Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những phiên chợ kì thú Việt nam - phần 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.68 KB, 5 trang )

Những phiên chợ kì thú
Việt nam - phần 2

Chợ mùa nước lên

Nếu như những phiên chợ miền núi phía Bắc mang đậm
bản sắc dân tộc vùng cao thì miền Nam lại nổi tiếng với
những phiên chợ nổi, những phiên chợ mùa nước lên với
việc trao đổi hàng hoá trên ghe thuyền.

Nhộn nhịp chợ nổi.

Chợ nổi thường xuất hiện tại
vùng sông nước được coi là
tuyến giao thông chính, nơi cả
người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương
tiện vận tải, di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường là các
khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá, không
cạn quá mà cũng không sâu quá. Nói đến chợ nổi, người ta
không thể không nhắc tới Cài Bè và Cần Thơ. Chợ nổi Cái
Bè (Tiền Giang) có từ khoảng thế kỷ 18, nằm ở nơi giáp
ranh giữa ba tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.

Sắc màu chợ nổi.

Cũng như bao chợ Việt, hàng hoá chợ nổi rất đa dạng, từ
thực phẩm tươi sống đến đặc sản hoa quả địa phương
Điều khác biệt là mỗi quầy hàng có thể di chuyển mọi lúc,
mọi nơi. Đặc biệt, khi tới chợ nổi, ta sẽ bắt gặp hình thức
tiếp thị hàng hoá khá độc đáo: ai bán loại gì thì cắm một cái
sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm mình muốn bán lên


đó. Do vậy, chợ nổi không có tiếng rao hàng. Đơn vị mua
là "thiên", "giạ", ít cũng là "chục", hàng hoá trao qua đổi lại
tung hứng trên các ghe thuyền với nhau. Chợ nổi thường
họp cả ngày, nhưng đông đúc nhất là vào buổi sáng khi trời
còn khá mát mẻ. Đến với chợ nổi, người ta không chỉ thấy
bạt ngàn sản vật của vùng sông nước miền Tây mà còn
được chứng kiến cuộc sống và bản sắc văn hóa của người
dân miền Tây: phóng khoáng và hiếu khách.

Theo dọc dài của dải đất hình chữ S, đi tới đâu cũng thấy
những phiên chợ thú vị. Tất cả cộng hưởng, hòa điệu, góp
phần tạo nên bề dày văn hóa và lịch sử của dân tộc. Đây
không chỉ là câu chuyện của chợ Việt Nam, mà còn là câu
chuyện về văn hóa và con người Việt.

Việt Nam có những phiên chợ, mỗi năm chỉ họp một lần
vào dịp giáp Tết hay đúng vào ngày Tết. Xa xôi, cách trở,
bận rộn mấy, người ta cũng đến mà du xuân, cầu duyên,
cầu phát tài, phát lộc hay đơn giản chỉ là dịp để gặp gỡ
thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau. Chợ một phiên dịp Tết đã
vượt ra ngoài ý nghĩa kinh tế dẫu có bán mua cũng không
màng đắt, rẻ để trở thành một thú vui ngày xuân, một cách
giao duyên đầu năm mới.

Chợ Đồng

Nhà thơ Nguyễn Khuyến từng viết:

"Tháng Chạp, 24, chợ Đồng
Năm nay, chợ họp có vui không?"


Chợ Đồng thuộc làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam quê hương nhà thơ Tam Nguyên. Nhân dân làng này
muốn kỷ niệm công đức của tiền nhân đã tổ chức phiên chợ
Đồng họp ngày 24 Tết trên cánh đồng khô ráo của làng.

Tờ mờ sáng ngày hôm ấy, các vị thân hào, văn sĩ, nhà
buôn, trẻ con, người lớn, thanh niên, phụ nữ của làng và địa
phương lân cận đến cái chợ tạm nơi cánh đồng này để mua
bán và chúc mừng nhau. Đặc biệt là đến dự hội thi thơ nhân
dịp Tết tại đình làng, gần chợ. Ai có bài hay, được trúng
giải thì được cùng các bô lão trong làng "nếm rượu tường
Đền", một thứ rượu cực ngon đã được tuyển chọn để đón
xuân.

Chợ Cưới

Đây là chợ phiên đặc biệt của đồng bào Mông xã Tam
Lộng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng
Chạp. Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả
ông bà già đi theo để chứng kiến lời giao ước tâm tình của
họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến đây mới tìm hiểu
nhau. Vì thế quần áo chỉnh tề, phong cách lịch sự, mặt mũi
hân hoan. Mặc cho mưa phùn gió lạnh, từng đôi, từng đôi
đứng túm tụm trên nền chợ, bờ ruộng, gốc cây bày tỏ nỗi
niềm từ sáng sớm đến chiều tối khi lời giao ước một cuộc
hôn nhân tương lai được quyết định, họ rủ nhau vào các
quán chợ ăn uống, rồi mới chia tay. Chợ Cưới, thực chất là
một kiểu chợ tình ở miền núi vậy.


×