Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chính tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.78 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠ TẺH
TRƯỜNG THCS AN NHƠN

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP
CHO HỌC SINH LỚP 4 TỐ LAN
Người viết: Nguyễn Thò Tốt
Năm học 2008 – 2009

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
III. THỰC TRẠNG
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
V. KẾT QUẢ
VI. RÚT KINH NGHIỆM
VII. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Để thực hiện tốt những ý chính trong chủ đề năm học 2008-2009 là:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì một trong những
việc cần làm là xây dựng và củng cố nề nếp cho học sinh thông qua cơ sở
những gì đã được hình thành từ lớp dưới. Vả lại, đối với một giáo viên thì
khi bước một lớp học nào đó thì nề nếp lớp luôn là yếu tố đập vào mắt trước
tiên. Tiết học, buổi học hay một quá trình dạy học có đạt hiệu quả cao hay
không thì cũg tuỳ thuộc khá nhiều từ nề nếp của học sinh. Thế nhưng, để
học sinh có nề nếp tốt thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố mà trong đó có sự tận tình
giúp của giáo viên cũng như sự tự giác tích cực của học sinh. Năm học 2008-
2009, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 4 Tố Lan. Ngay từ đầu năm
học tôi đã nhận thấy đây là một lớp học có rất nhiều hạn chế về mặt nề nếp.
Tôi cho rằng để thúc đẩy phong trào học tập của lớp ngày một vươn lên thì
việc đầu tiên cần thực hiện đó là củng cố và xây dựng nề nếp cho học sinh.


Chính vì thế nên sau khi đã nghiên cứu và tìm tòi tôi đã đưa ra đề tài “Một
số giải pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 4 Tố Lan”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
ng cha ta từ xưa đã từng nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
hay “Tiên học lễ, hậu học văn”,… Có nghóa là từ xưa đến nay, người Việt
Nam chúng ta luôn coi trọng việc giáo dục lễ giáo cho con người. Lấy việc
giáo dục lễ giáo làm nền tảng cho việc giáo dục những kiến thức trong trong
học tập cũng như cuộc sống. Việc xây dựng nề nếp cho học sinh cũng là một
tiêu chí trong giáo dục lễ giáo. Bởi mỗi một con người, muốn tiến bộ thì phải
đặt mình vào khuôn khổ của một tổ chức có những sự quy đònh chặt chẽ về
nề nếp một cách khoa học. Đối với học sinh khi các em có nề nếp cũng có
nghóa là việc học tập, lao động và lối sống của các em sẽ diễn ra một cách
khoa học, hiệu quả . Và đây cũng là nền tảng giúp các em ngày một tiến bộ
trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội.
Theo các nhà giáo dục học thì “Trẻ em như một tờ giấy trắng mà
người lớn vẽ gì vào đó thì nó sẽ hiện lên như thế”. Đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu
học, những hành vi, tác phong và nhân cách đang dần được hình thành thì
việc đưa các em vào khuôn khổ, vào nề nếp là một vấn đề vô cùng quan
trọng. Học sinh tiểu học ở buôn Tố Lan nói chung và học sinh lớp 4 Tố Lan
nói riêng phải chòu rất nhiều tác động khách quan từ nhiều phía. Khi mà
các em đang sống trong một cộng đồng dân cư mang đậâm nét hoang sơ và
còn tồn tại rất nhiều từ những thói quen, những bản năng tự nhiên. Do vậy
theo tôi việc xây dựng nề nếp cho học sinh ở đây phải luôn được đưa lên
hàng đầu trong công việc giáo dục học sinh.
III. THỰC TRẠNG.
Sau khi nhận lớp, quan sát và kiểm tra nề nếp đầu năm của học sinh,
tôi nhận thấy nề nếp của học sinh lớp 4 Tố Lan còn rất chểnh mảng, cụ thể
là:
+ Nề nếp đi học:
Có râùt nhiều trường hợp học sinh đi học không đúng giờ, có những học

