Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

bai mau de tai tot nghiep(my)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.67 KB, 120 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự vận hành của nền kinh tế theo cơ chế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện
nay, các thành phần kinh tế càng phát triển mạnh thì cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tốt các nguồn lực
của mình nhằm tạo cơ sở để tồn tại và phát triển .
Trong hoạt động của các doanh nghiệp, hoạt động tài chính đóng một vai trò hết sức quan
trọng, có thể nói hiệu quả của hoạt động tài chính có tính chất sống còn của một doanh nghiệp
thông qua sự hình thành, vận động và sử dụng các nguồn vốn. Nó có thể coi như dòng máu chảy
trong cơ thể của tổ chức mà bất cứ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của
toàn cơ thể. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do chưa
có nhiều kinh nghiệm làm ăn trong cơ chế mới lại trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng.
Thực hiện tốt các hoạt động tài chính sẽ làm nâng cao ưu thế cạnh tranh của doanh
nghiệp, giúp tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Là
một doanh nghiệp có chức năng xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn trong
và ngoài Tỉnh đồng thời sản xuất vật liệu xây dựng các loại để cung cấp cho các công trình giao
thông ...
Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Phú yên cũng nằm trong tình hình chung của các
doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Công ty đang tạo cho mình một vị trí nhất định
và có lợi thế trên thị trường, có nhiều yếu tố cạnh tranh thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình .
Thực vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp
cho Công ty có một ưu thế lớn trong cạnh tranh cũng như trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề
ra. Từ những nhận thức trên qua quá trình học tập, nghiên cứu, qua thực tiễn trong thời gian thực
tập tại Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Phú yên em xin viết chuyên đề tốt nghiệp với đề tài :
" PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG PHÚ YÊN ".
Do có những hạn chế về mặt kiến thức, về tài liệu tham khảo, thời gian chuẩn bị để hoàn thành
chuyên đề này ngoài sự cố gắng tìm tòi của bản thân em còn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của tập
thể giáo viên khoa Tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồø Chí Minh,
Ban Lãnh đạo cùng các anh chị ở Công ty. Chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong
sự thông cảm của các thầy cô giáo, Ban Lãnh đạo và các anh chị ở Công ty giúp đỡ em hoàn thành


nhiệm vụ của mình.
Sinh Viên thực hiện
Phạm Thị Kim Đan
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
1- Khái niệm:
Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá
khứ, nhằm mục đích đánh gía, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết
định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
2- Mục đích:
Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà doanh nghiệp và các
cơ quan chủ quản thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên
nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, đánh giá những triển vọng cũng
như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định
và tăng cường tình hình tài chính.
3- Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính:
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, các
doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh
doanh. Nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư,
nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp trên góc độ khác nhau song nhìn chung họ đều quân tâm đến khả năng tạo ra các
dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi tức tối đa…
Tình hình tài chính của các doanh nghiệp được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm như
nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay… Mỗi nhóm người này phân tích có xu hướng tập trung
vào các khía cạnh khác nhau bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
-Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của họ là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao
cho hiệu quả, tìm lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ. Dựa trên cơ sở phân tích, nhà quản lý có thể
định hướng hoạt động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt
động sao cho có lợi nhất.

- Đối với chủ sở hữu : Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của
tiền vốn bỏ ra. Thông qua phân tích sẽ giúp cho họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh, khả năng điều hành hoạt động của Nhà quản trị để quyết định sử dụng bãi miễn Nhà quản
trị cũng như quyết định của việc phân phối kết quả kinh doanh.
-Đối với chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp...) mối quan tâm của họ
hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, họ cần chú ý tình hình và khả năng thanh
toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá
đơn vị có khả năng trả nợ hay không trước khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm của Công ty.
-Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều trước tiên là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế
đó là mức sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt
động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, họ thường phân tích
qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không. Đầu tư dưới hình thức nào và lĩnh vực
nào.
-Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế thông qua thông tin trên báo cáo tài chính
xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp
phân tích tình hình số liệu thống kê, chỉ sô thống kê.Trên cơ sở đó Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý của mình đối với doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính của đơn vị được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm và phân tích trên
nhiều khía cạnh khác nhau như thường liên quan với nhau. Do vậy, các nhóm này thường sử dụng
các phương pháp và kỷ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài chính một cách có hiệu quả.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
1- Các phương pháp phân tích tài chính:
Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có mối quan hệ mật
thiết, có nội dung và kết cấu phức tạp được biểu hiện bằng những số liệu dường như là ngẫu nhiên
nhằm che dấu những tác động của quy luật kinh tế khách quan, che dấu bản chất của các hoạt động
đó. Để nhận thức và cải tạo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với những
điều kiện khách quan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải có hệ thống phương pháp
khoa học bao gồm nhiều phương pháp có tính chất nghiệp vu ïkỹ thuật để đi sâu xem xét giải
thích, rút ra kết luận về những hiện tượng và phát triển kinh tế.
1.1- Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong hoạt động kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi phải
có các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện như : Phải cùng một nội dung kinh tế, phải thống nhất về
phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường, cùng quy mô và điều kiện kinh doanh..., có các
phương pháp so sánh sau:
-Phương pháp so sánh tuyệt đối: Kết quả của việc so sánh bằng số tuyệt đối là giá trị chênh
lêïch giữa các kỳ phân tích thực hiện bằng phép trừ (-) giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch(kỳ gốc).
So sánh về số tuyệt đối phản ảnh về mặt quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu so sánh thực tế
tăng hay giảm so với một lượng giá trị tuyệt dối.
-Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện
bằng phép chia(:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các kỳ khác nhau.
So sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể
hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các kỳ khác nhau.
1.2- Phương pháp thay thế liên hoàn:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các
chỉ tiêu phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn đòi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng một nhân tố
nào đó phải giả định các nhân tố khác không đổi, các nhân tố ảnh hưởng chỉ tiêu phân tích có mối
quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học, trong đó các nhân
tố được sắp xếp theo một trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
1.3 - Phương pháp số chênh lệch:
Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động
của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này dùng trực tiếp số chênh lệch của các nhân tố để xác
định mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
2 - Tài liệu sử dụng phân tích:
Phân tích tài chính sử dụng mọi thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự toán tài
chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thôngt in
giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Tuy
nhiên thông tin do kế toán cung cấp luôn là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết cho việc đánh giá,
phân tích tài chính. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán, phân
tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý
các báo cáo kế toán. Đó là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo thu nhập).

Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách
tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, hình thành tài chính, cũng
như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu đánh giá tình hình
kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ hoạt
động đã qua, giúp việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn,
tình hình tài chính, cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hệ thống báo cáo tài
chính, bảng cân đối kế toán là một tư liệu cốt yếu trong hệ thống thông tin về các doanh nghiệp.
2.1 - Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài
sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
(Thời điểm lập báo cáo).
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
theo cơ cấu tài sản đó.Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng
vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh
nghiệp.
Bảng cân đối kế toàn được trình bày thành 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
-Phần tài sản: Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ giá trị của tài sản hiện có
đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế: Phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các tài sản của doanh nghiệp
đang tồn tại dưới mọi hình thức: Tài sản vật chất như: Tài sản cố định hữu hình, sản phẩm tồn
kho...tài sản cố định vô hình như: giá trị bằng phát minh sáng chế, hay tài sản khác như: Các khoản
đầu tư, khoản phải thu, tiền mặt. Qua xem xét phần “tài sản” cho phép đánh giá tổng quát năng lực
sản xuất và quy mô cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Số tiền “tài sản” thể hiện số vốn thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng
lâu dài của doanh nghiệp.
+Tài sản lưu động: Đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời

gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động
gồm:
*Vốn bằng tiền: Ở két hoặc ngân hàng, tiền đang chuyển.
*Vốn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm: đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn
hạn và đầu tư ngắn hạn khác.
* Các khoản phải thu : Là tiền của doanh nghiệp mà khách hàng đang nợ vào thời điểm lập
bảng cân đối kế toán và sẽ được trả trong thời gian ngắn.
*Tồn kho :Vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang.
-Tài sản cố định : Gồm những tài sản tồn tại trong doanh nghiệp trong một thời gian dài.
*Tài sản cố định hữu hình : Là những tài sản biểu hiện dưới hình thái vật chất như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải...
*Tài sản cố định vô hình :Loại tài sản này không có hình thái vật chất, chỉ biểu hiện dưới
hình thái giá trị như: bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp.
*Hao mòn tài sản : Phần này làm giảm năng lực sản xuất tài sản cố định và phải trừ vào
nguyên giá có giá trị hiện hành của tài sản cố định.
*Đầu tư dài hạn : Đây là những khoản góp vốn liên doanh đầu tư chứng khoán dài hạn...
-Phần nguồn vốn : Phản ánh nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào
thời điểm lập báo cáo.
+Về mặt kinh tế : Khi xem xét phần “nguồn vốn” các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được
thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
+Về mặt pháp lý : Các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về tổng
số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau như: Vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và các đối
tượng khác, các khoản nợ gộp vào ngân sách, các khoản phải thanh toán với công nhân viên...
Các nguồn vốn gồm :
*Nợ phải trả :đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn . Loại vốn này
doanh nghiệp chỉ dùng được trong một thời gian nhất định, đến kỳ hạn phải trả cho chủ nợ.
*Vốn chủ sở hữu : Loại vốn này thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp hay những bên góp
vốn, không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng vô kỳ hạn. Loại vốn
này gồm:
@Vốn kinh doanh : Do các thành viên của doanh nghiệp đóng góp. Đó là nhà nước đối

với các doanh nghiệp liên doanh , các cổ đông đối với công ty cổ phần.
@Quỹ dự trử : Được hình thành từ lợi nhuận sản xuất kinh doanhvà doanh nghiệp dùng
vào việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh hay dự trử để dự phòng những rũi ro bất ngờ, hay
để khen thưởng, trợ cấp mất việc làm, làm những công việc phúc lợi phục vụ người lao động.
Lợi nhuận chưa phân phối : đây là số lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh chưa
được phân phối hoặc chưa sử dụng.
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, số đầu năm và số
cuối kỳ (Quý, năm).
Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán:
-Căn cứ vào các sổ kế toán ( Sổ tổng hợp và chi tiết)
-Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước.
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh
giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh toán và cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
2.2 - Báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả kinh doanh):
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là
một thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh cho biết sự luân chuyển của tiền, vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo
kết quả kinh doanh cũng đồng thời giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập
quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để điều hành
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh lãi hay lỗ trong
năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định chi tết theo hoạt động kinh
doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các
khoản phải nộp khác. Đồng thời nó cũng cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết
quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỷ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tóm lại, ngoài hai tài liệu quan trọng thường sử dụng chủ yếu nêu trên, các nhà phân tích
còn sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu khác
trong quá trình phân tích.

III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP:
1- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo
hai cách phân loại tài sản và nguồn hình thành tài sản đồng thời phải cân đối với nhau. Do đó, nó
có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý tài chính
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán được cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số các tài khoản kế toán và chia
ra làm hai phần
-Phần bên trái -Tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
+Về mặt kinh tế: Số liệu bên phần Tài sản phản ánh quy mô và kết cấu của loại Tài sản của
doanh nghiệp hiện có đến thời điểm báo cáo.
+Về mặt pháp lý: Số liệu bên phần tài sản thể hiện số TS đang thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp .
-Phần bên phải- Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại TS của doang nghiệp đến
thời điểm lập báo cáo.
+Về mặt kinh tế: Số liệu bên phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu các nguồn vốn được tài trợ
và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Về mặt pháp lý: Số liệu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp chủ sở hữu về số vốn được đầu tư, đối với các ngân hàng và các bên cho vay, góp vốn về
số vốn cho vay…
Bảng cân đối kế toán còn có những hạn chế lớn:
-Bảng cân đối kế toán không phản ánh được giá trị hiện hành hay giá trị thị trường thích
hợp, vì nhân viên kế toán áp dụng nguyên tắc giá phí lịch sử trong việc đánh giá và báo cáo về TS
Có và TS Nợ.
-Bảng cân đối kế toán bỏ sót nhiều mục có giá trị về tài chính đối với Công ty kinh doanh.
Giá trị nguồn nhân lực của Công ty cùng với những kỷ năng pháp lý thường rất quan trọng nhưng
không được báo cáo. Thêm vào đó những sự giải quyết và đánh giá có tính chất nghiệp vụ thường
được sử dụng trong sự chuẩn bị lập các bảng Cân Đối Tài Sản và có thể làm giảm tính hữu ích của
các báo cáo. Tuy vậy, Bảng cân đối TS là công cụ quan trọng không thể thiếu được dùng để phân

tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1 - Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn:
Ở bước này tiến hành:
-So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô
của doanh nghiệp đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản giữa cuối
năm và đầu năm để thấy nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
-So sánh tổng nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của bộ phận cấu
thành nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm để phát hiện nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình
hình trên.
1.2 - Phân tích tình hình thanh toán:
Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán khi nguồn bù đắp cho tài
sản dự trử thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa
doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng
thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh
nghiệp sẽ giảm bớt vốn.
Khi phân tích cần phải xác định được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý
(đó là những khoảng nợ còn trong thời hạn trả nợ chưa hết hạn thanh toán) Doanh nghiệp cần phải
đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhất là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đồng
thời phải chủ động giải quyết các khoản Nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật
thanh toán.
2 - Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình & kết quả
kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, số liệu trong báo cáo này cung cấp những
thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng các
họat động đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình
sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp. Đây
là một báo cao tài chính được các nhà phân tích tài chính rất quan tâm vì nó cung cấp các số liệu
về họat động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được sử dụng như một
bảnghướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ họat động ra sao trong tương lai.

Phần I của báo cáo kết quả họat động kinh doanh trình bày lãi lỗ trong kỳ. Nguyên tắc lập phần
này là phải phản ánh được từng lọai doanh thu (Doanh thu từ họat động kinh doanh và doanh thu
từ thu nhập khác ) và các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó.Phần chênh lệch doanh thu và
chi phí bỏ ra đó là lợi nhuận .
Phần II phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối Nhà nước.
Phần III phản ánh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. thuế giá trị gia tăng được hoàn lại , thuế giá
trị gia tăng được miễn giảm.
2.1 – Phân tích tình hình doanh thu :
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra ngoài của doanh nghiệp. Ngoài ra các khoản ghi giảm
trừ vào tổng doanh thu như: Chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu. Mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu trên có thể khái quát bằng công thức sau :
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
2.2 - Phân tích điểm hòa vốn và tác động đòn bẩy lên doanh lợi:
2.2.1 - Phân tích điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn của doanh nghiệp được thể hiện trên ba chỉ tiêu: Sản lượng hoà vốn, doanh
thu hoà vốn và thời gian hoà vốn. Phân tích hoà vốn có một số ứng dụng rất quan trọng: Đánh
gíarủi ro dự án, lựa chọn phương án sản xuất, đánh giá lợi nhuận của việc đưa ra thị trường một
sản phẩm mới. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định bởi: Phân tích hoà
vốn không quan tâm đến thời giá của tiền tệ; trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất duy
nhất mọt sản phẩm, hầu hết kết cấu chi phí dều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục nên
không thể phân chia một cách hoàn toàn và rạch ròi thành một định phí và biến phí; mô hình phân
tích hoà vốn cơ bản đánh giá theo đường thẳng ( tức là giá bán và chi phí không đổi) nhưng giá
bán và chi phí của mỗi đơn vị hàng bán có thể thay đổi theo mức sản xuất. Tuy có những hạn chế
như vậy nhưng phân tích hoà vốn rất hữu ích để xem xét hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.1.1 - Sản lượng hoà vốn :
Là khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất và tiêu thụ có thể bù đắp được toàn bộ chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
Chỉ tiêu này được xác định: Qhv =
Trong đó:

