Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng Encarta 2005 trong dạy học địa lý 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 25 trang )

Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ TÀI :
SỬ DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA TOÀN THƯ THẾ GIỚI
ENCARTA 2005 TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 7 THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đáp ứng đổi mới phương pháp học tập ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy môn địa lý. Từ thực tế học sinh tại địa phương nhiều gia đình học sinh đã có máy vi
tính và cũng đã nối với mạng toàn cầu ngày càng tăng như vậy một số lượng lớn học
sinh đã thành thạo một số thao tác sử dụng cơ bản, bên cạnh đó trình độ sử dụng công
nghệ thông tin của giáo viên ngày càng cao, những dụng cụ giảng dạy truyền thống
ngày càng mất đi sự thu hút chú ý của học sinh.Từ thực tế đó chúng tôi giáo viên tổ sử
địa trường THCS Lý Thường Kiệt, từ năm học 2004-2005 đã mạnh dạn sử dụng phần
mềm bách khoa toàn thư này trong công tác dạy học môn địa lý, nay chúng tôi muốn
giới thiệu phần mềm này đến với các đồng nghiệp cùng với một số kinh nghiệm trong
khi sử dụng nó sao cho hiệu quả hơn.
B. NỘI DUNG
1.Cơ sở khoa học của vấn đề
Theo tìm hiểu trên mạng giáo dục Việt Nam nếu học sinh chỉ nghe giảng (lecture) thì
nhớ bài có 5%, đọc (reading) 10%, nghe và nhìn (audio visual) 20%, thảo luận nhóm
(discussion group) 50%, làm bài tập ở nhà, ghi và viết lại (practice by doing) 75% , và
tường thuật lại, hướng dẫn lại người khác (teacher others immediately use of learning)
hơn 90%.
Như vậy trong khi sử dụng phần mềm này chúng tôi nhắm đến đích đầu tiên là
học sinh hiểu, nhớ bài (audio visual) 20% và cố gắng hướng dẫn học sinh tường thuật
lại, trình bày lại để các em hiểu và nhớ bài trên 90%. Để đạt được mục tiêu đó ngoài sự
hỗ trợ lớn từ phần mềm này (nói đến đâu minh họa đến đó), cùng với sự nỗ lực hướng
dẫn, kinh nghiệm của giáo viên, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trên.
2. Các bước thực nghiệm:
- Bước 1 : ban đầu chúng tôi chỉ sử dụng phần mềm này để khai thác thêm một số
hình ảnh để minh họa cho bài giảng. Vì kiến thức công nghệ thông tin còn yếu nên
chúng tôi lựa chọn một cách thủ công trước những file hình ảnh, âm thanh, phim video,


hoạt cảnh thật phù hợp với bài rồi biên dịch lại cẩn thận và dùng một chương trình khác
như Word hay Powerpoint để trình diễn lại.
- Bước 2 : khi đã thuần thục hơn chúng tôi sử dụng các tiện ích tìm kiếm nâng
cao, hỗ trợ tìm đến các File cần thiết không cần phải mày mò như trước mà vẫn đạt hiệu
quả như đã định.
Qua điều tra tại các lớp dạy thực nghiệm chúng tôi thấy đa số học sinh hào hứng
với các bài học khi sử dụng phần mền này.
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
1
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Được sự ủng hộ nhiệt tình của nhà trường, tổ chuyên môn và cán bộ phụ trách
thiết bị giảng dạy, đặc biệt là sự thích thú của học sinh chúng tôi tiếp tục khai thác phần
mềm, sử dụng đạt hiệu quả cao hơn và mong muốn được chia sẻ cùng với các đồng
nghiệp.
3. SẢn phẩm chính của đề tài :
3.1.Giới thiệu tiện ích của phầm mềm
Đây là phần mềm hỗ trợ giáo dục của tập đoàn Microsoft được xem như bộ bách
khoa toàn thư, kho tư liệu khổng lồ, được biên soạn rất khoa học, kiến thức từ cơ bản
đến chuyên sâu, tiện dụng cho nhiều môn, nó có thể ứng dụng giảng dạy ở nhiều khối
lớp từ cấp THCS đến cấp THPT, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ở nhiều môn học
về tự nhiên và xã hội. Giao diện của nó đẹp, thân thiện, tiện dụng, có đầy đủ các hỗ trợ
âm thanh, hình ảnh, bài phân tích chuyên sâu, hoạt cảnh đặc biệt những tranh ảnh
trong sách giáo khoa mới đều tìm thấy ở đây, với chất lượng hình ảnh cao tiện dụng cho
minh họa.
3.2 Hướng dẫn cách sử dụng :
a. Cài đặt :
Phần mềm này có thể tải từ địa chỉ : ; hoặc mua ở các shop
với một bộ đầy đủ gồm 6 đĩa CD, nay đã có phiên bản 2006, nếu ở một đĩa đơn thì chạy
được trên đầu đọc DVD. Cách cài đặt đơn giản, giống như việc cài đặt các phần mềm
khác, có thể cài đặt tất cả các ứng dụng hoặc một số tiện ích theo mục đích sử dụng vào

