Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số kĩ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.2 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC CƯKUIN
TRƯỜNG THCS CHƯ-Ê-WI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ




Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thu Hằng

1
Đăk Lăk ngày02 tháng 01 năm 2010
Đăk Lăk ngày15 tháng 03 năm 2010
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………trang 3
II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………..trang 3
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………..trang 4
1.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….trang 4
2. Thời gian nghiên cứu………………………………………………….....trang 4
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...trang 4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC…………………………………………………………………. . trang 5
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………. ..trang 5
a. Khái niệm về kỹ thuật sử dụng kênh hình………………………….. ..trang 5
b. Một số vấn đề về kênh hình của môn Địa Lí hiện nay………………..trang 5
2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí…. .trang 6
a. Kỹ thuật đàm thoại gợi mở…………………………………………... .trang 7
b. Kỹ thuật tổ chức cho học sinh thảo luận với hình…………………....trang 7


c. Kỹ thuật tổ chức trò chơi học tập Địa Lí với hình…………………....trang 7
II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ……………………………………....trang 8
III. MỘT SỐ BÀI DẠY THỰC TẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN…………….trang 8
1. Giới thiệu một số bài dạy thực tế…………………………………….....trang 8
2. Các giải pháp thực hiện qua từng bài dạy……………………………...trang 8
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN……………………………………………………………...trang 14
PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………… …trang 17
PHẦN IV: KHUYẾN NGHỊ
I. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG ỨNG DỤNG………………………………………………trang 18
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH…………………………………………...trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………trang 19

2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực rất quan trọng: Nó luôn đi
trước trong sự phát triển của đất nước, nhất là khi nước ta đang bước vào quá trình
hội nhập với nền kinh tế thế giới, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu của đất nước. Để đáp ứng được với trình độ phát triển
kinh tế xã hội của đất nước ngành giáo dục hiện nay đã bước vào giai đoạn “Đổi
mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vì vậy để nâng cao được chất lượng
giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng
lực, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Có như vậy thì sản phẩm của quá
trình dạy học mới đạt kết quả cao.
Với cách biên soạn sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Địa Lí nói
riêng, thì nguồn tri thức không chỉ được thể hiện ở kênh chữ mà nó còn được “ẩn”
chứa trong kênh hình. Nên kênh hình thể hiện trong sách giáo khoa hay đồ dùng dạy
học không chỉ mang chức năng minh hoạ mà nó còn có chức năng chủ yếu là
“Nguồn tri thức”.
Vậy làm thế nào để học sinh khai thác “Nguồn tri thức” có hiệu quả, để nâng

cao chất lượng giảng dạy Địa Lí qua kênh hình như lược đồ bản đồ, tranh ảnh…mà
tiết học luôn sinh động, hấp dẫn, học sinh luôn chủ động tìm tòi khám phá tri thức?
Đó cũng chính là lí do tôi trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình về: Một số kỹ
thuật sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí ở Trường Trung Học Cơ Sở.
II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mục đích nhiệm vụ của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình trong
quá trình dạy học Địa Lí là: Học sinh thực sự hứng thú học tập, tìm hiểu các kiến
thức Địa Lí hay các đối tượng, sự vật, hiện tượng Địa Lí từ kênh hình như: Bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu… Từ đó rèn luyện cho các em có kỹ năng khai thác
kiến thức Địa Lí từ kênh hình và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực học
tập, lòng say mê tìm hiểu bộ môn Địa Lí.

3
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu:
Để hoàn thành được bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng đối
tượng nghiên cứu học sinh ở lớp 6A, 7A, 8D, 9D tại trường trung học cở sở
Chư Ê Wi.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện giảng dạy tôi đã sử dụng một số
phương pháp như:
• Phương pháp đàm thoại gợi mở
• Phương pháp thảo luận nhóm
• Phương pháp tổ chức trò chơi Địa Lí
• Phương pháp điều tra, thống kê
• Một số phương pháp khác
3. Thời gian nghiên cứu:
Để có Bản sáng kiến kinh nghiệm, này tôi đã áp dụng trong suốt quá trình
giảng dạy từ khi ra trường cho đến nay. Tuy nhiên, để hoàn thiện Bản sáng
kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện khảo sát thực tế đầu năm học 2008 - 2009

ở lớp 6A, 8D, 9D và đầu năm học 2009 – 2010 ở lớp 7A đến hết học kì I
năm 2009 – 2010 (thời gian gần 2 năm).

4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lí luận:
1a. Khái niệm về kỹ thuật sử dụng kênh hình
Kênh hình hay những bản đồ, lược đồ, mô hình, tranh ảnh…được xem là bộ phận
rất quan trọng. Vì nó có chức năng chính là “Nguồn tri thức”.
Kỹ thuật sử dụng kênh hình là biện pháp hay một phần của phương pháp sử dụng
kênh hình.
Kỹ thuật sử dụng kênh hình khác với phương pháp sử dụng kênh hình nhưng do
đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh nên kỹ thuật và phương pháp
sử dụng kênh hình có những nét tương đồng nhau. Vì thế chúng ta rất khó phân biệt
một cách rõ ràng.
1b. Một số vấn đề về kênh hình của môn Địa Lí hiện nay
Như tranh: Cấu tạo bên trong của trái
đất. Khi nhìn vào chúng ta nghĩ nó chỉ
có chức năng minh hoạ là Trái Đất
được cấu tạo bởi 3 lớp là: Lớp vỏ Trái
Đất, lớp trung gian, lớp lõi. Nhưng thực
tế ở đây nó thể hiện cả mô hình cấu tạo
về độ dày của các lớp cấu tạo. Vì vậy
các kiến thức ‘ẩn” trong hình đó chính
là độ dày của các lớp cấu tạo nên khi
học với kênh hình học sinh phải có
nhiệm vụ khai thác kiến thức từ kênh
hình.
Cấu tạo bên trong của trái đất

Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa dược chọn lọc rất kỹ và công phu nên
thường có tính đại diện rất cao, chứa đựng được kiến thức cơ bản rõ ràng, thể hiện
được những kiến thức cô đọng, súc tích, được sắp xếp một cách khoa học và hợp lí
trong bài.

5

×