Qhv : Khối lượng sản phẩm hoà vốn.
s : Giá bán/1 đơn vị sản phẩm hàng hoá.
v : Biến phí /1 đơn vị sản phẩm.
Từ công thức trên cho thấy, khối lượng sản phẩm hoà vốn (Qhv) phụ thuộc vào ba nhân tố:
Khối lượng sản phẩm hàng hoá hoà vốn tỷ lệ thuận với hai nhân tố: tổng chi phí cố định và
chi phí biến đổi đơi vị sản phẩm hàng hoá. Nghĩa là hai nhân tố này tăng làm cho khối lượng sản
phẩm hàng hoá hoà vốn tăng và ngược lại.
Khối lượng sản phẩm hàng hoá hoà vốn tỷ lệ nghịch với giá bán. Nghĩa là giá bán tăng làm
khối lượng hàng hoá hoà vốn giảm xuống và ngược lại.
Điều phân tích trên cho thấy, muốn giảm khối lượng sản phẩm hàng hoá hoà vốn trước hết
phải tăng giá bán và giảm tổng chi phí cố định và giảm tổng chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm.
2.2.1.2 - Doanh thu hoà vốn:
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Shv = Qhv x s =
Trong đó:
Shv : Doanh thu hoà vốn.
Qhv : Sản lượng sản phẩm hoà vốn.
S : Giá bán/1 đơn vị sản phẩm hàng hoá.
Tại điểm hoà vốn thì tổng doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí kinh doanh hay nói một
cách khác là lãi bằng 0. Phần lớn các doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng
tổng hợp, mỗi một mặt hàng có giá cả, chi phí khả biến và số dư đảm phí hoàn toàn khác nhau. Vì
vậy, khi đi vaò hoạch định kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định mức doanh số hoà vốn tổng hợp
trên cơ sở kết cấu các mặt hàng đã được xác định hoặc ngược lại. Từ mức doanh số hoà vốn tổng
hợp dự kiến, nhà quản lý tìm ra kết cấu mặt hàng bán ra một cách hợp lý bằng các công cụ toán
học khác.
2.2.1.3 - Thời gian hoà vốn
Là thời gian mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, khi bán
ra trên thị trường đạt được doanh thu đủ bù đắp cho toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ta có thể áp dụng công thức:
TGhv = x12 tháng

Trong đó:
Shv : Doanh thu hoà vốn.
S : Khối lượng sản phẩm hàng hoá kinh doanh cả năm.
2.2.2 – Phân tích tác động đòn bẩy lên doanh lợi:
2.2.2.1 – Độ nghiêng đòn cân nợ:
Là một đòn bẩy kinh tế đánh giá mức độ khuếch đại phần trăm tăng lên của tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu từ việc thay đổi của 1%Ebit tăng lên. Đòn cân nợ phụ thuộc vào cấu
trúc nguồn vốn của doanh nghiệp quyết định tài trợ của doanh nghiệp hay hệ số nợ của doanh
nghiệp.
Đòn cân nợ = Nợ vay/Tài sản
DFL = Tỷ lệ % thay đổi mức sinh lợi trên vốn CSH/Tỷ lệ % thay đổi của Ebit
+ Nếu doanh nghiệp đầu tư 10tr(vốn cổ phần) VNĐ và thu được 12 tr VND tại thời điển
kết thúc dự án. Vậy tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp trên dự án đó là:
Lãi/ Vốn cổ phần = x100% = 20%
+ Nếu cũng đầu tư 10tr trong đó 5tr vay ngân hàng lãi suất 10% 1 năm và 5tr là vốn cổ
phần và kết quả thu được 12tr. Ta có:
Vay (5x 10%) + 5 = 5.5tr. Doanh nghiệp sử dụng 5.5tr để trả nợ gốc và tiền lãi vay, còn
khoản 6.5tr là thu nhập dành cho khoản đầu tư 5tr. Tỷ lệ sinh lời phần vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp là 30% ( Lãi/Vốn cổ phần = x100% = 30%). Chính khoản lãi vay đã làm phếch đại tỷ suất
lợi nhuận trên vốn cổ phần.
*Nhưng nếu rủi ro xảy ra:
Như đầu tư 10tr vốn cổ phần. Kết quả thu được 10.2tr. Vậy tỷ suất sinh lời của doanh
nghiệp là: (Lãi/Vốn cổ phần = x100% =2%.
Đầu tư 10tr trong đó 5tr vay ng6n hàng lãi xuất 10% 1 năm và 5tr là vốn cổ phầnvà kết quả
thu được 10.2tr. Ta có : vay : (5 x 10%) + 5 = 5.5 tr. Doanh nghiệp sử dụng 5.5tr để trả nợ gốc và
tiền lãi vay, còn lại 4.7tr là thu nhập của khoản đầu tư 5tr.
Nên: (Lãi/Vốn cổ phần = x100% = -6.4%). Lỗ vì 4.7 tr chính là 5tr Vốn cổ phần nhưng
lấy 0.3tr đem đi trả nợ vay do lỗ. Chính khoản lãi vay làm phếch đại trên vốn cổ phần, lỗ thì làm
cho lỗ nhiều hơn.
2.2.2.2 – Độ nghiêng đòn cân định phí:

Độ nghiên đòn cân định phí dùng để đo lường mức độ rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời
nó là chỉ tiêu dùng để đánh giá tỷ lệ phần trăm thya đổi của Ebít do kết quả từ việc thay đổi1%
doanh số.
DOL=
2.2.2.3 – Độ nghiêng đòn cân tổng hợp:
Cấp độ đòn cân tổng hợp đánh giá dộ nhạy cảm của tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu đối với sự
thay đổi của doanh số. Nó được xác định như sau:
DTL =
DTL = DOL x DEL
= x
3 - Đánh giá tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính:
3.1 - Tỷ số khả năng thanh toán :
Là loại tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các
khoản nợ ngắn hạn và nợ đến hạn ở thời điểm đánh giá. Các tỷ số thanh toán cung cấp cho chúng
ta thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ, đồng thời khi xem xét các tỷ số
thanh toán ta có thể đánh giá được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Bao gồm :
3.1.1 - Tỷ số thanh toán hiện hành :
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Nợ ngắn hạn + Nợ đến hạn
- Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào sự
so sánh với tỷ số thanh toán trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với
các năm trước để thấy được sự tiến bộ hay giảm sút.
- Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo
trước những khó khăn về tài chính. Ngược lại nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao thì cho thấy khả
năng thanh toán tăng có nghĩa là doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ.
3.1.2- Tỷ số thanh toán nhanh :


Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh càng cao thì khả
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ lệ thanh toán nhanh
thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp khó có thể mà tin tưởng được .
3.1.3 - Khả năng thanh toán tức thời :
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán
cho một đồng nợ ngắn hạn . Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là một tỷ số khá nghiêm ngặt nó
chỉ có tác dụng xem xét đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các mục tài sản ngắn
hạn không có ý nghĩa kinh tế. Trong trường hợp tài chính kinh tế lành mạnh tỷ số thanh toán này
không được ưa chuộng trong đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn.
3.2 - Tỷ số hoạt động :
Là loại tỷ số dùng để đo lường mức độ hoạt động hoặc sử dụng tài sản trong doanh
nghiệp .
3.2.1 - Số vòng quay các khoản phải thu :
- Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản
phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay
một vòng. Tuy nhiên số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp còn phụ thuộc vào chính sách
bán chịu :
• Nếu số vòng quay quá thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng quá nhiều.
• Nếu số vòng quay quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đếùn giảm doanh thu.
3.2.2 - Số vòng quay hàng tồn kho :
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình
hiệu quả như thế nào ?
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như lọai hình và quy
mô SXKD. Để đảm bảo cho quá trình SXKD được liên tục, mỗi doanh nghiệp sẽ có mức độ và
chế độ dự trữ khác nhau, sự luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt
vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu vốn cho SXKD và ngược lại sự luân chuyển vốn chậm thì
doanh nghiệp sẽ mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu SXKD.
3.2.3 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ :
Tỷ số này nói lên 1 đ TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử

dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
3.2.4 - Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản :
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đ tài sản tham gia vào quá trình SXKD sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.

3.2.5- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn lưu động đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể là
nó cho ta biết một đồng vốn lưu động được đầu tư tao ra bao nhiêu đồng doanh thu.
3.3 - Tỷ số đòn bẩy tài chính :
3.3.1- Tỷ số nợ trên tài sản :
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của
mình bằng vốn vay. Đối với các doanh nghiệp, tỷ số đòn bẩy tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp
lý nhất cho mình. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công
ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Có các lọai tỷ số đòn bẩy sau :
3.3.2 - Khả năng thanh toán lãi vay :
Là hệ số đo lường mức đôï lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn nhàm đảm bảo khả năng trả
lãi hàng năm của doanh nghiệp.
3.4 - Tỷ số doanh lợi ( Tỷ số sinh lợi ) :
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng
hợp phản ánh hiệu qủa của toàn bộ qúa trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật,
quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ đối tượng nào
muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi
nhuận doanh nghiệp thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi
nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng
để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi cụ thể. Vấn đề này về cơ bản được thể hiện qua những chỉ
tiêu tài chính sau :
3.4.1 - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:
Chỉ tiêu này nói lên 1 đ doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đây là 2 yếu tố liên quan mật thiết với nhau. Doanh thu chỉ ra vai trò của doanh nghiệp trên
thương trường, và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng hiệu quả cuói cùng của doanh nghiệp. Tổng

mưc doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò hiệu
quả họat động của doanh nghiệp càng tốt.
3.4.2 -Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản :(ROA)
Chỉ tiêu này cho biết 1 đ tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả KD của doanh nghiệp.
4 - Phân tích khả năng sinh lợi qua chỉ số Dupont:
Các tỷ số tài chính hầu hết đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng
hay giảm tùy thuộc vào 2 nhân tố: Mẫu số và tử số. Mặc khác, các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng
lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này còn có thể được trình bày bằng tích một
vài tỷ số tài chính khác
Lãi ròng
Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Có thể trình bày tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu dưới dạng như sau:
Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần x Lãi ròng
Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần
Chi tiết hơn ta có thể phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thành 3 nhân tố như sau:
Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần x Tổng tài sản x
Lãi ròng
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần
Qua phân tích trên cho thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của một doanh nghiệp có thể giải
thích theo 3 cách:
1. Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có hay không
2. Gia tăng đòn bẩy tài chính hay không
3. Tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu như thế nào.
IV-CÁC MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1- Khái niệm kế hoạch tài chính:
Kế hoạch tài chính là hệ thống các kế hoạch liên quan đến các quyết định tài chính như
quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối
- Quá trình phân tích các giải pháp đầu tư và tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.

- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại.
- Quyết định nên chọn giải pháp nào
- Đo lường thành qủa đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính
* Kế hoạch tài chính tập trung:
- Một kế hoạch tăng trưởng trong trường hợp tốt nhất đòi hỏi đầu tư vốn lớn.
- Một kế hoạch tăng trưởng bình thường doanh nghiệp sẽ phát triển cùng thị trường nhưng
không làm các đối thủ cạnh tranh thiệt hại đáng kể.
- Một kế hoạch hạn chế chi tiêu nhằm tối thiểu hoá các chi phí vốn cần thiết. Đây là kế
hoạch cho thời kỳ kinh tế khó khăn.
* Kế hoạch tài trợ:
- Hầu hết các kế hoạch đều chứa một tóm lược của việc tài trợ dự kiến đầu tư vào nhà máy,
thiết bị, vốn lưu động và phần trả lãi vay.
- Một vài doanh nghiệp phải bận tâm về việc tăng vốn so với các doanh nghiệp khác.
- Các doanh nghiệp phải tăng vốn bằng cách bán các loại chứng khoán, nên bán loại chứng
khoán nào và bán vào lúc nào.
* Kế hoạch tài chính không phải chỉ là dự báo:
- Dự báo hầu như chỉ tập trung vào viễn cảnh trong tương lai.
- Hoạch định tài chính quan tâm đến:
+ Những việc không chắc xảy ra
+ Những việc chắc chắn sẽ xảy ra.
- Hoạch định tài chính không cố gắng tối thiểu hoá rủi ro. Quyết định rủi ro nào có thể
chấp nhận và rủi ro nào là không đáng chấp nhận.
* Nội dung của kế hoạch tài chính hoàn chỉnh:
- Một kế hoạch tài chính hoàn tất
+ Cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ.
+ Của một doanh nghiệp nhỏ hơn của cùng các thành phần nhưng ít chi tiết hơn.
+ Đối với các doanh nghiệp nhỏ nhất, mới thành lập thì hoàn toàn nằm trong đầu của các
Giám đốc tài chính.
- Các thành phần cơ bản của các kế hoạch đều giống nhau, vì qui mô của doanh nghiệp lớn
nhỏ như thế nào.

- Kế hoạch tài chính sẽ dự báo:
+ Các bảng cân đối kế toán.
+ Bảng báo cáo thu nhập
+ Các báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt.
- Các con số về lợi nhuận trong kế hoạch có thể nằm giữa dự báo và con số lợi nhuận hy
vọng đạt đựơc.
- Kế hoạch tài chính cũng sẽ trình bày chi tiêu vốn dự kiến:
+ Đầu tư thay thế
+ Đầu tư mở rộng.
+ Đầu tư cho sản phẩm mới, cho các chi tiêu bắt buộc khác và theo bộ phận hay ngành
kinh doanh.
2 - Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính:
- Để kế hoạch tài chính lập ra đảm bảo tính khoa học, linh hoạt và hiện thực, tài chính doanh
nghiệp nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Siêu tầm và chỉnh lý lại các báo cáo tài chính năm trước nhằm giúp cho tài chính doanh
nghiệp có cơ sở tiến hành phân tích và lập kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính
phải được chỉnh lý lại cho phù hợp nhằm loại bỏ được những nhân tố bất hợp lý nhằm không phản
ánh chính sách lợi nhuận trong kỳ. Doanh nghiệp đánh giá quá cao tài sản cố định và tài sản lưu
động nhằm để thế chấp ngân hàng hoặc hoạch toán các khoản chi phí phải trả.
- Kết hợp với các bộ phận khác hoặc phòng ban khác để lập kế hoạch tài chính. Những chỉ
tiêu taì chính phụ thuộc rất lớn vào độ tin cậy do các bộ phận khác xác định, lưu lượng tiền tệ thu
vào qua các năm để đánh giá dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào nguồn số liệu và độ tin cậy của
các chỉ tiêu doanh thu, chi phí do các bộ phận bán hàng và sản xuất kinh doanh lập.
- Phải dựa trên các chỉ tiêu định mức kinh tế kỷ thụât trung bình tiên tiến để lập. Việc tuân
thủ các chỉ tiêu định mức kỷ thuật do các cơ quan quản lý ban hành là điều rất quan trọng.
- Phải dựa vào thị trường để xác định các tiêu chuân giá trị thích hợp. Các chỉ tiêu quan
trọng có thể làm sai lệch các quyết định tài chính, như các chỉ tiêu về lãi suất vay vốn, tỷ suất lợi
nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận trên giá cổ phiếu, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát dự kiến.
3 - Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính:
Công tác quản lý tài chính nhằm hy động sử dụng đúng mục đích tiết kiệm mọi quyền lực

