4.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát.
Chúng tôi đã khảo sát kỹ năng thể hiện màu sắc của trẻ thông qua giờ học tạo
hình vẽ “vườn cây ăn quả” ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm, mỗi nhóm 20 trẻ.
Sau khi đã tổng hợp kết quả đạt được của mỗi nhóm được đánh giá theo các tiêu chí
và thang đánh giá đã nêu ở chương II, chúng tôi thu đượckết quả thông qua biểu đồ1
như sau:
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy với bài tập này khả năng thể hiện màu sắc của 2
nhóm đối chứng và thực nghiệm chưa đồng đều nhau. Số lượng trẻ dật loại tốt trong
khả năng thể hiện màu sắc còn ít. Trẻ chỉ hoàn thành nhiệm vụ tạo hình tạo ra sản
phẩm, Có 1 nhóm trẻ đã biết dùng 2 màu phối hợp với nhau tạo nên màu sắc sinh
động của bức tranh.
4.2. Kết quả thực nghiệm hình thành.
Chúng tôi đã đã tiến hành thực nghiệm hình thành với 11 trò chơi tạo hình đã
được đề xuất ở mục 2.3 chương III. Kết quả quá trình này được đưa kết quả phân tích
về mặt định tính..
-Ở trò chơi: Triển lãm phòng tranh.
Trang 1
Trẻ tham gia trò chơi rất hứng, các sản phẩm tạo hình của trẻ được trưng bày
trong phòng triển lãm tranh rất đẹp. Những sản phẩm của trẻ được sắp xếp ngăn nắp
gọn gàng theo từng khu vực tranh vẽ đẹp, tranh vẽ chưa đẹp lắm. Cô chọn những
tranh có cùng ý tưởng và gam màu tương tự để gần nhau. Sau đó cô mời các cháu đến
xem phòng triển lãm tranh. Cô mời cháu có ý kiến về các tranh của bạn về cách thể
hiện màu sắc, cách vẽ. Qua quan sát tôi thấy các cháu rất thích thú với hình thức mới
này.
-Ở trò chơi: “Bảy sắc cầu vồng”
Vào đầu giờ học, trẻ cực kỳ thích thú khi được cô làm thí nghiệm bảy sắc cầu
vòng với các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trẻ chỉ dược nhìn thấy cầu
vồng trên trời lúc mưa gần tạnh, nhìn thấy bảy sắc cầu vồng thật đẹp, thật rạng rỡ.
Hôm nay trẻ trực tiếp nhìn thấy cô làm thí nghiệm tạo ra cầu vồng. Những vật thật
hiển hiện trước mắt các cháu làm cháu rất hứng thú. Khi thấy được sự thay đổi màu
sắc khi pha hai màu xanh lá cây và màu vàng tạo thành màu lục, trẻ rất ngạc nhiên và
thích thú. Điều này được thể hiện trong bài vẽ của trẻ, còn nhiều trẻ còn dùng hai màu
pha lại với nhau thể hiện trong bài vẽ trẻ lặp đi lặp lại 2 màu cơ bản này. Khi được vẽ
cầu vồng, trẻ vẽ những nét cong tròn tạo thành cầu vồng nhiều màu sắc mà trẻ đã
được nhìn thấy trước đó. Một số trẻ chỉ sử dụng 3-4 màu để tô cầu vồng. Một vài bạn
bên cạnh nhắc “Bạn nên vẽ cầu vồng có nhiều màu sắc thì cầu vồng mới đẹp và bạn
nhớ tô 2 màu chồng lên nhau nhé.” Các cháu đã cố gắng phối màu từ 23 màu cơ
bản pha trộn với nhau những chiếc cầu vồng thật nhiều màu sắc, thơ mộng và huyền
ảo.
-Ở trò chơi: “Thiết kế trang phục hội xuân cho bé”. Qua Quan sát tôi thấy các
cháu đều rất hăng sai thảo luận và trao đổi để tìm ra những màu sắc trang trí trang
phục cho bạn vào ngày hội xuân sắp tới. Cô cho 2 nhom strer thi đua với nhau xem ai
thể hiện cách trang trí trang phục đẹp nhất và được nhiều người yêu thích nhất. Trẻ
hứng thú tham gia tô màu thật khéo, mịn, tô đậm, lựa chọn màu sắc tươi sáng, sặc sỡ,
Trang 2
tô không lem ra ngoài để trang trí các bộ trang phục của bạn thật đẹp mắt, chuẩn bị
cho các bạn sắp đi trình diễn vào hội xuân sắp tới.
