Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIAO AN VAN 10-TIET47-CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.68 KB, 3 trang )

Trường Trung học phổ thơng Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang
TUẦN 16
Tiết 47 CẢM XÚC MÙA THU

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS
1./ Cảm nhận được lòng yêu nước, tình cảm quê hương sâu nặng của Đỗ Phủ trước cảnh một
chiều thu buồn nơi đất khách.
2./ Thấy được tính chất đặc biệt hàm súc của bài thơ qua việc khai thác các tầng ý nghóa của từ
ngữ, câu, hình ảnh tiêu biểu trong việc biểu hiện hình ảnh nói trên.
3./ Qua việc tiếp nhận VB, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ
thuật của thơ đường
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-SGK, SGV
-Thiết kế bài học
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm, kết hợp các
hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1-Ổn đònh lớp:
2-Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại phiêm âm bài “Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng”. Em hiểu
cảm xúc, tâm trạng gì của tác giả trong buổi tiễn đưa? Phân tích làm rõ.
- Tại sao bài thơ được xem là “ Tuyệt tác thơ Đường”?
3-Giới thiệu bài mới:
Nếu nhà thơ Lí Bạch thiên về những vần thơ lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung
linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời
thường của những con người thưộc tầng lớp dưới của XH. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi
buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh, những bất công ngang trái trong XH
mà chính ông cũng đã nếm trãi trong cuộc đời mình. Bài thơ “Thu Hứng”- cảm xúc mùa thu đã thể
hiện môt cách sâu lắng, nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô độc của người xa xứ.
HOA Ï T ĐO Ä N G C U Û A G I A ÙO V I ÊN V À HO Ï C S I N H N Ộ I DUN G


 Cho HS 5 phút thống nhất nội dung trình bày.
 Nhóm 1 cử đại diện thuyết giảng làm rõ: cuộc
đời sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phủ?
 Nhóm 1: cử đại diện trình bày dựa vào nội
dung đã chuẩn bò trước.
 GV nhấn mạnh:
+ Đỗ Phủ là nhà thơ đã được hội đồng Hoà
Bình thế giới kỉ niệm như một danh nhân
VH.
+ Đỗ Phủ là nhà thơ được nhân dân Trung
Quốc mệnh danh là “thi thánh” ( thánh thơ).
+ Đỗ Phủ là nhà thơm được HCM nhắc tới
I. GIỚI THIỆU CHUNG (SGK):
1./ Tác giả- Tác phẩm.
-Tự là Tử Mó ,tỉnh Hà Nam.
-Là nhà thơ hiện thực nhân đạo vó đại . Ông được
tôn là “Thi thánh”.
-Thơ ông chan chứa tình yêu nước và tinh thần
nhân đạo.
-Giọng thơ trầm uất , ngẹn ngào ,thành công ở
thể thơ Đường luật.
a-Vò trí & Hoàn cảnh sáng tác:
-Bài thơ thứ nhất trong chùm thơ thu gồm 8 bài
của Đỗ Phủ
TÔ THỊ VÂN ANH NÂNG CAO
Trường Trung học phổ thơng Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang
trong Di Chúc và đánh giá là “ một người
làm thơ rất nổi tiếng”.
+Nguyễn Du tôn vinh Đỗ Phủ là “ Thiên cổ
văn chương thiên cổ sư”.

 Thử chia bố cục bài thơ
 HS chia tuỳ thích.
giải thích thêm cách chia bố cục bài thơ thất
ngôn bát cú đường luật. Nhấn mạnh: bài thơ này
chỉ có thể chia theo quan niệm của Thánh Thán
mới phù hợp.
 Gọi HS đọc vài bài thơ n về mùa thu.
.
 Cảnh thu được miêu tả như thế nào ở 4 câu
đầu? Cảnh sắc ở 2 câu đề và 2 câu thực có gì
khác? Cảnh sắc ấy gợi cho em liên tưởng gì?
 + Hai câu đề: Cảnh thu buồn bã, ảm đạm,
hoang vu, tối tăm. Vùng Vu Sơn- Vu Giáp: dài
700 dặm, núi liên tiếp đôi bờ, tuyệt không có
chỗ trống. Vách đá điệp trùng che khuất cả bầu
trời, chẳng thấy cả ánh nắng mặt trời lẫn mặt
trăng.
+ Hai câu thực: Cảnh sắc hoành tráng, dữ dội thể
hiện đầy đủ những nét cơ bản trong phong cách
thơ Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối đời: trầm uất, bi
tráng. Cần so sánh đối chiếu giữa bản dòch và
phiên âm để làm nổi rõ ý thơ của Đỗ Phủ.
 GV đọc lại 4 câu thơ cuối.Phân tích làm nổi rõ
lòng yêu nước thương nhà của Đỗ Phủ?
+ Hai câu luận: liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài
thơ làm nổi rõ lòng yêu nước kín đáo của tác giả.
Đỗ Phủ có “ vườn cũ” ở Lạc Dương nên “ nỗi
lòng nhớ quê cũ” trước hết là nỗi nhớ Lạc
Dương, nỗi nhớ Đông Đô, sau là nỗi nhớ Trường
An và bao trùm là lòng yêu nước kín đáo của tác

