Trò chơi vận động mùa hè
Nhằm giúp cho các chiến sĩ mùa hè Xanh và cơ sở Hội có thêm một số trò chơi vận động và trò chơi
có thưởng, AQ2 xin gửi đến các bạn một số trò chơi sau:
1. Lựa đậu:
- Có 3 mẹt để chung 3 - 4 loại đậu khác nhau như: đậu đen, đâu đỏ, đậu xanh Có thể thi cá nhân
hay nhóm 2 - 3 bạn cùng lựa. Đội nào xong trước (phân ra từng loại đậu cùng màu) thì thắng cuộc.
- Có thể biến tấu như lựa bi màu, lựa que tính màu,
2. Trượt ván:
- Vật dụng là 1 ván gỗ có kích thước 20cm x 50cm, ở dưới có lắp 4 bánh xe. Mỗi lần thi từ 2 - 3 đội
sẽ ngồi trên ván và dùng 2 tay chèo để di chuyển ván vượt qua những chướng ngại vật.
- Đội nào cán mức trước là thắng cuộc.
3. Bịt mắt đập om (đập niêu):
- Bố trí điểm xuất phát và điểm đích. Tại điểm đích dựng sào để treo các niêu đất (trong để kẹo,
bột ). Tại điểm xuất phát bịt mắt người chơi và xoay 1 vòng. Sau đó, tự người chơi di chuyển đển
mức đích và đập niêu.
- Người chơi nào đập trúng sẽ nhận thưởng. Có thể sáng tạo thành đập banh, đập lon, đập bóng
nước
4. Em làm cầu thủ:
- Thiết kế 1 khung thành và 1 hình nộm làm thủ môn. Từ khoảng cách tùy chọn sút bóng vào khung
thành. Ai sút vào sẽ nhận thưởng.
- Có thể sáng tạo thêm như: sút 3 lần trúng 2, bịt mắt sút bóng
5. Trên cầu câu cá:
- Thiết kế 1 ao nước (hay tận dụng những địa thế tại địa phương). Làm 1 cầu khỉ bằng tre lồ ô. Thả
các con cá bằng nhựa trên nước. Người chơi cầm cần câu và trong thời gian quy định sẽ bắt càng
nhiều cá càng tốt sẽ nhận thưởng.
- Có thể sáng tạo là đứng trên ghế câu cá trong thau
6. Bịt mắt bắt cá:
- Thả một số cá nhỏ trong thau, bịt mắt người chơi lại. Ai bắt được cá đầu tiên sẽ được nhận
thưởng.
7. Nhảy dây kỷ lục:
- Đây là trò chơi dân gian phổ biến. Trong thời gian 1 phút, bạn nào nhảy nhiều nhất sẽ nhận
thưởng.
- Có thể sáng tạo thê, như nhảy dây tập thể, ngồi nhảy
8. Nhảy bao bố:
- Chia làm 2 vạch xuất phát và vạch đích đến. Tại vạch xuất phát, mỗi người chơi phải mang bao bố
tròng vào 2 chân cao đến bụng và nhảy đến đích. Ai đến trước sẽ thắng.
- Có thể sáng tạo như: nhảy bao bố 2 người, nhảy bao bố đồng đội
9. Ném bóng vào rổ:
- Mỗi bạn tham gia sẽ ném bóng vào khu vực rổ. Ai ném trúng sẽ nhận thưởng.
- Có thể sáng tạo như: ném dĩa, lăn banh
10. Nhảy sạp:
- Theo nhịp bài Mừng chiến thắng Điện Biên (nhịp 4/4) có thể gõ như sau:
+ Cách 1: Gõ 1 - 2 - 3 rồi chập lại.
+ Cách 2: Gõ 1 - 2 rồi chập rồi nghỉ 1 nhịp
- Có thể thi đầu từng cặp hay đội.
Trò chơi vận động
1.ĐỔ NƯỚC VÀO CHAI
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4-6m, đặt những
cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hang dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng
múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác
tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.
+ Luật chơi: Số người chơi mỗi đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đi hết 1 lần mà chai
chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt người đầu tiên. Trò chơi này cũng áp dụng cách tính giờ để
xác định đội chiến thắng.