ổ cứng.
Đây là giao diện chính của nó :
b) Sử dụng các tiện ích :
b.1: Tìm chọn bản đồ :
Hệ thống bản đồ gồm có : Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế, ngoài ra còn có bản
đồ lịch sử.
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
2
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt

Để chọn bản đồ chúng ta kích chọn vào biểu tượng quả địa cầu (Maps), lúc này
chúng ta sẽ được giao diện như trên, tiếp tục kích vào World Atlas chúng ta sẽ được giao
diện như sau :
Trong bản chú thích (Map Legend) chúng ta có thể giới thiệu cho học sinh tất cả
các biểu tượng chú thích về các đối tượng địa lý có trong bản đồ như : thác, sông, suối,
kênh, hồ, biển và địa dương
Giao diện sẽ như sau :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
3
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Với bản đồ chúng ta có thể xoay được ở tất cả các hướng theo tỷ lệ chọn trước
hoặc dùng biểu tượng bàn tay kéo, thả tùy ý, ta có thể xác định rất nhanh một quốc gia
trên quả địa cầu điện tử này.
Ví dụ : Tìm bản đồ về quốc gia Ai cập.
Bước 1 : dùng biểu tượng bàn tay kéo, thả quả địa cầu chọn khu vực Bắc Phi, sau
đó dùng biểu tượng mũi tên kích chọn vào đất nước Ai cập, trên hộp thoại sẽ xuất hiện
các tự chọn bản đồ (Maps) hoặc trang nội dung (Contents Pages).
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
4
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt

Nếu chọn bản đồ thì ta kích vào Maps, ta sẽ có giao diện như sau :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
5
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
6
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Hay muốn xác định nhanh một đối tượng địa lý như sông Nin. Chúng ta chỉ cần
click chọn vào Sông Nin, một hộp thoại giống như trên sẽ xuất hiện và chỉ cần kích chọn
vào chữ Map trong hộp thoại của sông Nin chúng ta sẽ có :


b.2) Tìm chọn tranh, ảnh :
Trong mục thư viện ảnh có nhiều cách để có ảnh như ý ví dụ chọn thủ công xem
trước từng ảnh, hay copy (copy) và dán (paste) những ảnh cần thiết thì chúng ta làm như
sau :
Cách 1 : kích chọn vào mục Photos & More trên thanh công cụ, chọn mục Picture
ta sẽ có hộp thoại Picture matches cho chúng ta lựa chọn những hình ảnh phù hợp với
nội dung muốn đưa vào bài giảng, ta chỉ cần kích chọn vào nội dung trong mục bên trái.
- Ví dụ tìm chọn hình ảnh về sông Mê Kông ở Việt Nam thì giao diện sẽ như sau :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
7
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Cách 2 ; chọn tự động bằng cách gõ chọn từ khóa đánh vào mục tìm kiếm để máy
chọn tự động tất cả các vấn đề có liên quan đến nội dung (giống như cách tìm kiếm
trong Word.
- Ví dụ : để chọn tất cả các hình ảnh hoặc âm thanh có liên quan đến châu Mĩ,
bằng cách gõ vào hộp tìm kiếm (Find) từ khóa America và kích chọn Go trên thanh công
cụ, chúng ta sẽ có :


GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
8
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Từ giao diện trên chúng ta sẽ tìm được những nội dung cần thiết liên quan đến bài
giảng.
b.3) Tìm chọn các đoạn phim ngắn, video :
Trên thanh công cụ ta kích chọn Photos & More, chọn mục video, hộp thoại xuất
hiện để chúng ta lựa chọn, với giao diện như sau :

Ví dụ : Một đoạn phim mô tả về Thuyết trôi dạt lục địa
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
9
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Sau đây chúng tôi mô tả cụ thể cách tìm kiếm tư liệu và rèn luyện kỹ năng bản đồ
cho học sinh qua bài giảng :
Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
Mục 1 : Các lục địa và các châu lục.
Dùng tiện ích kéo thả, mô tả nhanh các đại dương và châu lục cho học sinh quan
sát và yêu cầu học sinh thao tác lại trên bản đồ điện tử :
Ví dụ : Tìm kiếm và mô tả về một châu lục :
Châu Đại Dương :
Hoặc Đại Tây Dương :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
10
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Mục 2: Các nước trên thế giới : Tìm kiếm và minh họa hình ảnh về một số quốc gia có
thu nhập bình quân đầu người khác nhau trên thế giới.
- Nhóm nước có thu nhập từ 20.000USD/người/năm trở lên :
Dưới đây là hình ảnh về thành phố Chicagô, một trong những thành phố lớn của
nước Mĩ. Chú ý : loại hình ảnh này được thiết kế theo không gian 3D vì vậy chúng ta có

thể dùng chuột quay hình ảnh với bất kỳ hướng nào.
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
11
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
- Nhóm nước có thu nhập từ : 5001 đến 10000USD/người/năm :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
12
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Dưới đây là quang cảnh thành phố Mêhicô, một trung tâm kinh tế - chính trị của
đất nước.
- Nhóm nước có thu nhập dưới : 1000USD/người/năm :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
13
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Dưới đây là hình ảnh mô tả hoạt động nông nghiệp lạc hậu ở đất nước Ethiopia,
với phương pháp canh tác này năng suất sản xuất thấp.
Ví dụ 2 : Tìm các tư liệu minh họa cho bài : Môi trường đới lạnh
Các hình ảnh minh họa :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
14
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Phương tiện giao thông :
Động vật : chim cánh cụt – động vật tiêu biểu ở Nam Cực
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
15
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Cảnh quang : Núi băng
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
16
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt

Hoạt động kinh tế : du lịch mạo hiểm
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
17
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả khi sử dụng phần mềm :
* Những hạn chế khi sử dụng :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
18
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Ưu điểm lớn nhất của phần mềm này là hỗ trợ âm thanh, hình ảnh rất sinh động,
rất phong phú.
Từ những ưu điểm trên nên trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên mở quá nhiều
hình ảnh và phim ngắn không giới thiệu cho học sinh, không giao nhiệm vụ, không nhấn
mạnh các kiến thức cơ bản cho học sinh, không dành thời gian cho học sinh khai thác
kênh hình sẽ dẫn đến tiết học hiệu quả không cao, tiết học chỉ mang tính minh họa,
không khắc sâu kiến thức cho học sinh. Để khắc phục tình trạng này sau rất nhiều tiết
thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau :
a. Sử dụng có hiệu quả File video :
Đầu tiên giới thiệu nội dung của file video, tiếp theo giao nhiệm vụ quan sát cho
các nhóm khi xem file video, sau đó yêu cầu học sinh mô tả lại những điều đã quan sát,
đưa ra nhận xét cá nhân, tập thể lớp góp ý, giáo viên bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
Ví dụ khi xem đoạn Video : Động thực vật ở hoang mạc – chúng tôi chia lớp
thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát một đối tượng địa lý nhất định.
Nhóm 1 : Quan sát bầu trời
Nhóm 2 : Quan sát địa hình
Nhóm 3 : Quan sát thực vật
Nhóm 4 : Quan sát động vật
Sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo những phát hiện
Ví dụ 2 : Xem động thực vật ở núi cao - học sinh phát hiện các mối quan hệ địa
lý.

