Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổn thương võng mạc ở bệnh nhân AIDS (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.79 KB, 5 trang )

Tổn thương võng mạc ở bệnh nhân AIDS
(Kỳ 2)


2.3.Viêm hắc võng mạc do lao
Viêm võng mạc do lao thường là viêm từ hắc mạc lan vào võng mạc, hay
gặp trong hình thái lao kê.
Viêm hắc võng mạc do lao biểu hiện dưới dạng củ lao hoặc u lao. Củ lao
màu vàng hoặc trắng xám, kích thước 0,5 - 3mm. Có thể có một hoặc nhiều củ lao,
tổn thương thường ở cực sau.
Hay gặp viêm mạch máu võng mạc, thường viêm thành tĩnh mạch. Viêm
mạch máu võng mạc có thể gây tắc mạch dẫn đến biến chứng tân mạch võng mạc
do thiếu máu võng mạc.
Chụp phổi có thể thấy lao phổi, phản ứng mantoux dương tính.
Cần hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao, dùng phối hợp các thuốc chống
lao theo liệu trình 6-9 tháng (nên dùng kèm vitamin nhóm B để hạn chế biến
chứng nhiễm độc thị thần kinh do thuốc chống lao ethambutol), kết hợp điều trị
nhiễm HIV để tăng khả năng miễn dịch.

2.4.Viêm hắc võng mạc do toxoplasma
Thị lực giảm do dịch kính đục hoặc tổn thương xâm nhập vùng hoàng
điểm. Bệnh nhân thấy những thể lơ lửng như ruồi bay trước mắt do dịch kính đục,
có hiện tượng nhìn biến hình.
Trường hợp điển hình có viêm võng mạc thành ổ màu kem thường ở cực
sau, kích thước 0,5-2mm, võng mạc phù, viêm dịch kính khu trú trước ổ viêm
võng mạc tạo nên hình ảnh “đèn pha trong sương mù”. Có thể có một hoặc nhiều ổ
viêm ở 2 mắt. Ổ viêm thường ở cạnh mạch máu võng mạc chứng tỏ tác nhân lan
theo đường máu đến, không phải viêm tái hoạt. Có thể kèm viêm màng bồ đào
trước, viêm mạch máu võng mạc. Sau vài tháng ổ viêm võng mạc thành sẹo teo
hắc võng mạc có sắc tố.
Ở bệnh nhân AIDS, tổn thương mắt do toxoplasma thường kèm với tổn


thương hệ thần kinh trung ương nên cần chụp cắt lớp sọ não để phát hiện tổn
thương não do toxoplasma.
Có kháng thể IgG và IgM kháng toxoplasma gondii trong huyết thanh và
trong dịch nội nhãn. Hiệu giá kháng thể trong dịch nhãn cầu cao hơn trong huyết
thanh. IgM dương tính biểu hiện nhiễm mới.
Điều trị bằng các thuốc chống toxoplasma như pyrimethamin, sulfadiazin,
clindamyxin, atovaquon nhưng không dùng kèm corticoit.
2.4.Viêm hắc võng mạc do nấm
Viêm võng mạc do nấm luôn kèm với viêm hắc mạc. Nấm candida và
aspergillus là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm hắc võng mạc do nấm nội sinh.
Viêm hắc võng mạc do nấm candida:
Ổ viêm hắc võng mạc màu trắng kem, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước
0,2 – 0,4 mm. Thường có nhiều ổ viêm ở 2 mắt. Có thể có xuất huyết nhỏ trong
võng mạc. Viêm hắc võng mạc có thể lan vào dịch kính thành những đốm đục
trắng như cục bông.
Xét nghiệm bệnh phẩm dịch kính có nấm.
Điều trị bằng các thuốc chống nấm như amphoterixin B, dẫn xuất azol.
Cắt dịch kính khi viêm dịch kính nhiều, cắt dịch kính với mục đích loại bỏ
nguyên nhân viêm và lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Viêm hắc võng mạc do nấm aspergillus:
Hình ảnh điển hình là mảng viêm hắc võng mạc màu vàng nhạt, tổn thương
thường xâm nhập vùng hoàng điểm. Nấm aspergillus chia nhánh nên ổ viêm hắc
võng mạc do nấm aspergillus thường lớn hơn ổ viêm hắc võng mạc do nấm
candida, các đốm viêm dịch kính dạng cục bông đậm đặc hơn. Nấm aspergillus lan
truyền trong mạch máu, có thể gây tắc mạch võng mạc do sợi nấm.
Điều trị viêm hắc võng mạc do nấm aspergillus tương tự như điều trị viêm
hắc mạc do nấm candida nhưng tiên lượng xấu hơn.
BS Hoàng Thị Hạnh
Bệnh viện Mắt trung ương


×