nội địa
vẫn luôn là nguồn thu quan trọng nhất kể từ khi công ty được thành lập và đây cũng là
nguồn thu ổn định góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển công ty.
Nguồn thu lớn thứ 2 của Công ty từ cước vận tải quốc tế cụ thể là: Năm 2012 đạt
10,8 tỷ đồng qua năm 2013 đạt được 12,2 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng so với năm 2012.
Qua biểu đồ cho thấy, nguồn thu này ổn định và tăng đều qua các năm, đặc biệt tăng cao

vào những lúc cà phê, tiêu, gạo… bước vào mùa thu hoạch cũng như nhu cầu thế giới
tăng cao. Qua đây công ty đang từng bước lớn mạnh và tạo được uy tín trên thị trường từ
đó mối quan hệ với các hãng tàu trở nên tốt hơn tạo tiền đề phát triển dịch vụ cước quốc
tế trong tương lai không xa.
 Cước nội địa cũng góp một phần quan trọng vào doanh thu của công ty. Doanh thu được
trong năm 2012 đạt 6,1 tỷ đồng. Đến năm 2013 doanh thu từ cước nội địa đã bị giảm 812
triệu đồng do nền kinh tế của nước ta mới phục hồi nên các doanh nghiệp trong nước chỉ
sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ do đó nhu cầu vận chuyển cũng ít đi. Mặc dù năm 2013
chỉ chiếm 12% trong tổng doanh thu của công ty nhưng công ty hiện đang hoàn tất quá
trình đàm phán để ký kết những hợp đồng vận chuyển với số lượng lớn trên tuyến được
Hồ Chí Minh đi Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng.
 Dịch vụ kho bãi hiện nay không phải là thế mạnh của Công ty, chỉ với 6% trong tổng
doanh thu năm 2013 nhưng vì là một công ty Forwarder nên ban giám đốc của công ty
đang nghiên cứu, xem xét ký kết các dự án thuê các kho lớn tại các khu công nghiệp ở
Bình Dương, Đồng Nai để có thể vừa kinh doanh vừa cho thuê kho tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động logistics của công ty.
5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty :
5.1 Thuận lợi:
 Chủ quan :
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
- Do công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến, không qua nhiều cấp trung gian
nên: việc xử lý, thực hiện các thủ tục nhanh, gọn, tốn ít thời gian, tạo ra sự thống nhất.
Cấp lãnh đạo có thể nắm bắt, hiểu rõ hoạt động của cấp dưới một cách dễ dàng hơn.
- Công ty TNHH Thái Bình Long tuy thành lập chưa lâu nhưng đã thu được nhiều kết quả
khả quan so với nhiều công ty khác. Hoạt động Xuất Nhập Khẩu diễn ra liên tục mang lại
doanh thu khá cao cho công ty.
- Do có cách quản lý nhân sự, trả lương và khen thưởng hợp lý nên đã khuyến khíchtinh
thần làm việc của cán bộ công nhân viên đối với hoạt động của công ty.
- Lực lượng lao động trẻ hóa đối với một doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là một ưu

thế bởi độ tuổi này thường năng động, ham học hỏi, khả năng sáng tạo cao… có thể đáp
ứng tốt cho công việc.
- Đội ngũ công nhân viên phòng giao nhận làm việc hết sức nhiệt tình cả trong công tác
khách hàng và giao nhận. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty diễn ra liên tục nên đòi
hỏi phòng giao nhận làm việc hết sức mình mới có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời đơn đặt
hàng của đối tác.
 Khách quan :
- Lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công
nghệ thông tin đã làm hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý
Nhà nước cũng như của các DN trong và ngoài nước. Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình
hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây
dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này giúp
công ty có được sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.
- Thêm vào đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: cầu cảng, đường xá … của Chính phủ sẽ
giúp công ty thuận lợi hơn trong hoạt động dịch vụ của mình.
- Ngoài ra chính phủ đang tăng cường đào tạo nhân lực tại các trường cao đẳng, đại học sẽ
giúp công ty có được lực lượng nhân viên dồi dào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
mình.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
- Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa VN thành một quốc gia mở cửa về
thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư kéo theo nhu cầu về dịch vụ logicstic ngày càng
tăng sẽ mở ra một thị trường lớn cho công ty.
 Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á nên rất thuận lợi cho vận
tải quốc tế. Điều này giúp Việt Nam có thể trở thành cảng đầu mối trong một tương lai
gần đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa và nhu cầu về logicstic sẽ tăng cao tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty phát triển thêm ngành vận tải biển.
5.2. Khó khăn:
 Chủ quan :
- Vốn nhỏ, trang thiết bị hơi lạc hậu và nhân lực thì chỉ có khoảng 20 người nhưng chỉ có

