Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận so sánh các phương thức thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.04 KB, 22 trang )




Tiểu luận

So sánh các phương thức
thanh toán quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nên kinh tế hội nhập việc giao lưu trao đổi hàng hàng hóa giữa các
chủ thể kinh tế trong và ngoài nước là một điều tất yếu. Không dừng lại ở
đó, khối lượng giao dịch ngày càng tăng đòi hỏi một lượng tiền mặt rất
lớn. Chính điều này ngày càng tạo nên sức ép cho nền kinh tế của các quốc
gia. Vậy vấn đề đặt ra là, phải làm gì để giảm lượng tiền mặt trong lưu
thông từ đó làm giảm áp lực cho quốc gia nhưng lại giúp giao thương giữa
các quốc gia thuận lợi và ngày càng phát triển.
Để giải quyết vấn đề trên con người đã nghĩ đến các công cụ tín dụng để
thay thế tiền trong việc thanh toán các giao dịch giữa các nhà xuất khẩu và
các nhà nhập khẩu và được gọi là các phương tiện thanh toán quốc tế. Tùy
thuộc vào hoàn cảnh và tập quán buôn bán người ta có thể sử dụng các
phương thức thanh toán khác nhau nhưng nhìn chung các loại phương tiện
thanh toán quốc tế thương được sử dụng gồm: hối phiếu, lệnh phiếu,
cheque( hay séc) và các loại thẻ thanh toán. Trong đó hối phiếu thường
được sử dụng nhiều trong các hợp đồng xuất khẩu, tức trong thanh toán
mậu dịch. Các phương tiện thanh toán còn lại thường được sử dụng trong
thanh toán mậu dịch.
Các phương tiện thanh toán này đóng vai trò hết sức quan trọng và đem lại
lợi ích to lớn cho người sử dụng cũng như nền kinh tế. Nhưng bên cạnh
những lợi ích to lớn mà nó đem lại, các phương tiện thanh toán này còn
những hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu nhưng cái ưu cũng
như khuyết điểm của từng phương thức thanh toán, từ đó vẫn dụng các
phương thức thanh toán này một cách linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với


từng loại giao góp phần năng cao lợi ích cũng như trách những thiệt hại
không đáng có.
Trong phạm vị bài tiểu luận, nhóm sẽ trình bày những tìm hiểu của nhóm
về các phương tiện thanh toán cũng như ưu, khuyết điểm của nhưng
phương tiện thanh toán.

Chương I: LỆNH PHIẾU
1. Khái niệm
Lệnh phiếu là một loại chứng khoán trong đó một người, gọi là người ký
phát, cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người
thụ hưởng có ghi trên lệnh phiếu hoặc một người khác theo lệnh của người
thụ hưởng.
Còn theo luật các công cụ chuyển nhượng lệnh phiếu hay hối phiếu nhận
nợ được định nghĩa:
“Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào
một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”
2. Nội dung
 Tiêu đề: PROMISSORY NOTE
 Cam kết trả tiền.
 Số tiền phải trả.
 Thời hạn trả tiền.
 Địa điểm trả tiền.
 Tên, địa chỉ người hưởng lợi.
 Thợi gian, địa điểm ký phát.
 Chữ ký người ký phát.
Sự khác biệt giữa hối phiếu và lệnh phiếu:
 Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền, có thể trả ngay hay trả sau một kỳ
hạn, trong khi lệnh phiếu là cam kết trả tiền có ghi rõ thời hạn.
 Hối phiếu chỉ do một người ký phát trong khi lệnh phiếu có thể do

một hoặc nhiều người ký phát để cam kết trả tiền cho một hoặc nhiều
người thụ hưởng.
Hối phiếu thường có hai bản trong khi lệnh phiếu chỉ có một bản
3. Ưu, nhược điểm của lệnh phiếu
Ưu điểm
 Nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu đã trở thành một công cụ lưu
thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định
tiền tệ.
 Nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi
của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần
dây dưa giữa các doanh nghiệp.
 Thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận
chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố.
 Thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân
hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông.
 Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng
tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình.
 Là công cụ cung ứng ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng và có tính thanh khoản cao do ngân hàng có thể mang đi tái chiết
khấu hoặc cầm cố tại ngân hàng Nhà nước để khôi phục nguồn vốn của
mình.
Tuy nhiên, thương phiếu khi vận dụng vào thực tế cũng có những nhược
điểm nhất định như:
Nhược điểm
 Tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp
thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh
từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm
cố.
 Với những nhược điểm sẳn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở

rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường
hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.
 Quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp
tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.
 Rủi ro khi nắm giữ: con nợ không có khả năng trả nợ hoặc không nhận
hàng( từ chối thanh toán).
Những ích lợi kinh tế nêu trên khi đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế
thì đã quá rõ, thế nhưng trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp
vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt
Nam



