Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tác động gia nhập WTO tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.15 KB, 11 trang )

1, Tác động của việc gia nhập WTO đến các doanh nghiệp trong nước.
1.1 . Tác động tích cực của gia nhập WTO
- Tạo ra áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp có những thay đổi mang
tính chiến lược nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị
trường nội địa.
- Bước đầu mở ra cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm
sang các nước thành viên WTO. Nếu các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp
thì khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ doanh thu từ
XK/tổng doanh thu là rất lớn.
- Tạo ra áp lực để các cơ quan cung cấp dịch vụ công, các cơ quan hành chính
minh bạch hóa thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời
gian, giảm các chi phí giao dịch.
- Cơ hội hợp tác với các tập đoàn sản xuất lớn trong khu vực và thế giới.
1.2. Tác động tiêu cực của gia nhập WTO
Các sản phẩm nước ngoài bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam xuất phát
từ thực thi các cam kết theo WTO. Tuy nhiên, một năm sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, áp lực cạnh tranh nội địa vẫn chưa rõ. Những ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động của các doanh nghiệp là chưa cụ thể.
Mặt khác, những nguy cơ chính của hội nhập kinh tế vẫn còn, khả năng ảnh
hưởng trong dài hạn là chưa thể đo lường được. Vì vậy, các doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc hoạch định chiến lược dài hạn.
Trước và sau khi gia nhập WTO, trong nhận thức, trong hành động của các
doanh nghiệp và các cơ quan quản lý bước đầu có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, thực tế số lượng các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến WTO còn
chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập
khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp này
đã có sự tìm hiểu về WTO để có những chiến lược, giải pháp thích hợp, nâng
cao năng lực cạnh tranh để hội nhập hiệu quả. Còn phần lớn các doanh nghiệp
kinh doanh nội địa, các hộ kinh doanh còn chưa thực sự quan tâm đến WTO,
chưa nhận thức được những tác động của WTO đối với họ. Điều này sẽ rất
nguy hiểm cho họ khi mà những rào cản về thị trường ngày càng được dỡ bỏ


theo những cam kết của Việt Nam. Họ có thể không khai thác các cơ hội và đối
phó với những thách thức một cách kịp thời, hiệu quả.
2. Tác động của gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam.
2.1. Tác động đến cơ cấu sản xuất.
Sau khi gia nhập WTO, quy mô và cơ cấu sản xuất có sự thay
đổi. Trong đó,

sản xuất ở các ngành may mặc, giầy, điện tử sẽ mở rộng
nhờ hội nhập. Đây là những ngành

sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi ít
vốn đầu tư và do đó phát huy được lợi thế so sánh của

Việt Nam. Việc
gia nhập WTO cũng có tác động tích cực tới các ngành chăn nuôi


sản xuất sản phẩm cơ khí. Tuy vậy, gia nhập WTO nhiều ngành bị giảm
nhẹ quy mô sản

xuất.
Bảng 1: Xu hướng biến động quy mô sản xuất của một số ngành
gộp sau khi gia nhập WTO
2008 2010 2012
Nông sản khác -0.67 -0.78 -0.77
Lâm sản -0.52 -1.07 -1.53
Chè,hạt tiêu, cà phê -0.52 -0.62 -0.71
Thực phẩm khác -0.33 -0.72 -0.94
Rau quả -0.17 -0.30 -0.44
Gỗ và sản phẩm từ gỗ -0.15 -0.82 -1.36

Thủy sản -0.06 -0.23 -0.33
Khai khoáng -0.02 -0.13 -0.16
Vật liệu xây dựng -0.01 -0.22 -0.25
Hóa chất 0.14 -0.44 -0.84
Gạo 0.16 0.11 0.10
Đường 0.21 -0.03 -0.19
Điện, nước, khí đốt 0.23 -0.00 -0.10
Gạo chế biến 0.28 0.22 0.20
Động cơ 0.31 -0.14 -0.44
Chăn nuôi 0.35 0.36 0.39
Sản phẩm kim khí 0.43 0.25 0.34
Máy móc 1.15 1.28 1.67
Sản phẩm công nghiệp
chế tạo khác
1.70 1.17 0.77
Điện tử 3.55 6.20 10.07
May mặc 4.62 10.82 13.19
Giầy dép 4.95 4.57 3.79

