Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguồn gốc tên và kí hiệu Hóa học của các nguyên tố pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.65 KB, 9 trang )


Nguồn gốc tên và kí hiệu Hóa học của các
nguyên tố
Hỏi/Đáp, Thế giới Hóa học | Võ Ngọc Bình | Tháng Mười Hai 7, 2010 at 11:23

(D&3H) Khi 1 đứa trẻ sinh ra, điều đầu tiên mà
người ta làm cho nó là đặt tên. Mỗi một nguyên tố Hóa học được phát hiện cũng cần
được đặt tên cho nó. Bạn có biết nguồn gốc tên gọi của các nguyên tố và kí hiệu của
chúng không?
Tên của các nguyên tố Hóa học có nhiều nguồn gốc khác nhau. Đôi khi những cái tên đến
từ sự mô tả tính chất của nguyên tố, đôi khi những cái tên là nơi các nguyên tố được phát
hiện, và đôi khi là tên của các nhà khoa học nổi tiếng…

Nguồn gốc tên gọi của các nguyên tố
Ti
ếng Latinh, Hy lạp,
tiếng Đức mô tả tính
chất nguyên tố
Latin
Gold Lead
Aurum Plumbum
(chiếu sáng) (nặng)
Hy lạp
Chlorine (xanh lá cây sáng)
Iodine (Tím)
Bromine (Mùi hôi thối)
Nơi tìm ra các
nguyên tố
Americium → America (Am) Germanium →
Germany (Ge)
Californium → California (Cf) Polonium →


Poland (Po)
Francium → France (Fr)

Các nhà khoa h
ọc nổi
tiếng


Albert Einstein
Einsteinium (Es)
Alfred Nobel
Nobelium (No)
Marie Curie
Curium (Cm)

Theo màu sắc của
quang phổ
Xesi (Cs) – tiếng La Mã cổ “xezium”: màu đỏ thẫm
Rubidi (Rb) – tiếng La Tinh “Rubidus”: màu đỏ thẫm
Indi (Indium) – có màu thuốc nhuộm Indigô (chàm)
Xuất xứ từ các
khoáng
Zirconi (Zr) – gọi tên theo khoáng Zircon, Zirconi Octo silicat
ZrSiO
4

Berili (Be) – khoáng berin có thành phần Be
3
Al
3

(Si
6
O
8
)- một
dạng thù hình quý của Berin (Ngọc bích).
Theo tên gọi các vì
sao
Selen (Selenium) – mặt trăng (Selene)
Heli (Helium) – mặt trời (helios)
Neptuni (Neptunium) – sao Hải Dương (Neptune)
Theo thần thoại Hy
Lạp
Prometi (Promethium) – lấy tên từ vị thần Promethé đã vì loài
người mà lấy trộm lửa trong thần thoại Hy Lạp.
Vanadi (Vanadium) các muối vanadi có màu sắc diễm lệ lấy tên
của nữ thần sắc đẹp
Dưới đây là nguồn gốc và kí hiệu hóa học của 98 nguyên tố
1. Actini (Ac) 89, 1899, từ tiếng Hy Lạp “aktis” nghĩa là “tia” do nguyên tố này phát ra
tia phóng xạ.
2. Argon (Ar) 18, 1894, khí, từ tiếng Hy Lạp “argon” nghĩa là “lười biếng” hoặc “không
hoạt động”.
3. Americi (Am) 95,1944, tên gọi để kỷ niệm America(Mỹ) là nơi đã khám phá ra (bằng
con đường nhân tạo) lần đầu tiên.
4. Antimon (Sb) 51, thời trung cổ, ký hiệu bắt nguồn từ tiếng La tinh cổ “Stibium” tức
chất rắn.
5. Asen (As) 33, thời trung cổ, từ tiếng Hy Lạp “asesenikon” nghĩa là “màu sáng“. Người
Hy Lạp thời xưa đã dùng các hợp chất của asen làm chất màu (asentrisunfua).
6. Astat (At) 85, 1940, từ tiếng Hy Lạp “astatos” nghĩa là không bền vững.
7. Azot (N) 7, 1772,khí, từ tiếng Pháp “Nitrogene” nghĩa là chất sinh ra nitrat,chẳng hạn