về lao động vật, tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đó là quá trình tính toán vốn, tìm kiếm các phương án sử dụng vốn tối ưu, khai thác triệt
để các tiềm năng về kỷ thuật công nghệ, lao động, tiền vốn, thường xuyên kiểm tra và phân tích
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
*Dự báo:
- Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có các dự báo hoàn toàn chính xác.
- Không nên giảm nhẹ tầm quan trọng của việc dự báo xuống thành một công việc máy móc.
- Để bổ xung các phán đoán của mình, các dự báo cần dựa trên nhiều nguồn dữ liệu và các
phương pháp khác nhau.
- Đôi khi cần sự trợ giúp từ bên ngoài.
- Sự thiếu nhất quán trong dự báo có thể là một vấn đề, vì các báo cáo tìm thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Đạt được sự nhất quán là đặc biệt rất khó đối với các doanh nghiệp.
- Các nhà hoạch định của công ty sẽ phải phát hiện điều không nhất quán này và sắp xếp lại
kế hoạch của hai bộ phận.
- Các doanh nghiệp thường thích thực hiện việc lập kế hoạch riêng lẻ của mình và bỏ qua sự
kiện là các đối thủ cạnh tranh cũng đang triển khai kế hoạch của họ.
- Trên thực tế, chúng ta có thể tổng quát hoá bằng cách thăm dò phía sau những dự báo này
và cố gắng nhận diện xem những dự báo này đã dựa trên mô hình kinh tế nào?
* Tìm kiếm kế hoạch tài chính tối ưu:
- Cuối cùng, Giám đốc tài chính sẽ phán đoán xem kế hoạch nào là tốt nhất.
- Các nhà hoạch định tài chính thường gặp phải những vấn đề không thể giải quyết được và
đối phó với các vấn đề này một cách tốt nhất có thể được theo phán đoán của mình.
* Kế hoạch tài chính phải linh hoạt:
- Các kế hoạch dài hạn có một nhược điểm là thường trở nên lỗi thời hầu như ngay khi vừa
được lập ra.
- Các kế hoạch dài hạn cũng được sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá thành quả sau này.
Nhưng việc đánh giá này sẽ trở nên có giá trị hơn nếu nó được đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG PHÚ YÊN
A - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TYCỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG PHÚ YÊN
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Trong những năm trước năm 1979 mạng lưới giao thông toàn tỉnh Phú Yên thấp kém, cơ
sở hạ tầng giao thông không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, vì
vậy việc đẩy mạnh công tác xây dựng và củng cố lại hệ thống giao thông là một yêu cầu cấp bách.
Trên địa bàn Tỉnh Phú Yên, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp
thường là những đơn vị có quy mô nhỏ, vốn ít không đủ sức cạnh tranh với các đơn vị xây lắp
trung ương và các công ty trách nhiệm hữu hạn đang phát triển mạnh. Đứng trước tình hình đó
Công ty xây dựng giao thông thuộc sở giao thông vận tải Phú Yên đã được thành lập theo Quyết
định số 569QĐ/UB ngày 13.08.1991 trên cơ sở sát nhập xí nghiệp xây dựng giao thông và xí
nghiệp sản xuất dịch vụ vật tư thiết bị giao thông phú yên.
Việc sát nhập này là một quyết định kịp thời và đúng đắn nhằm tăng năng lực của công ty
đủ mạnh trước tình hình mới chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo và đúng như vậy Công ty cổ
phần xây dựng giao thông không ngừng phát triển với giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận năm
sau cao hơn năm trước, ổn định một bước rất lớn đến đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân
viên.
Qua 14 năm hình thành và phát triển căn cứ vào chỉ thị số 11/2004/CT-TTG ngày
30/03/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
theo tinh thần nghị quyết Trung Ương 9 (Khóa IX ), UBND Tỉnh Phú Yên đã có quyết định số
1908/QĐ – UBND ngày 26/08/2005 về việc bán công ty nhà nước công ty xây dựng giao thông
Phú Yên cho tập thể người lao động , cán bộ công nhân viên công ty đã tích cực mua cổ phần, tiến
hành đại hội cổ đông, bầu ra người đại diện gồm: Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để hình
thành nên công ty cổ phần xây dựng giao thông Phú Yên.
II - VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TY :
1 - Vị trí :
Là một đơn vị kinh tế vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây lắp và kinh doanh với đa
dạng ngành nghề, mặc dù mới thành lập công ty cổ phần nhưng với cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có
và trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môntốt với ý thức trách nhiệm cao công ty cổ phần xây
dựng giao thông phú yên là một đơn vị đủ mạnh để đảm đương thi công các công trình xây dựng

cầu đường bộ trong tỉnh. Liên kết liên doanh để thi công các công trình ngoài tỉnh tạo một vị trí ổn
định và phát triển lâu dài trong lĩnh vực sản xuất xây lắp.
* Trụ sở chính của công ty : 06 Lê Lợi - TP Tuy hoà - Phú Yên
* Khu vực sản xuất công nghiệp :
- Khu khai thác đá tại Xã An Phú - TP Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên
- Khu chế biến đá và trạm trộn bê tông nhựa tại Km1325 QLIA – TP Tuy Hòa - Tỉnh Phú
Yên.
* Đối với các đơn vị chuyên xây lắp các công trình : Do đặc thù chung của ngành xây
dựng nên địa bàn hoạt động trải rộng trên địa bàn Tỉnh và ngoài Tỉnh.
2 - Chức năng và nhiệm vụ:
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3603000056 ngày 04/10/2005 ngành nghề
chủ yếu như sau:
- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, san lắp mặt bằng, kinh
doanh cơ sở hạ tầng cụm dân cư, kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng các công trình điện và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35KV.
- Khai thác khoáng sản ( trừ khoáng sản kim loại và điatomit ).
- Sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Mua bán vật liệu xây dựng và kinh doanh xăng dầu.
- Thiết kế các loại công trình cầu đường bộ, công trình trên đường ôtô.
-Giám sát thi công các loại công trình: Dân dụng, công nghiệp, cầu, đường bộ sửa chữa
thiết bị.
III - CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY :
Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần xây dựng giao thông phú yên được hình thành theo
điều lệ của công ty cổ phần đã được nhà nước ban hành, trên cơ sở đại hội đồng cổ đông bầu ra
hội đồng quản trị, hội đồng quản trị bầu ra Giám Đốc điều hành và hình thành nên các phòng ban
quản lý, lực lượng sản xuất theo sơ đồ cơ cấu như sau:


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
- Chức năng phòng kế toán Công ty :Phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Hội