2.2. Tác động tới GDP và cơ cấu xuất nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%/năm. Tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP.
Quy mô GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so
với năm 2000. GDP bình quân theo đầu người 1.168USD.
Trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực
hiện 45 tỉ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và bổ
sung đạt 146 tỉ USD, gấp 7 lần so với giai đoạn 2001-2005.
Hội nhập, đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong
thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là ngoại
thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tế thành

viên. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu bình
quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là
559,2 USD/người. Theo đà diễn biến các tháng gần đây, đến thời điểm này đã
khẳng định năm 2011 xuất khẩu sẽ vượt năm 2010 rất ngoạn mục. Đến năm
2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó
đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14,2 tỉ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc....
Cũng trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần
lượt theo trị số kim ngạch từ lớn đến nhỏ là Singapore, Malaysia, Philippines,
Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt
Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường ta xuất siêu là Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ,
Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin báo tiệp rằng sẽ cân bằng
xuất - nhập.
Biểu đồ : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2010
Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Cơ
cấu xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ hàng nguyên
liệu thô sang hàng chế biến. Thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa và
giúp Việt Nam ít phụ thuộc hơn vào sự biến động của từng nước bạn hàng. Tỷ
trọng của các mặt hàng nông sản và khai khóang trong tổng giá trị xuất khẩu
giảm và tăng tỷ trọng của các sản phẩm chế tạo.
Bảng 3: Tăng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng do gia
nhập WTO
Mặt hàng xuất khẩu
Đơn
vị 2008 2010 2012
Máy móc % 1.86 2.07 2.51
Sản phẩm công
nghiệp
%
chế tạo khác 1.95 1.62 1.22
Điện tử % 3.73 6.56 10.72

Giầy dép % 6.18 6.01 5.17
May mặc % 45.97 46.33 41.39
Bảng 4: Xu hướng biến động giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng
nông nghiệp
Mặt hàng xuất khẩu
200
8
201
0
201
2
Gạo -3.24 -3.63 -4.10
Lâm sản -1.54 -2.02 -2.44 -
3
Cà phê, chè, hồ tiêu -0.30 -0.32 -0.38 -
0
Nông sản khác -0.21 -0.31 -0.71 -
1
Thủy sản -0.18 -0.30 -0.41 -
0
Rau quả 0.17 -0.01 -0.04 -
0
Trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu vẫn chiếm
tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tỷ trọng của hàng tiêu
dùng đang tăng lên. Việt Nam vẫn nhập chủ yếu hàng hóa từ các nước Đông
Nam Á và Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của Việt Nam trong tương lai khi hàng nhập chủ yếu là máy móc và nguyên vật
liệu.
Bảng 5: Xu hướng biến động giá trị nhập khẩu một số mặt hàng
Tăng giá trị nhập khẩu,

đơn vị tính %
2008 2010 2012
Sản phẩm kim
0.82 1.44 1.91
Động cơ 0.70 1.03 1.23
Nông sản khác 0.97 2.12 2.58
Đường 1.00 1.32 1.65
Lâm sản 1.13 1.08 1.06
Hóa chất 1.26 1.98 2.58
Khai khoáng 1.29 1.63 1.65
Chế tạo máy 1.33 1.68 1.98
Vật liệu xây
dựng
1.53 2.96 3.78
Chăn nuôi 1.58 1.62 1.73
Thủy sản 1.90 4.38 5.59
Gạo đã chế
biến
1.95 2.34 2.68
Cà phê, chè, hạt
tiêu
2.01 1.66 1.14
Điện tử 2.15 3.59 5.73
Nông sản khác 2.91 3.19 3.06
Gạo 3.44 3.93 4.45
Gỗ và các sản
phẩm từ gỗ
3.81 5.20 6.39
Rau quả 5.41 9.54 13.89
Giầy 12.64 15.34 14.85

May mặc 31.03 35.49 34.52
2.3. Tác động đến nguồn thu ngân sách
Việt Nam không gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với nguồn thu ngân sách
như nhiều quốc gia khác. Thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong tầm kiểm sóat
của Chính phủ cho dù tỷ trọng nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm. Lý do chủ
yếu là việc giảm thuế suất của Việt Nam diễn ra theo lộ trình; đồng thời kim
ngạch nhập khẩu tăng nhanh đã làm tăng diện thu thuế và bù đắp cho việc
giảm thuế suất.

×