sinh đến lớp muộn 10-15 phút.
Nghỉ học không có lí do vẫn thường xuyên xảy ra.
+ Nề nếp ra vào lớp:
Khi vào lớp, các em không xếp hàng. Khi nghe hiệu lệnh vào lớp vẫn
còn có học sinh nấn ná chơi ngoài sân mà không chòu vào lớp.
Giờ ra chơi hoặc ra về thì các em chạy ào ra một cách tự nhiên mà
không tuân thủ một quy tắc nào cả.
+ Nề nếp truy bài:
Các em thực hiện việc truy bài không tập trung. Có nhiều học sinh sử
dụng thời gian truy bài để làm việc riêng.
Vai trò của cán sự lớp trong giờ truy bài chưa được phát huy.
+ Nề nếp học tập:
Trong giờ học vẫn còn rất nhiều học sinh làm việc riêng, nói chuyện
riêng. Thông thường trong lớp chỉ có 1-2 học sinh hay phát biểu xây dựng
bài. Còn lại những học sinh khác hầu như không có khái niệm xung phong
là gì. Có học sinh khi được hỏûi cũng không thèm trả lời.
+ Nề nếp sách vở.
Mặc dù đã được Nhà trường trang bò tương đối đầy đủ về sách vở, đồ
dùng học sinh nhưng việc sữ dụng và giữ gìn của học sinh lại rất cẩu thả.
Sách vở thì quăn góc, các bìa bao thì rách. Chữ viết trình bày trong vở cẩu
thả, trình bày bẩn và sai quy đònh rất nhiều.
+ Nề nếp vệ sinh:
Tình trạng ăn quà vặt và xả rác bừa bãi diễn ra rất nhiều. Các em
chưa có ý thức bảo vệ của công. Rất nhiều em hay viết lên tường, lên bàn
ghế một cách tuỳ tiện.
Vệ sinh cá nhân cũng rất tệ: rất nhiều em không biết tự cắt móng tay;
nhiều học sinh đến trường trong tình trạng quần áo lấm đầy đất cát.
Nguyên nhân:
Do tất cả học sinh trong lớp là con em đồng bào dân tộc tại chỗ. Các
em đang chòu ảnh hưởng rất lớn của thói quen làm việc theo bản năng tự

nhiên.
Hầu hết phụ huynh của các em suốt ngày phải lên nương rẫy, thời
gian chăm sóc giáo dục con cái của họ rất ít thậm chí có người ở trên nương
rẫy hằng tháng mới về, con cái của họ luôn phải tự lo cuộc sống hằng ngày.
Phong trào thi đua trong lớp còn rất hạn chế.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, bản thân tôi đã đưa ra
những giải pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 4 Tố Lang như sau:
Ngoài việc cho học sinh học thuộc và thực hiện nội quy Nhà trường thì
bản thân tôi cũng đã đưa ra một số quy đònh phù hợp với đặc điểm của lớp
cụ thể là:
Từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho học sinh bầu ban cán sự lớp, phân
công trách nhiệm và hướng dẫn nhiệm vụ cho mỗi cán sự một cách cụ thể.
Đồng thời gắn trách nhiệm cho từng em. Thông qua đó, từng bước giúp học
sinh phát huy tính tự quản của học sinh.
• Vềâ nề nếp đi học:
Đối với học sinh trong buôn Tố lan, các em thường thì chỉ đi học khi
các em thích, nếu các em không thích thì các em nghỉ học ngay mà không
phải chòu một áp lực nào cả. Để cho học sinh đi học đều thì người giáo viện
phải làm sao cho các em cảm thấy thích đến trường hơn là ở nhà đi chơi hay
là đi chăn bò hoặc là theo bố mẹ lên nương rẫy. Do vậy trong các tiết học,
buổi học tôi cũng thường xen kẽ tổ chức các trò chơi nhằm tạo ra hứng thú
cho các em thích đi học, thích được đến trường. Sau khi các em đã có ý thức
đến trường và đến trường đầy đủ thì tôi quy đònh cụ thể giờ đi học. Phân
công việc theo dõi tình hình đi học của từng em cho những học sinh ở cạnh
nhà nhau và nhân đó thành lập những đôi bạn đến trường và đôi bạn học
tập. Gắn trách nhiệm cho từng học sinh. Ví dụ như hai học sinh A và B ở
cạnh nhà nhau thì thành lập thành một đôi bạn, học sinh A phải nêu được
lí do nếu học sinh B đi học muộn hoặc nghỉ học. Đồng thời học sinh A phải
có trách nhiệm đôn đốc học sinh B phải thực hiện nghiêm túc nội quy và