Chương II: SÉC
1. Khái niệm
Séc là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tải khoản ký phát yêu cầu ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc người có
tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này. Từ định nghĩa trên chúng ta
thấy các đối tượng liên quan đến séc gồm:
 Người phát hành séc: Là chủ tài khoàn tiền gửi thanh toán hoặc người ủy
quyền, ký tên để phát hành tờ séc theo đúng quy định của pháp luật ủy
quyền.
 Đơn vị chi trả séc: Là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài
khoản, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ
thanh toán.
 Người hưởng thụ séc: Là người có quyền thụ hưởng số tiền trên séc.
 Đơn vị hộ séc: Là đơn vị được phép nhận séc với tư cách làm đại lý cho
người thụ hưởng séc để thu hộ tiền. Một đơn vị cùng hệ thống với đơn vị
thanh toán khi tiếp nhận séc cũng được coi là đơn vị thu hộ.
“Trích điều 2, nghị định 30 CP quy chế phát hành và sự dụng séc”

2. Nội dung của séc
Séc là mệnh lệnh trả tiền và liên quan đến nhiều người nên phải được ghi
rõ ràng. Về nội dung, một tờ séc phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây:
 Tiêu đề: mệnh lệnh trả tiền chỉ được coi là séc khi nào có ghi tiêu đề
CHEQUE trên đó.
 Số tiền của tờ séc: trên tờ séc phải ghi rõ số tiền, kể cả đơn vị tiền tệ. Số
tiền tờ séc thể hiện vừa bằng số vừa bằng chữ phải khớp nhau.
 Địa điểm và ngày tháng phát hành séc.
 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người phát hành séc.
 Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ( nếu có) của người thủ hưởng.
 Chữ ký của người ký phát.
Các yều tố trên phải được ghi rõ ràng, chính xác, cùng loại mực, không
phải mực đỏ và không được tẩy xóa.

3. Điều kiện và hiệu lực của séc
Điều kiện phát hành séc là người ký phát phải có tài khoản ngân hàng, tiếp
theo là tài khoản phải có đủ số dư để chi trả khi séc đã phát hành.
Thời hạn hiệu lực của séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ
trên séc và thời hạn này tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hay
vùng lãnh thổ.
Theo công ước Geneve 1931:
 8 ngày nếu lưu thông trong cùng một nước.
 20 ngày nếu lưu thông ra ngoài nước nhưng trên cùng lục địa.
 70 ngày nếu lưu thông không cùng lục địa.
Theo luật Anh-Mỹ, không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà
phải suất trình trong thời hạn hợp lý do ngân hàng quy định.Ở Việt Nam
quy định ở luật Công cụ chuyển nhượng thì thời hạn hiệu lực của séc là 30
ngày.

4. Phân loại

Có 2 cách phân loại phổ biến:
Dựa vào người thụ hưởng có thể chia séc thành 3 loại:
 Séc ký danh: Là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi, do không thể chuyển
nhương bằng thủ tục ký hậu bởi chỉ có người đứng tên trên tờ séc mới có
quyền hưởng thụ số tiền của tờ séc.
 Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi câu “
trả cho người cầm séc”, do vậy loại séc này có thể chuyển nhượng thông
qua hình thức trao tay.
 Séc trả theo lệnh: Là loại séc không chỉ định rõ người thụ hưởng mà chỉ
ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng, loại séc này có thể chuyển nhượng
thông qua thủ tục ký hậu
Dựa vào đặc điểm sự dụng có thể chia séc thành 3 loại:
 Séc gạch chéo: Là loại séc mà trên mặt trước của séc có 2 gạch chéo song
song nhau. Gạch chéo là để chỉ tờ séc không được rút tiền mặt, chỉ dùng để
thanh toán qua ngân hàng và được chia thành 2 loại: Séc gạch chéo thường
có đặc điểm là giữa hai gạch chéo không ghi tên ngân hàng lãnh hộ tiền và
Séc gạch chéo đặc biệt có đặc điểm là giữa hai gạch song song có tên một
ngân hàng nào đó.
 Séc xác nhận: Là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo việc trả tiền.
 Séc du lịch hay còn gọi là séc lữ hành: Là loại séc do một ngân hàng phát
hành và được trả tiền tại bất kỳ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó.
Ngân hàng phát hàng séc dồng thời là ngân hàng trả tiền séc. Người hưởng
lợi là khách du lịch , là người mua tờ séc.
5. Ưu, nhược điểm của Séc
a.Ưu điểm
 Tính giản tiện: không cần phải có 1 lượng tiền mặt lớn khi thanh toán cho
khách hàng. Chỉ cần phát hành 1 tờ séc với lượng tiền tương ứng cần thanh
toán cho người bán( người thụ hưởng).
 An toàn: khi sử dụng séc trong trường hợp bị mất, hay bị cướp… thì người
chủ séc chỉ việc báo cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất để ngân hàng