2.CÕNG BẠN ĂN CHUỐI
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam nữ như nhau. Bạn nam cõng
bạn nữ bịt mắt và còng tay. Bắt đầy trò chơi, bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản
trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy về vạch
để cặp thứ 2 tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
+ Luật chơi: Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng. Có bao nhiêu đội
thì có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
3.ĐUA GHE NGỌ
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành 3-5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống
theo hàng dọc, chân của người ngồi sau để song song với chân của người ngồi trước, hai tay
người ngồi trước năm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di
chuyển tiến về phía trước vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội
thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt
quãng sẽ bị loại.
4.NGŨ LONG
+ Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu
rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. 5 con rồng(5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò
ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rộng đội 2, đầu rộng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng
đội 3, … Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời
tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế cho
đến khi trên sân còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. Đầu rồng chỉ cần chạm vào đuôi rồng
khác là coi như bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
5.GHẾ DI ĐỘNG
+ Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng như nhau. Mỗi đội xếp thành
một hàng dọc phía sau vạch xuất phát. Người khom xuống ngồi lên đùi người phía sau và đặt 2
tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt
khúc sẽ bị loại.
6.BĂNG QUA LỬA ĐẠN
+ Cách chơi: Quản trò chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được
chia thành 4 đội, bốc thăm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe
hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước)
của 2 đội còn lại đứng cách đó 5 mét ném vào. Khi qua cầu, người này phải cấm cờ vào nơi quy
định. Sau đó các thành viên khác trong đội tiếp tục qua cầu. Đội nào qua cầu an toàn và cắm cờ
nhiều nhất trong thời gian quy định là thắng cuộc. Sau đó 2 đội còn lại thi với nhau. Cuối cùng
2 đội thắng thi vơi nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
+ Luật chơi: Ai bị té ngã khi bị ném thì phải quay về vị trí xuất phát để đi lại.
7.CON TÀU TÌM BÁU VẬT
+ Cách chơi: Ngưởi chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội được xếp
thành 1 hàng dọc để làm các đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng
làm trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ lấy đi 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành
cây… để cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ được thống nhất với
nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: -Nếu người trưởng tàu đập tay lên
vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên vai phải người đứng
trước thì tàu rẽ phải. -Nếu người trưởng tàu đập tay lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.
Người nào nhận được ám hiệu thì chuyền ám hiệu lên người đứng trước mình theo cách tương
tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báu
vật trước thì thắng.
+ Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi
phạm sẽ bị loại.
8. ĐẶC CÔNG PHÁ ĐỒN
+ Cách chơi: Chia làm nhiều đội, số lượng bằng nhau. Mỗi bạn phát 1 bong bóng tự thổi lên,
người cuối cùng của đội sẽ đội nón (hoạc cột khăn) để phân biệt. Khi xuất phát từng bạn sẽ
ngậm bong bóng chạy lên địa điểm quy định của BTC, dùng miệng thả bong bóng xuống đất và
dùng mông làm bể. Đội nào hết bóng trước đội đó thắng.
+ Luật chơi: Ko được dùng tay chạm bóng, bóng bay phải chạy theo và dùng mông làm bể.
9. BONG BÓNG TÌNH YÊU
+ Cách chơi: Vẽ 1 vòng tròn to. Mỗi đội cử 2 người (1nam, 1 nữ) cột 1 tay và 1 chân lại với
nhau. Dưới chân bị cột mỗi người sẽ cột 1 bong bóng, chân bên kia tự do. Khi có hiệu lệnh các
đội sẽ di chuyển và tìm cách làm bể bong bóng những đội còn lại đồng thời ko để các đội làm
bể bong bóng của mình. Đội nào giữ được nhiều bóng nhất khi các đội đẽ bị bể bóng thì sẽ
thắng.
+ Luật chơi: Các đội ko được để đứt dây cột tay và chân, nếu đứt ra sẽ bị loại ngay. Ko được
đạp chân đối phương mà phải đạp bóng.
10.ĐUA THUYỀN TRÊN CÁT
- Chọn ra 4 đội (nam - nữ) mỗi đội 10 người tạo thành 1 chiếc thuyền đua.
- 4 đội đua 2 vòng. Đội nào về nhất thắng cuộc.