ngược lại. Tôi cũng thường xuyên biểu dương những đôi bạn thực hiện tốt.
Ngoài ra tôi cũng thường xuyên gặp gỡ phụ huynh của những học sinh hay
đi học muộn hoặc nghỉ học để nhờ họ đôn đốc các em đi học đều và đúng
giờ.
• Về nề nếp ra vào lớp:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho các em cách xếp hàng ngay
ngắn, yêu cầu các em khi nào hàng thẳng và đều thì mới được vào lớp. Đần
năm, tôi đã điều khiển, sau đó tôi đã cho lớp trưởng điều khiển, tôi thường
xuyên quan sát, nhắc nhở học sinh. Tôi cũng đã hướng dẫn các em cách chào
thầy, cô khi thầy cô bước vào lớp. Hướng dẫn cho học sinh cách chào thầy,
cô khi ra chơi và khi ra về. Cũng như khi vào lớp, khi ra về các em phải xếp
hàng thẳng thì mới được đi về.
• Về nề nếp truy bài.
Đầu năm học tôi đã trực tiếp điều khiển việc truy bài cho cả lớp.
Nhân đó tôi cũng từng bước hướng dẫn cho cán sự. Sau đó tôi đã giao việc
điều khiển truy bài cho cán sự và tôi kiểm tra thường xuyên. Để việc truy bài
có hiệu quả tôi đã phân công trách nhiệm một cách cụ thể cho từng học sinh.
Ví dụ: Lớp tôi có hai tổ, giờ truy bài thì tổ trưởng tổ 1 đi kiểm tra việc
học bài và làm bài của học sinh tổ 2, tổ trưởng tổ 2 kiểm tra việc học bài và
làm bài ỡ nhà của học sinh tổ 1. Đến giờ sinh hoạt lớp các tổ trưởng báo cáo
và nhận xét tình hình kiểm tra sau một tuần có tổng kết điểm thi đua. Lớp
trưởng là người bao quát chung và giữ trật tự, lớp phó học tập có thể gọi bất
kì học sinh trong lớp lên bảng làm bài tập. Ngoài ra, Tôi đã giao cho một số
học sinh yếu đi kiểm tra các bạn khác về chính yếu điểm của bả thân em đó.
• Về nề nếp học tập:
Trong các tiết học tôi thường tập trung sự chú ý của học sinh bằng cách
thường xuyên thay đổi hình thức dạy học để các em khỏi bò nhàm chán. Xen
kẽ các trò chơi nhỏ để các em cảm thấy hứng thú khi học bài. Đối với những
học sinh rụt rè, ít phát biểu tôi thường khơi dậy tinh thần học tập của các em
bằng cách nêu những câu hỏi phù hợp với khả năng trả lời của các em. Tạo

điều kiện cho các em được phát biểu. Kòp thời biểu dương các em trước lớp
nếu các em trả lời đúng. Ngoài ra phân công cho lớp trưởng theo dõi, ghi
chép lại diễn biến học tập của từng học sinh để cuối tuần tổng kết điểm thi
đua. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên uốn nắn cho học sinh từ cách ngồi
học ngay ngắn, giơ tay trái khi xung phong phát biểu.
• Về nề nếp sách vở:
Từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn cho các em bao bọc sách vở thậm chí
là tôi đã cho các em tự bao bọc sách vỡ, tôi quan sát và hướng dẫn cho từng
em. Hướng dẫn cụ thể cách bỏ sách vở vào cặp, cách lấy sách vở ra, cách để
sách vở trên bàn, cách ghi chép vào vở, cụ thể là:
- Khi bỏ sách vở vào cặp phải cho gáy sách vở vào trước để tránh quăn
góc.
- Khi lấy sách vở ra khỏi cặp phải cầm hết cả bìa trước và sau của vở
hoặc sách, kéo nhẹ để tránh rách sách vở.
- Nếu cặp có nhiều ngăn thì nên để sách, vở và đồ dùng riêng từng ngăn.
Các loại đồ dùng phải có bao bọc cẩn thận.
- Cần phải rửa tay sạch và lau khô tay trước khi viết bài.
- Khi cầm sách, vở để di chuyển từ nơi này đến nơi khác phải gấp sách vở
lại, tránh tình trạng cầm một số tờ rồi xách lên vì như thế dễ làm sách vở
bò rách.
- Tuyệt đối không được vẽ hoặc viết vào sách giáo khoa.
- Khi viết vào vở thì dòng Thứ, ngày, tháng, năm cách lề đỏ 1 ô và tiêu
đề phải viết ở chính giữa. Cuối tiết học kẻ bằng thước thẳng ở giữa trừa ra
mỗi bên 4 ô li, cuối buổi học phải kẻ hết tính từ dòng li đỏ, cuốie3 hết kể
cả dòng li đỏ.
Ngoài ra, mỗi học sinh phải chuẩn bò một cuốn vở luyện viết để hằng
ngày các em được luyện viết và rèn tính cẩn thận.
Tôi cũng đã gặp gỡ từng phụ huynh, đề nghò họ đóng cho các em giá
để sách vở ở nhà để tránh tình trạng học sinh về nhà vứt sách vở, đồ dùng
bừa bãi.