Nhóm 1 : Mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên ở chân núi.
Nhóm 2 : Mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên ở thân núi.
Nhóm 3 : Mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên ở đỉnh núi.
Cả lớp cùng với giáo viên rút ra các kết luận
b. Đối với các File hình ảnh :
Phần mềm cung cấp cho chúng ta rất nhiều ảnh, với sự thuận lợi đó chúng ta có
thể đưa thêm hình ảnh vào để minh họa – (đa số các ảnh minh họa trong sách giáo khoa đều
tìm thấy ở phần mềm này), cùng một lúc chúng ta có thể đưa lên nhiều hình ảnh phù hợp với
chủ đề để tăng tính thuyết phục, chúng ta cũng có thể đưa hai hoặc nhiều hình ảnh cùng
một đối tượng địa lý để học sinh tiện việc so sánh.
Ví dụ : Hoạt động kinh tế nông nghiệp cổ truyền và hiện đại
Trồng hoa theo hướng nông nghiệp hiện đại :
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
19
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Ruộng bậc thang, nông nghiệp cổ truyền
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
20
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Hoặc là khai thác triệt để một bức ảnh sử dụng các hỗ trợ phóng to (zoom in) thu
nhỏ (zoom out) nhằm đặc tả một đối tượng ảnh, nhấn mạnh một đối tượng địa lý nào đó.
Chúng ta cũng có thể biên tập lại ảnh, làm nổi bật phần quan trọng và làm mờ đi phần
hậu cảnh, như vậy chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm. Tất cả lợi thế đó
học sinh có thời gian phán đoán, phát hiện những điều trong ảnh.
Cùng với phương pháp đặt câu hỏi, đặt mục tiêu mới – Cái gì và như thế nào ?
(What - how) chúng ta tiến đến đặt câu hỏi ở đâu (Where)? – và tiến đến những câu hỏi
khó nhằm kích thích tư duy sáng tạo ở câu hỏi tại sao (Why)? nhiệm vụ của học sinh là
quan sát, so sánh đưa ra nhận định.
c. Sử dụng có hiệu quả File âm thanh :
Phần bài tập với sự hỗ trợ của phần mềm, chúng ta sử dụng tốt các file âm thanh

như : tiếng suối, tiếng chim, tiếng gầm muông thú, cũng có thể trò chơi nghe âm đoán
vật con gì, ở đâu là chính ? suy ra môi trường nào ?
Ví dụ : mở file âm thanh tiếng hú của chim, vượn, khỉ, voi – các em liên tưởng
đến rừng rậm nhiệt đới khu vực Amazôn với sự đa dạng của thực động vật.
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
21
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Hoặc về mặt xã hội : mở một đoạn nhạc cổ truyền dân tộc, hỏi học sinh đoán nhạc
cụ gì ? của dân tộc nào ? dân tộc đó sống ở đâu ? hay ít nhất các em biết nhạc cụ đó có
âm thanh như thế nào ?
Đối với một file ảnh : mở File ảnh về một công trình văn hóa hay một phong cảnh
tiêu biểu của một quốc gia nào đó giáo viên đặt câu hỏi : chúng ta đang ở đâu ? Vì sao
em đoán được là địa danh đó ? hay là đưa ra các đáp án mở cho học sinh chọn bằng cách
giơ tay chọn phương án. Tất cả nhằm tiết kiệm thời gian và khắc sâu kiến thức cho học
sinh.

GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
22
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Ví dụ : Đây là chúng ta đang xem hình ảnh các tượng ở Ấn Độ, Ai Cập, Irắc hoặc
ở Trung Quốc.
3. Khả năng ứng dụng
Như vậy phần mềm có thể sử dụng giảng dạy được ở nhiều môn và nhiều cấp học.
Bước đầu phần mềm rất phù hợp với đối tượng học sinh khá, giỏi và các giáo viên có
khả năng ngoại ngữ trung bình trở lên. Thực tế có nhiều học sinh và giáo viên đã nhờ
chúng tôi cài đặt phần mềm này tại gia đình.
C. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã sử dụng một số phần mềm trong và ngoài nước như : WorldBook
2005; Earth Explorer 3.5 (bản thử nghiệm); Tìm kiếm hình ảnh qua trang Web:
Basao.com; Map Google; Một số băng đĩa trong danh mục đồ dùng dạy học Chúng tôi