-Ở trò chơi “Đoán tên nhân vật” Hình thức trò chơi được lồng ghép vào câu
chuyện “Cáo, thỏ và gà trống”. Đây là câu chuyện mà trẻ đã được nghe cô kể. Vào
đầu giờ học. Cô đố các cháu ai đã nói câu này. “Cúc cù cu! Ta vác hái trên vai đi tìm
Cáo gian ác. Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay!” (Trẻ trả lời câu đố)
Và nhân vật này ở trong câu chuyện nào? (Cáo, thỏ và gà trống). Cô cho trẻ
xem tranh gà vác hái trên vai.
+Chú gà trống trong câu chuyện thật oai hùng, đã đuổi được Cáo lấy lại nhà
cho Thỏ. Vậy mỗi ngày, chú gà trống làm gì? Sống như thế nào? Các con có biết
không?
+Cô giới thiệu tranh gà gáy: Cô kể cho cháu nghe: “ Mỗi buổi sớm mai, khi
ông mặt trời vừa xuất hiện với những đám mây hồng, vàng rực rỡ, chú gà trống vui
mừng chào đón ông Mặt trời. Chú leo lên bụi rơm, nhìn thẳng vào ông Mặt trời, vỗ
cánh và cất tiếng chào vui vẻ” “Ò ó o!” trông thật mạnh mẽ.
+Cô giới thiệu tranh gà mổ thóc: Cô ho trẻ kể tiếp theo tranh, cô tiếp lời trẻ kể
lại như ý trẻ hoặc có thể: “Chào ông Mặt trời xong, chú đi dạo quanh vườn, tìm thức
ăn, có những hạt thóc vàng, cô chủ vừa rải ra đây rồi, chú vui quá liền mổ ngay. Chú
gà phải ăn thóc để khỏi đói bụng phải không các con? Các bức tranh đã vẽ lại chú gà
trống trong sinh hoạt hàng ngày, còn khi chú vác hái đi lao động thì gặp Thỏ đang
khóc, câu chuyện đó các con đã biết rồi, đã xem tranh rồi.
+Chú gà trống có vẻ đẹp không? Đẹp như thế nào? (Có mào to màu đỏ, có cái
đuôi nhiều nàu óng ánh, dôi chân khỏe mạnh.
+Cô vẽ mẫu chú gà trống đang đi: vừa vẽ, vừa hỏi trẻ hoặc giải thích nếu thấy
cần thiết.
Trang 3
+Cô vẽ các bộ phận của gà cho trẻ xem. Khi vẽ được gà, cô hướng dẫn trẻ
dùng bút chì màu vẽ nhiều nét cong tròn lớn, một nét màu vàng, hai nét màu đỏ, rồi
các nét màu xanh, màu đen, màu tím. Cách vẽ đuôi như thế này là chúng ta vừa vẽ
vừa tô màu, pha màu tạo thành đuuôi gà có nhiều màu sặc sỡ.
+Sau khi vẽ xong, cô hướng dẫn trẻ tô màu lên cổ gà, mình gà. Trước tiên tô
màu vàng, sau đó tô thêm một vài nét màu xanh, màu đỏ trên mình gà cho bộ lông
đẹp tự nhiên, tô mào gà màu đỏ tươi, đùi gà màu nâu pha vàng hoặc pha đen, mỏ gà
màu cam(cô hướng dẫn trẻ cách tô kết hợp pha màu của cô).
+Qua quan sát quá trình vẽ chúng tôi thấy trẻ đã liên hệ được hình ảnh nhân
vật với câu chuyện. Khi vẽ chú gà trống trẻ đã cố gắng thể hiện vẻ oai vệ của chú gà
trống trong câu chuyện. Trẻ còn biết liên hệ rộng hơn là cuộc sống hàng ngày của chú
gà trống nữa đấy. Buổi sáng chú nhảy lên đống rơm gáy vang chào ông Mặt trời. Buổi
trưa thì chú ra vườn bới đất tìm giun ăn… Trẻ đã thể hiện sinh động hình ảnh của chú
gà trống, biết tưởng tượng tới câu chuyện. Điều này làm cho bài vẽ của trẻ thêm sinh
động hơn, trẻ pha màu sắc sặc sỡ làm cho bức tranh thêm phần sinh động hơn.
