Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách bổ sung canxi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.33 KB, 5 trang )


Cách bổ sung canxi




Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại
trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu,
trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào nhưng vai trò của nó lại vô
cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Khi thiếu canxi, trẻ bị còi xương,
răng không đều, chất lượng răng kém và bị sâu răng.
Những biểu hiện thường gặp ở bệnh còi xương: trẻ quấy khóc, ngủ
không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau
gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng
ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương
nặng. Ở trẻ lớn hơn (tuổi mẫu giáo và học sinh cấp I) thường có những biểu
hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không
ngon giấc đó chính là những biểu hiện của bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu
niên nhi đồng. Sau một thời gian bị thiếu canxi thì chân tay các cháu bị tê
mỏi, chóng mặt, cơ trơn của hệ tiêu hóa co bóp yếu nên trẻ thường chán ăn,
táo bón. Trẻ em ở tuổi 9 – 16 tuổi vẫn có nguy cơ bị thiếu canxi, trẻ thường
có các biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, uể oải, ra nhiều mồ hôi, bứt rứt chân
tay, hay cáu bẳn, ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân của thiếu canxi là do
các cháu suốt ngày ngồi trong lớp học, thời gian hoạt động ngoài trời quá ít,
thiếu ánh nắng, các bữa ăn không cung cấp đủ lượng canxi, cho nên các bậc
cha mẹ vẫn cần chú ý bổ sung canxi cho các cháu ở lứa tuổi này. Ở trẻ em
còn gặp chứng “đau xương do tăng trưởng” cũng liên quan đến thiếu canxi
với các biểu hiện: ban ngày trẻ chạy nhảy, vận động bình thường, đêm đến
thì kêu đau chân là do ban đêm hormon tăng trưởng tiết ra nhiều hơn,
hormon này được chuyển vào máu rồi chuyển đến xương kích thích xương
phát triển, khi thiếu canxi, sự tăng trưởng, giãn nở của xương bị trở ngại, tác


động đến màng của xương gây đau, nếu kịp thời bổ sung đầy đủ canxi cho
trẻ thì sẽ hết đau.


Có những trẻ em thường bị đau bụng đột ngột khi ăn sáng, hoặc đau
bụng vào ban đêm. Các nguyên nhân hay gây đau bụng ở trẻ em như đau
bụng giun, đau bụng do các bệnh của đường tiêu hóa nhưng không tìm được
nguyên nhân. Nếu trẻ đau bụng không kèm theo nôn, sốt, đau thành từng
cơn, không dùng thuốc mà vẫn tự khỏi thì có khả năng đau bụng do thiếu
canxi. Thiếu canxi khiến cho thần kinh của đường tiêu hóa bị hưng phấn cao
độ, các cơ trơn của đường tiêu hóa bị co rút làm cho trẻ đau bụng, nếu được
bổ sung canxi thì trẻ sẽ hết đau.
Ngoài ra, canxi còn có vai trò khác như tham gia vào hệ thống miễn
dịch. Canxi giữ vai trò dẫn truyền thông tin giúp tế bào bạch cầu phát hiện
ra, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố gây bệnh, cho nên trẻ bị thiếu
canxi thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài
mao mạch, cho nên có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: bệnh xuất
huyết và dị ứng.
Như vậy canxi có rất nhiều tác dụng, tham gia vào nhiều hoạt động
của cơ thể, khi thiếu thì gây ra nhiều chứng bệnh ở trẻ em. Trong các loại
thức ăn hằng ngày, sữa là loại có chứa nhiều canxi nhất, sau đó là các thực
phẩm như tôm, cua, cá nhưng phải ăn kho nhừ cả xương, còn lại các thực
phẩm khác hàm lượng canxi rất thấp cho nên trẻ em không được bú mẹ hoặc
ăn sữa ít, trẻ lớn không chịu uống sữa, ít ăn tôm, cá thì không thể đáp ứng đủ
lượng canxi cho nhu cầu cơ thể. Vì vậy cần phải bổ sung canxi dưới dạng
thuốc. Khi mua canxi cần phải chọn các sản phẩm canxi dễ hấp thu, không
gây kích ứng dạ dày ruột, ít gây tác dụng phụ, tiện lợi sử dụng. Trên thị
trường có nhiều loại sản phẩm canxi khác nhau, với nhiều hàm lượng khác
nhau, cho nên các bậc phụ huynh phải cho các cháu uống theo chỉ dẫn của

bác sĩ, vì khi uống quá nhiều dẫn đến thừa canxi cũng không tốt có thể gây
sỏi thận, tiết niệu, xương cốt hóa sớm làm trẻ bị lùn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×