Đồng Quản Trị và Giám đốc điều hành Công ty về mặt kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc điều hành . Thực hiện công tác nghiệp vụ kế toán tài chính theo đúng quy định và
pháp luật của Nhà nước. Tổ chức hoạt động kế toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất, phù hợp với quy
định chung của chế độ kế toán thống kê và của đơn vị. Cung cấp số liệu chính xác, kịp thời cho
Giám đốc điều hành và các bộ phận có liên qua . Lập báo cáo kế toán đầy đủ đúng thời hạn giữ bí
mật các số liệu kế toán và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định .
- Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị Giám đốc điều hành về mọi mặt
hoạt động kế toán tài chín . Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch SXKD, kế
hoạch tài chính . Lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế một cách thường xuyên để
tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD . Trực tiếp điều hành của bộ phận kế toán, ký duyệt các
loại chứng từ gốc, các thủ tục đầu tư trước khi trình lãnh đạo.
Tính toán lập bảng kê tạm ứng chi phí, bảng kê tính lãi cho các đơn vị thi công đối với
từng công trình làm cơ sở thanh quyết toán theo quy chế giao khoán xây lắp của công ty.
-Kế toán thanh toán - công nợ : Theo dõi các khoản thu, chi, tồn qũy tiền mặt hàng ngày theo
chế độ quy định. Căn cứ vào chứng từ gốc cặp nhật các khoản nợ phải thu, phải trả ứng trước của
người mua, trả trước cho người bán, các khoản tạm ứng … Chịu trách nhiệm trong việc theo dõi
kiểm tra đôn đốc thu nợ và kế hoạch trả nợ.
Thường xuyên giao dịch với Ngân hàng theo dõi tình hình thu chi trên tài khoản tiền gởi
Ngân hàng, các khoản vay dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Ngân hàng về số nợ vay, thời hạn, lãi
suất và kế hoạch trả nợ.
- Kế toán vật tư - tài sản cố định : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư toàn Công ty, và
tình hình tăng, giảm khấu hao tài sản cố định theo chế độ quy định.
- Kế toán tiền lương và BHXH : Tính toán tiền lương và các khoản phải thanh toán với
CBCNV. Phân bổ lương, theo dõi các khoản trích theo chế độ quy định của Nhà nước .
B - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XDGT
PHÚ YÊN :
I – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
Để thấy rõ thực trạng tài chính của Công ty, cần phải phân tích mối quan hệ và sự biến
động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, tức là xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài

sản và nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế tóan để đánh
gía sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào.
1- Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn:
1.1- Phân tích theo chiều ngang:
TÀI SẢN MS Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch GT
Mức tăng Tỷ lệ Tăng (%)
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ 100 51.569.592.107 88.592.821.290
37.023.229.183 0,72
I.Tiền 110 1.736.582.225 5.810.643.137 4.074.060.912 2,35
1.Tiền mặt tại quỹ(Gồm cả ngân phiếu) 111 2.173.614 1.833.536.361 1.831.362.747
842,54
2.Tiền gởi ngân hàng 112 1.734.408.611 3.977.106.776 2.242.698.165 129,31
3.Tiền đang chuyển 113
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2.Đầu tư ngắn hạn khác 128
3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III.Các khoản phải thu 130 36.816.900.499 71.671.753.253 34.854.852.754
0,95
1.Phải thu của khách hàng 131 25.223.779.197 40.649.172.514
15.425.393.317 0,61
2.Trả trước cho người bán 132 10.751.351.027 27.220.873.948
16.469.522.921 153,19
3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 841.770.275 0 (841.770.275) -100,00
4..Phải thu nội bộ 134
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
-Phải thu nội bộ khác 136
5..Các khoản phải thu khác 138 0 3.801.706.791 3.801.706.791
6..Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139
IV.Hàng tồn kho 140 12.822.041.949 10.580.309.440 (2.241.732.509)

-17,48
1.Hàng mua đang đi đường 141
2.Nguyên liệu,vật liệu tồn kho142 1.919.514.115 3.074.676.779 1.155.162.664 60,18
3.Công cụ,dụng cụ trong kho 143 22.867.403 50.269.691 27.402.288 119,83
4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 9.293.468.088 5.810.301.681
(3.483.166.407) -37,48
5.Thành phẩm tồn kho145 1.586.192.343 1.645.061.289 58.868.946 3,71
6.Hàng tồn kho 146
7.Hàng gởi đi bán 147
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V.Tài sản lưu động khác 150 194.067.434 530.115.460 336.048.026 173,16
1.Tạm ứng 151 154.748.908 301.254.276 146.505.368 94,67
2.Chi phí trả trước 152 33.598.078 (33.598.078) -100,00
3.Chi phí chờ kết chuyển 153
4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5.Các khoản thế chấp,ký cược ngắn hạn 155 5.720.448 228.861.184 223.140.736
3900,76
VI.Chi sự nghiệp 160
1.Chi sự nghiệp năm trước 161
2.Chi sự nghiệp năm nay 162
B.TÀI SẢN CĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 3.825.813.020 5.065.279.896 1.239.466.876
32,40
I.Tài sản cố định 210 3.338.847.483 5.015.279.896 1.676.432.413 50,21
1.Tài sản cố định hữu hình 211 3.211.553.821 4.900.467.079 1.688.913.258 52,59
-Nguyên giá 212 14.928.629.768 24.727.473.130 9.798.843.362 65,64
-Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 -11.717.075.947 -19.827.006.051
(8.109.930.104) 69,21
2-Tài sản cố định thuê tài chính 214
-Nguyên giá 215
-Giá trị hao mòn lũy kế 216

3-Tài sản cố định vô hình 217 127.293.662 114.812.817 (12.480.845) -9,80
-Nguyên giá 218 261.489.438 490.831.060 229.341.622 87,71
-Giá trị hao mòn lũy kế 219 -134.195.776 -376.018.243 (241.822.467) 180,20
II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 35.000.000 50.000.000 15.000.000 42,86
1-Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 35.000.000 (35.000.000) -100,00
2-Góp vốn liên doanh 222
3-Đầu tư dài hạn khác228 50.000.000 50.000.000
4-Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229
III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 311.483.642 (311.483.642) -100,00
IV-Các khoản ký cược,ký quỹ dài hạn240
V- chi phí trả trước dài hạn 241 140.481.895 (140.481.895) -100,00
TỔNG CỘNG TÀI SẢN: 250 55.395.405.127 93.658.102.186
38.262.697.059 69,07
a -Phần tài sản
Căn cứ vào những số liệu trên ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2006 so 2005 tăng
38.262.697.059 đ tương ứng với tỷ lệ tăng 69,07 %. Qua đó ta có thể đánh giá quy mô của công ty
đang tăng lên, xu hướng về vốn được mở rộng. Để đi vào cụ thể ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu
sau:
*Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2006 tăng so 2005 là 37.023.229.183 đ tương ứng với
tỷ lệ tăng 0.72% có sự tăng này là do:
-Vốn bằng tiền của công ty tăng 4.074.060.912 đ tương ứng tỷ lệ tăng 2,35%, việc tăng
nay chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 2.242.698.165 đ tương ứng tỷ lệ tăng 129,31%. Như vậy
việc gia tăng vốn bằng tiền của công ty cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty gặp
nhiều thuận lợi.
+ Các khoản phải thu tăng 34.854.852.754 đ tương ứng tỷ lệ tăng 0,95%
Cụ thể khoản trả trước cho người bán tăng 16.469.522.921 đ tương ứng tỷ lệ tăng
153,19%.
Nguyên nhân có sự gia tăng này là do Công ty thực hiện chế độ khoán cho các đội thi
công, để tiến độ thi công được đảm bảo liên tục các đội thường ứng trước vật tư, thuê xe, máy…
nhưng vẫn chưa đưa vào doanh thu, tiếp theo là các khoản phải thu khách hàng tăng

