Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Bài 5 - Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (phần 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.44 KB, 12 trang )

CHƯƠNG IV
VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI
SỐNG CÁ NHÂN
I. Tín ngưỡng
II. Phong tục
III. Lễ Tết và lễ hội
IV. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
V. Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
IV. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT
NGÔN TỪ :
1. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt:

Thái độ đối với giao tiếp : thích giao tiếp,
thích thăm viếng, hiếu khách nhưng cũng rất
rụt rè.

Trong quan hệ giao tiếp : lấy tình cảm làm
nguyên tắc ứng xử.

Đối với đối tượng giao tiếp : ưa tìm hiểu,
quan sát, đánh giá.

Về chủ thể giao tiếp : coi trọng danh dự
nên sĩ diện, sợ tin đồn, sợ dư luận…

Cách thức giao tiếp : ưa sự tế nhị, ý tứ và
tôn trọng sự hòa thuận.

Nghi thức lời nói : phong phú, thể hiện
qua hệ thống xưng hô, nguyên tắc xưng
hô…


2. Nghệ thuật ngôn từ :
2.1. Ngôn ngữ :

Văn tự : chữ Hán – chữ Nôm – chữ Quốc
ngữ.

Đặc điểm cơ bản :

Tính biểu trưng cao : xu hướng ước lệ,
trọng sự cân đối, hài hòa.

Giàu chất biểu cảm : giàu chất thơ, giàu
âm điệu…
2.2. Nghệ thuật ngữ văn :

Văn học truyền miệng ( VH dân gian) : là
văn hóa truyền thống, tích tụ bản sắc văn
hóa nông nghiệp, gắn liền với tín ngưỡng,
nghi lễ, phong tục, tập quán…

Văn học viết ( VH bác học) : lực lượng sáng
tác là trí thức, thấm nhuần chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa nhân đạo.
V. NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ
HÌNH KHỐI :
1. Nghệ thuật thanh sắc ( NT diễn xướng) :
1.1. Kịch nghệ :

Chèo (ra đời và phát triển khá sớm ở miền
Bắc) : là loại hình sân khấu dân gian, không

chuyên nghiệp.

Thơ, nhạc, vũ : theo thể thức nghệ thuât
truyền thống.

Kịch bản : lấy từ thần thoại, cổ tích, truyện
nôm… (Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương
Lễ…)

Tuồng (phát triển mạnh ở miền Nam từ TK 17) : là
loại hình sân khấu tổng hợp có tính chuyên nghiệp.

Thơ : thơ Đường, phú, ca dao dân ca. Nhạc, vũ :
tiếp thu lễ nhạc, thiền nhạc và vũ thuật dân tộc.

Kịch bản : lấy từ truyện cổ Trung Quốc ( Sơn
Hậu, Tam nữ đồ vương, Phụng Nghi Đình… )

Múa rối : là loại hình sân khấu dân gian gắn liền với
thiên nhiên.

Diễn xuất thiên về kỹ xảo để tạo ra những cảnh
ngộ nghĩnh vui mắt

Cải lương: ra đời vào đầu thế kỷ 20 ở Tây
Nam Bộ.

Là loại hình sân khấu tổng hợp, kim cổ
giao duyên.


Kịch bản : đa dạng, phản ánh hiện thực
xã hội sống động và sâu sắc.

Âm nhạc : phong phú, kết hợp giữa nhạc
cụ truyền thống và các nhạc khí phương
tây.
1.2.Ca-múa-nhạc :

Ca hát : hát quan họ, hát lý, hát dặm,
ca trù, ca Huế, ca vọng cổ…

Múa : múa cầu mùa, múa giã gạo,
múa nón, múa sạp, múa cung đình…

Âm nhạc : nhạc dân ca, nhạc sân
khấu, nhạc cung đình…
2. Nghệ thuật hình khối :

Hội họa : tranh sơn mài , tranh lụa, tranh
dân gian Đông Hồ… Chất liệu : lấy từ chất
liệu thiên nhiên.

Điêu khắc : chạm khắc đồ đồng, điêu khắc
đá, gỗ, điêu khắc Chăm

Kiến trúc : thành quách, cung điện, chùa
tháp
3. Đặc điểm của nghệ thuật thanh
sắc và hình khối :


Tính biểu trưng :

Sử dụng biểu tượng ước lệ để diễn đạt nội
dung ( nguyên lý đối xứng, hài hòa ; thủ
pháp ước lệ ; thủ pháp mô hình hóa…)

Sử dụng tính biểu trưng để nhấn mạnh, làm
nổi bật trọng tâm trong nghệ thuật hình
khối.

Tính biểu cảm : thiên về diễn tả tình cảm,
mềm mại, có khuynh hướng trọng tình.

Tính tổng hợp :

Sân khấu truyền thống không phân biệt rạch ròi giữa
các loại hình, các thể loại…

Có sự tổng hợp giữa các yếu tố biểu trưng, biểu cảm và
tả thực.

Tính linh hoạt :

Không đòi hỏi nhạc công chơi giống nhau

Không đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ bài bản của tích diễn.

Sân khấu truyền thống có sự giao lưu mật thiết với
người xem.

×