Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhân cách - yêu cầu then chốt của người tìm việc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.59 KB, 5 trang )

Nhân cách - yêu cầu then chốt của
người tìm việc

“Với tư cách là nhà quản lý, điều tôi quan tâm không phải là kỹ năng
chuyên môn của người tìm việc mà chính là nhân cách của họ. Nếu không có nhân
cách tốt, họ sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp”, ông Norm
Meshiry - một nhà quản lý về ngân hàng của Mỹ - đã trình bày quan điểm tuyển
dụng nhân sự của mình như thế.
Từ chối ngay những ứng viên không thể hiện được nhân cách
Thông thường, đối với các giám đốc nhân sự, yếu tố đầu tiên được quan
tâm là kỹ năng chuyên môn. Điều này đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng yêu cầu công
việc nào đó, các nhà tuyển dụng xem trọng sơ yếu lý lịch hơn là nhân cách của
ứng viên. Tuy nhiên, chỉ mỗi kỹ năng không thôi sẽ không phản ánh được tính
năng động, độ tin cậy và sự chân thật của người tìm việc. Do vậy, nếu bỏ qua yếu
tố nhân cách của ứng viên cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả
đôi bên.
So với kỹ năng, tầm quan trọng của nhân cách người lao động ngày càng
được nhận thức rõ ràng hơn bởi nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lâu dài của
công ty. Theo một số chuyên viên tư vấn tuyển dụng, khi phỏng vấn, nếu người đó
ngay từ đầu không biểu hiện được nhân cách tốt đẹp của mình thì sẽ lập tức bị nhà
tuyển dụng từ chối.
J. Mitchell Perry - một nhà tâm lý học tư vấn tuyển dụng cho các doanh
nghiệp Mỹ - khẳng định: “Công ty nào không coi trọng nhân cách, công ty ấy phải
trả giá. Những công ty này thường sản xuất kém, lợi nhuận thấp và gặp rắc rối với
luật pháp”.
Nhân cách thực sự của ứng viên thường được phản ánh rõ nét qua các cuộc
phỏng vấn với các câu hỏi về những thành tích đã đạt được khi còn ở trường học.
Từ môi trường học tập đó, họ rút ra đượcbài học gì? Khi nhà tuyển dụng ngày
càng coi trọng tên tuổi của doanh nghiệp mình, thì những phán quyết loại bỏ
những nhân sự kém tư cách càng trở nên dứt khoát, cho dù họ làm việc có hiệu
quả đến mấy đi nữa.


Người tìm việc - hãy chứng tỏ mình là ai
Sáu phẩm chất ứng
viên cần có
Bằng kinh nghiệm
thực tiễn và qua nghiên
cứu chuyên môn, Michael
Josephson - sáng lập viên
Học viện Luân lý học,
một tổ chức phi lợi nhuận
ở Marina del Rey (Mỹ) -
đúc kết được 6 phẩm chất
chủ yếu mà ứng viên cần
phải có là: tín nhiệm, tôn
trọng, trách nhiệm,
trung thực, cẩn trọng và



Không có doanh nghiệp nào lại thuê một người bất tín để phải “mất” thêm
một người nữa làm nhiệm vụ thường xuyên theo dõi người đó, cũng chẳng có tổ
chức nào tuyển dụng người thiếu tư cách để rồi phải đứng ra giải quyết những rắc
rối nảy sinh. Vì thế, người tìm việc cần phải biết học hỏi và tự hoàn thiện mình để
hội đủ những phẩm chất ấy, bởi những điều đó cấu thành nền tảng thăng tiến vững
chắc nhất.
Theo giám đốc nhân sự ở một công ty liên doanh, thực tế cho thấy có nhiều
người tìm việc nhân cách chưa được toàn diện. Điều quan trọng là họ biết cách che
giấu những khiếm khuyết đó trước các nhà tuyển dụng.
Nhưng bạn không nên xem thường nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, lọt qua
“cửa” phỏng vấn, chưa có nghĩa là bạn đã được tuyển dụng, quyết định là ở giai
đoạn thử việc. Suy cho cùng, nhà tuyển dụng vẫn mong muốn tìm được người tài,

dẫu nhân cách còn “có vấn đề” một chút thì cũng có thể chấp nhận được, miễn là
ứng viên phải biết rõ và thừa nhận mình là người như thế nào, động cơ phấn đấu
cải thiện đạo đức ra sao. Ý chí cầu tiến cũng là thế mạnh của ứng viên khi tìm
việc.
đoàn kết.
Bà Peggy Schaller - một giảng viên dạy nghề kiêm Giám đốc Công ty
Berkeley’s Barnes & Conti (Mỹ) - đưa ra lời khuyên: “Ngày càng có nhiều người
đi tìm việc, trong khi đó, số lượng công việc ngày càng co lại. Cho nên, trước nhà
tuyển dụng, cách tốt nhất là ứng viên nên giành lấy mọi cơ hội để thể hiện mình là
ai, mình muốn gì, mình đóng góp được gì cho công ty. Với nhân cách tốt, người
lao động thường đưa ra những quyết định sáng tạo và chính xác".


×