phong tỏa tài khoản không cho kẻ gian rút tiền từ tờ séc hay tập séc bị mất
hay cướp đó. Đồng thời làm thủ tục cấp lại séc khác cho chủ tài khoản
cũng như thông báo cho hệ thống ngân hàng cũng như tổ chức an ninh
chống tội phạm tài chính trong khu vực và trên thế giới. Trong khi nếu sử
dụng tiền mặt thì khả năng lấy lại tiền rất khó hay không thể.
 Tiện ích cao: khi chúng ta không có tiền mặt để giao dịch với khách hàng
thì giao dịch đó sẽ bị ngừng trể nhưng khi sử dụng séc, chúng ta có thể ký
séc khi hết tiền trong tài khoản( điều này phụ thuộc vào mức độ tín dụng
của chủ tài khoản và ngân hàng) một khoản tiền mà ngân hàng quy định.
 Với séc du lịch thì chúng ta có thể mang một lớn ngoại tệ mà an toàn( séc
đích danh).
b.Nhựơc điểm
 Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng có lo ngại là tài khoản của người phát
hành không đủ để trả số tiền trên tờ séc, hay séc giả… điều này dẫn đến
việc từ chối việc thanh toán bằng séc.
 Hiện nay khách hàng mua và bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng
thì việc thanh toán bằng séc được thực hiện dể dàng. Nhưng nếu người
mua và người bán không có tài khoản ở một ngân hàng thì buộc các ngân
hàng thương mại phải thông qua hệ thống bù trừ của ngân hàng nhà nước.
Nhưng hệ thống này chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ lúc 10h sáng và 15h
chiều hằng ngày và việc kiểm tra séc vẫn thực hiện thủ công. Điều này gây
rắc rối cho nhưng người giao dịch séc.
 Séc thường dùng trong các giao dịch nhỏ, ở các giao dịch lớn người ta
thường sử dụng hối phiếu

Chương III: THẺ THANH TOÁN (payment card)

1. Thẻ thanh toán là gì?
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài
chính phát hành và người sử hữu thẻ có thể sử dụng nó nạp, rút tiền mặt tại

các máy, các quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh toán
tiền hàng hóa dịch vụ hoặc sử dụng chuyển khoản.
2. Lịch sử phát triển thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán ra đời và phát triển trong thế kỷ XX, và đang lan rộng ra
toàn thế giới nhờ vào công nghệ ngày càng tiên tiến của thế kỷ XXI.
Những thẻ thanh toán đầu tiên ra đời ở Hoa kỳ vào những nam 1920.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Để thực hiện kích
cầu, khuyến khích tiêu dùng, góp phần khắp phục ảnh hưởng của cuộc đại
khủng hoảng này, các nước phát triển đã đưa ra mô hình tài trợ “tiêu dùng
bán chịu”.mô hình này xuất phát từ các đại lý bán lẻ của ngân hàng cung
cấp tín dụng cho phép mua hàng trước, trả tiến sau. Do đó, cần có một loại
công cụ tín dụng sử dụng linh hoạt để có thể thanh toán tại tất cả các điểm
bán hàng và đây là điều kiện cấp thiết, thúc đẩy các tổ chức kinh tế tài
chính tham gia, trong đó phải kể đến các ngân hàng, từ đó thẻ thanh toán
ra đời.

Từ năm 1945-1958, thẻ thanh toán xuất hiên trong giới thượng lưu. Bắt
đầu từ thẻ Charge – it do ngân hàng John Biggins của Mỹ phát hành, đây
là một loại thẻ thanh toán nội địa cho phép thanh toán các giao dịch khách
hàng bằng “phiếu” có giá trị do ngân hàng phát hành. Đến năm 1951, thẻ
tín dụng đầu tiên ra đời do ngân hàng Franklin Nationl phát hành. Năm
1955, hàng loạt thẻ thanh toán ra đời ở Mỹ như TripCharge, Golden Key,
Gourmet Club, Esquire Club,… năm 1958, thẻ Card Blanche, American
Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên phần lớn các thẻ này chỉ
dành cho giới thượng lưu sử dụng.
Giai đoạn 1960-1980, giai đoạn này thẻ thanh toán mở rông quy mô ra
cho cả giới bình dân. Số lượng thẻ thanh toán tăng lên nhanh chóng, trở
nên một hình thức thanh toán chủ yếu. Cùng với đó là sự lan tỏa phương
thức này ra toàn Châu Âu, tiếp theo đó là Châu Á, đăc biệt là Nhật bản.
cùng với sự phát triển của công nghệ số, chất lượng thẻ ngày càng cao,