+Ở nhóm đối chứng, một số trẻ đã thể hiện bức tranh chú gà trống với những
hoạt động riêng dưới sự hướng dẫn gợi ý của cô. Nhiều trẻ còn lại thì thực hiện bài vẽ
chú gà trống với hình dáng, hoạt động gần giống như mẫu cô vẽ. Tuy nhiên chú gà
trống đó không thể hiện được nét oai vệ cũng như bộ lông không được phối màu sặc
sỡ như bài vẽ của trẻ ở nhóm thực nghiệm.
-Ở trò chơi “Thỏ làm kiến trúc sư” , trẻ đội mũ thỏ, giả bộ đi chơi trong rừng,
vừa đi vừa hát “Trời nắng, trời nắng… thỏ đi tắm nắng…” Hết bài hát, cô lắc nhanh
trống và nối: “Trời mưa to rồi các chú thỏ mau về nhà đi thôi” Trẻ vào ghế ngồi.
+Cô ôm gấu bông và giả bộ khóc. Sau đó, co hỏi “Sao Gấu lại khóc?” Cô gia
giọng Gấu, làm động tác chùi nước mắt: “Nhà tôi bị mưa gió làm đổ mất rồi, tôi
không có nhà để về. Cô lại nói: “Bây giờ chúng ta làm sao để giúp Gấu đây?” (để thời
gian cho trẻ suy nghĩ, đưa ra ý định). Nếu trẻ có ý định làm nhà cho bác Gấu, cô tiếp
Trang 4
lời và nói: “Nhưng để xây được ngôi nhà, chúng ta phải thiết kế ngôi nhà, chúng ta
phải vẽ thiết kế ngôi nhà trước, rồi bác thợ xây mới làm được. Các chú Thỏ hãy thi
nhau làm kiến trúc sư vẽ kiểu nhà mà mình thích nhất và bác Gấu sẽ chọn cho mình
một kiểu nhà để xây”
4.3. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng.
Chúng tôi tiến hành TN kiểm chứng trên cả 2 nhóm ĐC và TN với đề tài “vẽ
con vật bé thích” qua trò chơi “Phòng trưng bày triển lãm tranh”. Kết quả do cúng tôi
dựa vào tiêu chí và thang đánh giá đã nêu ở chương 2. Kết quả được thể hiện qua
bảng sau:
Kết quả
Loại tốt Loại Khá Loại Trung bình χ δ
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
ĐC 7 35 8 40 5 25 6,85 1,56
TN 11 35 6 30 3 15 7,55 1,46
Kết quả trên cho thấy: Sau khi tiến hành TN, kỹ năng vẽ của trẻ nhóm TN cao
hơn trẻ ở nhóm ĐC. Điều này thể hiện rõ nét qua.
+Số trẻ có kỹ năng vẽ đạt loại tốt ở nhóm TN nhiều hơn nhóm ĐC là 4
trẻ(chiếm 20%), số trẻ có kỹ năng vẽ đạt loại khá ở nhóm TN ít hơn nhóm ĐC là 2
trẻ(chiếm 10%), số trẻ có kỹ năng vẽ đạt loại trung bình ở nhóm TN ít hơn nhóm ĐC
là 2 trẻ (chiếm 10%).
Không những thế, điểm trung nình của nhóm TN đạt được cao hơn nhóm ĐC
là 0,1. Điều này chứng tỏ rằng, kỹ năng vẽ của trẻ ở nhóm TN là cao hơn và đồng đuề
hơn so với nhóm ĐC.
Từ số liệu trên chứng tỏ biểu đồ so sánh kết quả của 2 nhóm ĐC và TN (sau
TN) như sau:
Biểu đồ 2: So sánh kết quả thực nghiệm kiểm chứng của 2 nhóm ĐCvà TN:
Trang 5