11. THI CHỌI GÀ
- Chọn ra 2 đội (mỗi đội 10 người) xếp thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau và điểm số từ 1
- 10. Các bạn cùng số của 2 đội sẽ đứng đối diện nhau từng đôi một.
- Sau khi có lệnh của quản trò, hai bên phải lò cò 1 chân tiến đến gần nhau và dùng 2 tay đẩy
nhau. Bên nào bỏ chân xuống đất hoặc bị ngã là thua điểm. Đội nào còn nhiều gà hơn sẽ thắng.
12. CON TÀU TÌM BÁU VẬT
- Các bạn chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 2 người) đứng hàng dọc làm đoàn tàu, người đứng sau
lấy khăn bịt mắt người đứng trước, người cuối cùng không được bịt mắt là người trưởng tàu.
Mỗi nhóm đều được để trước 1 vật dụng cách xa từ 10-20m. Các nhóm có thể thông báo với
nhau từng ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước, các bạn lần lượt làm giống nhau thì tàu sẽ rẽ
trái.
- Ngược lại tàu sẽ rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập cả 2 tay lên vai thì tàu sẽ đi thẳng. Luật chơi: tàu nào tìm được báu vật
trước thì tàu đó thắng.
13. CƯỠI NGỰA KÉO CO:
- Người chơi được chia ra 2 đội số lượng bằng nhau (10 người 1 đội) tạo thành 5 ngựa (1 người
làm ngựa và 1 kỵ sĩ). Chuẩn bị thêm 1 sợi dây thừng.
Cách chơi:
- Mỗi đội cử 5 ngựa - 5 kỵ, ngựa cõng người kỵ sĩ. Người kỵ sĩ sẽ cầm dây kéo co. Đội nào kéo
đối phương qua mức quy định sẽ thắng.
Luật chơi: Ngựa không được cầm dây. Khi kéo nếu kỵ sĩ bị ngã xem như bị loại.
14. TRÒ BỊT MẮT BÓN SỮA CHUA
Cái này tuy phổ biến nhưng chơi lần nào cũng vui.
- Nội dung:
Chọn ra các đội, mỗi đội gồm 2 người (nam & nữ), rồi bịt mắt cả 2 người. Nữ bón sữa chua cho
nam (hoặc ngược lại). Đội nào xong trước là thắng.
Đảm bảo mặt mũi đầy sữa
15. ĂN TÁO TREO
- Nội dung:
Treo quả táo lên dây và cho các thí sinh ăn. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng cuộc (sẽ rất khó xơi).
16. ĐÁNH BÓNG VÀO LON
Trò này đòi hỏi phải chuẩn bị một số bóng tennis, một số vỏ lon bia, một số cốc, lon nước ngọt
(tận dụng sau khi nhậu xong).
- Nội dung:
Chia làm các đội gồm 1 nam 1 nữ. Các bạn nam đeo dây buộc qua thắt lưng để thòng lòng
xuống, cuối đầu dây buộc vào cổ vỏ chai bia.
Sau đó xếp thành hàng ngang (ở đầu này sân) rồi lắc người để điều chỉnh cái chai đánh vào quả
bóng tennis. Cứ thế vừa đi vừa đánh bóng (chú ý, không được dùng tay, chân). Ở đầu sân bên
kia, các bạn nữ cũng xếp thành hàng ngang (mỗi bạn nữ đối diện với bạn nam cùng đội) có
nhiệm vụ đón bóng mà các bạn nam đánh vào. Đội nào bóng vào lon trước sẽ thắng.
Điểm vui là: Trông các chàng rất buồn cười, ngoài việc phải đeo một cái chai thòng lòng còn
phải làm các động tác hơi giống giống để đẩy bóng đi.
Nếu có thể chuẩn bị được bao tải, có thể thêm vào nội dung sau:
- Sau khi đánh bóng vào lon, cả nam & nữ cho một chân vào bao tải, một tay cầm bao tải rồi
quay trở lại đầu kia của sân. Đôi nào về đích sớm nhất mới thực sự thắng cuộc.
17.CẶP ĐÔI ĂN Ý NHẤT
VD cho 4 cặp đôi (yêu cầu 1 nam, 1 nữ)
Chuẩn bị: 4 tờ báo, 1 đĩa nhạc bất kỳ
Luật chơi:
- Mỗi cặp nam nữ sẽ được phát cho tờ báo.
