Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

DẠY HỌC TRỰC QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC TP BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG THCS HOÀ PHÚ
   
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện: Phan Thị Thương
Tổ Ngữ văn
BUÔN MA THUỘT 2010
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Mục đích lý do chọn đề tài
1. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học Cơ sở: Tích
cực chủ động sử dung các phương tiện dạy học trưong đó các phương tiện trực quan
góp phần đem lại hiệu quả thiết thực.
2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học: Trong những năm qua bản thân đã sử dụng thành
công phương pháp trực quan trong việc dạy tiếng việt. Do vậy việc thực hiện đề tài này
là dịp để chia sẻ trao đổi kinh nghiệm dạy học.
II. Nội dung nghiên cứu
1. Thực trạng việc dạy học tiếng Việt hiện nay ở nhà trường THCS
2. Vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học
3. Đề xuất các giải pháp ứng dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiếng Việt THCS
4. Minh họa bằng một bài dạy cụ thể
III. Phương pháp nghiên cứu:
Khi triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu:
+ Thu thập những dữ liệu qua thực tiễn dạy học tiếng Việt (Hoạt động dạy của giáo
viên, hoạt động học của học sinh qua giờ lên lớp, các bài kiểm tra)
2- Phương pháp phân tích ứng dụng:
Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp hệ thống, sử dụng sơ đồ biểu
bảng minh họa ứng dụng khi dạy tiếng Việt, Phương tiện trình chiếu.


 
B.PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng việc dạy học tiếng Việt hiện nay trong nhà trường THCS:
1.Những dấu hiệu đổi mới việc dạy học tiếng Việt:
+ Mục đích chương trình Ngữ văn THCS (Phần tiếng Việt) giúp cho học sinh nắm
được những hình thức và ngữ nghĩa của các đơn vị tiêu biểu cấu thành tiếng Việt (Đơn
vị cấu tạo từ, đơn vị từ vựng, từ loại chính, kiểu câu thường dùng). Nắm được các tri
thức và quy tắc sử dụng tiếng Việt chủ yếu là tri thức về ngữ cảnh, về ý định, mục đích,
về hiệu quả giao tiếp và các quy tắc chi phối sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà
trường và xã hội và để viết các kiểu văn bản. Hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc viết tiếng
Việt đúng chính âm chính tả, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản đảm bảo tính chuẩn mực và nghệ
thuật. Chương trình đã chú ý việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
+ Trong những năm gần đây, giáo viên dạy đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
2. Một số hạn chế trong việc dạy học tiếng Việt THCS:
2
+ Khi lĩnh hội tri thức tiếng Việt, học sinh tuy nắm vững lý thuyết khái niệm nhưng việc ứng
dụng, thực hành làm bài tập vẫn còn hạn chế (Nhất là những nguyên tắc khái niệm tiếng Việt
trừu tượng).
+ Việc tích hợp kiến thức tiếng Việt trong phân môn làm văn chưa triệt để
Nguyên nhân:
- Việc học sinh nắm khái niệm nguyên tắc tiếng Việt còn mơ hồ nếu như giáo viên thuần túy
sử dụng phương pháp thuyết giảng.
- Việc sử dụng phương pháp trực quan khi phân tích ngữ liệu hình thành khái niệm chưa thực
sự linh hoạt.
II. Vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong việc dạy tiếng Việt:
1.Vai trò ý nghĩa:
1.1.Phương pháp trực quan nhằm tái hiện lại kiến thức thông qua việc cho học sinh
quan sát hình ảnh, ngôn ngữ, sơ đồ, biểu bảng để lĩnh hội kiến thức. Có thể sử dụng
phương pháp này trong môn Ngữ văn, đặc biệt rất thiết thực cho tất cả các dạng bài