đảm bảo cho sự lan rộng của hình thức thanh toán mới mẻ này. Giai đoạn
này đánh dấu sự ra đời của hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới hiện nay là
Visa và Master Card.
Giai đoạn 1980 đến nay, thẻ thanh toán ngày càng mở rộng hơn về quy
mô và số lượng thẻ. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra tính bảo mật
ngày càng cao và đáng tin cậy. Cùng với đó là những dịch vụ tiện ích ngày
càng cao, khả năng tích hợp nhiều chức năng trong cùng một thẻ thanh
toán. Trong tương lai, thẻ thanh toán sẽ là một công cụ thanh toán không
thể thiếu ở các nước phát triển và đang phát triển, là công cụ quan trọng
đảm nhiêm nhiệm vụ quan trọng trong thanh toán quốc tế
3. Mô tả kỹ thuật thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán được làm bằng nhựa cứng (plastique rigide) có hình chữ
nhật, kích thước tiêu chuẩn là 96mm x 54mm x 0.76mm. Các thông tin
trên thẻ:
 Mặt trước của thẻ:
 Tên của thẻ.
 Ngân hàng phát hành.
 Biểu tượng.
 Số của thẻ ( 13 số hoặc 16 số).
 Ngày bắt đầu và ngày hết hạn hiệu lực.
 Tên của chủ thẻ.
 Hình của chủ thẻ (nếu có).
 …
 Mặt sau của thẻ:
 Dãy băng từ tính: là bộ nhớ chứa dựng các thông tin liên quan đén
tài khoản như thời hạn mã số PIN, hạn mức thanh toán.
 Một băng trăng có chữ ký của chủ thẻ.
 Các thông tin hướng dẫn sử dụng.
Một số thẻ đặc biệt, thông tin có thể lưu vào bộ nhớ đặt biệt (memory
chip), hoặc là có thêm bộ phận tính toán cực nhỏ (micro processor). Có thể

địa chỉ ngân hàng cũng được ghi trên thẻ,…
4. Quy trình lưu thông và các thành viên tham gia.
Các thành viên tham gia lưu thông bao gồm
 Tổ chức thẻ quốc tế (Card Association): đây là tổ chức cấp phép
cho các thành viên ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ.
Nhiện vụ chính của tổ chức này là cung cấp mạng lưới viễn thông toàn cầu
phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, đưa ra các điều lệ, quy chế hoạt động
thanh toán thẻ và là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các
thành viên. Các tổ chức phổ biến trên thế giới hiện tại như: Visa Card,
Master Card, American Express, JCB,…
 Ngân hàng phát hành thẻ (Card issuing bank): là các ngâm hàng
chịu trách nhiệm tiếp nhân hồ sơ và cấp thẻ, tạo tài khoản cho khách hàng
và là nơi thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. Ngân hàng chịu trách nhiệm
thiết kế tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn trong quá trình lưu hành của
thẻ.
 Đối với thẻ nội địa: ngân hàng phát hành thẻ phải có năng lực tài chính,
không vi phạm pháp luật, đảm bảo hên thống trang thiết bị phù hợp tiêu
chuẩn an toàn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có đội ngũ cán
bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành quản lý.
 Đối với thẻ quốc tế: ngân hàng phát hành phải được phép hoạt động ngoại
hối, dịch vụ thanh toán quốc tế và phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc
tế.
 Ngân hàng đại lý (Acquirer): ngân hàng đại lý còn được gọi là
ngân hàng thanh toán thẻ, là ngân hàng có trách nhiệm thanh toán khi nhận
được các chứng từ do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình, đồng thời có trách
nhiệm trả tiền mặt theo yêu cầu chủ thẻ. Khi tham gia thanh toán thẻ, ngân
hàng đại lý thu được các khoản phí chiết khấu đại lý, đồng thời cung cấp
các dịch vụ đại lý cho cơ sở chấp nhận thẻ như dịch vụ thấu chi, xử lý tổng
kết, giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho các cơ sở chấp nhận thẻ.
 Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): là các đơn vị như: siêu thị, nhà

hàng, khách sạn, trường học bệnh viện hay các đơn vị ứng tiền, ngân hàng
đại lý,… chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Các cơ sở chấp nhận thẻ được
trang bị các thiết bị thanh toán dùng thẻ POS (Point of Sale), máy cấp phép
tự động (EDC), máy cà tay hóa đơn thẻ (Imprinter) để thực hiện thanh
toán. Hiện nay các thiết bị thanh toán dùng thẻ thường sử dụng thiết bị
thanh toán dùng thẻ POS.
 Chủ thẻ ( Card holder): là người sở hữu thẻ thanh toán toán, có tên
trên thẻ thanh toán. Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho hành hóa, dịch
vụ, và co trách nhiệm thanh toán lại toàn bộ số tiền đã sử dụng và phí cho
ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ loại:
 Chủ thẻ chính: người đứng tên yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ.
Có trách nhiệm thanh toán cho thẻ chính lẫn thẻ phụ.
 Chủ thẻ phụ: người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính.
Quy trình lưu thông thẻ:


4

6

5

Chủ thẻ
C
ơ
s
ở chấp nhận
thẻ
Ngân hàng đ
ại lý


ATM
1

2

3ba
a

3a

3a



Quy trình lưu thông thẻ thông qua các bước sau:
Bước 1: Chủ thẻ có nhu cầu phát hành thẻ nộp hồ sơ cần thiết cho ngân
hàng phát hành. Tùy theo loại thẻ ngân hàng sẽ yêu cầu chủ thẻ phải đáp
ứng thêm các điều kiện khác nhau.
Bước 2: Ngân hàng phát hành cấp thẻ cho chủ thẻ. Chủ thẻ có trách
nhiệm thanh toán phí làm thẻ, phí sử dụng hàng kỳ.
Bước 3: Chia làm 2 trường hợp:
 Khách hàng giao dịch tiền mặt (3a): khách hàng dùng thẻ nạp tiền
mặt hay rút tiền tại các máy ATM hoặc ngân hàng đại lý.
 Khách hàng thanh toán hàng hóa dich vụ (3b): khách hàng dùng thẻ
để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ tại nơi cơ sở chấp nhận thẻ.
Bước 4: Sau khi kiểm tra và giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho
khách hàng, cơ sở chấp nhận thẻ trả thẻ cho khách hàng.
Bước 5: Cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn và gửi ngân hàng đại lý yêu
cầu thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng đại lý kiểm tra hóa đơn, nếu hợp lệ sẽ thanh toán
cho cơ sở chấp nhận thẻ.
Bước 7: Ngân hàng đại lý yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán.
Bước 8: Nếu chấp nhận ngân hàng phát hành sẽ thực hiện bút toán
chuyển tiền cho ngân hàng đại lý.
Bước 9: Theo định kỳ, thường là cuối tháng, ngân hàng phát hành gửi
bản kê và yêu cầu thanh toán (nếu là thẻ tín dụng)
5. Phân loại thẻ
Thẻ thanh toán được dựa vao các tiêu chi sau để phân loại:
 Căn cứ theo pham vi lãnh thổ:
9

 Thẻ nội địa: Chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia, đồng tiền
giao dịch là đồng nội tệ. Phát hành và sử dụng tại hệ thống ATM trong
nước.
 Thẻ quốc tế: Là thẻ sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, đồng tiền
giao dịch là các đồng tiền được tự do chuyển đổi. Ngân hàng phát hành
phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế, tuân theo các quy định chặt chẽ
của tổ chức đó.
 Căn cứ vào chủ thể phát hành:
 Thẻ do ngân hàng thương mại phát hành: Thẻ được dùng phổ biến
hiện nay cho việc rút tiền và thanh toán dịch vụ.
 Thẻ do các tổ chức phi thương mại phát hành: Là loại thẻ du lịch,
giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành.
 Căn cứ vào tính chất thẻ:
 Thẻ giao dịch với máy ATM (ATM Card) : được dùng để giao
dịch với các máy ATM. Chủ thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt, nạp tiền
mặt. Ngoài ra khách hàng có thể truy vấn số dư tài khoản hoặc chuyển
khoản. Để thực hiện việc rút tiền, chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi hoặc được
ngân hàng cấp hạn mức thấu chi. Mức hạn mức thấu chi hay tiền ký quỹ