- Ngay sau khi tiếng nhạc dứt , Cả 2 cùng phải đứng sao cho toàn bộ phần trạm đất ko vượt qua
tờ báo.Đội nào bị ngã ra ngoài trước sẽ bị loại.
- Sau mỗi hiệp thì tờ báo sẽ đc gấp lại 1/2.
Như vậy nghĩa là phần tiếp đất sẽ nhỏ, các cặp nam nữ phải làm thế nào thì tùy (bế, cõng
nhau hihi)
- Đội nào trụ đc lâu nhất là đội chiến thắng.
Chú ý:
Vì trong quá trình chơi, tờ báo hay rách nát, để có bào cho các hiệp sau, bạn nên chuẩn bị nhiều
báo hơn.
18. TÌM NGỌC ĐẠI DƯƠNG
Chuẩn bị:
5 cái đĩa nhựa loại sâu lòng (1 cái để tại vạch đích)
2kg bột mỳ
Bỏ nhiều kẹo vào trong đĩa (sao cho vừa trong lòng cái đĩa thôi ạ)
Luật chơi:
- đổ bột mỳ vào đĩa, có gắng dấu kẹo vào trong bột mỳ
- Mỗi đội sẽ xếp hàng và đối diện đĩa bột mỳ, lần lượt từng người chạy len gần đĩa bột mỳ, 2
tay cho ra sau lưng. 2 người phải dùng miệng đưa vào bột mỳ sao cho tìm thấy viên kẹo nhanh
nhất. khi tìm thấy người đó sẽ phải ngậm viên kẹo chạy đến đích thả vào đĩa tại đó. Đội nhanh
nhất mang được viên kẹo về theo thời gian quy định là đội chiến thắng.
Kết quả:
Sau 1 hồi thổi bột mỳ, chúng ta sẽ có những anh chàng đầu tóc mặt mũi trắng xóa, trừ có cái
hốc mắt trông rất vui.
Một số trò chơi kèm theo bài hát
1.Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi.
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.
Tiếp tục thay đổi lời: Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì, hoặc Rờ vai nhau đi,
xem ai có giận hờn gì, hay Sờ đầu nhau đi,
2. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với tay lúc lắc, 50 tên thì đi với lưng
gù gù.LẮC GÙ LẮC GÙ. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với chân
chữ bát, 50 tên thì đi với chân vòng kiềng. BÁT KIỀNG BÁT KIỀNG
3. Một đàn cá sấu, ra đi tòng quân giữa quê nhà (đi vòng theo vòng tròn), ôi đau đớn thay
để lại đàn con thơ ấu. Này con con ơi này con con ơi, con nín nín đi con. Này con con ơi
này con con ơi, nín đi để mẹ ra đi (giơ tay vỗ đầu người bên cạnh giống như cha vỗ đầu
con vậy muh)
4. Phật tổ hàng ma hay Quang Trung đánh giặc:
Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay - tất cả hô theo và đưa một tay lên trời
Lẳng lặng mà nghe Như Lai ngày xưa giảng đạo (Quang Trung ngày xưa đánh giặc)
Hàng vạn Ma vương quay về dưới bóng từ bi. (Bọn giặc xâm lăng, tan tành đoạn này
quên mất )
Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay, hai cái tay, một cái chân, hai cái chân, một
cái đầu, một cái hông, một cái mông, tất cả vừa làm vừa nhún theo lời hát.
5. Một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích,
nhúc nhích anh em chúng ta sum vầy.
(sau mỗi lần hát thì đến thêm vào số lần "nhúc nhích"), nếu là 2 ngón tay thì số lần nhúc
nhích sẽ là 4. Cứ thế nhân gấp 2 lần cho đến 10 ngón tay. Hát cho mỏi mồm.
6. Nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay,
nào bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao muốn cho xung quanh đây biết, nào bạn
vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay. (clap clap)
7. Ta búng ngón tay cho đều, ta búng ngón tay cho đều, a í a mình búng ngón tay thật đều
( lắc cái mông, nhún cái chân, )
8. Ta hát to hát nhỏ nhò nhỏ, rồi ta ngồi kể chuyện cho nhau nghe, ô ố ô ô, ô ố ô ồ, ta vui
ca hát hát cho vui đời ta.