giả.
+ Hai câu kết: Khẳng đònh lại một lần nữa
nỗi sầu ảo não của tác giả trong chiều đông
xa xứ.
Ước mơ của Đỗ Phủ thể hiện ở đây là gì?
 HS trả lời nhanh.
Em hiểu được gì về tâm trạng, nỗi lòng của
tác giả thể hiện qua bài thơ?
-Bài thơ sáng tác năm 766 khi tác giảphiêu bạt
Q Châu.
b-Thể thơ & Bố cục :
-Thể thơ Thất ngôn bát cú
-Bài thơ chia làm 2 phần:
+ 4 câu đầu (Tả cảnh thu)
+ 4 câu sau (Nỗi lòng nhà thơ)
II. ĐỌC- HIỂU VB
1./ Cảnh thu.
+ Câu 1-2:
- “ Rừng phong – tiêu điều- sương sa”.
- “ khí thu- hui hắt”.
=> cảnh sắc ảm đạm bi thương + nổi rõ tâm trạng
cô đơn của tác giả.
+ Câu 3-4:
- “ Sóng – vọt- lưng trời”.
- “ Mây- sà- tiếp mặt đất”
=> hình ảnh đối, gợi cảnh sắc thu hoành tráng và
dữ dội.
=> tâm trạng trầm uất, bi tráng của tác giả.
2./ Tình thu nơi đất khách.
+ Câu 5-6:

- Tác giả đồng nhất các sự vật- hiện tượng:
* Tình – cảnh (cúc- lệ).
* Hiện tại – quá khứ (giọt lệ của hiện tại- quá
khứ).
* Sự vật – con người (dây buộc thuyền, dây thắt
lòng người).
=> câu thơ tróu buồn, đầy nước mắt mang nỗi nhớ
quê da diết của tác giả.
+ Câu 7-8:
- Không khí nhộn nhòp: mọi người nô nức may áo
rét + âm thanh tiếng chài + tiếng dao thước làm
tác giả não lòng tróu nặng nỗi nhớ, nỗi lo.
TÔ THỊ VÂN ANH NÂNG CAO
Trường Trung học phổ thơng Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang
 HS khái quát nội dung vừa học trả lời.
 GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập nâng cao
về nhà làm.
* Chủ đề:
- Với kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm xúc của
hình tượng thơ ca, Cảm xúc mùa thu thể hiện sâu
sắc lòng yêu nước, thương nhà sâu lắng của Đỗ
Phủ trong chiều thu u ám.
III./ Tổng kết:
-Nghệ thuật: thơ hàm súc, hình ảnh gợi tả, tả
cảnh ngụ tình
-Nội dung: bài thơ là nỗi lòng nhà thơ trong cảnh
lầm than li biệt. Bài thơ không có một lờ tố cáo
chiến tranh nhưng qua bức tranh hiện thực đủ cho
ta khiếp sợ về chiến tranh, loạn lạc nhà tan, tha
hương, cầu thực

* CỦNG CỐ:
- Với em, mùa thu như thế nào? Qua “cảm xúc mùa thu “của Đỗ Phủ em liên tưởng đến điều gì?
* Dặn dò:
-Đọc và tìm hiểu “Tì bà hành”. Chia nhòm thực hiện các câu hỏi SGK:
+ Nhóm 1: Câu 1+ giới thiệu tác giả Bạch Cư Dò.
+ Nhóm 2: Câu 2a+b.
+ Nhóm 3: Câu 2c+d.
+ Nhóm 4: Câu 3.
TÔ THỊ VÂN ANH NÂNG CAO

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×