phải lớn hơn số tiền khách hàng cần rút. Thẻ ATM được chia làm hai loại:
loại thẻ chỉ sử dụng tại các máy của ngân hàng phát hành và loại thẻ sử
dụng tại các máy của các ngân hàng thuộc tổ chức thanh toán liên ngân
hàng.
 Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ mà theo đó chủ thẻ sử dung
để thanh toán hàng hóa dịch vụ. giá trị tài khoản được khấu trừ ngay vào
tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Thẻ ghi nợ còn dung để truy vấn số dư tài
khoản, hoặc chuyển khoản. Điều kiện giao dịch là số tiền còn lại trong tài
khoản tiền gửi phải lớn hơn số tiền khách hàng thanh toán. Thẻ ghi nợ
đươc chia làm hai loại: thẻ online khấu trừ trực tiếp ngay khi giao dịch và
thẻ offline được khấu trừ vài ngày sau đó.
 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ chủ thẻ được ngân hàng
cấp cho một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa,
dịch vụ. Đây là điểm khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là chủ thẻ
không nhất thiết phải có sẵn tiền trên tài khoản tại ngân hàng. Vào cuối kỳ
ngân hàng sẽ gửi chủ thẻ bảng kê và hóa đơn thanh toán, nếu như chủ thẻ
không trả hết, số tiền còn lại phải thanh toán sẽ được tính lãi ấn định của
ngân hàng. Thẻ tín dụng thường được không tính lãi trong vòng 45 ngày
tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phải chứng minh thu nhập và số tiền chi
tiêu có hạn mức, đồng thời lãi suất đối với việc thanh toán quá hạn thường
rất cao (từ 18% - 24%/năm).
6. Ưu, nhược điểm của thẻ thanh toán:
a.Ưu điểm
 Đối với chủ thẻ
 Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng sử dụng.
 Phương tiện thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
 Tiết kiệm thời gian chi phí. Không cần mang theo quá nhiều tiền
mặt để thanh toán.
 Phương tiện thanh toán an toàn.
 Là công cụ vay tiền Ngân hàng:Giúp chủ động trong việc chi tiêu

khi mà chưa nhận được tiền lương.
 Quản lý và kiểm soát chi tiêu: Thông qua kiểm tra tài khoản để
giám sát chi tiêu.
 Đối với ngân hàng
 Ngân hàng phát hành: đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thu hút nhiều
khách hàng, gia tăng thu nhập từ phí của chủ thẻ. Huy động lượng tiền gửi
lãi suất thấp, gia tăng cho vay, qua đó làm tăng doanh thu ngân hàng.
 Ngân hàng thanh toán: Hưởng hoa hồng dịch vụ. Giữ khách hàng là
các cơ sở chấp nhận thẻ
 Đối với cơ sở chấp nhận
 Tăng uy tín, sang trọng, đa dạng hình thức thanh toán.
 Giảm tính chậm trả của khách hàng, giảm chi phí liên quan tiền mặt
như kiểm điếm, bảo quản.
 Hưởng ưu đãi tín dụng, dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.
 Đối với xã hội:
 Giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội qua đó giảm chi phí lưu
thông tiền mặt.
 Rút ngắn thời gian thanh toán dẫn đến tăng khối lượng chu chuyển
vốn.
 Kiểm soát và tăng nguồn thu cho nhà nước.
 Góp phần thực hiện văn minh tiền tệ, giữ vệ sinh công cộng.

b.Nhược điểm
 Phân bố các máy rút tiền không đều:
Các máy rút tiền phân bố chưa đồng đều, khách hàng nhiều khi phải đến
địa điểm rất xa để thực hiện giao dịch. Do vậy, mặc dù có nhu cầu sử dụng
thẻ ATM để thanh toán nhưng gặp trở ngại là khu khách hàng sống, làm
việc không có máy rút tiền ATM nên không thể sử dụng dịch vụ này của
ngân hàng.
Trong thực tế, người tiêu dùng có thể bắt gặp tại quầy thu ngân của một

siêu thị cùng một lúc bày biện sáu POS, và trong một trung tâm thương
mại lại có đến năm ATM của năm ngân hàng khác nhau.
Cần có một hệ thống máy ATM rộng khắp mới tạo ra sự tín nhiệm và sử
dung rộng rãi thanh toán thẻ ATM.
 An toàn khi thực hiện rút tiền kém ( đối với máy ATM):
Hiện nay các điểm giao dịch ATM thường không có mức an toàn cần thiết.
Không có bảo vệ, vậy nên có trường hợp khách hàng rút tiền ra thì xe của
mình bay hơi mất, hoặc tiền trên tay vừa cầm ra chưa kịp bỏ túi thì gặp
phải cướp, giật. Điều này tạo ra tâm lý lo ngại, né tránh sử dụng dịch vụ
của một bộ phận khách hàng. Chỉ có giải quyết triệt để vấn đề an toàn thì
sẽ có thêm nhiều khách hàng tin tưởng, và sử dụng thẻ thanh toán.
 Hệ thống thanh toán hiện nay chưa có mối liên kết chặt chẽ:
Hoạt động thanh toán trực tuyến ở Việt Nam được thúc đẩy phát triển với
sự xuất hiện của 53.952 điểm thanh toán chấp nhận thẻ (POS – Point of
Sale), 11.696 ATM .Tuy nhiên, các ngân hàng, doanh nghiệp vẫn chưa
thực hiện tốt sự liên kết, hợp tác, liên thông và đồng bộ hóa.
mối liên kết giữa Nhà nước, các ngân hàng và tổ chức cung cấp giải pháp,
dịch vụ thanh toán điện tử vẫn còn lỏng lẻo, từ đó dẫn đến việc nhà cung
cấp dịch vụ chưa tạo được sự tin cậy nơi người tiêu dùng.
Các ngân hàng và các cơ sở chấp nhận thẻ chưa có sự liên kết đúng mức.
Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ của các cửa hàng, siêu thị, khu vui chơi
giải trí,… là một mảng tiềm năng lớn cho dịch vụ thanh toán thẻ nhưng
vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức.
Có thể thấy rõ điều này khi bạn tới các siêu thị, cửa hàng,… Việc sử dụng
thẻ để thanh toán dịch vụ đối với người dân vẫn còn rất lạ lẫm.
 Các khoản phí chi trả cho việc sử dụng thẻ thanh toán cao: Ví dụ:
Phí chuyển đổi ngoại tệ: Khi dùng thẻ thanh toán hàng hóa/dịch vụ bằng
ngoại tệ, ngân hàng thu phí chuyển đổi từ VND sang ngoại tệ. Hiện nay,
việc thu phí chuyển đổi ngoại tệ của các ngân hàng khá cao. Gần như tất cả
các ngân hàng đều thu phí chuyển đổi ngoại tệ. Mức phí dao động từ 2% -