nhận thấy phần mềm Encata là phần mềm có nhiều tiện ích phù hợp với đặc trưng bộ
môn địa lý nói chung và địa lý tự nhiên các châu lục trên thế giới. Chúng tôi cố gắng
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
23
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
làm sao để sử dụng có hiệu quả hơn những thành tựu của khoa học và công nghệ mới
vào giảng dạy.
Phần mềm này đã mang lại hiệu quả rất cao trong học tập, đặc biệt là sự thích thú
của học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá kiến thức tự nhiên – xã hội của các châu
lục trên thế giới đồng thời qua đó đã hình thành được những kỹ năng địa lý và một số kỹ
năng vi tính cho học sinh.
Hiện nay rất nhiều phần mềm như vậy có tính năng tương tự được tải miễn phí
(freeware) và các phần mềm chia sẽ thử nghiệm (shareware) có ở một số trang web
trong và ngoài nước như : Edu.net; Echip.com.vn; Bachkim.com và đặc biệt phần mềm
Encata này có bán ở các shopware (tuy nhiên không có bản quyền và thiếu một số tiện
ích nhất định).
Như vậy nếu sử dụng tốt phần mềm này sẽ mang lại hiệu quả công việc rất cao, sử
dụng thời gian rất ít và tiết kiệm nhất trong quá trình soạn giảng của giáo viên cũng như
trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh.
* Hạn chế :
Khó khăn lớn nhất trong khi sử dụng phần mềm này là giao diện ngôn ngữ bằng
tiếng Anh, chưa có tổ chức nào việt hóa phần mềm này, vốn ngoại ngữ còn hạn chế.
Nhưng với quyết tâm học tập, tìm tòi, nghiên cứu học tập ngoại ngữ chuyên ngành, cùng
giao lưu trao đổi với tổ ngoại ngữ trong nhà trường, chúng tôi hy vọng tất cả các giáo
viên chúng ta sẽ khắc phục được những hạn chế này.
D.KIẾN NGHỊ;
Theo quan niệm cũ còn phổ biến trong đội ngũ giáo viên và phụ huynh chúng ta là
dùng công nghệ thông tin trong khi giảng dạy thì học sinh không biết cách ghi nội dung
bài học, học sinh phải trình bày vở ghi sạch, đẹp. Chúng tôi đồng ý với quan niệm này
nhưng với tiết học sử dụng đồ dùng dạy học truyền thống.

Theo chúng tôi, tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin, vở ghi chỉ là công cụ
hỗ trợ trí nhớ cho học sinh, học sinh cần ghi lại những điều gì mới lạ, những dặn dò của
giáo viên đối với một nội dung hay một mục nào đó trong bài học, các đơn vị kiến thức
đã có trong sách giáo khoa thì không cần thiết phải ghi, sáng tạo cách ghi sao cho nhanh
nhất, dễ học nhất. Có như vậy những tiết học công nghệ thông tin với số lượng rất ít ỏi
trong điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay thì học sinh mới có thể hiểu và tiếp thu được
kiến thức, các em mới có thời gian suy nghĩ, so sánh, tìm hiểu và vui chơi, mang lại cho
các em niềm vui chiếm lĩnh kiến thức.
Phần mềm nước ngoài không phải là vạn năng, không phải có ưu thế tuyệt đối,
cũng không phải quá khó hay quá sớm đối với học sinh chúng ta, giới thiệu để các em
làm quen đặt nền móng để phát triển kỹ năng tự học của học sinh với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin.
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
24
Phòng GD&ĐT quận Hải Châu Trường THCS Lý Thường Kiệt
Tuy trường THCS Lý Thường Kiệt đã là một trường chuẩn quốc gia từ năm 2001,
phương tiện công nghệ thông tin tương đối hoàn chỉnh so với các trường khác nhưng
vẫn chưa có phòng nghe nhìn phù hợp với các bộ môn khoa học xã hội.
Với sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, góp ý của tổ chuyên
môn, đặc biệt là sự góp ý của chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hải Châu, chúng tôi hy
vọng phần mềm Encata này sẽ được triển khai và áp dụng rộng rãi hơn. Trong quá trình
nghiên cứu giảng dạy chúng tôi cần hơn nữa những đóng góp của các bạn đồng nghiệp
để hoàn thiện hơn nữa các kỹ năng sử dụng phần mềm mới.
Xin chân thành cảm ơn!
*
GV trình bày : Văn Tiến Hùng & Nguyễn Như Toàn
25

×