như natri nitrat hoặc kali nitrat.
8. Bạc (Ag) 47, thời tiền sử, ký hiệu bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa của bạc là “argentium”.
9. Bari (Ba) 56, 1808, từ tên gọi của quặng barit, hoặc là xỉ quặng có chứa Bari, theo
tiếng Hy Lạp, ”barys” nghĩa là “nặng”.
10. Beckoli (Bk) 97, 1949, tên gọi thành phố Beckoli bang California ở Mỹ, kỷ niệm nơi
đã tổng hợp ra nó lần đầu tiên.
11. Berili (Be) 4, 1797, lần đầu tiên được khám phá ra từ khoáng vật Berili.
12. Bo (B) 5, 1808, từ tên gọi một hợp chất của nó là Boras.
13. Brom (Br) 35, 1825, lỏng, từ tiếng Hy Lạp “Bromos” nghĩa là “mùi hôi”.
14. Cacbon (C) 6, thời tiền sử, ký hiệu bắt đầu từ tiếng La tinh “carbo” nghĩa là than.
15. Cadimi (Cd) 48, 1817,tên gọi của một loại quặng bằng tiếng La tinh cổ, nó được
khám phá ra lần đầu tiên từ quặng này .
16. Califoni (Cf) 98, 1950,tên gọi của bang California (Mỹ) là nơi có trường đại học tổng
hợp đã chế tạo ra nguyên tố này lần đầu tiên.
17 .Canxi (Ca) 20, 1808, từ tiếng La tinh “Calcis” nghĩa là vôi hoặc canxi oxit.
18. Chì (Pb) 82, thời tiền sử, ký hiệu bắt nguồn từ tên gọi bằng tiếng La tinh của chì là
“plumbum”.
19. Clo (Cl) 17, 1774, từ tiếng Hy Lạp “chloros” nghĩa là xanh lá cây sáng. Clo ở thể khí
có màu vàng lục.
20. Coban (Co) 27, 1737, từ tiếng Đức “kobold” tên gọi một vị thần cản trở việc luyện
sắt.
21. Crom (Cr) 24, 1797,từ tiếng Hy Lạp “chroma” nghĩa là hoa .Nó được dùng làm chất
màu .
22. Curium (Cm) 96, 1944,đặt tên để kỷ niệm hai vợ chồng nhà bác học Mari và Pie Curi.
23. Dypoxi (Dy) 66, 1886,từ tiếng Hy Lạp “dysprositos” nghĩa là “ít ỏi,thiếu”.
24. Đồng (Cu) 29, thời tiền sử,từ tiếng La tinh “Cuprum” hoặc “Cuprus” – tên gọi của
đảo Síp, nơi cung cấp đồng cho nhân dân cổ xưa.
25. Esteni (Es) 99, 1952, tên gọi để kỷ niệm Anbec Anhstanh, nhà vật lý học vĩ đại.
26. Eribi (Er) 69, 1843, tên gọi để kỷ niệm một nơi thuộc vùng Ytecbi ở Thụy Điển, nơi
đã phát hiện ra nhiều quặng đất hiếm .