dạy tiếng Việt ( Kiểu bài dạy lý thuyết, thực hành và ôn tập tiếng Việt) bởi những lý
do sau:
a- Tín hiệu ngôn ngữ là sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nên
khi dạy giáo viên luôn phải bảo đảm mối liên hệ giữa từ (cái biểu đạt) với hiện thực
khách quan mà từ biểu đạt (Hình ảnh, sự vật trong cuộc sống)
+ Đối với bậc tiểu học: Dùng phương tiện trực quan như: tranh ảnh, vật thật để
giải thích nghĩa của từ
+ Đối với bậc THCS: năng lực tư duy học sinh đã phát triển nên có thể dùng sơ đồ,
biểu bảng để cắt nghĩa các khái niệm, quy tắc ngôn ngữ.
b- Do chương trìnhNgữ văn thực hiện theo nguyên tắc tích hợp nên ngữ liệu thường rất
dài, các bài tập rất phức tạp. Giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc ghi chép ngữ liệu và tình
huống ngôn ngữ lên bảng. Việc sử dụng hình thức trực quan bằng bảng phụ hoặc máy chiếu là
cần thiết để tiết kiệm thời gian.
1.2.Tính trực quan trong hoạt động dạy học tiếng Việt không chỉ thể hiện qua việc sử dụng
các phương tiện trực quan như: Biểu bảng sơ đồ, tranh ảnh… mà còn thể hiện ở tính trực
quan ngôn ngữ. Tính trực quan này thể hiện qua việc giáo viên cho học sinh quan sát ngôn
ngữ thông qua hoạt động ngôn ngữ (Tính hành chức). Tài liệu trực quan trong giờ dạy tiếng
Việt là các văn bản nghệ thuật ngôn từ sống động được cảm nhận bằng thị giác và thính giác.
2. Một số hình thức trực quan thường sử dụng khi dạy tiếng Việt:
2.1. Dùng bảng phụ cho học sinh quan sát phân tích mẫu ngữ liệu để hình thành khái niệm lý
thuyết tiếng Việt. Khi dạy lý thuyết tiếng Việt, ngoài mẫu ngữ liệu trong sách giáo khoa, giáo
viên có thể sử dụng bảng phụ để cung cấp thêm những mẫu ngữ liệu mới bổ sung để hoàn
chỉnh việc quy nạp khái niệm.
2.2.Dùng sơ đồ, mô hình, biểu bảng khi dạy tiếng Việt:
a. Biểu bảng, sơ đồ có ý nghĩa khái quát, tổng kết bài dạy, thuyết minh làm rõ những
khái niệm trừu tượng bằng hình thức trực quan đảm bảo tính hệ thống. Phương tiện
này thường sử dụng khi dạy tiếng Việt
b-Một số loại thường sử dụng:
+ Biểu đồ hình khối : sử dụng để so sánh hoặc thuyết minh cho các khái niệm trừu
tượng khó hiểu, kết hợp với việc thuyết minh phân tích bằng ngôn ngữ

+ Biểu đồ biểu bảng: thường sử dụng để ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học.
3
+ Sơ đồ: Giải thích khái niệm khó, hệ thống hoá kiến thức bài học (Thường sử dụng
sơ đồ Graph - Hệ thống sơ đồ được cấu trúc phân chia cấp độ)
Có thể sử dụng các phương tiện trình chiếu
c-Một số yêu cầu khi sử dụng:
+ Xác lập những thông tin ngắn gọn, nêu bật các từ khoá, câu chủ đề, khoa học,
mạch lạc, đầy đủ
+ Chữ viết rõ ràng, đẹp
+ Viết đậm và gạch chân những ý chính
+ Có thể sử dụng biểu bảng, sơ đồ câm để trống cho học sinh điền vào
Ví dụ 1: Lập biểu bảng tổng kết kiến thức về từ loại tiếng Việt (khả năng kết hợp
của danh từ, động từ, tính từ)
Ý nghĩa khái quát của từ loại
(Danh từ, động từ, tính từ)
Khả năng kết hợp
Phía trước Trung tâm Phía sau
Danh từ: Chỉ sự vật (Người, vật,
hiện tượng, khái niệm)
Động từ: Chỉ hoạt động, trạng thái
của sự vật
Tính từ: Chỉ đặc điểm, tính chất
của sự vật, hoạt động, trạng thái
Ví dụ 2: Cấu trúc Sơ đồ về phân loại danh từ (Sơ đồ Graph)




