Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viết nhật ký cho sức khỏe ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.38 KB, 6 trang )

Viết nhật ký cho sức khỏe

Nếu bạn muốn quyết định một việc gì đó vào lúc này, hãy
quyết định viết nhật ký cho sức khỏe!
Vì sao ư? Thật khó để tìm thời gian chăm sóc cho bản thân,
nhất là khi bạn cứ phải “bay nhảy” ngoài đường với nào là
học hành, làm thêm, yêu đương… và đôi khi bị bù đầu vì
những thứ đó. Nhưng, nếu bạn viết nhật ký cho sức khỏe,
mọi thứ sẽ khác!

Tiêu chí của nhật ký là: ngắn gọn nhưng phải thật chi tiết,
đặc biệt là những vấn đề mà bạn hay quên!

Mỗi ngày

Ăn 5-6 bữa mỗi ngày
Trong đó bao gồm 3 bữa chính và thêm 2-3 bữa phụ, nhớ là
kiểm tra lượng đường, muối và chất béo trong khẩu phần
ăn cho hợp lệ nhé. Ăn nhiều rau quả tươi rất tốt.

Vận động
Nếu chỉ tính gộp cả thời gian bạn đi bộ lẫn leo cầu thang thì
vẫn chưa đủ đâu. Bạn cần vận động theo đúng nghĩa của từ
này mỗi ngày 30 phút. Chạy bộ, thể dục tay không, cầu
lông, bóng rổ, aerobic, dance… đều thuyết phục cả đấy.

Mỗi tuần một lần

Lên lịch cho chính mình
Stress và mệt mỏi dễ đẩy bạn đến lãnh địa của bệnh tiểu
đường và tim mạch hơn à Dành thời gian để thư giãn, làm


những gì bạn cảm thấy thích thú sẽ có lợi cho sức khỏe rất
nhiều. Chẳng hạn như 2 tiếng xem phim/kịch vào mỗi tối
cuối tuần cùng bạn bè này.

Mỗi tháng

Thăm hỏi “núi đôi”
Tốt hơn là mỗi tháng một lần nên tự kiểm tra núi đôi chi
tiết từ toàn bộ núi, đỉnh và những vùng phụ cận như quanh
nách… để xem có “biến động giá cả” gì không. Chưa chắc
rằng khi đỉnh núi lõm xuống là có vấn đề, nhưng bạn hãy
ghi lại hoặc ít nhất là nhớ những sự thay đổi của hai bên
núi.

Mỗi 3 tháng

Tự kiểm tra toàn bộ sức khỏe của mình
Vận động trường, dọn dẹp nhà cửa… để xem sức chịu đựng
và độ dẻo dai, bền bỉ của cơ thể là bao nhiêu. Bạn cũng nên
đồng thời ghé thăm những bộ phận khác trong cơ thể như
răng miệng, mắt, da… luôn nhé.

Mỗi 6 tháng

Tiến hành thực hiện những test định kỳ như khám răng, tẩy
giun sán…

Mỗi năm một lần

Đến phòng khám tế nhị

Nếu bạn đã sở hữu chữ X thứ 3 không an toàn và chưa bao
giờ bước chân đến phòng khám tế nhị thì đây là lúc rồi đấy.
Cứ 10 XX dưới 25 tuổi thì lại có 1 người mắc bệnh
chlamydia – bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ
biến mà XX dễ mắc phải. Nếu “ôm bệnh” lâu quá thì rất dễ
dẫn viêm vùng chậu hông, chửa ngoài dạ con và thậm chí
là vô sinh!

Khám “núi đôi” định kỳ
Điều này là rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng chu kỳ tái
khám cho hai núi ở mức 1-2 năm/lần, nhất định đấy nhé.
Những thay đổi hormone trong cơ thể đều được núi đôi ghi
nhận lại hết đấy.

Sắp xếp thời gian để đi du lịch
Kỳ nghỉ hè sẽ không quá xa xỉ khi bạn tận dụng nó cho
khoản du lịch đúng không nhỉ?

Nhớ là: Mỗi thay đổi nhỏ đều thu hoạch kết quả tốt đẹp
nếu bạn:

Bỏ thuốc
Sau 20 phút, huyết áp và nhịp tim của bạn trở lại bình
thường. Sau 48 giờ, máu của bạn sẽ có “mùi và vị” khá
hơn. Sau một năm, những rắc rối với hơi thở “rau mùi”,
khò khè, ho… sẽ biến mất.

Cắt bớt một nửa phần bánh kẹo mà bạn măm
Điều này có ích hơn việc bạn cắt giảm ½ khẩu phần của
bữa trưa. Theo đó, nếu cắt giảm 100 calories mỗi ngày thì

một thân hình cân đối sẽ không còn xa vời nữa.

Dự trữ những thực phẩm ưu tú
Đậu, trà xanh và bông cải là những thứ tốt cho tim mạch.
Dầu olive, táo làm giảm cholesterol. Dừa tươi có khả năng
làm giảm nguy cơ ung thư. Nhớ nhé.

×