27. Europi (Eu) 63, 1901, xuất xứ từ Châu Âu(Eurpie).
28.Fecmi (Fm) 100, 1953,tên gọi để kỷ niệm Enriko Fecmi,nhà vật lý học vĩ đại.
29. Flo (F) 9, 1886,khí,từ tiếng La tinh “fluo” nghĩa là “chảy” xỉ lò quặng(một hợp chất
phức tạp của Flo thường được dùng làm chất trợ dung).
30. Franxi (Fr) 87, 1939,tên gọi để kỷ niệm nước Pháp.
31. Gadolini (Gd) 64, 1986,tên gọi của nhà hóa học người Phần Lan là Iogana Gagolina
đã nghiên cứu các đất hiếm.
32. Gali (Ga) 31, 1875,tên gọi để kỷ niệm nước Pháp, do chữ “Gallia”,tên gọi cổ xưa của
nước Pháp .
33. Gecmani (Ge) 32, 1886,tên gọi để kỷ niệm nước Đức (Germanie).
34. Hafini (Hf) 72, 1923,từ chữ “Hafnia” – tên gọi của thủ đô Đan Mạch (Cô-Pen-Ha-
Gen) theo tiếng La tinh.
35. Heli (He) 2, 1868,khí,từ tiếng Hy Lạp “helios” nghĩa là Mặt trời bởi vì nó được phát
hiện lần đầu tiên trong quang phổ Mặt trời.
36. Hydro (H) 1, 1766,từ tiếng Pháp “hydrogene” nghĩa là sinh ra nước .Nước được tạo
ra khi hydro bị đốt cháy.
37. Honmi (Ho) 67, 1897,từ chữ “Holmia” tên gọi La tinh của thủ đô Thụy Điển là
Stockhom.
38. Indi (In) 49, 1863,từ tiếng La tinh “Indicum” vì nó được phát hiện bằng quang phổ
.Quang phổ của nó có màu chàm (indi).
39. Iot (I) 53, 1811,từ tiếng La tinh “Iodes” nghĩa là tím.
40. Iridi (Ir) 77, 1804,từ tiếng Hy Lạp “iridis” nghĩa là cầu vồng bởi vì một số dung dịch
của nó có sắc cầu vồng.
41. Kali (K) 19, 1807,từ tiếng Ả Rập “alcali” nghĩa là tro của cây cỏ.
42. Kẽm (Zn) 30, thế kỷ XVII, tên goị từ tiếng Đức “Zink”.
43. Kripton (Kr) 36, 1898,khí, từ tiếng Hy Lạp “krystos” nghĩa là “ẩn náu”.
44. Lantan (La) 57, 1839,từ tiếng Hy Lạp “lanthanein” nghĩa là nằm ẩn náu.
45. Liti (Li) 3, 1817,từ tiếng Hy Lạp “lithos” nghĩa là đá .
46. Lutexi (Lu) 71, 1907,từ chữ “Luteria”, tên gọi cổ xưa của Pari.
47. Lưu huỳnh (S) 15, thời tiền sử,ký hiệu xuất xứ từ tiếng La tinh “sulfur”.

48. Magiê (Mg) 12, 1808, từ tên “Magnesia lithos” nghĩa là đá manhe. Đó là một khoáng
vật màu trắng, lần đầu tiên tìm thấy ở vùng Macnhedia thời cổ Hy Lạp.
49. Mangan (Mn) 25, 1774, từ tiếng Italia “Manganese”, một biến dạng của tiếng La tinh
“Magnesius” tức là Magiê.
50. Mendelevi(Md), 101, 1955, tên gọi để kỉ niệm Đimitri Ivanovitch Mendeleev – Nhà
hoá học vĩ đại người Nga
51. Molipden(Mo) 42, 1781, từ tiếng Hy Lạp “molybdos” nghĩa là “chì”, molipden được
phát hiện lần đầu tiên từ quặng chì, trước kia người ta cho đó là quặng chì.
52. Natri(Na), 11, 1807, theo tiếng Ả Rập, “Natrum” nghĩa là muối tự nhiên.
53. Neodim (Nd), 60, 1885, từ tiếng Hy Lạp “neos” nghĩa là “mới” và “didymos” nghĩa
là “sinh đôi”, neodim và prazeodim đã phân lập được từ một chất có tên gọi là “diodim”
và được xem là một nguyên tố giống như Lantan.
54. Neon(Ne), 10, 1898, từ tiếng Hy Lạp “neos” nghĩa là “mới”.
55. Neptuni(Np), 93, 1940, tên gọi để kỉ niệm sao Hải Vương (Neptum).
56. Nhôm(Al), 13, 1825, từ tiếng la tinh “alumen” , “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn.
57. Niken(Ni), 28, 1751, từ tiếng Đức “Kupfernicket” nghĩa là loại “đồng ma quái”.
58. Niobi(Nb), 41, 1801, tên gọi để kỉ niệm Niobi, con gái của Tantan (trong truyện thần
thoại Hy Lạp )
59. Ossimi(Os), 76, 1804, từ tiếng Hy Lạp “osme” nghĩa là “có mùi”.
60. Oxy(O), 8, 1771 từ tiếng Pháp “oxygéné” nghĩa là “sinh ra axit”. Oxy là một hợp
phần của axit.
61. Paladi(Pd), 46, 1803, tên gọi để kỉ niệm hành tinh nhỏ Pallas phát hiện năm 1801.
62. Phốt Pho(P), 15, 1669, từ tiếng Hy Lạp “phosphoros” nghĩa là “chất mang ánh sáng”.
63. Platin(Pt), 78, thế kỉ XVI, từ tiếng Tây Ban Nha, “platina” nghĩa là “bạc”.
64. Pluton(Pu), 94, 1940, từ tên gọi của sao Diêm Vương là Pluton.
65. Poloni(Po), 84, 1898, do vợ chồng Curie phát minh ra và lấy tên của quê hương bà
Marie Curie ở Ba Lan (Polone) làm kỉ niệm.
66. Prazeodim(Pr), 59, 1885, từ tiếng Hy Lạp “prasios” nghĩa là “xanh lá cây” và
“didymos” nghĩa là “sinh đôi”. Những muối của nó có màu xanh lá cây và dễ bị nhầm lẫn
với các muối của Neodim.