4,5%/tổng số tiền thanh toán và tùy thuộc vào loại thẻ (Visa hay Master
card…).
Phí sử dụng thẻ thanh toán: Khách hàng phải trả phí thường niên quản lý
thẻ. Ví dụ ở HSBC là 300.000 đồng/năm, ở VCB đối với thẻ Visa hạng
Vàng là 200.000 đồng/thẻ/năm, hạng chuẩn là 100.000 đồng/năm, tại ACB
Maser card/Visa phí thường niên đối với thẻ chuẩn là 300.000 đồng/năm,
thẻ vàng là 400.000 đồng/năm…mức phí này được đánh giá là rất cao.
Mức phí thẻ thanh toán cao là do số người sử dụng quá ít. Nếu số lượng
người sử dụng tăng lên thì mức phí sẽ giảm xuống tương ứng.
 Có nguy cơ bị tin tặc tấn công khi thực hiện giao dịch: Việc đảm
bảo an toàn về thông tin, nhất là đối với các khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng. Việc sử dụng thẻ để thanh toán trên Internet cũng dễ bị hacker lấy
cắp mã PIN và tài khoản nếu người dùng bất cẩn sử dụng tại các máy tính
công cộng hoặc bị gài phần mềm gián điệp tại máy tính mình mà không
biết. Mỗi năm thế giới mất hàng tỷ đô la từ các thẻ tín dụng bị tin tặc đánh
cắp thông tin.
 Thủ tục chứng minh tài sản để cấp tín dụng rườm rà: Việc chứng
minh thu nhập để mở thẻ tín dụng (có sao kê bảng lương, chứng minh thu
nhập khác, hóa đơn điện nước, hộ khẩu v v) là một phiền phức giấy tờ thủ
tục với nhiều người . Thông thường, hạn mức đối với thẻ tín dụng gấp đôi
thu nhập hàng tháng của khách hàng (đối với khách hàng không có thế
chấp). Nhưng việc chứng minh tài sản, điều kiện khắc khe khiến nhiều
người không được cung cấp dịch vụ, giảm lòng tin của khách hàng vào
dịch vụ của ngân hàng.
7. Đánh giá tình hình sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam
Theo bản báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối
năm 2010, tổng số lượng thẻ phát hành trên toàn thị trường đạt hơn 31,7
triệu thẻ các loại. Tuy nhiên, phần lớn người ta sử dụng thẻ chỉ để giao
dịch rút tiền mặt, với doanh số chiếm hơn 80%.
Hiện nay tại Việt Nam, có 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ

mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank,
Sacombank… Các ngân hàng trong nước còn phát hành riêng thẻ ghi nợ
nội địa, người Việt Nam quen gọi là thẻ ATM, thẻ này có phạm vi hoạt
động trong quốc gia. Năm ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là
Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank, Vietinbank và BIDV với tổng thị
phần chiếm hơn 90%. Hầu hết các loại thẻ mới phát hành đều có sẵn chức
năng thanh toán trên ATM, POS… (Nguồn Eac, OnePAY)
Những số liệu thông kê như trên cho thấy tình hình thưc tế sau hơn
mười năm thẻ thanh toán xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường thẻ
thanh toán ở Việt Nam vẫn còn rất rộng lớn và chưa được khai thác hết
tiềm năng sử dụng thẻ thanh toán. Theo một số ý kiến đánh giá của các
chuyên gia nước ngoài, cùng với sự cạnh tranh từ các ngân hàng trong
nước và nước ngoài. Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam sẽ tiếp tục
được mở rộng hơn nữa trong tương lai, khẳng định vai trò không thể thiếu
trong nền kinh tế. Trong tương lai, các ngân hàng, doanh nghiệp cần đồng
bộ hóa hệ thống thanh toán, mở đường cho thẻ thanh toán phát triển ngày
sâu rộng.
Cũng cần phải nói, xét về tổng thể, thẻ thanh toán chưa là công cụ
hỗ trợ mạnh mẽ cho người tiêu dùng, hiện nay thẻ thanh toán vẫn chưa
được sử dụng phổ biến. Người dân còn có những hiểu biết hạn chế về thẻ
thanh toán, dẫn đến không mấy ai mặn mà với việc sử dụng thẻ. Điều kiện
kinh tế Việt Nam còn hạn chế, việc sử dụng thẻ thanh toán chỉ áp dụng
được ở những khu đô thị. Việc sử dụng thẻ vẫn chưa phổ biến trong tầng
lớp bình dân, thẻ thanh toán chủ yếu được biết đến trong tầng lớp thượng
lưu, học sinh-sinh viên, trí thức.
Người dân chỉ biết đến thẻ thanh toán dưới hình thức thẻ ATM. Tuy
nhiên, hầu hết số người sử dụng thẻ ATM vẫn chưa hiểu đúng về thẻ ATM
cũng như các dịch vụ thanh toán của thẻ. Khách hàng sử dụng thẻ ATM,
thường sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt để chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ,
vì vậy làm giảm đi tác dụng hạn chế tiền mặt trong lưu thông. Chính điều

này đã làm hạn chế việc phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam, cũng như
phần nào mất đi ý nghĩa tín dụng của nó
Thói quen tiêu tiền mặt của người Việt Nam là một rào cản không
nhỏ trong việc thúc đẩy thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực
tuyến nói riêng. Việc áp dụng thẻ thanh toán chỉ thực sự hiệu quả khi
người dân nhận thấy vai trò quan trọng và sự tiện lợi trong việc sử dụng
thẻ thanh toán, và từ bỏ thói quen sử dung tiền mặt của họ. Tuy nhiên sẽ là
rất khó khăn khi thuyết phục người dân từ bỏ thói quen tiêu tiền mặt, trong
tương lai gần ảnh hưởng của nó là rất đáng kể tới tình hình sử dụng thẻ
thanh toán ở Việt Nam.
Tuy có rất nhiều điểm chưa đạt được nhưng trong tương lai thẻ
thanh toán sẽ trở thanh công cụ thanh toán sử dụng hàng ngày của người
dân. Việc thẻ thanh toán phát triển lớn manh là điều tất yếu.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thanh toán quốc tế (2008) PGS.TS Trần Hoàng Ngân- TS Nguyễn
Minh Kiều.
2. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
3. Nghị định 30-CP 1996 quy chế phát hành và sử dụng séc.
4. Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN QUy chế cung ứng và sử dụng séc
5. Pháp lệnh về thương phiếu 1999
6. Bài viết “ tương lai thanh toán điển tử còn mù mịt” của Kiên Đức
7. />chinh/noi-them-ve-thuong-phieu-va-ich-loi-cua-thuong-phieu-doi-voi-
doi-song-kinh-te-o-vie.html
8.
9.
10.
11.


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
Chương I: LỆNH PHIẾU Error! Bookmark not defined.
8. Khái niệm Error! Bookmark not defined.
Nội dung Error! Bookmark not defined.
Ưu, nhược điểm của lệnh phiếu Error! Bookmark not defined.
Chương II: SÉC Error! Bookmark not defined.
1. Khái niệm Error! Bookmark not defined.
2. Nội dung của séc Error! Bookmark not defined.
3. Điều kiện và hiệu lực của séc Error! Bookmark not defined.
4. Phân loại Error! Bookmark not defined.
5. Ưu, nhược điểm của Séc Error! Bookmark not defined.
Chương III: THẺ THANH TOÁN (payment card) Error! Bookmark not defined.
1.Thẻ thanh toán là gì? Error! Bookmark not defined.
2.Lịch sử phát triển thẻ thanh toán Error! Bookmark not defined.
3. Mô tả kỹ thuật thẻ thanh toán. Error! Bookmark not defined.
4. Quy trình lưu thông và các thành viên tham gia. Error! Bookmark not defined.
5. Phân loại thẻ Error! Bookmark not defined.
6. Ư u điểm của thẻ thanh toán: Error! Bookmark not defined.
7. Nhược điểm của thẻ thanh toán Error! Bookmark not defined.
8. Đánh giá tình hình sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
Mục lục 22



×