65.396.177.781 đ tương ứng tỷ lệ tăng 259,26%. Nguyên nhân là do năm 2006 doanh thu các công
trình Xây dựng cơ bản ( XDCB) hoàn thành bàn giao quá lớn, mặc dù công trình có kế hoạch vốn
mới thi công nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa kịp thanh toán cho các khối lượng hoàn thành này
tính đến cuối năm và mang sang các tháng đầu năm năm 2007. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong điều kiện hiện nay Công ty đang cổ
phần có gặp khó khăn về vốn.
+ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 841.770.275 đ. Đây là phần còn lại của thuế
đầu vào của công ty sau khi khấu trừ thuế đầu ra phải nộp cho Ngân sách nhưng được cơ quan
thuế tính hoàn trả.
+ Hàng tồn kho năm 2006 giảm so 2005 là 2.241.732.509 đ tương đương tỷ lệ giảm là
17,48% chủ yếu là do chí phí sản xuất dở dang giảm 3.483.166.407 đ tương đương tỷ lệ giảm
37,48%. Nguyên nhân do các công trình xây dựng cơ bản cầu đường năm 2006 theo chỉ thị chung
của Nhà nước là công trình có kế hoạch vốn cấp mới thi công, tránh tình trạng như những năm
trứớc làm tràn lan không có kế hoạch vốn nên thi công xong không nghiệm thu và thanh toán
được, năm 2006 do có kế hoạch vốn nên các hạng mục công trình thi công xong đến đâu là nghiệm
thu và chuyển trả tiền ngay.
- Tài sản lưu động khác: Tăng so 2005 là 336.048.026 đ tương đương tỷ lệ tăng 173,16%
trong đó chủ yếu là do:
+ Tạm ứng tăng 146.505.368 đ tương đương tỷ lệ tăng 94,67% việc tăng này không đáng
kể tuy nhiên cũng cho thấy việc thu hồi các khoản nợ tạm ứng là chưa tôt.
+ Chi phí trả trước giảm 33.598.078 đ Nguyên nhân là do khối lượng thực hiện năm 2006
lớn nên đã được phân bổ hết vào trong kỳ.
+ Các khoản thế chấp, ký cược ngắn hạn tăng 223.140.736 đ tương đương tỷ lệ tăng
3900,76%. Nguyên nhân là do năm 2006 Công ty trúng thầu một số công trình với quy mô lớn và
phải ký quỹ để thực hiện bảo lãnh dự thầu các công trình này.
Như vậy, Tài sản lưu động khác tăng chủ yếu là do chi phí trả trước giảm. Có thể đánh giá
là biểu hiện không tốt, vì đây là khoản chi phí tiềm ẩn nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của công ty, trong khi quy mô công ty đang có sự gia tăng thì việc tăng khoản chi phí này sẽ
góp phần rất nhỏ trong việc tăng tiềm lực của công ty trong tương lai.
*Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:

Đối với TSCĐ và đầu tư dài hạn ta thấy năm 2006 so với 2005 tăng 1.239.466.876 đ tương
đương tỷ lệ tăng 32,40%. Trong đó chủ yếu là do:
- Tài sản cố định tăng 1.676.432.413 đ tương đương tỷ lệ tăng 50,21%. Sở dĩ có việc tăng này là
do:
+ Tài sản cố định hưũ hình tăng 1.688.913.258 đ tương đương tỷ lệ tăng 52,59%
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng9.798.843.362 đ tương ứng tỷ lệ tăng 65,64% là do mua
sắm thêm một số máy móc thiết bị và tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỷ thuật của công ty để
mở rộng qui mô sản xuất.
Giá trị hao mòn lũy kế giảm 8.109.930.104 đ tương đương tỷ lệ giảm 69,21%. Nguyên
nhân là do quản lý, sử dụng, bảo dưỡng máy móc thiết bị tốt.
Như vậy việc tăng TSCĐ hữu hình của năm 2006 là do công ty đầu tư vào việc mua sắm
mới TSCĐ và mức độ tăng của đầu tư mới nhanh hơn mức độ tăng của khấu hao đã làm cho giá trị
TSCĐ hữu hình tăng.
Tuy nhiên để thấy rõ hơn việc đầu tư TSCĐ và quá trình khấu hao ta có các chỉ tiêu sau:
* Xác định hệ số hao mòn TSCĐ
Năm 2005: =-11.717.075.947 = -0,78
14.928.629.768
Năm 2006: = -19.827.006.051 = -0,8
24.727.473.130
* Tỷ suất đầu tư TSCĐ
Năm 2005 = 3.338.847.483 = 0,06
55.395.405.127
Năm 2006 = 5.015.279.896 = 0,05
93.658.102.186
- Chi phí XDCB dở dang giảm 311.483.642 đ. Nguyên nhân là do việc xây dựng và mua sắêm
TSCĐ dở dang năm 2006 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong kỳ.
b- Phần nguồn vốn
NGUỒN VỐN
MS
NĂM 2005 NĂM 2006 Chênh lệch GT

Mức tăng Tỷ lệ
Tăng (%)
A.NỢ PHẢI TRẢ 300 47.485.805.437 76.014.390.791 28.528.585.354
60.08
I.Nợ ngắn hạn 310 45.184.987.341 70.599.509.261 25.414.521.920 56.25
1.Vay ngắn hạn 311 23.580.138.104 21.608.205.753 -1.971.932.351-8,36
2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3.Phải trả cho người bán 313 4.782.488.768 25.464.047.938 20.681.559.170
432,44
4.Người mua trả tiền trước 314 9.980.837.492 6.802.743.930 -3.178.093.562-31,84
5.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 741.351.771 1.445.065.005 703.713.234
94,92
6.Phải trả công nhân viên 316 5.802.299.795 1.557.451.681 -4.244.848.114-73,16
7.Chi phí phải trả 317 4.024.418.509 4.024.418.509
8.Các khoản phải trả,phải nộp khác 318 297.871.411 9.697.576.445 9.399.705.034
3155,63
II.Nợ dài hạn 320 1.398.093.525 5.414.881.530 4.016.788.005 287,30
1.Vay dài hạn 321 1.398.093.525 5.414.881.530 4.016.788.005 287,30
2.Nợ dài hạn khác 322
III.Nợ khác 330 902.724.571 -902.724.571 -100
1.Chi phí trả trước 331 902.724.571 -902.724.571 -100
2.Tài sản thừa chờ xử lý 332
3.Nhận ký quỹ,ký cược dài hạn 333
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 7.909.599.690 17.643.711.395 9.734.111.705
123,07
I.Nguồn vốn quỹ 410 6.978.259.139 16.095.289.897 9.117.030.758 130,65
1.Nguồn vốn kinh doanh 411 5.460.534.254 13.121.251.466 7.660.717.212 140,29
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3.Chênh lệch tỷ giá 413
4.Quỹ đầu tư phát triển 414 868.476.339 930.887.918 62.411.579 7,19