III. Minh họa ứng dụng phương pháp trực quan khi dạy một số kiểu bài tiếng Việt
Trung học Cơ sở:

1. Dạy kiểu bài lý thuyết tiếng Việt:
1.1- Dạy kiểu bài lý thuyết từ ngữ:
Mục đích dạy kiểu bài này nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội khái niệm, quy tắc sử
dụng từ ngữ tiếng Việt. Khái niệm, quy tắc chỉ có thể tường minh thông qua việc thuyết
minh bằng sơ đồ biểu bảng trực quan cụ thể.
4
DANH TỪ
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ đơn vị
Chỉ đơn vị tự nhiên
Chỉ đơn vị quy ước
Đơn vị
chính xác
Đơn vị ước
chừng
Ví dụ 1: Sau khi hình thành khái niệm từ đồng âm, giáo viên có thể cho học sinh quan
sát các hiện tượng đồng âm trong từ Hán Việt qua sơ đồ sau:
Ví dụ 2: Trước khi hình thành khái niệm quan hệ từ , giáo viên có thể dùng bảng phụ để học
sinh phân tích ngữ liệu từ đó quy nạp thành khái niệm
Ví dụ 3: Lập bảng tra cứu yếu tố Hán Việt
5
1.2-Dạy kiểu bài tri thức lý thuyết về ngữ pháp: (Hình thành khái niệm ngữ pháp)
a- Khái niệm ngữ pháp là kết quả của hoạt động nhận thức, tư duy trừu tượng. Trong khái
niệm đều chứa đựng một tập hợp các đặc trưng (dấu hiệu, thuộc tính). Vì thế khi hình thành khái
niệm ngữ pháp cần chú ý một số yêu cầu sau:
+ Phân định những đặc trưng cơ bản của khái niệm và diễn đạt chúng một cách mạch lạc
+ Sắp xếp các đặc trưng đó theo một trình tự hợp lý
+ Thông qua các đặc trưng mà thể hiện sự giống nhau và khác nhau giữa các khái niệm hữu
quan, các mối liên hệ trong hệ thống của chúng.
+ Nhận diện và phân tích được sự thể hiện của khái niệm trong thực tiễn.

Vd: Khi dạy bài “Câu ghép” Khái niệm câu ghép có thể xác định thông qua những đặc trưng
cơ bản sau:
- Là những câu do 2 hoặc nhiều cụm Chủ-Vị không bao chứa nhau tạo thành.
- Mỗi cụm Chủ-Vị này gọi là một vế câu
Thông qua những dấu hiệu đặc trưng kể trên đề nhận diện sự khác nhau giữa câu ghép và câu
đơn .Có thể lập bảng so sánh như sau:
KIỂU CẤU TẠO CÂU VÍ DỤ
Câu có một cụm C-V
Câu có 2 cụm C-V trở lên
Ví dụ: Sử dụng phương pháp trực quan trong các bước Dạy bài “Câu ghép’
6
+Bước 1: Giới thiệu bài. GV hướng dẫn HS gợi nhắc lại kiến thức về câu ghép đã học ở
tiểu học, giới thiệu nội dung kiến thức cần học: đặc điểm câu ghép và cách nối vế các vế câu
ghép.
+Bước 2: Hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu phân tích ngữ liệu:
GV sử dụng ngữ liệu lấy từ văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh để thực hiện tích hợp.
Trong đoạn văn trích dẫn ở SGK, GV gợi ý HS chú ý những câu văn sau:
Trình bày kết quả phân tích vào bảng:
KIỂU CẤU TẠO CÂU CÂU CỤ THỂ
Câu có một cụm C-V Tôi quên thế nào được…. cười giữa
bầu trời quang đãng.
Câu có 2 hoặc
nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm
C-V lớn
Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
trên con đường dài và hẹp
Các cụm C-V không hàm
chứa nhau
Con đường này tôi đã quen đi lại

