Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cái chết của thương hiệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.36 KB, 12 trang )

Cái chết của thương hiệu Thailand
Nhiều năm qua, cụm từ Thailand đồng nghĩa với
Thiên đường: một nền dân chủ vững mạnh, một nền
kinh tế giữ tỷ lệ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế
giới suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990
thế kỷ trước, vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á cuối những năm 90 để đạt mức tăng trưởng
5,3% vào năm 2002 và hơn 7% vào năm 2003.

Các nhà đầu tư và khách du lịch thì giữ ấn tượng về
một vương quốc yên bình với các bãi biển và những
rặng núi xanh tươi, những con người hoan hỉ và một
nền chính trị ổn định - Miền đất nụ cười (Land of
smiles) - cái danh xưng đó thật là hấp dẫn, nó khiến
13 triệu người tìm đến đất nước này mỗi năm. Một
phần do chương trình quảng cáo "Amazing Thailand"
- với hình ảnh về những đền đài tỏa sáng, những cô
gái xinh tươi - Bangkok đã chiếm giữ vị trí số 1 châu
Á trong cuộc thăm dò của độc giả của hai tạp chí
Travel + Leisure và Condé Nast Traveler.

Thế giờ đây thì sao? Thương hiệu Thailand đã bị xé
nát bươm. Chỉ trong hai tháng trước, các cuộc đụng
độ ở Bangkok giữa lực lượng an ninh và những
người biểu tình áo đỏ đã làm ít nhất 80 người thiệt
mạng, những cơ sở kinh tế quan trọng nhất của
Bangkok bị đốt phá trong đó có thị trường chứng
khoán, trung tâm thương mại lớn nhất và hơn thế,
hình ảnh hòa bình và yên ả.

Ngành du lịch, vốn đóng góp đến 8% GDP cũng đang


khốn đốn, khi mà các đối thủ trong khu vực như
Campuchia hay Singaore đang cố lôi kéo du khách
khỏi Thái Lan. Trong số Các con hổ Châu Á gồm cả
Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Malaysia chỉ có
Thái Lan là đang suy sụp. Nền dân chủ một thời được
ngợi ca giờ đang bị xem là một nhà nước bất ổn và
hỗn loạn. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva dường như rất
muốn hoãn cuộc bầu cử, dù sao hai chính phủ được
bầu lên trước đó đã bị lật đổ bởi những phương cách
phi dân chủ.

Các biến động vừa qua một phần là kết quả của các
khó khăn kinh tế và o ép chính trị bấy lâu nay, là
nguyên do đầu tiên của các cuộc bạo loạn tại đô thị,
đẩy những người nông dân ủng hộ vị thủ tướng lưu
vong Thaksin Shinawatra đối đầu với những thị dân
Bangkok khá giả hơn ủng hộ ông Abhisit. Đã xuất
hiện hơi hướng của những xung đột vùng miền và
giai cấp nhưng điều đó không có nghĩa sự sụp đổ là
không thể tránh khỏi.

Trong một thập niên qua, các nhà lãnh đạo Thái Lan,
tương tự như các CEO của những công ty đánh mất
lợi thế vào tay các đối thủ đang nổi lên, đã có hàng
loạt các quyết sách tồi khiến đất nước của họ phải
lâm vào thế bám đuổi các nước láng giềng như Việt
Nam, Trung Quốc, thậm chí là Indonesia, vốn từng
một thời lép vế.

Một trong những sai lầm là không có tư duy dài hạn.

Trong những năm đỉnh cao nhất, cả Đảng Dân chủ
của ông Abhisit lẫn Đảng Người Thái yêu người Thái
của ông Thaksin đều không chịu đầu tư đầy đủ vào
việc cải cách toàn diện hệ thống giáo dục vốn đặt
nặng tỷ lệ biết chữ và học thuộc lòng. Đài Loan,
Singapore, Trung Hoa Đại lục và Ấn Độ đã đầu tư
vào giáo dục đại học, phổ cập tiếng Anh và các kỹ
năng giá trị cao vào do vậy đã xây dựng được các
công ty sáng tạo với tầm nhìn toàn cầu và các ngành
công nghiệp gia công đáng kể.

Trong khi đó, chính phủ Thái và các tập đoàn kinh tế
chính vẫn bám chặt lấy ngành chế biến giá trị thấp
phục vụ các công ty nước ngoài. Không giống như
Trung Quốc hay Singapore, chính phủ Bangkok đã
không tạo được động lực để các công ty Thái cải
thiện nguồn nhân lực và bành trướng ra toàn cầu.