(lần lượt hát và vỗ tay hai nhịp một: đầu, vai, hông, đầu gối, đầu, vai, hông, đầu gối, vỗ
hông và đâu gối thì tay bắt chéo vào nhau. Thực hiện cho đến hết bài thì tiếp tục hát lại
và thực hiện động tác như trên. Tốc độ hát càng lúc càng nhanh thì động tác càng lúc
càng nhanh theo)
9. Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, chuyền cho đều, chuyền cho
khéo, nếu không, nếu không thì mời anh ra. Hoặc:
Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, nào thấy thấy không, thấy ai
chuyền không đúng cách.
Trò chơi: vòng tròn ngồi xuống, sát bên nhau, sau đó tất cả xòe bàn tay trái của mình ra
phía trước mặt, tay phải chụm ngón tay lại bỏ vào giữa bàn tay trái của mình. Một người
ngồi ở giữa vòng tròn để bị. Khi bài hát bắt đầu, Quản trò bắt đầu chuyền một vật thật
nhỏ (ví dụ là một hạt me) từ trong tay mình qua người bên cạnh), những người khác
trong vòng tròn đồng thời cũng bắt đầu thực hiện động tác giống như Quản trò (như đang
bốc một vật gì bỏ từ tay mình sang bàn tay trái đang xòe của người ở bên cạnh), và thực
hiện theo điệu nhạc, Nào cùng chuyền, cứ thực hiện liên tục như vậy và chuyền vật nhỏ
đi quanh vòng tròn và phải thật khéo léo, nếu không sẽ bị người ngồi giữa vòng tròn bắt
được hạt me ở vị trí nào thì người đó sẽ ra bị thay. Trò chơi tiếp tục như thế.
Cũng có thể áp dụng bài hát này khi chúng ta muốn chuyền một vật gì quanh vòng tròn,
đôi dép, chén cơm (khi ăn cơm toàn trại),
10. Yêu mến mẹ cha, yêu trên đầu em, yêu mến mẹ cha, trong quả tim này, yêu mến mẹ
cha trên hai đầu gối, yêu mến mẹ cha, trên cả thân này.
I love mom, dad (vỗ tay 2 nhịp), love on my head. (vỗ hai tay lên đầu - 2 nhịp)
I love mom, dad, love in my heart. (khoanh tay trước ngực - 2 nhịp)
I love mom, dad, love on my knee. (vỗ lên đầu gối 2 nhịp)
I love mom, dad, all of my body. (vuốt thẳng từ đầu tới chân theo 2 hông)
11. Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, bốn
ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết từ một
ông sao sáng đến 2 (4,6,8, ) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,
- Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.
12. Tang tang tính tang tang, tình tang tang tang tính tang tang, ô kìa là kìa con bướm con
bướm xinh nở trong vườn hoa,ô kìa là kìa đôi bướm đôi bướm xinh ở trong vườn hồng.
(một bạn nhảy xoay vong trong vòng tròn và chọn thêm cho mình một bạn nhảy khi bài
hát tới chữ "đôi bướm")
13. Hành động tương tự như bài trên.
Cùng nhảy múa chung quanh vòng, cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung
quanh vòng, vui cùng vui múa đều .
Nắm tay nhau, đứng bên nhau, vui cùng vui múa ca.
Đứng bên nhau, hát vang lên, ta cùng nhau múa đều.
14. Hòn bi xanh trong đôi mắt anh, hòn bi đen trong đôi mắt em, dẫu biết rằng không
quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen. Ngồi bên nhau chưa cho biết tên, gặp nhau
đây mai sau khó quên, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen.
15. Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn (còi, kèn ) từng tứng tựng,
từng tứng tưng, từng tứng tựng tứng tưng tưng từng.
16. Cái ghế 2 chân.
(vòng tròn đứng sát vào nhau và cùng xoay mặt qua bên trái hay bên phải - tương tự như
trò tàu chui hầm)
Tất cả cùng hát và cùng chạy (hát như nhạc Rap ấy)
" Cái ghế thì có 4 chân, nhưng ghế của mình thì có 2 chân - ỉn"
Khi nghe đến chữ ỉn, tất cả ngồi xuống về phía sau, mông người đằng trước ngồi lên trên
2 bắp vế hay là đầu gối người phía sau.