lắm lần, nhưng lần này tự nhiên
thấy lạ.
+ Bước 3: Giáo viên tiến hành quy nạp,trình bày định nghĩa về khái niệm câu ghép
+ Bước 4:Thực hành luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bái tập 1,2,3,4,5 trong SGK
2. Dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt:
7
Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm Chủ-Vị không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm Chủ-Vị này gọi là một vế câu.
Kiểu bài thực hành tiếng Việt thực hiện sau khi học lý thuyết có tác dụng giúp HS
nắm vững củng cố kiến thức khái niệm lý thuyết, quy tắc sử dụng tiếng Việt. Thông qua
hoạt động giải bài tập, HS có dịp phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết
các hiện tượng từ ngữ trong ngôn ngữ và lời nói. Khi thực hiện bài tập giáo viên có thể
cho học sinh quan sát bằng bảng phụ (Nếu ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu thì
càng hiệu quả)
b- Các kiểu bài tập thực hành:
+ Bài tập nhận diện phân tích:
Dạng bài tập đưa ra một mẫu lời nói (phát ngôn, đoạn văn, văn bản) có chứa đựng
hiện tượng ngôn ngữ (Khái niệm hoặc kỹ năng), yêu cầu học sinh nhận diện và phân
tích. Loại bài tập này có tác dụng làm sáng tỏ, củng cố khắc sâu mở rộng hiểu biết về tri
thức ngôn ngữ đã học. Học sinh phải thông hiểu tri thức lý thuyết về hiện tượng ngôn
ngữ vừa học để đối chiếu, so sánh với ngữ liệu mới và phát hiện và phân tích chúng.
Ví dụ: Bài tập thực hành phân tích từ đồng nghĩa

+ Bài tập tái hiện:
Bài tập này có mức độ cao hơn bài tập nhận diện vì không đưa ra các sự kiện từ
ngữ có sẵn, tri giác được mà học sinh phải huy động vốn từ của mình để tái hiện
Ví dụ: Tìm 5 từ tượng hình tả dáng đi của người (Ngữ văn 8)
8
Ví dụ 2: Tìm và giải thích các hiện tượng chuyển nghĩa

+ Bài tập sáng tạo:
Dạng bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ theo yêu cầu
nào đó. Bài tập sáng tạo gồm nhiều dạng thức: Tạo lập theo mẫu, tạo lập tiếp sản phẩm
theo yêu cầu nhất định. Ví dụ: Viết một đoạn văn, đoạn thơ sử dụng biện pháp nói quá
(Ngữ văn 8)
3. Dạy kiểu bài ôn tập tiếng Việt: Kiểu bài ôn tập tiếng Việt thường thực hiện sau khi
học xong một phần, kết thúc học kỳ nhằm hệ thống hoá những kiến thức đã học. Mục
đích ôn tập: kết hợp việc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng sử sụng từ
ngữ.
Định hướng phương pháp dạy:
+ Đảm bảo nguyên tắc tích hợp dọc trong quá trình ôn tập: kiến thức đồng tâm từ
dễ đến khó. Giờ ôn tập không nặng về lý thuyết mà tăng cường thực hành luyện tập để
củng cố kiến thức
9
+ GV cần sử dụng đa dạng hoá các hình thức ôn tập: ôn tập cá nhân kết hợp với
thảo luận trao đổi nhóm. Tăng cường các phương tiện dạy học khi ôn tập: sử dụng sơ
đồ, biểu bảng củng cố kiến thức (có thể sử dụng sơ đồ câm).
Ví dụ 1: Dùng sơ đồ để ôn tập phân loại từ
Ví dụ 2: Sơ đồ Ôn tập hiện tượng chuyển nghĩa của từ
IV. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Việt - Công cụ, phương tiện trực
quan hiện đại hữu hiệu:

1. Định hướng quan niệm sử sụng cong nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn:
1.1- Cần hình thành quan niệm đúng về CNTT trong dạy học Ngữ văn:
10
+ Không nên quan niệm sử dụng CNTT chỉ ứng dụng thành công trong các môn khoa học tự
nhiên, còn môn Ngữ văn sử dụng sẽ làm giảm sút khả năng cảm thụ văn chương. Thực tế dạy
học Ngữ văn cho thấy nếu sử dụng đúng mục đích, phương pháp, CNTT sẽ phát huy hiệu quả
cao trong việc cảm thụ tác phẩm, nắm vững tri thức tiếng Việt, làm văn. CNTT là phương tiện
trực quan hữu hiệu làm cho bài dạy thêm sinh động.