67. Prometi(Pm), 61, 1945, tên gọi để kỉ niệm thần Prometi, vị thần Hy Lạp đã đánh cắp
lửa của trời để tặng loài người.
68. Protactini(Pa), 91, 1917, tiếp đầu ngữ “proto” nghĩa là “thứ nhất”, tức là “Actini thứ
nhất”.Khi bị phân rã, Protactini chuyển thành Actini.
69. Radi(Ra), 88, 1898, từ tiếng La tinh “radius” nghĩa là “tia”. Radi phát ra các tia phóng
xạ.
70. Reni(Re), 75, 1925, tên gọi để kỉ niệm sông Ranh ở châu Âu, theo tiếng La tinh là
Rhenus.
71. Radon(Rn), 86, 1900, tên gọi được xuất xứ từ nguyên tố Radi, thêm vĩ ngữ “-on” để
chỉ tất cả các khí trơ (trừ Heli). Radon là sản phẩm phân rã của Radi và bản thân Radon
cũng là chất phóng xạ.
72. Rodi(Rh),45,1803,từ tiếng Hy Lạp “Rhodon” nghĩa là “hồng”. Một số muối của nó có
màu hồng.
73. Rubidi(Rb), 37, 1861, theo tiếng La tinh “Rubidus” nghĩa là “đỏ”. Nguyên tố này
được phát minh bởi kính quang phổ và trong quang phổ của nó có những vạch màu đỏ.
74. Ruteni(Ru), 44, 1844, tên gọi để kỉ niệm nước Nga, theo tiếng La tinh “Ruthenia”
nghĩa là nước Nga.
75. Samari(Sm), 62, 1879, phát hiện lần đầu tiên từ quặng Samackit. Tên gọi của quặng
này lấy từ tên của một kĩ sư mỏ người Nga là Samacxoki.
76. Sắt(Fe), 26, thời tiền sử, từ tên gọi cổ xưa của sắt là “Ferrum”.
77. Scandi(Sc), 21, 1879, tên gọi để kỉ niệm bán đảo Scanđina thuộc Bắc Âu.
78. Selen(Se), 34, 1818, “Selene” theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “mặt trăng”, vì nó giống
Telu, còn Telu là tên gọi để kỉ niệm Trái đất.
79. Silic(Si), 14, 1824, từ tiếng La tinh “Silics” nghĩa là “cát”.
80. Stronti(Sr), 38, 1808, từ tên gọi của khoáng vật Strontianit(Strontian là tên một địa
phương ở Scot).
81. Tali(Tl), 81, 1861, tiếng Hy Lạp “Thallos” nghĩa là “chơi trội”, có tên gọi này là do
trong phổ của nó có một vạch xanh lá cây rõ.
82. Tantan(Ta), 73, 1802, tên gọi từ thần thoại Hy Lạp, Tantan là con trai của Giepxa,
cha của Niobay, bị hành hình bằng cách phải quì dưới nước.Khi Tantan khát, muốn uống