Người phía sau thì chụm hai đầu gối lại ở tư thế chổm hổm cho người phía trước ngồi lên
2 chân của mình, đồng thời hai tay nắm lấy vai của người ngồi phía trước và cũng ngồi
lên hai chân của người phía sau của mình nữa (ghế 2 chân).
Sau đó hát tiếp và làm theo lời bài hát: (hát theo điệu bài "Múa sạp")
"Bà ngồi bà rung đùi, (tất cả rung đùi lên)
Bà ngồi bà rung chân, (tất cả rung chân lên)
Bao nhiêu cái áo hành quân, (người sau bóp vai người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà, (người phía sau đấm lưng cho người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà,
Bà cho năm xu"
Hát đến đây vòng tròn đứng dậy, xoay ngược lại và tiếp tục một vòng chạy mới "cái
ghế thì có 4 chân,
17. Tất cả đứng thành vòng tròn và làm theo lời bài hát của Quản trò.
Đất ta ta ngồi (tất cả ngồi xuống)
Trời ta ta đứng (tất cả đứng lên)
Ơ, này anh em ơi. (Tất cả cùng trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiii)
Ta vỗ tay cho đều,
Ta hát vang vui mừng này anh em ơi (tất cả trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)
18. Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Nghe đây nghe đây con gà nhà ai nó gáy thật to (ó o o ò)
Chưa đâu chưa đâu con gà nhà tôi nó gáy mới thật to (ó o o ò)
con bò nó rống úm um um bò, con mèo nó kêu méo meo meo mèo, con lợn nó rên éc
ec ec ẹc, ông nhà ổng ho ắc ăc ăc ặc,
(chia làm 2 phe trong vòng tròn để xem phe nào gào to hơn)
19. Đèo cao (dô ta) thì mặc đèo cao (dô ta) nhưng mà cao quá (dô ta) thì ta đi vòng. (dô
hò, dô hò là hò dô ta, dô ta)
Trời mưa - đi dù, sông sâu - đi đò,
(Lời đúng: đèo cao (dô ta), thì mặc đèo cao (dô ta), nhưng lòng yêu nước, còn cao hơn
đèo )
20. Anh nằm xuống, xong lại ngồi rồi đứng lên thấy đau chân, anh lại ngồi, thấy đau
lưng, anh lại nằm, rồi anh đứng, anh đứng im, vẫy tay chào.
nằm: đặt một cánh tay nằm ngang, song song trước ngực
ngồi: đặt cánh tay đứng lên, ngón tay hướng lên trời, khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
quỳ: ngược hướng với tư thế ngồi, ngón tay chúc xuống dất. khuỷu tay tạo thành một góc
vuông.
đứng: giơ thẳng hết cả cánh tay lên trời. (vẫy tay)
Phạt: ai vi phạm ở động tác nào thì thực hiện đúng động tác đó.
21. Trò này dùng để Quản trò tự sám hối tội lỗi khi mà thấy rằng tội nghiệt mình quá
nhiều (vì đã hành hạ các Đội viên trong vòng tròn)
Hát và múa theo bài "Anh em ta về"
Tất cả vòng tròn nắm tay lại. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn và bắt đầu bài hát
"Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nào, 1, 2, 3, 4, 5 (vòng tròn cùng đi về phía bên
phải)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nào 5, 4, 3, 2, 1 (vòng tròn đi ngược lại về phía bên
trái)
Một đều chân bước nhé (tất cả đứng lại, xoay mặt vào trong, buông tay nhau ra và làm tư
thế đi đều)
Hai quay nhìn nhau đi (cố gắng chộp cho được một người bên cạnh của mình mà nhìn)
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa (tất cả nắm tay lại, xoay mặt vào trong vòng
tròn và nhắm thật kỹ Quản trò đang đứng ở giữa vòng tròn)
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà (tất cả nâng dần tay cao lên , đồng thời
bước đều vào trong -thu nhỏ vòng tròn lại- và cùng vung chân đá về phía trước (nhẹ hay
mạnh tuỳ theo mức độ thương ghét) về phía Quản trò khi đến chữ "chia lìa"
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca (vòng tròn lùi ra trở về vị trí ban đầu, để lộ một Quản
trò thê thảm, đáng thương, nhớp nhúa đang nằm sống sòi giữa vòng tròn Mô Phật
Thiện tai, thiện tai.)