+ Không nên lạm dụng CNTT thái quá đặc biệt là sử dụng trình chiếu Power Point bằng hình
ảnh quá nhiều biến giờ dạy thành việc xem phim thuần túy.
1.2- Một số nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ văn:
+ Trong môn Ngữ văn việc ứng dụng phải linh hoạt phù hợp theo từng phân môn cụ thể bởi
lẽ mỗi phân môn có tính đặc thù khác nhau khi ứng dụng.
- Phân môn tiếng Việt và làm văn: ứng dụng nhiều hơn cả. Các bài học lý thuyết về từ vựng,
ngữ pháp, văn bản thường khái quát dưới dạng biểu bảng, sơ đồ, mô hình là thế mạnh của
hình thức trình diễn Power Point
- Phân môn Văn học: Phần Đọc - hiểu nên hạn chế sử dụng phân môn thiên về cảm thụ thẩm
mỹ, chỉ nên dùng để giới thiệu tác giả, tác phẩm và chốt những điểm nhấn khi kết thúc bài
dạy.
+ Khi thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Power Point cần kết hợp hài hòa giữa ý
tưởng thiết kế nội dung bài dạy và hình thức thiết kế trên vi tính, điều khiển trình chiếu trên
lớp. Mỗi Slides phải tương ứng với một nội dung cụ thể trong bài dạy, đảm bảo tính hệ thống
liên thông lẫn nhau.
+ Ứng dụng CNTT khi có đủ các điều kiện sử dụng như:
- Cơ sở vất chất: Đèn chiếu Overhead, Computeur, Pojecter
- Tri thức sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên phải biết sử dụng vi tính và một số phần
mềm phổ biến như Power Point, Violet.
2. Sử dụng công nghệ thông tin khi dạy tiếng Việt:
Đây là môn học có thể sử dụng công nghệ thông tin có nhiều lợi thế và hiệu quả. Tất cả các
kiểu bài như dạy lý thuyết, thực hành luyện tập đều có thể vận dụng
+ Khi dạy kiểu bài lý thuyết tiếng Việt, giáo viên có thể sử dụng Power Point để trình chiếu
các ngữ liệu có chứa đựng hiện tượng ngôn ngữ cần dạy cho học sinh quan sát, phát hiện, từ
đó quy nạp khái quát thành khái niệm lý thuyết.
+ Sử dụng Power Point trình chiếu các sơ đồ (Sơ đồ Graph) khi tiến hành phân tích câu theo
cấu tạo ngữ pháp,hoặc khi tiến hành giải nghĩa từ tiếng Việt.
+ Sử dụng một số phần mềm ứng dụng để tra cứu từ điển Tiếng Việt, các thành ngữ, cụm từ
cố định
+ Sử dụng phần mềm Violet trong việc thực hành luyện tập tiếng Việt dưới dạng các bài tập

