Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đáp án Đề 1 Thi vào 10 Trường THCS Nga Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.05 KB, 3 trang )

Trường THCS Nga Thành
Đề khảo sát số I môn ngữ văn thi vào lớp 10 Năm học 2010 – 2011
(Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề)
A/ Đề bài
Câu I: (3.0điểm)
1. Xác định khởi ngữ trong các câu sau đây:
a. Về vấn đề tế nhị này, bạn phải trao đổi thật khéo léo.
b. Sách truyện, Hoa có hàng trăm quyển, thơ bạn có 10 tập.
c. Đối với Lan, bạn rất yêu môn ngữ văn.
2. “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”
Xác định hàm ý trong câu ca dao trên?
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 dòng) diễn đạt rõ hàm ý trên?
Câu II: ( 2.0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (không quá 30 dòng) nêu lên ý kiến của em về hiện tượng bạo lực
học đường đang diễn ra hiện nay?
Câu III: (5.0 điểm)
1. Bức tranh tả cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích
Truyện Kiều – Nguyễn Du)
2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) làm nổi bật ý nghĩa hình ảnh con đường
trong truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn?
Đáp án – Hướng dẫn chấm :
Câu I( 3 điểm )
* Câu 1 ( 0,75 điểm ): mỗi câu xác định đúng khởi ngữ được 0,25 điểm.
a. Về vấn đề tế nhị này
b. Sách truyện, thơ
c. Đối với Lan
*Câu 2. - Câu ca dao dùng cách nói quá, đưa ra những hiện tượng không bao giờ có làm
điều kiện cho cuộc hôn nhân. Chạch không bao giờ đẻ ngọn đa và sáo không bao giờ đẻ
ngọn đa
Hàm ý: câu ca dao như một lời thề, không bao giờ lấy người ấy.(0,75 điểm)


- HS viết đoạn văn diễn đạt rõ hàm ý câu ca dao, bảo đảm đúng hình thức của đoạn văn
thì được 1,5 điểm.
Câu II( 2 điểm ) :
* Nguyên nhân – Thực trạng :
- Mối quan hệ trò - trò : chỉ cần tranh cãi nhau một chút cũng đánh nhau, chỉ cần mâu
thuẫn về hình ảnh cũng có thể đánh nhau, chỉ cần tranh luận về thần tượng cũng đánh
nhau, chỉ cần hai nhóm chơi đối lập cũng đánh nhau.
Không chỉ học sinh nam mà học sinh nữ cũng bạo lực - bạo hành
- Mối quan hệ thầy - trò :Thầy cô bạo lực với học sinh bằng những lời nói rất nặng nề,
học sinh vô lễ và bạo hành thầy cô bằng nhiều kiểu khác nhau. Chính các em nhận ra
mình đang bị dồn nén, có nhiều điều muốn nói nhưng cũng không biết phải giải tỏa như
1
thế nào. Điều đó đã thôi thúc các em phản ứng bằng những hành vi xa lạ. Đánh nhau để
khẳng định mình, đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫn không
được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gây scandal… Không ít
trẻ em thực sự chẳng hiểu thế nào là việc giải quyết xung đột, theo hành vi bản năng, theo
thói quen và theo những phản xạ tích lũy được bằng con đường “di truyền xã hội”, bạo
lực như một biện pháp hay cách thức giải quyết vấn đề là thế.
- Môi trường học đường : việc dạy làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập
vẫn được đặt để như một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong
cách thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục Không ít thầy
cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để
tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức còn bị xem nhẹ thì thử hỏi
bạo lực - một hành vi bột phát sao không có cơ hội nảy sinh?
- Gia đình : Nếu cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên thì bao
nhiêu bậc phụ huynh quan tâm đến con cái mình một cách đúng nghĩa? Thời gian dành
cho việc trò chuyện với con thì không có, điều kiện để uốn nắn cũng không. Nhiều bậc
phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền thế là cứ làm - cứ ăn, cứ ra - cứ vào và
cũng bạo lực như ai thì thử hỏi sao mọi chuyện có thể được giải quyết.
- Cũng không thể không đề cập đến những tác động khác xoay quanh xu hướng hành vi