5.Quỹ dự phòng tài chính 415 482.248.546 494.729.015 12.480.469 2,59
6.Qũy dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416
7.Lợi nhuận chưa phân phối 417
8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 931.340.551 1.548.421.498 617.080.947 66,26
9,Nguồn vốn đầu tư XDCB 420 167.000.000 -167.000.000 -100
II-Nguồn kinh phí 421 931.340.551 1.548.421.498 617.080.947 66,26
1,Quỹ quản lý của cấp trên 421
2,Nguồn kinh phí sự nghiệp 422
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424
3,Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425
Tổng cộng nguồn vốn 430 55.395.405.127 93.658.102.186 38.262.697.059
69.07
Qua số liệu trong bảng phân tích cho thấy nguồn vốn của công ty năm 2006 so 2005 tăng
38.262.697.059 đ tương đương tỷ lệ tăng 69,07%. Aûnh hưởng đến tình hình này là do các nhân tố
sau:
*Tình hình biến động của khoản nợ phải trả:
Nợ phải trả năm 2006 so 2005 tăng 28.528.585.354 đ tương ứng tỷ lệ tăng 60,08%. Mặt
khác khoản Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu song để đánh giá chính
xác sự biến động này là tốt hay xấu ta đi sâu phân tích từng yếu tố.
- Nợ ngắn hạn : Năm 2006 so 2005 tăng 25.414.521.920 đ tương đương tỷ lệ tăng 56,25%
do các nguyên nhân sau:
+ Vay ngắn hạn ngân hàng giảm 1.971.932.351 đ tương ứng tỷ lệ giảm 8,36%. Nguyên
nhân là do công trình có kế hoạch vốn mới thi công nên việc chủ đầu tư thanh quyết toán công
trình nhanh
+ Phải trả cho người bán tăng 20.681.559.170 đ tương ứng tỷ lệ tăng 432,44%. Nguyên
nhân phải trả cho người bán tăng là do trong năm 2006 công tác thanh quyết toán vốn các công
trình XDCB quá chậm để đảm bảo cho quá trình hoạt động SXKD được liên tục Công ty phải
chiếm dụng vốn tạm thời của người bán để phục vụ cho sản xuất.
+ Người mua trả tiền trước giảm 3.178.093.562 đ tương ứng tỷ lệ giảm 31,84%. Đây là các

khoản trước đây chủ đầu tư ứng theo khối lượng cho các công trình đến cuối năm 2006 các công
trình này được duyệt nên được đưa vào doanh thu.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 703.713.234 đ
Ở đây ta thấy rằng năm 2006 do khối lượng công trình hoàn thành phát sinh lớn dẫn đến
các khoản nộp ngân sách nhiều nhưng do quá trình thanh quyết toán chậm nên năm 2006 công ty
còn nợ ngân sách với số tiền là 1.445.065.005 đ.
+ Khoản phải trả công nhân viên giảm 4.244.848.114 đ tương ứng tỷ lệ giảm -73,16%.
Nguyên nhân là khi vào công ty cổ phần bước đầu để có cổ tức hàng năm tương đối công ty đã áp
dụng quy chế vừa kết hợp trả lương theo doanh thu vừa trả lương theo khối lượng và chất lượng
công việc của từng người.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 9.399.705.034 đ tương ứng tỷ lệ tăng 3155,63%.
Nội dung chủ yếu của các khoản này là trích nộp các khoản BHXH, BH y tế, kinh phí công đoàn,
song như đã nói ở trên năm 2006 là năm công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn do đó công ty vẫn
chưa thực hiện tốt nghĩa vụ trích nộp cho Nhà nước.
- Vay dài hạn tăng 4.016.788.005 đ tương đương tỷ lệ tăng 287,30%
Mặc dù vừa mới hình thành công ty cổ phần nhưng công ty đã cố gắng huy động vốn bằng
cách liên doanh, liên kết với các đơn vị khác và một phần nợ về XDCB của các năm trước bên A
đã thanh toán nhiều nên đã mua sắm thêm TSCĐ để mở rộng sản xuất.
*Tình hình biến động của nguồn vốn chủ sở hữu:
Dựa vào số liệu phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng 9.734.111.705 đ tương ứng tỷ
lệ tăng 123,07%, toàn bộ sự tăng này là do sự gia tăng của nguồn vốn quỹ và chủ yếu là do được
bổ sung từ lợi nhuận cụ thể:
- Nguồn vốn kinh doanh tăng 7.66.717.212 đ tương ứng tỷ lệ tăng 140,29%
- Quỹ đầu tư phát triển năm 2006 là 62.411.579 đ, sở dĩ Công ty không dùng nguồn quỹ này để bổ
sung vào nguồn vốn kinh doanh là do năm 2007 Công ty có dự kiến dùng nguồn này để mua sắm
đầu tư thiết bị phục vụ cho sản xuất.
- Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 617.080.947 đ tương ứng tỷ lệ tăng 66,26%
Sự tăng này là do công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch cho nên việc trích quỹ khen thưởng
phúc lợi tính theo doanh thu cũng tăng cao.
1.2 -Tính theo chiều dọc:

TÀI SẢN
MS
Năm 2005
Năm 2006
Theo quy mô
Chung C.lệch
cơ cấu
Năm 2005 Năm 2006
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 51.569.592.107
88.592.821.290 93,09 96,52 3,43
I.Tiền 110 1.736.582.225 5.810.643.137 3,13 5,36 2,23
1.Tiền mặt tại quỹ(Gồm cả ngân phiếu) 111 2.173.614 1.833.536.361 0,004 2,63
2,63
2.Tiền gởi ngân hàng 112 1.734.408.611 3.977.106.776 3,13 2,73 -0,40
3.Tiền đang chuyển 113 o
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2.Đầu tư ngắn hạn khác 128
3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III.Các khoản phải thu 130 36.816.900.499 71.671.753.253 66,46 83,53 17,07
1.Phải thu của khách hàng 131 25.223.779.197 40.649.172.514 45,53 62,23
16,69
2.Trả trước cho người bán 132 10.751.351.027 27.220.873.948 19,41 18,69
-0,72
3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 841.770.275 0 1,52 0 -1,52
4..Phải thu nội bộ 134
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
-Phải thu nội bộ khác 136
5..Các khoản phải thu khác 138 0 3.801.706.791 0 2,61 2,61
6..Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139

IV.Hàng tồn kho 140 12.822.041.949 10.580.309.440 23,15 7,27 -15,88
1.Hàng mua đang đi đường 141
2.Nguyên liệu,vật liệu tồn kho142 1.919.514.115 3.074.676.779 3,47 2,11 -1,35
3.Công cụ,dụng cụ trong kho 143 22.867.403 50.269.691 0,04 0,035 -0,01
4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 9.293.468.088 5.810.301.681 16,78 3,99
-12,79
5.Thành phẩm tồn kho145 1.586.192.343 1.645.061.289 2,86 1,13 -1,73
6.Hàng tồn kho 146
7.Hàng gởi đi bán 147
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V.Tài sản lưu động khác 150 194.067.434 530.115.460 0,35 0,36 0,01
1.Tạm ứng 151 154.748.908 301.254.276 0,28 0,21 -0,07
2.Chi phí trả trước 152 33.598.078 0,06 0 -0,06
3.Chi phí chờ kết chuyển 153
4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5.Các khoản thế chấp,ký cược ngắn hạn 155 5.720.448 228.861.184 0,01 0,16
0,15
VI.Chi sự nghiệp 160
1.Chi sự nghiệp năm trước 161
2.Chi sự nghiệp năm nay 162
B.TÀI SẢN CĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 3.825.813.020 5.065.279.896 6,91 3,48
-3,43
I.Tài sản cố định 210 3.338.847.483 5.015.279.896 6,03 3,44 -2,58
1.Tài sản cố định hữu hình 211 3.211.553.821 4.900.467.079 5,80 3,37 -2,43
-Nguyên giá 212 14.928.629.768 24.727.473.130 26,95 16,98 -9,97
-Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 -11.717.075.947 -19.827.006.051 -21,15 -13,61
7,54
2-Tài sản cố định thuê tài chính 214
-Nguyên giá 215
-Giá trị hao mòn lũy kế 216

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×