• Nề nếp vệ sinh lớp học .
Thường xuyên nhắc nhở các em vệ sinh lớp học sạch sẽ. Thông qua
các tiết học để lồng ghép giáo dục cho các em biết tác dụng của việc làm vệ
sinh sạch sẽ. Đồng thời giúp cho học sinh cảm thấy rằng lớp học cũng như
nhà ở của mình để từ đó các em có ý thức chung trong việc đảm bảo vệ sinh
lớp học.
Hướng dẫn các em cách xếp bàn ghế ngay ngắn, giáo viên làm mẫu
và hướng dẫn cách xếp bàn, ghế sau đó cho học sinh thực hiện, giáo viên
kiểm tra theo yêu cầu: Bàn ghế phải thẳng, cự li của bàn trước và bàn sau
vừa phải. Đặc biệt nghiêm cấm tình trạng ngồi lên bàn hoặc chạy nhảy trên
bàn.
• Nề nếp vệ sinh cá nhân .
Đầu giờ học cho ban cán sự lớp kiểm tra, tôi thường xuyên nắm tình
hình và nhắc nhở học sinh.
Thông thường những học sinh vệ sinh cá nhân chưa tốt thường là do
bố mẹ các em quá bận việc. Có những phụ huynh đi làm về thì con đã ngủ,
sáng mai dậy lại vội vội vàng vàng đi làm không kòp lo cho con được chu
đáo. Đối với những học sinh này mình phải như mẹ hiền của các em. Giành
thời gian chủ nhiệm gọi các em lên để cắt móng tay, móng chân, chải đầu,
hướng dẫn cách tắm, rửa mặt, đánh răng,…
Sau những hướng dẫn hàng ngày, tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc
nhở, động viên kòp thời để khuyến khích các em.
Những việc làm của cô giáo về nhà các em sẽ kể cho bố mẹ và như thế
cũng gián tiếp nhắc nhở bố mẹ quan tâm con mình hơn.
V. KẾT QUẢ.
Sau hai tháng vận dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế lớp học,
kết quả đạt được như sau:
Đa số học sinh đi học đúng giờ, không còn tình trạng nghỉ học tuỳ
tiện như trước nữa.
Các em thực hiện việc xếp hàng ra vào lớp đúng quy đònh và nghiêm

túc. Các em đã biết chào hỏi khi thầy cô ra, vào lớp.
Giờ truy bài các em đã thực hiện nghiêm túc, vai trò trách nhiệm của
cá nhân trong lớp được nâng cao.
Trong giờ học các em ngồi học nghiêm túc, các tiết học sôi nổi hơn.
Đã có 1 học sinh yếu đã vươn lên đạt loại trung bình.
Sách vở của các em được bao bọc cẩn thận. Các loại đồ dùng được các
em sử dụng đúng mục đích.
Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
Bước đầu các em biết được cách giữ gìn vệ sinh thân thể.
Đa số các em có ý thức cao trong việc bảo vệ của công.
VI. RÚT KINH NGHIỆM.
Qua thực hiện các giải pháp, bản thân tôi cũng đã đúc rút được những
kinh nghiệm cho bản thân như sau:
Để xây dựng nề nếp lớp tốt thì bản thân người giáo viên phải nắm
bắt đặc điểm tâm, sinh lí cũng như hoàn cảnh của từng học sinh, phải lập kế
hoạch một cách cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thực hiện kế
hoạch đưa ra một cách triệt để. Trong quá trình xây dựng nề nếp giáo viên
không được nôn nóng hoặc bỏ qua giai đoạn. Đặc biệt người giáo viên luôn
thể hiện tinh thần cao trong công việc. Coi học sinh như con của mình.
VII. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
*Kết luận:
Việc hình thành nề nếp cho học sinh đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành nhân cách và nếp sống của trẻ. Điều này cũng ảnh
hưởng không ít đến tương lai của học sinh. Là một giáo viên, sản phẩm
chính là chất lượng học sinh. Để sản phẩm có chất lương cao thì đòi hỏi
người giáo viên có lương tâm nghề nghiệp, có lòng yêu nghề, mến trẻ, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nói tóm lại người giáo viên phải
nhận thức sâu sắc rằng công việc chúng ta đang làm chính là chúng ta đang
vun đắp, chăm chút cho những cây đời, cho cả một thế hệ con người với
tương lai đầy hứa hẹn.

*Kiến nghò:
Mong rằng Liên đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể. Nếu
được thì tổ chức ngay trong phân hiệu Tố Lan để các em được làm quen và
hoà nhập vào nề nếp chung của nhà trường.
Mong Công đoàn, Chi Đoàn thường xuyên phát động các đợt quyên
góp, ủng hộ đồ dùng học tập để các em có đầy đủ đồ dùng khi đến trường.
Rất mong được sự giúp đỡ của những học sinh cấp 2 trong việc dọn
dẹp và làm vệ sinh trường lớp để tạo ra môi trường xanh sạch, thân thiện
nhằm thu hút các em học sinh có hứng thú và tích cực đến trường.
An Nhơn, ngày tháng 10 năm 2008
Người viết:
Nguyễn Thò Tốt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×