22. Đếm ánh sao đêm tôi gọi người, hồng xanh xanh hồng xanh trắng xanh, ngôi sao
xanh kia chính là anh, ngôi sao hồng chính là chị đây, không có ngôi sao nào là ngôi sao
đêm.
23. Có một người ở ô bên kia, đó là người tôi chưa quen biết, xin mời người qua ô bên ni,
để cùng tôi nhớ thương đời đời.
Xếp thành vòng tròn, từng cặp đứng đối diện nhau. Có một người ở ô bên kia - dùng tay
chỉ vào người đối diện, đó là người tôi chưa quen biết - vẫy tay (giống như chào vậy), xin
mời người qua ô bên ni - hai người, bốn tay cầm vào nhau, đi xoay vòng và đổi vị trí, để
cùng tôi nhớ thương đời đời - xoay người lại và chúng ta sẽ có bạn chơi mới. Vòng tròn
càng lúc hát càng nhanh, động tác cũng phải nhanh theo.
Trò chơi này có mục đích phân bố lại người chơi thành ra random.
24. Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu, kìa sao bé không lắc,
kìa sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình, ồ sao bé không lắc, ồ
sao bé không lắc.
Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi, kìa sao bé không lắc,
kìa sao bé không lắc.
25. Xắc cái lị (à) xắc cái lị (tay phải cắt liên tục lên bàn tay trái)
Là xào xào xào (hai tay đan vào nhau làm tư thế xào đồ ăn)
Búng cái lị (à) búng cái lị (tất cả để hai tay vỗ vào miệng)
Là bào bào bào (tất cả dùng hai tay vỗ vào bụng)
Xắc cái lị là xào, búng cái lị là bào
Xắc cái lị (à) búng cái lị là xào bào xào.
26. Đọc thơ tĩnh tâm sau khi chơi những trò chơi sôi nổi. Có thể sử dụng trước khi kết
dây và hát bài ca chia tay.
"Hít vào tâm tĩnh lặng (tất cả hít thật sâu vào)
Thở ra miệng mỉm cười (tất cả cùng cười)
Tay cầm tay âu yếm (tất cả cùng nắm tay)
Bốn mắt nhìn yêu thương (tất cả nhìn vào nhau một cách gì đó ai biết)
27. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không thích sao. Nào
mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không tốn tiền.
Anh có đi không? Tôi đi, tôi đi.
28. Son đố mì la fa son, son đố mì mì la fa son. Đố rê mi là fa son, đố rê mi là fa sòn. Sòn
sòn la fa son.
(từng cặp một đứng đối diện nhau, một người quay mặt vào vòng tròn, người kia quay
lưng về phía vòng tròn, động tác thứ nhất: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy đều là chân trái,
lòng bàn chân phải người này đá khẽ vào lòng bàn chân phải người kia (đá về phía
trước), hai tay chống nạnh - son đố mì la pha son. Động tác thứ hai: nhảy 4 nhịp, chân
dậm nhảy là chân phải, chân trái vòng ra phía sau để cố đã khẽ lòng bàn chân trái của
mình vào lòng bàn chân trái bạn nhảy cũng đang ở tư thế nhảy tương tự - son đố mì mì la
fa son. Lặp lại như trên (từ động tác 1 đến 2) cho đến hết bài.
Ta ca, ta ngồi, ta đứng.
Ta ca, ta đứng, ta ca.
Đứng ca, ta ngồi, ta ca.
Đứng ca, ta ca, ta ngồi.
Cùng nhau ta ca đứng ca.
Ta đứng đứng ca ta ngồi.
Ta đứng đứng ca ta ngồi.
Ta ngồi ta đứng ngồi ca la la la.
( vừa hát vừa làm theo đúng lời bài hát)
BONG BÓNG
Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì
mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.
Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.
THỔI NẾN
Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến
của bạn mình.
UỐNG NƯỚC
Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có
thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.
Ai uống xong trước là thắng.
KỂ CHUYỆN
Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao
cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì
bị loại.
PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức.
Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy
lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ
ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh nhưng
mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà
cho điểm.
RƯỚC ĐUỐC
Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách
xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi
lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước
đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG
Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào
đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả
xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi
cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
THI GIỌNG NÓI
Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu
người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các
vùng miền hoặc của người người già, trẻ con
Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật Các
khán giả quan sát và cho điểm.