nước không được vì mức nước lại bị giảm đi.
83. Tecnecxi(Tc), 43, 1937, từ tiếng Hy Lạp “technetos” có nghĩa là “nhân tạo”. Nó là
nguyên tố đầu tiên thu được bằng con đường nhân tạo.
84. Tecbi(Tb), 65, 1843, đặt tên để kỷ niệm vùng Ytecbi, Thụy Điển.
85. Telu(Te), 52, 1783, từ tiếng La tinh “telluris” nghĩa là Quả Đất.
86. Thiếc(Sn), 50, thời tiền sử, không rõ nguồn gốc.
87. Thori(Th), 90, 1828, lần đầu tiên phát hiện từ quặng Toris.
88. Thủy ngân(Hg), 80, thời tiền sử, tên gọi “hydrargyrum” nghĩa là “nước bạc” xuất xứ
từ tiếng Hy Lạp, “Hydos” nghĩa là “nước” và “arguros” nghĩa là “bạc”.
89. Titan(Ti), 22, 1791, để kỉ niệm các vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp.
90. Tuli(Tu), 69, 1879, từ chữ “thule” tên gọi cổ xưa của miền Bắc bán đảo Scanđinavi.
91. Urani(U), 92, 1789, theo tiếng Hy Lạp “uranos” nghĩa là “trời”, đặt tên để kỉ niệm sao
Thiên Vương “Uran” phát hiện năm 1782.
92. Vanađi(V), 23, 1801, để ngưỡng mộ tình yêu và sắc đẹp của một vị thần ở Scanđinavi
cổ xưa tên là Vanadis.
93.Vàng(Au), 79, thời tiền sử, ký hiệu lấy từ tên gọi cổ xưa của vàng là “Autrum”.
94. Xenon(Xe), 54, 1895, từ tiếng Hy Lạp “xenos” nghía là “lạ”,”không quen biết”.
95. Xesi(Cs), 55, 1860, từ tiếng La tinh “Caesies” nghía là “xanh da trời”. Xesi và Rubidi
là những nguyên tố đầu tiên được Rôbớc Bunzen và Cruttap Kiếcxốp phát minh bằng các
vạch quang phổ của chúng. Xesi được nhận biết bằng các vạch màu xanh da trời trong
phổ của nó.
96. Xeri(Ce), 58, 1803, tên gọi để kỉ niệm hành tinh nhỏ là “Ceres” được khám phá năm
1801.
97. Ytecbi(Yb), 70, 1878, để kỉ niệm vùng Ytecbi, tên một địa phương của Thụy Điển, là
nơi đã phát hiện ra nhiều quặng Đất hiếm.
98. Ziriconi(Zr), 40, 1789, tên gọi từ khoáng vật Zieckon từ đó lần đầu tiên phát hiện ra
nó.
* Kí hiệu nguyên tố hóa học
Chúng ta thường sử dụng chữ viết tắt để đơn giản hóa chữ viết. Ví dụ: chúng ta viết tắt
chữ ptpư thay cho “phương trình phản ứng” hoặc chúng ta thường viết tắt USA thay cho

United State of America. Tương tự như vậy các nhà hóa học đã phát minh ra một tập hợp
các chữ viết tắt hoặc kí hiệu hóa học cho các nguyên tố hóa học những kí hiệu này bao
gồm chữ cái đầu tiên hay 2 chữ đầu tiên của tên nguyên tố, chữ cái đầu tiên luôn viết hoa
còn chữ thứ 2 thì không.
Ví dụ:
Fluorine F Neon Ne Carbon C
Oxygen O Silicon Si
Tuy nhiên, một vài trường hợp chữ cái thứ 2 trong kí hiệu không phải là chữ cái thứ 2 của
tên nguyên tố.
Ví dụ: Zinc Zn Cadimium Cd
Chlorine Cl Platinum Pt
Kí hiệu của những nguyên tố khác dựa trên cơ sở tiếng la tinh hoặc Hy Lạp
Tên hiện tại Tên gốc Kí hiệu
Gold Aurum Au
Lead Plumbum Pb
Sodium Natrium Na
Iron Ferrum Fe
Bạn cũng có thể xem cách biểu diễn kí hiệu hóa học ở bảng dưới đây
Nguyên tố Kí hiệu

Nguyên tố Kí hiệu
Alumium Al Lithium Li
Arsenic As Mercury (Hydrargyum) Hg
Barium Ba Neon Ne
Boron B Nitrogen N
Bromine Br Oxygen O
Calcium Ca Platinum Pt
Carbon C Potassium (Kalium) K
Chromium Cr Silicon Si
Cobalt Co Silver (Argentium) Ag

Gold (Aurum) Au Sodium (Natrium) Na
Lead (Plumbum) Pb Sulfur S

×