Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý nhân viên: Có nên quá cứng rắn? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.38 KB, 5 trang )

Quản lý nhân viên: Có
nên quá cứng rắn?
Trong mắt nhân viên, có thể bạn là một người quản lý không quá khuôn
phép và tất nhiên họ cảm thấy thoải mái khi ở dưới quyền kiểm soát của
bạn. Thế nhưng độ “thoáng” của một người lãnh đạo thế nào được coi là
chuẩn mực?

Quản lý nhân viên là một nghệ thuật.
Vốn là một người có năng lực chuyên môn khá vững, ngay sau khi tốt
nghiệp đại học Kinh tế, Ngân lao đầu vào kinh doanh. Cô mở một công
ty cho riêng mình và trực tiếp đứng ra tuyển dụng các nhân viên dưới
quyền.

Vì công ty ban đầu nhỏ, số nhân viên còn ít, lại chưa có kinh nghiệm
quản lý, Ngân kiểm soát cấp dưới theo kiểu “thân quen”, không có hình
thức kỉ luật, thưởng thì nhiều mà tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy cô
mắng mỏ hay phạt bất cứ ai dù nhân viên chẳng phải không bao giờ có
sai lầm.

Cách nghĩ của Ngân đơn giản chỉ là “Chỗ chị em cả, cùng nhau làm
việc, cùng nhau hưởng. Mắng nhân viên chỉ gây bất hoà, mà mình thì
chẳng có thói quen hạnh hoẹ người khác nên thấy ngại ngại thế nào ấy”.
Vì sếp Ngân của công ty dễ bỏ qua, lại thiếu cung cách quản lý nên các
nhân viên cấp dưới, kẻ có năng lực thực sự thì cảm thấy mình chưa được
chú ý đúng mức, người trung bình thì cho đó là chuyện không mấy quan
tâm, đặc biệt những cấp dưới thiếu ý thức kỉ luật làm việc cũng càng
ngày càng tệ…

Đến khi công việc ngập đầu, Ngân không thể một mình đứng ra quản lý
số nhân viên ngày càng đông của công ty. Cô buộc phải giao một phần
quyền kiểm soát cho các quản lý mới.


Với phong cách làm việc được rèn luyện từ khi còn làm cho một công ty
nước ngoài, người quản lý mới của công ty Ngân thẳng tay thiết lập kỉ
luật cho các phòng ban, đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng.

Lúc đầu, không ít người tỏ ra khó chịu vì đã quen được “nuông chiều”,
nhưng rồi họ cũng buộc phải đi vào khuôn phép. Công ty của Ngân như
thay đổi bộ mặt, việc kinh doanh tiến triển thấy rõ.

Lúc này, Ngân mới nhận ra, bản thân là giám đốc, cô cũng cần phải học
hỏi nhiều để trở thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp. Bài học từ
quá trình “cải tổ” công ty được Ngân rút ra là “trong quản lý, “nhu”
cũng cần nhưng đừng quá mức”.

Khác với Ngân, Hùng là trưởng phòng nhân sự của một ngân hàng tư
nhân. Hùng ít nói và đặc biệt khó tính. Quản lý nhân viên với Hùng
không bao giờ có hai chữ mềm mỏng. Nhân viên mới vào sợ Hùng đến
mức không dám ngẩng mặt lên, nhân viên làm lâu năm thì khó chịu và
cho rằng Hùng quá tinh tướng.
Từ lúc leo lên chiếc ghế trưởng phòng, Hùng đã thiết lập ngay một kỉ
luật thép với tất cả các bộ phận. Chuyện gắt gỏng nhân viên là chuyện
như cơm bữa, đặc biệt là mỗi khi họ đi làm muộn vài phút, nghỉ đột xuất
chỉ kịp gọi điện báo cáo …

Cách quản lý mà yếu tố “cương”chiếm trọn hoàn toàn như Hùng chỉ tạo
nên không khí làm việc nặng nề lên các nhân viên. Nhiều nhân viên
không chịu đựng nổi áp lực đã buộc phải xin thuyên chuyển công tác
hoặc sang công ty khác làm việc.

Ngược lại, bản thân Hùng cũng cảm thấy mình lạc lõng giữa các nhân
viên khác. Dù cố gắng đến thế nào, nhân viên cấp dưới cũng phục tùng

mệnh lệnh của Hùng với thái độ e sợ hoặc miễn cưỡng chứ hoàn toàn
không phải vì nể trọng. Hùng luôn là đề tài cho những câu chuyện vô
thưởng vô phạt của các nhân viên.

Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa
chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng.

Đừng làm nhân viên phải sợ cũng đừng tỏ ra nuông chiều họ một cách
thái quá. Chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo có đẳng cấp phụ thuộc rất
lớn ở thái độ và cách cư xử của bạn đối với nhân viên trong những tình
huống khác nhau.
Theo Võ Hiền
VTV

×