Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 bước phát triển khả năng quản lý của nhân viên docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.36 KB, 5 trang )

10 bước phát triển
khả năng quản lý
của nhân viên

1. Tạo ra một môi trường cho công ty
Hãy chia sẻ với nhân viên của bạn những quan điểm về sự quản lý và
những dự định của bạn để phát triển chúng ngay trước khi đưa ra các kế
hoạch làm việc cụ thể. Loại bỏ những ngần ngại của nhân viên và lắng
nghe những gợi ý và nhu cầu của họ.


2. Triển vọng của công ty
Luôn nhắc nhở nhân viên về triển vọng, nhiệm vụ và những giá trị của
công ty. Nếu nhân viên chưa nhận thức được điều này thì nhiệm vụ của
bạn là phải giúp họ biết về nó.

3. Tạo ra những mục tiêu cá nhân
Bạn có khuyến khích nhân viên của mình phát huy những giá trị của cá
nhân họ hay không ? Nếu họ chưa có mục tiêu cho riêng mình, hãy giúp
họ tạo ra nó.

4. Đào tạo
Trong chương trình chuyên nghiệp hoá nhân viên của mình hãy tạo điều
kiện cho họ theo học những khoa huấn luyện để họ có thể trở thành
những người tốt nhất trong bất cứ lĩnh vự nào mà họ tham gia, thậm trí
cả cho họ thấy những cơ hội thăng tiến.
5. Giải quyết vấn đề
Có thể chính những khách hàng đôi khi lại gây khó khăn cho nhân viên
của bạn. Bạn phải làm sao ? Một mặt bạn muốn nhân viên phải tránh
những rắc rối liên quan đến khách hàng nhưng mặt khác nhân viên của
bạn cũng có những cách riêng để giải quyết vấn đề.



6. Trao quyền cho nhân viên
Hãy cho nhân viên có tiếng nói của họ trong những vần đề họ phải làm.
Nếu họ có thể chủ động đưa ra những giải pháp cho vấn đề của họ, thành
quả đạt được với họ càng có ý nghĩa. Họ sẽ cảm thấy được tự quyết định
công việc của mình và bởi vậy khả năng tự quản lý của họ sẽ ngày một
phát triển.



7. Hãy tạo điều kiên cho nhân viện thể hiên khả năng
Giúp nhân viên của bạn thể hiên giá trị của bản thân thông qua lợi ích
mà họ đem lại cho khách hàng của công ty chứ không đánh giá họ làm
những gì

8. Hãy để nhân viên tự hào về công ty của họ
Để nhân viên có thể tự hào về nơi họ làm việc là điều cực kì quan trong,
điều này phải thông qua những lợi ích ma công ty mang lại cho nhân
viên và cho khách hàng.

9. Xây dựng mạng lưới công việc
Bạn phải tạo ra một mạng lưới làm việc mà mỗi nhân viên nhận thức
được tầm quan trọng của mình trong đó. Đào tạo cho nhân viên những kĩ
năng giải quyết từng vấn đề cụ thể, tháo gỡ những vướng mắc trong giao
tiếp và đánh giá lại những phản hồi không như dự kiến.
10. Tìm kiếm các cơ hội
Nhân viên của bạn sẽ đi đến đâu ?, nói chuyên với những ai ?, đọc
những gì ? Luôn nhớ rằng quản lý nhân viên không chỉ ở cái đầu. Nhân
viên của bạn có thể có rất nhiều cơ hội ở bên ngoài. Cuộc sống của họ có
thể không có nhiều thay đổi lớn ngay lập tức nhưng họ sẽ luôn chờ đón

những cơ hội có thể. Giúp nhân viên của mình phát triển những chiến
lược để đón bắt được những cơ hội đang tồn tại nhưng chưa được nhìn
nhận là điều mà bạn nên làm.

×