Những tập đoàn lớn của Thái Lan, với mối quan hệ
chặt chẽ mang tính lịch sử với các nhà lãnh đạo
chính phủ, đã chậm nhập cuộc cạnh tranh quốc tế
thực sự, thậm chí ngay cả khi Thái Lan đã ký những
thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc và các
nước thành viên ASEAN. Thất bại đã rõ. Điểm số của
học sinh Thái trong các kỳ thi TOEFL, cuộc sát hạch
khả năng Anh ngữ để các sinh viên được nhận vào
đại học, hiện đang luẩn quẩn ở mức thấp nhất Châu
Á. Không một công ty nào của người Thái có thể
vươn lên để sánh cùng người khổng lồ máy tính Acer
của Đài Loan hay tập đoàn công nghệ thông tin

Infosys của Ấn Độ.


Trong lúc Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh các
ngành sản xuất cơ bản, những công ty công nghệ
cao đã phớt lờ Thái Lan. Intel đã xây dựng nhà máy
lắp ráp chip trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam, vốn bị xem
là ở cách xa Thái Lan vào những năm 80 và 90 thế kỷ
trước.

Tin của hãng AP cho biết năm ngoái các nhà sản xuất
Đài Loan đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Việt
Nam, so với con số chỉ 200 triệu USD vào Thái Lan.
Vì Thái Lan đã không thể tiến xa hơn trong các ngành
giá trị cao và hoàn toàn không thể dùng chi tiêu công
để thúc đẩy kinh tế trong thời đại của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởng của nước này trong
bốn năm qua đã sụt giảm nghiêm trọng, từ 5,2% năm
2006 còn 4,9% năm 2007 xuống 2,5% năm 2008 và -
2,3% năm ngoái.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Thái Lan đã không
chịu gìn giữ yếu tố cốt lõi giúp nước này thu hút
khách du lịch. Nước láng giềng Singapore đã tăng
hiệu lực các đạo luật bảo vệ môi trường vốn nghiêm
ngặt và thậm chí ở một nước Hàn Quốc công nghiệp,
cựu thị trưởng Seoul - đương kim Tổng thống Lee
Myung-bak đã phát động chương trình trồng lại hàng
triệu cây xanh khắp thủ đô và dọn sạch một dòng suối
chạy qua thành phố. Thái Lan đã để cho hết kỳ quan

thiên nhiên này đến thắng cảnh kia bị phá hủy bởi các
khu resort và những tổ hợp du lịch, hủy hoại thành tố
quan trọng của thương hiệu Thailand.

Trong một báo cáo năm 2008, Hội Địa lý Quốc gia tại
Washington đã bàn về Phuket, một khu nghỉ dưỡng
lừng danh của Thái Lan như sau: "nét duyên dáng
nguyên bản với vẻ đẹp kinh ngạc, nguyên sơ, văn
hóa phong phú đã hoàn toàn mất đi".

Trong vòng một thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo Thái
Lan thậm chí đã còn thảm hại hơn trong việc gìn giữ
hòa bình. Các chính khách Thái từng có thời được
xem là độc đáo với khả năng nhân nhượng. Sau
những cuộc xung đột bạo liệt giữa quân đội và người
biểu tình tại Bangkok hồi năm 1992, hai bên đã thoái
lui, nhường bước cho việc thành lập một chính phủ
tạm quyền, để dân chủ được tiếp tục trọn vẹn và kinh
tế được sôi động vì không bị ảnh hưởng.

Điều đó đã không còn tiếp tục. Sau các thắng lợi
vang dội trong những cuộc bầu cử 2001 và 2005,
Thaksin, một CEO chuyên quyền trước khi tham
chính đã bắt đầu điều hành Thái Lan như một ông
chủ toàn quyền. Ông ta đã vô hiệu hóa các thể chế
mang tính độc lập như tòa án, các cơ quan công
quyền và Ngân hàng Thái Lan, đưa những người
trung thành của ông ta lên nắm giữ các vị trí và dùng
những bài diễn văn để hạ thấp uy tín của các cơ quan
này, nhân tố đã giữ cho Thái Lan ổn định suốt nhiều

năm.

Phản ứng của phe đối lập thậm chí còn phá hoại hơn
nữa các thể chể của Thái Lan. Thay vì tìm cách giành
lại chính quyền trong các cuộc bầu cử, họ đã huy
động những cuộc biểu tình rầm rộ, cuối cùng đã làm
nổ ra cuộc đảo chính năm 2006 khiến ông Thaksin
phải lưu vong.

