Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phòng và trị thoái hóa khớp, cột sống ở người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.86 KB, 7 trang )

Phòng và trị thoái hóa khớp, cột
sống ở người cao tuổi





Trong các bệnh hay gặp ở người cao tuổi: tăng huyết áp, xơ vữa
mạch máu, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp thì
thoái hóa khớp tuy không gây chết người, nhưng bệnh làm giảm chức
năng vận động, gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày
của người bệnh. Vậy thoái hóa khớp là gì? Cách phòng và chữa?
Thoái hóa khớp và cột sống
Thoái hóa khớp có nhiều tên gọi như thoái khớp, hư khớp, viêm
xương khớp Thực ra đây không phải là một bệnh mà là tình trạng lão
hóa (già) của khớp, giống như mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể của sinh
vật, sau một thời gian sinh ra, phát triển, già hóa rồi chết Các khớp
xương ở người bao gồm các khớp ở cột sống, các khớp ở các chi Các
khớp nói chung đều có chức năng nối các phần cơ thể, giúp cho quá trình
vận động và chịu lực, chịu ma sát. Hầu hết các khớp đều có cấu tạo gồm 3
phần chính: đầu xương, sụn, các phần mềm quanh khớp. Sụn khớp là
phần nối giữa 2 phần xương, sụn chính là nơi chịu lực và chịu sự ma sát
khi vận động. Ở người cao tuổi sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất
độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết , đây chính là
tình trạng ta gọi là thoái hóa.
Thoái hóa khớp và cột sống
Thoái hóa khớp có nhiều tên gọi như thoái khớp, hư khớp, viêm
xương khớp Thực ra đây không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa
(già) của khớp, giống như mọi cơ quan bộ phận trong cơ thể của sinh vật,
sau một thời gian sinh ra, phát triển, già hóa rồi chết Các khớp xương ở
người bao gồm các khớp ở cột sống, các khớp ở các chi Các khớp nói


chung đều có chức năng nối các phần cơ thể, giúp cho quá trình vận động và
chịu lực, chịu ma sát. Hầu hết các khớp đều có cấu tạo gồm 3 phần chính:
đầu xương, sụn, các phần mềm quanh khớp. Sụn khớp là phần nối giữa 2
phần xương, sụn chính là nơi chịu lực và chịu sự ma sát khi vận động. Ở
người cao tuổi sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm
đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết , đây chính là tình trạng ta gọi là thoái
hóa.
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng thoái hóa khớp nhưng chủ yếu là
sự lão hóa của cơ thể (sau 50 tuổi đều đã có các biểu hiện thoái hóa), tất
nhiên mức độ khác nhau ở từng người và trong mỗi người thì mỗi vị trí cũng
có mức độ khác nhau. Những sự khác nhau này chịu ảnh hưởng của một số
yếu tố như nghề nghiệp, thói quen, dinh dưỡng, di truyền, thể tạng Trong
thực tế thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí là cột sống, khớp gối và
khớp háng.
Thoái hóa cột sống: Phần lớn những bệnh nhân lớn tuổi có đau lưng,
nếu chụp Xquang đều có các dấu hiệu của thoái hóa như mọc gai, hẹp đĩa
đệm Những dấu hiệu mọc gai, hẹp đĩa đệm là những dấu hiệu đặc trưng
của thoái hóa cột sống và hầu hết những người trên 60 tuổi (dù không có
biểu hiện gì) khi chụp phim Xquang đều có các dấu hiệu này; nhưng nhất
thiết không phải chỉ có thoái hóa gây đau cột sống mà có rất nhiều nguyên
nhân khác cũng gây nên. Thoái hóa cột sống thực sự trở thành bệnh lý cần
điều trị khi thương tổn sụn (đĩa đệm) có chèn ép vào tủy sống, rễ, dây thần
kinh gây nên các dấu hiệu thần kinh.
Thoái hóa khớp gối: Thường gặp ở nữ trên 50 tuổi, những dấu hiệu
thường gặp là đau khi đi lại nhiều lần, khi lên và xuống cầu thang, khó ngồi
xổm, thấy có tiếng lắc rắc ở khớp Tình trạng này ngày càng tăng, đôi khi
khớp sưng nóng và có dịch. Trên phim chụp Xquang có các dấu hiệu hẹp
khe khớp và mọc gai.
Thoái hóa khớp háng: Ở nước ta gần đây gặp một bệnh của khớp
háng: bệnh hoại tử chỏm xương đùi có nguyên nhân chính là do uống nhiều

rượu. Bệnh hoại tử chỏm xương đùi thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, đau
và hạn chế vận động khớp háng ở các tư thế nhất là dạng chân và bước lên
cao, trên phim chụp sẽ thấy chỏm xương đùi bị hoại tử, mòn và xẹp, bệnh
nhanh chóng dẫn đến tàn phế (đau và không đi được)
Phòng bệnh thoái hóa khớp
- Lao động và tập luyện hợp lý: Một số nghề có thể gây thoái hóa sớm
như khuân vác (thoái hóa cột sống); sử dụng búa, khoan (khớp vai, khuỷu);
tập luyện thể thao như cử tạ, chạy, nhảy Chú ý kiểm tra thường xuyên để
hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan.
- Dinh dưỡng hợp lý: tránh tình trạng bị béo phì (quá nặng cân dễ
thoái hóa khớp gối), rượu và thuốc lá gây bệnh cho khớp háng.
- Những dị dạng bất thường của khớp cần được điều chỉnh sớm bằng
nội và ngoại khoa để tránh tình trạng quá tải của khớp.
- Điều trị sớm khi có các dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa.
Điều trị
- Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt,
xoa bóp, chườm ngải cứu, đắp bùn nóng, dán cao, thuốc bôi, xoa ngoài, chạy
điện
- Thuốc có tác dụng tăng cường đồng hóa, nâng cao thể trạng:
estrogene (livial), tetosterol (andriol).
- Thuốc giảm đau, chống viêm: paracetamol, aspegic 0,5x2v/ngày,
meloxicam 7,5 mgx2v/ngày Các biện pháp điều trị triệu chứng này chỉ có
tác dụng tạm thời, nói chung nên hạn chế, không nên dùng kéo dài và không
dùng những thuốc có tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng.
- Thuốc bổ sung chất nhày cho khớp: Sử dụng những chế phẩm có cấu
trúc phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Khi khớp bị tổn thương quá nặng,
mất khả năng vận động thì có chỉ định thay khớp, hiện mới thực hiện thay
khớp háng và khớp gối.
- Thuốc dinh dưỡng sụn khớp: Trong thời gian gần đây, chất

glucosamine sulphate được nhiều tác giả nghiên cứu để điều trị thoái hóa
khớp, do có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá hủy sụn,
giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ được nâng cao, nếu kết hợp với lý liệu
pháp và các liệu pháp vận động khác.

×