Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực phẩm tốt cho người bệnh gút pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.58 KB, 5 trang )


Thực phẩm tốt cho người bệnh gút




Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi một người đã mắc bệnh gút thì rất
khó chữa trị khỏi hẳn mà nên xác định là “sống chung với bệnh gút”. Ngoài
việc điều trị giảm sưng, đau khớp khi lên cơn cấp tính thì những thuốc và
thực phẩm giúp cơ thể đào thải acid uric cũng có tác dụng tốt với người
bệnh.

Bệnh gút thường gây đau và viêm tấy ở khớp xương, đặc biệt là khớp
ngón cái, khớp gối và đau nhiều nhất về ban đêm. Đau kèm theo rát bỏng rất
khó chịu. Lý do đau khớp là vì khi acid uric vượt quá 8 mg/dl trong máu mà
khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm đi thì tinh thể urát lắng đọng lại
trong khớp xương. Nguyên nhân của bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa chất
purin làm tăng lượng acid uric trong máu.
Người bình thường thì lượng acid uric sản xuất ra và lượng thải trừ
chúng luôn luôn cân bằng. Khi các loại thực phẩm có chứa nhân purin đưa
vào cơ thể được phân hủy thành acid uric thì lượng acid uric trong máu sẽ
tăng cao. Acid uric là loại trung tính mà cơ thể con người không cần thiết
loại này cho nên sẽ bị thận lọc ra khỏi dòng máu, bài tiết ra ngoài cơ thể theo
đường niệu.


Khi lượng purin quá nhiều thì lượng acid uric được tạo ra cũng tăng
theo nên cơ thể không thể đào thải ra hết được. Thực phẩm có nhiều chất
purin (trừ các loại rau xanh nhiều prurin lại không làm gia tăng bệnh gút) là
phủ tạng động vật như óc, thận, gan, tim; thịt đỏ như các loại thịt: chó, bò,
trâu, cừu, ngan, vịt, ngỗng và hải sản như tôm, mực. Người ta cũng cho biết,


ăn thịt chứa nhiều mỡ, sữa có nhiều chất béo, bia, thực phẩm sấy khô (cá
khô, mực khô, thịt hun khói) và các chất ngọt nhân tạo có nguy cơ cao gây
mắc bệnh gút.
Nên ăn thực phẩm gì và nên kiêng thực phẩm gì đối với người bị bệnh
gút?
Nói chung, người bị gút nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như
ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa,
phomat tươi, rau, quả. Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.
Nên kiêng ăn óc, gan, tim, thận, nấm.
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc
đủ lượng hằng ngày. Khi đang lên cơn đau gút cấp thì tạm thời chỉ ăn thức
ăn: cơm, bánh mì, bột ngũ cốc, trái cây, rau các loại và không nên sử dụng
chất đạm (nước mắm).
Khi hết cơn đau, có thể ăn một số thức ăn có hàm lượng purin vừa
như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá nhưng lượng ít. Đối với người béo,
thừa cân mà bị bệnh gút thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm nhanh
quá hoặc nhịn ăn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân hóa chính
các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gút.

×