Thái Lan đã được chứng kiến nhiều cuộc đảo chính,
nhưng hầu hết chúng để kết thúc trong sự thỏa hiệp,
lần này không như thế. Khi một chính phủ thân
Thaksin được bầu lên lần nữa vào năm 2007, những
người biểu tình áo vàng chống Thaksin đã làm cho
Bangkok tê liệt; sau khi chính phủ của ông Abhisit
thay thế chính phủ thân Thaksin vào năm 2008,
những người biểu tình áo đỏ đã đổ ra đường với ý
định buộc ông Abhisit phải từ chức. Hậu quả của
cuộc đối đầu này là một dân tộc Thái phẫn nộ sẵn
sàng bùng nổ trước bất kỳ sự thay đổi hiện trạng
chính trị, khiến việc đạt được thỏa hiệp càng khó hơn.

Trong khi các nhà lãnh đạo Thái đang cố tập trung
quyền lực thì những đối thủ châu Á của họ lại đi theo
hướng ngược lại. Tại Indonesia, chính phủ đã giảm
bớt quyền lực ở Jarkata nhằm xoa dịu các bất bình ở
địa phương. Thậm chí một nước Trung Quốc trung
ương tập quyền cũng đã dành nhiều quyền lực hơn
cho quan chức địa phương. Tại Thái Lan, sau cuộc
đảo chính năm 2006, các nhà lãnh đạo đã thay thế

Hiến pháp 1997 khá tiến bộ bằng một bản hiến pháp
cho phép ân xá những thủ lĩnh đảo chính, khiến
Thượng viện trở nên ít dân chủ hơn và cố dập tắt các
bất ổn bằng cách củng cố quyền lực trung tâm ở
Bangkok.

Các quyết định đó tỏ ra phản tác dụng, trước hết là
mở rộng quy mô cuộc nổi loạn vốn đã nghiêm trọng
tại khu vực miền Nam Thái Lan có cư dân chủ yếu là
tín đồ Hồi giáo và rồi kế đến là phong trào biểu tình
của phe áo đỏ. Cả hai đều căm ghét quyền lực ngành
càng tăng cường của Bangkok. Nhưng Abhisit vẫn
tiếp tục củng cố thủ đô và hiện đang sử dụng các sắc
lệnh tình trạng khẩn cấp để hạn chế các quyền dân
sự và cho phép lực lượng an ninh mạnh tay đàn áp
người biểu tình.

Trong lúc nước Thái vật vã nhiều người đã hy vọng
rằng nhà lãnh đạo quan trọng nhất của đất nước -
Nhà vua Bhumibol Adulyadej sẽ can thiệp. Đại diện
quyền lực cho một nền quân chủ lập hiến, ông này từ
lâu được xem là một bên trung lập. Nhưng những
người áo đỏ ủng hộ Thaksin rõ ràng từ lâu đã không
còn tin tưởng ông.

Liệu thương hiệu Thái Lan có thể được cứu vãn? Các
thành phố và những quốc gia khác đã khôi phục lại
hình ảnh bị phá hủy thậm chí còn nghiêm trọng hơn,
dù điều đó cần nhiều thời gian. Belfast, từng một thời
đồng nghĩa với các vụ đánh bom của Quân đội Cộng

hòa Ailen (IRA) giờ đã trở thành một điểm đến lừng
danh về văn hóa. Bogota thì bắt đầu được nhìn nhận
như một hình mẫu của quy hoạch đô thị và Colombia
đã kiểm soát được các tập đoàn ma túy tội ác.

Nhưng nhân tố chính tại Bắc Ailen và Colombia - sự
xuất chúng của ban lãnh đạo - điều hiện không tồn tại
ở Thái Lan. Abhisit đã tuyên bố sẽ giải quyết một số
bức xúc của người biểu tình, tăng chi tiêu chính phủ
thêm 20% và xem xét lại hiến pháp hiện tại, điều có
thể dẫn việc phục hồi một số nội dung Hiến pháp
1997. Nhưng kế hoạch kinh tế của ông lại sao chép
một số nội dung trong đường lối dân túy của Thaksin
trừ việc tái phân phối của của cải cho khu vực nông
thôn. Và cũng không có một kế hoạch nghiêm túc nào
để cải tổ nền giáo dục, làm sống lại sức cạnh tranh
của Thái Lan hay tái tạo môi trường.

Abhisit dường như cũng không thể làm gì để giảm
bớt quyền lực của quân đội. Đương kim Tư lệnh Lục
quân về hưu vào tháng 9 tới, nhân vật thay thế
Prayuth Chan-ocha, được cho là còn cứng rắn hơn.
Khi Nhà vua bị ốm - ông này đã phải nhập viện nhiều
tháng qua - việc phục hồi vai trò trung gian hòa giải
của hoàng gia dường như là không thể. Và nếu
không có một nhà lãnh đạo xứng tầm thực sự, việc
làm sống lại thương hiệu Thailand có lẽ là rất xa vời.

×