04 nhân viên giao nhận nên trong những năm đầu nghiệp vụ chủ yếu của công ty chỉ là
khai thuê hải quan, giao nhận những lô hàng nhỏ trị giá không lớn.
- Là một công ty nhỏ,trong lĩnh vực giao nhận, uy tín lớn trên thị trường chưa nhiều nên
công ty chưa thể cạnh tranh với những doanh nghiệp lâu năm như: Vinatran, Vietrans,…
trong việc giành những lô hàng lớn của những khách hàng lớn.
- Vị trí địa lý của công ty nằm cách xa trung tâm thành phố do vậy gặp nhiều khó khăn
trong vấn đề giao dịch với khách hàng,vấn đề đi lại của nhân viên khi đi lấy chứng từ và
khai hải quan cũng gặp nhiều khó khăn.
 Khách quan :
- Trong thời gian đầu hoạt động, công ty bị ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh
tế Thế giới, chi phí nguyên vật liệu không ổn định, tăng cao so với lúc mua ban đầu việc
này dẫn đến công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới,khách
hàng mới rất ít trong khi khách hàng cũ chỉ sản xuất cầm chừng nên lượng hàng nhập về
không nhiều.
- Số lượng doanh nghiệp trong nước hoạt động trong ngành logistic tăng nhanh qua từng
năm dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Thêm vào đó,
những hãng tàu lớn như NYK, OOCL, MOL,… đều có công ty logistics riêng cung cấp
dịch vụ trọn gói từ lúc vận chuyển từ đầu bên kia cho đến kho của khách hàng nếu thuê
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
tàu. Đây là một khó khăn lớn cho công ty trong việc tìm kiếm khách hàng bởi các hãng
tàu có lợi thế lớn hơn là phương tiện vận tải bởi vậy họ có thể giảm giá cước cho khách
thuê trọn dịch vụ hoặc cho họ hưởng một số ưu đãi mà công ty Thái Bình Long không có
được.
 Phương thức “bán FOB, mua CIF” của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trong nước khiến
cho phần lớn hợp đồng vận chuyển giao nhận rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Vì vậy
công ty không có nhiều cơ hội để phát triển ngành dịch vụ vận tải biển.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT

NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH LONG NĂM 2013
1.Khái quát chung về giao nhận hàng hóa.
Hiện nay thuật ngữ giao nhận chưa có một khái niệm chung. Tuy nhiên,người ta
thường biết khái niệm này chủ yếu theo :
- Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thì khái niệm “ Giao nhận vận
tảilà bất kì dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dở, đóng gói
hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch
vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo
hàng hóa cho những mục đích chính thức,mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những
chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được
chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao
nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo
quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
- theo luật thương mại Việt Nam thì “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển lưu kho,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người
nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận
khác.Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Nói theo cách ngắn gọn thì giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ,thủ tục Có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng)đến nơi nhận hàng(người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba
khác.
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH Thái Bình Long
2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu thực tế tại công ty TNHH Thái
Bình Long.
Tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng

(Phòng kinh doanh)
Nhận và kiểm tra bộchứng từ nhập khẩu. (sales contract, commercial invoice , P\L ,B\L
,arrival notice, C/O…….) (Phòng chứng từ )
Đăng ký kiểm dịch nếu có ( hồ sơ đăng kiểm : sales contract, commercial invoice , P\L
,B\L ,arrival notice, C/O…)
(Phòng chứng từ)
Thực hiện thủ tục hải quan.
Nhận hàng tại cảng (Phòng giao nhận )
Thanh lý cổng.( hàng lẻ và hàng nguyên cont ).
(Phòng giao nhận)
Giao hàng,quyết toán và trả hồ sơ cho khách hàng (phòng chứng từ)
Giải quyết khiếu nại nếu có.
( Phòng điều hành)
Lập tờ khai hải quan điện tử
Khai báo tờ khai hải quan điện tử
Nhận kết quả khai báo
Mở tờ khai
Nhận hàng lẻ( LCL)(Phòng giao nhận)
Hàng nguyên cont ( FCL ).
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Ths.Nguyễn Thúy Hà
(Phòng giao nhận)
Lấy lệnh giao hàng,Lấy mẫu (1 B/L gốc có kí hậu , Giấy thông báo hàng đến, Giấy giới
thiệu của công ty…)
(Phòng giao nhận)
SVTH : Nguyễn Trọng Sơn Trang 25
Phòng chứng từ

×