nhân cách của đứa trẻ. Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hóa
một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến…
* Giải pháp
- Nhà trường cũng như phương tiện truyền thông, báo chí phản ánh về một số hành vi tiêu
cực trong học đường: BLHĐ, thiếu thái độ tôn sư trọng đạo, gian lận trong học tập,
chuyện yêu đương và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng,
tiếp cận với chất kích thích và văn hóa phẩm không lành mạnh… nhưng liệu rằng chúng
ta đã chú ý thực sự đến căn nguyên của vấn đề hay chưa? Vấn đề quan trọng có thể nhận
thấy là chúng ta chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường, chưa định dạng nó
để mọi thứ trong mối quan hệ ứng xử đều được “ép chuẩn” một cách tự nhiên dựa trên sự
ám thị nhóm hoặc ám thị xã hội.
- Bộ GD-ĐT phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân thiện .Thế
nhưng, thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần
đảm bảo? Vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục những hành vi trong nếp sống - trong quan
hệ đối xử trở thành vấn đề trọng tâm trong văn hóa học đường. Thiết nghĩ đây chính là
một trong những vấn đề cần đáng được quan tâm trong việc phòng chống BLHĐ hiện
nay.
- Thực chất của việc giáo dục đạo đức phải bắt nguồn từ việc tác động về mặt nhận thức,
xây dựng những rung cảm đạo đức hình thành nhu cầu và niềm tin hướng đến các chuẩn
mực đạo đức cũng như các yêu cầu có liên quan mới có thể hình thành một hành vi đạo
đức mang tính chất tâm lý chứ không phải kỹ thuật. Thực chất của việc định hướng ứng
xử trong những mối quan hệ khác nhau phải dựa trên nền tảng của việc thiết lập những
nguyên tắc ứng xử dựa trên thang giá trị chuẩn mực của văn hóa ứng xử - giao tiếp trong
học đường. Mặt khác, đó còn là việc huấn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng ứng xử -
giao tiếp cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh một số kỹ năng giao tiếp - ứng xử
chuẩn mực hướng đến việc xây dựng văn hóa học đường theo hướng tích cực.
- Xây dựng ý thức và thói quen của giáo viên trong việc ứng xử giao tiếp một cách có văn
hóa, xem đó là một nhiệm vụ của người giáo viên nơi trường học. Tác động về mặt nhận
2
thức của học sinh để có sự ứng xử chuẩn mực, định hướng những giá trị của con người

một cách đích thực. Đó là những nhiệm vụ thực sự cấp bách.
Câu III
Câu1:(3,5điểm)
Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình xúc
động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
*. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của nó trong văn bản và
tác phẩm.
*. Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ :
- Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác
dụng nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng.
- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi
man mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của
Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương
nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được
nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh
đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu đến kinh sợ. Ngọn giáo cuốn mặt duềnh và tiếng
sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ
nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
c. Khẳng định nỗi buồn thương của nàng Kiều cũng chính là nỗi buồn thân phận của bao
người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ mà nhà thơ cảm thương đau xót.
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đọan tả cảnh ngụ tình hay nhất trong
Truyện Kiều.
Câu 2 ( 1,5 điểm )
HS viết đoạn văn theo đúng yêu cầu và xoay quanh ý nghĩa của Hình ảnh con đường
trong “ Cố hương’’.
* Hình ảnh con đường là biểu hiện một niềm tin vào sự thay đổi xã hội, tìm một đường đi
mới cho người dân Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX .
=> Tình yêu quê hương sâu đậm của "tôi" : tuy buồn đau vì sự sa sút, nghèo nàn của làng
quê nhưng vẫn ước mơ, hy vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay
cho quê hương, sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc trên quê hương .

3

×