trắc ngiệm như: ghép đôi, đúng sai, lựa chọn nhiều phương án dạng thức bài tập điền vào
chỗ trống, kéo thả chữ, trò chơi ô chữ Nếu giáo viên chuẩn bị soạn các bài tập thực hành tốt
trên phần mềm này sẽ đem lại hiệu quả cao trong rèn luyện kỹ năng dụng tiếng Việt, giờ dạy
trở nên sinh động hấp dẫn
+ Trình chiếu phân tích ngữ liệu văn bản phục vụ cho việc dạy lý thuyết về các kiểu văn bản,
sự đan xen của các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, lập luận trong bài làm văn.
11
+ Giáo viên có thể xây dựng dàn ý bài văn sau khi đã cho học sinh thảo luận và trình chiếu
trên phần mềm PowerPoint
Ví dụ: Dùng Violet làm bài tập trắc nghiệm
*Chú ý:
1. Để sử dụng phương pháp trực quan khi dạy tiếng Việt đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên
khi chuẩn bị sơ đồ biểu bảng cần xác định ý tưởng thiết kế, mục đích sử dụng, thời điểm
sử dụng như thế nào cho phù hợp để tránh sự lạm dụng không cần thiết hoặc sử dụng
chỉ thuần tuý để cho giờ dạy có giáo cụ trực quan, còng hiệu suất thế nào thì không
quan tâm đến
2. Phương pháp trực quan chỉ đạt hiệu quả nếu kết hợp linh hoạt với phương pháp
thuyết giảng, đàm thoại phát vấn học sinh. Giáo viên cần cho học sinh phân tích sơ đồ,
thuyét minh cấu tạo sơ đồ biểu bảng ( Tốt nhất nên sử dụng sơ đồ động)
3. Phương pháp trực quan hiệu quả nhất là biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học (Sử dụng phần mềm Power Point, Violet) để trình chiếu sống động
4. Khi sử dụng sơ đồ biểu bảng cần chú ý thiết kế đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ
tránh việc đưa ra những sơ đồ quá rườm rà, phức tập sẽ tạo ra sự khó hiểu, phản cảm
đối với học sinh.
5. Giáo viên có thể gợi ý học sinh thiết kế các sơ đồ để phát huy năng lực tư duy sáng
tạo của các em. Đây cũng là dịp để kiểm tra việc hiểu biết nắm vững tri thức tiếng Việt
của học sinh sau khi học xong lý thuyết.

C.PHẦN KẾT LUẬN
Sáng kiến sử dụng phương pháp trực quan trong việc dạy tiếng Việt THCS là những

chia sẻ bước đầu của bản thân góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Nếu sử dụng
năng động và sáng tạo sẽ tránh được lối dạy chay thuần túy, giờ học trở nên sinh động
12
hấp dẫn hơn. Tuy nhiên để sử dụng tốt phưong pháp này đòi hỏi giáo viên phải mất
nhiều công sức và thơì gian chuẩn bị. Nên chăng việc thiết kế các phương tiện trực
quan có thể tiến hành trong tổ bộ môn cùng nhau hợp tác thực hiện và sử dụng chung
cho cả khối lớp.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ bước đầu của bản thân chắc hẳn còn nhiều thiếu sót.
Rất mong mỏi sự trao đổi góp ý của quý đồng nghiệp để hoàn thiện góp phần nâng cao
chất lượng dạy học. Xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột tháng 3 năm 2010
  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
******
1- Chwơng trình, Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 6,7,8,9- NXB giáo dục
2- Tài liệu Bối dưỡng thường xuyên cho GVTHCS – Chu kỳ III (2004-2007) – Môn
Ngữ văn – NXB Giáo dục -2005.
3- Giáo trình từ vựng, ngữ pháp, phong cách học tiếng Việt - Dự án đào tạo GV
THCS – NXb Giáo dục 2004
4- Giáo trình Tiếng Việt thực hành -Dự án đào tạo GV THCS – NXb Giáo dục 2005
5- Từ điển Tiếng Việt – NXB Văn học – 2002
MỤC LỤC
 
NỘI DUNG TRANG
Mục đích lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu 1
Thực trạng việc dạy học tiếng Việt hiện nay trong nhà trường THCS 2
13
Vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong việc dạy tiếng Việt 3
Minh họa ứng dụng phương pháp trực quan khi dạy một số kiểu bài tiếng
Việt Trung học Cơ sở

Dạy kiểu bài lý thuyết tiếng Việt 4
Dạy kiểu bài thực hành tiếng Việt 8
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Việt - Công cụ, phương tiện
trực quan hiện đại hữu hiệu
11
Kết luận – Tài liệu tham khảo 13
14

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×