LÀM MẶT NẠ
Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim
băng để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc
người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI
Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động
của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên
giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
THI NHẢY LỬA
Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với
nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG
Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển
cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng
(khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo
chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ
sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN
Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng
vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ người
chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không
được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều
khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
THI LÀM MŨ NÓN
Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.
Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ
của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng
Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.
VẬT KỲ LẠ
Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó
một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy
cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người
gánh hàng ).
Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà
thưởng.
HOẠT CẢNH NGẮN
Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.
Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được
tinh thần đề tài.
VD: Trần Quốc Toản ra quân.
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.
Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày
Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.
DỰNG MỘT HOẠT CẢNH THEO MỘT SỐ TỪ CHO TRƯỚC
Người điều khiển đưa ra các từ: bộ đội, dân quân, máy bay, tù binh.
Mỗi đội chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà 4 từ đó gợi nên.
VD: Bộ đội hành quân qua đồng trống phải thực hiện các thao tác quân sự như: lăn, lê, bò, toài.
Dân quân chiến đấu bắn rơi tàu bay Mỹ.
Bộ đội và dân quân phối hợp chiến đấu, giải phóng Điện Biên, bắt sống tướng ĐờCát.
Đội chơi nào dàn dựng tốt, có sáng tạo, gây ảnh hưởng tốt cho người xem là đội chiến thắng.
ĐỐT LỬA THI
Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây
chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô
hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt
sợi dây giăng ngang ấy.
Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.
Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.
Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.
CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC
Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ
5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất
của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người
thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba cứ thế cho đến người cuối cùng,
người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.
Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.
Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.
Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.
NGƯỜI CÂM
Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người,
người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào
đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.
BỊT MẮT
Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt
đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì
thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.
BÓNG BAY
Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó
có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện
Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng
đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ
bị loại.
BÓNG CHUYỀN
Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu
ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn
định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.
CHIẾC NÓN
Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay
mũ bằng khăn tay).
Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.
Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.
Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.
Ai làm sai sẽ bị phạt.
CỨU NGUY
Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân
cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không
bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt
mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến,
khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa ). Đội
nào qua được là thắng.
KỊCH TRONG LỬA TRẠI
Kịch trong lửa trại không giống với kịch trên sân khấu. Việc soạn kịch lửa trại cần sáng kiến
của tập thể và mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn dấu ấn của cá nhân. Do đó nó cần nhiều đến
tài tháo vát, óc thẩm mĩ không chỉ của một người mà của rất nhiều người. Có thể bất cứ một
việc gì, cổ kim, vui buồn với một chút hài hước, châm biếm chúng ta có thể xây dựng được
một vở kịch ngắn ý nghĩa dí dỏm.
Đề tài kịch lửa trại rất phong phú, ta có thể lấy từ trong truyền thuyết, cổ tích, lịch sử, truyền
thống, trong sinh hoạt đời thường miễn sao nó phải có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rõ ràng
và có ý nghĩa với người xem.
Kịch dùng trong lửa trại nên dùng kịch ngắn, hài kịch, kịch câm; không nên dùng kịch dài, kịch
thơ, kịch hát vì nó sẽ làm loãng không khí và có thể trùng lắp các nội dung khác, hoặc người dự
sẽ không nghe thấy rõ nội dung kịch đề cập, sẽ ảnh hưởng đến chương trình chung của đêm lửa
trại.
Nội dung kịch trong lửa trại bao giờ cũng phải phù hợp với tâm lý đối tượng: kịch dành cho
thiếu nhi, thanh niên, các đối tượng khác tùy nội dung lửa trại. Kịch lửa trại cần vui nhộn mà
không được lố lăng thô tục, hài hước mà không làm ảnh hưởng đến phong tục, nghiêm túc
nhưng không khô khan, nhất thiết phải có tính cách xây dựng và giáo dục chiều sâu.
HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI
Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn
cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các
nhân vật mà mình thể hiện. Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan trọng cần phải
lưu ý của đêm vui lửa trại. Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.
Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là
chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà,
khi đến đất trại mới lắp ráp lại. Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại
sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.
Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ
công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.
Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài
để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.
Ví dụ: Hóa trang:
- Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những đề tài về khoa học giả tưởng